Gợi ý trả lời đề thi viết môn Kiến thức chung năm 2012
Bạn đang xem tài liệu "Gợi ý trả lời đề thi viết môn Kiến thức chung năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- goi_y_tra_loi_de_thi_viet_mon_kien_thuc_chung_nam_2012.doc
Nội dung text: Gợi ý trả lời đề thi viết môn Kiến thức chung năm 2012
- GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ THI VIẾT MÔN KIẾN THỨC CHUNG 2012 Câu 1: Lĩnh vực kinh tế thường chứa đựng nhiều mâu thuẫn và chỉ có Nhà nước mới có đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết được những mâu thuẫn đó là vì: Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước sẽ giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Mọi thứ mà con người phấn đấu đền liên quan đến lợi ích của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình. Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn và không thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự tranh giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường có những loại mâu thuẫn cơ bản sau đây: Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường; Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp; Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường, không tính đến lợi ích chung trong việc họ cung ứng những hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trong việc xâm hại trật tự, an toàn xã hội, đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cá nhân; công dân với Nhà nước, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp với nhau trong quá trình hoạt động kinh tế của đất nước. Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liên quan đến quyền lợi “về sống-chết của con người” đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Chỉ có nhà nước mới có thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích của các bên. Câu 2: Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội: NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng XH và giải quyết các vấn đề XH: • Được thể hiện thông qua các khoản thu chi của NSNN nhằm điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng và góp phần giải quyết các vấn đề XH. - Trong việc thực hiện công bằng, NN cố gắng tác động theo hai hướng: ❖ Giảm bớt thu nhập cao của một số đtượng ❖ Nâng đỡ các đối tượng có thu nhập thấp + Giảm bớt thu nhập cao: đánh thuế (luỹ tiến) vào các đối tượng có thu nhập cao, đánh thuế TTĐB với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người có thu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn. + Nâng đỡ các đối tượng có thu nhập thấp: giảm thuế cho những hàng hóa thiết yếu, thực hiện trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước và trợ cấp XH cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. - Trong việc giải quyết các vấn đề XH: thông qua NSNN, tài trợ cho các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, tài trợ cho các chương trình việc làm, chính sách dân số, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội Câu 3: 1. Nội dung văn hoá giao tiếp của các bộ, công chức với nhân dân tại Luật cán bộ công chức: “Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân 1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.” 2. Nếu trở thành công chức thuế, anh/chị thực hiện nội dung này thế nào trong một vị trí công việc cụ thể:
- + Văn minh lịch sự khi giao tiếp với đối tượng nộp thuế. Các đối tượng nộp thuế là người đem lợi ích về cho nhà nước; cơ quan thuế phải lấy tinh thần vì đất nước lên trên hết để đối xử, kiềm chế, giải thích, hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành luật thuế, đồng thời phải biết tôn vinh sự đóng góp của họ. + Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ, nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc. + Thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với đối tượng nộp thuế. Chuyển từ tư duy "nói cho doanh nghiệp nghe" sang tư duy "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" vì mục đích chung của nhà nước. + Cán bộ thuế sử dụng ngôn ngữ trong khi nói trực tiếp, nói qua điện thoại, ngôn ngữ trong thư, trong công văn phải thể hiện được thái độ tôn trọng, rõ ràng, đúng đắn, chính xác và sự cởi mở, thân thiện và lịch thiệp. Câu 4: Một trong những nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp là: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Với hiểu biết của mình, anh chị cho biết cơ quan thuế các cấp cần phải triển khai một số công việc gì để thực hiện nhiệm vụ này: - Tổ chức hệ thống tư vấn hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại, công văn từ cấp Tổng cục Thuế đến các Cục thuế, Chi cục Thuế để hướng dẫn những người nộp thuế mới về chính sách, thủ tục và các vướng mắc cho người nộp thuế. - Hàng năm, tổ chức hội nghị tôn vinh, khen thưởng người nộp thuế nhằm ghi nhận sự đóng góp của các doanh nhân vào sự phát triển của đất nước, khuyến khích việc thực hiện tốt pháp luật thuế. Bên cạnh đó, đã phê phán, lên án các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. - Phối hợp với Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ để tuyên truyền về chính sách thuế, về kế hoạch cải cách hệ thống - Duy trì thường xuyên việc tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức, cá nhân nộp thuế; Mở nhiều chuyên mục tuyên truyền về chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Lập các kênh thông tin hỗ trợ đối tượng nộp thuế như: Website; điện thoại; hộp tư điện tử; đường dây nóng; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế; In và phát miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về thuế; Tổ chức tập huấn về chính sách thuế mới; tôn vinh đều đặn hàng năm các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang Web ngành thuế danh sách doanh nghiệp bỏ trốn, dây dưa chây ỳ nợ thuế để lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. - Phát hành ấn phẩm, tài liệu miễn phí cho người nộp thuế - Thí điểm và mở rộng áp dụng kê khai thuế điện tử; - Hỗ trợ các tổ chức cá nhân phát triển các hình thức dịch vụ tư vấn, kế toán thuế, đại lý thuế kê khai thuế. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ người nộp thuế và tổ chức điều tra xã hội học để đánh giá chất lượng hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế các cấp Nhờ nỗ lực phấn đấu nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế và tạo được sự đồng thuận của cộng đồng xã hội đối với các chính sách thuế của Đảng và Nhà nước; Làm cho kiến thức về Pháp luật thuế và ý thức tự giác tuân thủ của người nộp thuế ngày càng được nâng cao, hạn chế các vi phạm do thiếu hiểu biết về Pháp luật thuế gây ra