Các ví dụ minh họa cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

doc 14 trang hongtran 04/01/2023 11502
Bạn đang xem tài liệu "Các ví dụ minh họa cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccac_vi_du_minh_hoa_cho_luat_thue_thu_nhap_doanh_nghiep.doc

Nội dung text: Các ví dụ minh họa cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Trang 1 CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CHO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ➢ BÙ TRỪ LÃI LỖ Ví dụ 1: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng. - Lãi từ hoạt động kinh doanh bất động sản là 3 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau: Cụ thể: - Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ) - Kê khai, tính và nộp thuế TNDN: + Hoạt động được ưu đãi thuế: 2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng + Hoạt động kinh doanh bất động sản: 3 tỷ đồng x 22% = 660 triệu đồng => Thuế TNDN phải nộp là: 860 triệu đồng (200 triệu+ 660 triệu) Ví dụ 2: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng. - Lãi từ hoạt động kinh doanh bất động sản là 3 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2013, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm). Cụ thể: - Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2014: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ - Kê khai, tính và nộp thuế TNDN: + Hoạt động kinh doanh máy tính: 1 tỷ đồng x 22% = 220 triệu đồng + Hoạt động kinh doanh bất động sản: 3 tỷ đồng x 22% = 660 triệu đồng => Thuế TNDN phải nộp là: 880 triệu đồng (220 triệu+ 660 triệu) Ví dụ 13: Trong kỳ tính thuế năm 2012, DN A có phát sinh: - Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng. - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng. - Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
  2. Trang 2 Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập. Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. => DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25% (2 tỷ đồng x 25%). Ví dụ 3: Trong kỳ tính thuế năm 2012, DN B có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng. - Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2011, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2012, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau: Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2012: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng. - Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2011 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2012: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ) - Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế: 2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng => Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng Ví dụ 4: Trong kỳ tính thuế năm 2012, DN C có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng. - Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2011, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm). Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2012: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng - Chuyển lỗ của năm 2011 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2012: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 25% = 250 triệu đồng. Ví dụ 5: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh: - Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
  3. Trang 3 - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng. - Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng. Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập. Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. => DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (2 tỷ đồng x 22%). Ví dụ 6: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng. - Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau: Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng. - Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ) - Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế: 2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng => Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng Ví dụ 7: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh: - Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ). - Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng. - Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng. Kỳ tính thuế năm 2013, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
  4. Trang 4 Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng - Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2014: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 22% = 220 triệu đồng. CHI PHÍ LÃI VAY Công ty TNHH A có các khoản vay để hoạt động SXKD như sau: + Vay của Ngân hàng thương mại X: 500 triệu, lãi suất 15%/ năm + Vay của Công ty CP A: 300 triệu, lãi suất 15%/ năm + Vay của CBCNV Công ty: 200 triệu, lãi suất 15%/ năm Biết lãi suất cơ bản do NHNN công bố là: 8%/năm Hãy xác định chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN - Chi phí lãi tiền vay Công ty phải trả hàng năm + NH thương mại X: 500 triệu x 15% = 75 triệu + Công ty CP A: 300 triệu x 15% = 45 triệu + CBCNV Công ty: 200 triệu x 15% = 30 triệu Tổng cộng: 75 + 45 + 30 = 150 triệu - Chi phí lãi tiền vay Công ty được tính vào chi phí được trừ + Ngân hàng thương mại X: 500 triệu x 15% = 75 triệu + Công ty CP A: 300 triệu x 15% = 45 triệu + CBCNV Công ty: 200 triệu x 8% x 150% = 24 triệu Tổng cộng: 75 + 45 + 24 = 144 triệu Khi lập TK quyết tóan thuế TNDN năm, Công ty không được trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế”: 150 – 144 = 6 triệu CHI PHÍ QUẢNG CÁO Ví dụ: Công ty trong năm 2014 lập báo cáo quyết toán thuế TNDN có số liệu về chi phí được ghi nhận như sau : - Tổng các khoản chi phí được trừ vào chi phí: 25.000 triệu đồng Trong đó: + Giá vốn hàng bán: 20.000 triệu đồng, chia ra: * Ngành sản xuất: 5.000 triệu đồng * Ngành kinh doanh thương mại: 15.000 triệu đồng + Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 2.000 triệu đồng Như vậy:
  5. Trang 5 - Tổng chi phí để tính mức khống chế chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh: 25.000 triệu – 15.000 triệu – 2.000 triệu = 8.000 triệu đồng - Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừ tính vào chi phí bị khống chế tối đa là : 8.000 triệu đồng x 15% = 1.200 triệu đồng - Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt mức khống chế bị lọai trừ khỏi chi phí là : 2.000 triệu đồng – 1.200 triệu đồng = 800 triệu đồng - Tổng chi phí được trừ tính vào chi phí trong năm 2014 là : 25.000 triệu - 800 triệu đồng = 24,200 triệu đồng CHUYỂN ĐỔI KỲ TÍNH THUẾ Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2012 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2012) được tính từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 31/03/2012 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN năm tiếp theo được tính từ ngày 01/04/2012 đến hết ngày 31/03/2013. Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo), năm 2009 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế năm 2009, 2010; giảm 50% thuế năm 2011, 2012, 2013). Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN năm chuyển đổi và năm tính thuế tiếp theo (năm tài chính 2012 từ 1/4/2012 đến 31/3/2013). Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2012 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN năm tài chính 2012 (từ 1/4/2012 đến 31/3/2013) và năm tài chính 2013 (từ 1/4/2013 đến 31/3/2014). CHUYỂN ĐỔI BẤT ĐỘNG SẢN Ví dụ: Tổng Công ty dệt may trong năm có tổng doanh thu là: 100 tỷ đồng, trong đó: + Doanh thu họat động dệt may là: 70 tỷ + Doanh thu chuyển nhượng bất động sản: 30 tỷ - Giá vốn và chi phí của đất chuyển nhượng là: 25 tỷ. - Chi phí quản lý chung của tòan Tổng công ty như: lương nhân viên, khấu hao TSCĐ, văn phòng phẩm, tiền điện, nước, điện thọai, dụng cụ quản lý là: 5 tỷ Hãy tính số thuế TNDN phải nộp từ họat động chuyển nhượng bất động sản? - Chi phí quản lý liên quan đến chuyển nhượng bất động sản: 30 tỷ 5 tỷ x = 1,5 tỷ 100 tỷ
  6. Trang 6 - Chi phí chuyển nhượng bất động sản: 25 tỷ + 1,5 tỷ = 26,5 tỷ - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: 30 tỷ - 26,5 tỷ = 3,5 tỷ - Thuế TNDN từ họat động chuyển nhượng bất động sản phải nộp: 3,5 tỷ x 22% = 770 triệu Ví dụ: Công ty Đầu tư và phát triển nhà A được Nhà nước giao 10.000 m2 đất để xây dựng nhà bán. - Tiền sử dụng đất, Công ty phải nộp NSNN là: 4 tỷ đồng - Tiền đền bù thiệt hại hoa màu: 3,2 tỷ đồng. - Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất là: 6 tỷ đồng Theo dự án đầu tư thì trong 10.000 m 2 đất, Công ty chỉ được xây dựng 6.000 m 2 đất để xây dựng nhà bán, 4.000 m2 để xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông Như vậy chi phí chuyển nhượng 1m2 đất là: [(4 tỷ + 3,2 tỷ + 6 tỷ)/ 6.000 m2 = 2, 2 triệu đồng/m2 CS THUONG TRỪ Ví dụ Trong năm 2014, chi phí quản lý được phân bổ của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài A là: • Chi phí phân bổ bởi trụ sở chính là 1 tỉ đồng (tổng chi phí quản lí kinh doanh của công ty ở nước ngoài là 100 tỷ đồng, tỷ lệ phân bổ cho Chi nhánh tại Việt Nam bằng 1% trên tổng chi phí) • Chi phí phân bổ bởi văn phòng khu vực là 0.6 tỉ đồng (tổng chi phí của văn phòng khu vực là 6 tỷ đồng, phân bổ cho Chi nhánh tại Việt Nam tương đương 10% tổng chi phí quản lý phát sinh bởi văn phòng khu vực). Tổng doanh thu của toàn ngân hàng là 400 triệu đô la Mỹ và doanh thu của chi nhánh Việt Nam là 5 triệu đô la Mỹ. Như vậy, mức khống chế đối với chi phí quản lý do Công ty ở nước ngoài phân bổ cho Ngân hàng A tại Việt Nam là: 5 triệu (USD) /400 triệu (USD) x 100.000 triệu (đồng) = 1.250 triệu (đồng) Chi phí quản lý kinh doanh do Công ty ở nước ngoài và văn phòng khu vực trong năm là: (100 tỷ đồng x 1% = 1 tỷ) + 600 triệu = 1.600 triệu đồng. Chi phí quản lý kinh doanh do Công ty ở nước ngòai phân bổ vượt mức khống chế là: 1.600 triệu – 1.250 triệu = 350 triệu (đồng) Các khoản chi cho các dịch vụ được cung cấp bởi trụ sở chính, văn phòng khu vực hay các công ty khác trong cùng tập đoàn như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh, quản lý rủi ro, phát triển phần mềm, đào tạo, mua sắm máy móc thiết bị không chịu sự khống chế này. Cơ sở thường trú được đưa vào chi phí theo số thực chi. KK CƠ SỞ SẢN XUẤT Ví dụ:
  7. Trang 7 Công ty CP X thành lập năm 2009 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010 có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chi phí tòan Công ty năm 2010 là 100.000.000.000 đồng, đồng thời có các CS sản xuất hạch tóan phụ thuộc ở các Tỉnh, TP khác và có chi phí như sau: - Văn phòng Công ty và Xí nghiệp A tại TP. Hồ Chí Minh: 20.000.000.000 đồng - Xí nghiệp B tại Đồng Nai: 10.000.000.000 đồng - Nhà máy C tại Long An: 30.000.000.000 đồng - Phân xưởng sản xuất D tại Cần Thơ: 40.000.000.000 đồng Như vậy, tỷ lệ chi phí được phân bổ làm căn cứ nộp thuế TNDN năm 2014 tại các Tỉnh, TP như sau: Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc xuất hạch toán phụ thuộc = Tổng chi phí của doanh nghiệp - Văn phòng và Xí nghiệp A tại : TP. Hồ Chí Minh: 20.000.000.000/100.000.000.000 x 100% = 20% - Xí nghiệp B tại Đồng Nai: 10.000.000.000/100.000.000.000 x 100% = 10% - Nhà máy C tại Long An: 30.000.000.000/100.000.000.000 x 100% = 30% - Phân xưởng D tại Cần Thơ: 40.000.000.000/100.000.000.000 x 100% = 40% Giả sử số thuế TNDN phải nộp quý 3/2014 của toàn Công ty là 2.000 triệu đồng. Công ty phân bổ số thuế TNDN tạm nộp quý 3/2014 như sau: - Tại TP. Hồ Chí Minh nộp: 2.000 triệu đồng x 20% = 400 triệu - Tại Đồng Nai nộp: 2.000 triệu đồng x 10% = 200 triệu - Tại Long An nộp: 2.000 triệu đồng x 30% = 600 triệu - Tại Cần Thơ nộp: 2.000 triệu đồng x 40% = 800 triệu MIỄN GIẢM THUẾ Ví dụ 1 Công ty TNHH A trong năm 2014: - Hoạt động được miễn thuế TNDN, có thu nhập chịu thuế là: 1.000 triệu đồng, thuế suất áp dụng 20%. - Hoạt động không được miễn giảm thuế, lỗ 300 triệu đồng, thuế suất áp dụng 22%. Công ty lựa chọn phương án tính thuế TNDN như sau: - Thu nhập chịu thuế TNDN: 1.000 triệu – 300 triệu = 700 triệu - Thuế TNDN được miễn: 700 triệu x 20% = 140 triệu Ví dụ 2 Công ty TNHH A trong năm 2014: - Hoạt động sản xuất được miễn thuế TNDN, bị lỗ: 200 triệu đồng, thuế suất áp dụng 20%. - Hoạt động kinh doanh thương mại không được miễn giảm thuế, có thu nhập chịu thuế: 700 triệu đồng, thuế suất áp dụng 22%. Công ty lựa chọn phương án tính thuế TNDN như sau: - Thu nhập chịu thuế TNDN: 700 triệu – 200 triệu = 500 triệu
  8. Trang 8 - Thuế TNDN phải nộp: 500 triệu x 22% = 110 triệu Ví dụ 3 Trong năm 2014 Công CP X đang trong thời gian giảm 50% thuế TNDN phải nộp, Công ty đã kê khai quyết toán thuế TNDN như sau: - Thu nhập chịu thuế: 2.000 triệu đồng, thuế suất áp dụng: 20% - Số thuế TNDN phải nộp: 2.000 triệu x 20% = 400 triệu đồng - Số thuế được giảm là: 400 triệu x 50% = 200 triệu Cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện Công ty có một số khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý: 500 triệu, cụ thể như sau: - Trích lập các khoản dự phòng không đúng quy định: 300 triệu - Một số khoản chi không có hóa đơn chứng từ: 200 triệu Như vậy thu nhập chịu thuế tăng thêm: 500 triệu, Công ty được giảm thuế đối với khoản tăng thêm này Thuế TNDN được giảm: 500 triệu x 20% x 50% = 50 triệu Công ty chỉ bị truy thu thuế TNDN là: 50 triệu Đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế Ví dụ 4: Trong năm 2014 Công CP X đang trong thời gian miễn thuế TNDN, Công ty đã kê khai quyết toán thuế TNDN như sau: - Thu nhập chịu thuế: 5.000 triệu đồng, thuế suất áp dụng: 20% - Số thuế TNDN được miễn: 5.000 triệu x 20% = 1.000 triệu đồng Cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện Công ty có treo một số khoản chi phí chờ phân bổ không đúng quy định: 800 triệu, Khoản chi phí này Công ty phải hạch toán vào chi phí được trừ năm 2014 Như vậy, Công ty chỉ được miễn thuế TNDN năm 2014: - Thu nhập chịu thuế là: 5.000 triệu – 800 triệu = 4.200 triệu - Số thuế TNDN được miễn: 4.200 triệu x 20% = 840 triệu đồng Đồng thời DN bị xử phạt vi phạm hành chính Ví dụ 5 : Công ty CP May được thành lập năm 2010 tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đang áp dụng thuế suất 20% từ năm 2011, được miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ năm 2012 và giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo Trong năm 2014 có sử dụng 500 lao động, trong đó lao động nữ là 200 người, Công ty thực tế chi lao động nữ là 200 triệu đồng. Thu nhập chịu thuế trong năm là: 1.000 triệu đồng, Năm 2014 Công ty áp dụng thuế suất 20% và đang được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp do Công ty mới thành lập từ dự án đầu tư. Hãy tính số thuế TNDN được miễn giảm? Như vậy, trong năm 2014, Công ty có 2 trường hợp miễn giảm thuế TNDN và Công ty chọn 1 trong 2 trường hợp miễn giảm có lợi nhất như sau: - Giảm 50% số thuế TNDN phải nộp do mới thành lập. - Giảm thuế TNDN do chi lao động nữ
  9. Trang 9 1/ Giảm 50% số thuế TNDN phải nộp do mới thành lập + Số thuế TNDN phải nộp: 1.000 triệu đồng x 20% = 200 triệu đồng. + Số thuế TNDN được giảm là: 200 triệu x 50% = 100 triệu đồng 2/ Giảm thuế TNDN do chi lao động nữ + Số thuế TNDN phải nộp: 1.000 triệu đồng x 20% = 200 triệu đồng. + Số thuế TNDN được giảm là: 200 triệu đồng Ví dụ 6: Công ty TNHH X được thành lập vào ngày 10/01/2009 tại Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất phần mềm và kinh doanh máy vi tính - Số lao động sử dụng trong năm: 50 người - Năm 2014, Công ty có số liệu sau: + Tổng Doanh thu trong năm: 10 tỷ đồng, trong đó; * Ngành sản xuất phần mềm: 6 tỷ. * Ngành kinh doanh thương mại: 4 tỷ + Thu nhập chịu thuế trong năm: 1 tỷ, Công ty không hạch toán riêng được TNCT của ngành sản xuất phần mềm (được miễn giảm thuế TNDN) và ngành kinh doanh thương mại (không được miễn giảm thuế TNDN) - Biết: + Năm 2009 bị lỗ: 500 triệu + Năm 2010 lãi: 600 triệu + Từ năm 2011 trở đi Công ty đều có lãi. Hãy xác định số thuế TNDN được miễn giảm năm 2014? Phân tích Theo quy định thì: + Ngành sản xuất phần mềm là ngành nghề được ưu đãi đầu tư + Ngành kinh doanh thương mại không được ưu đãi đầu tư + Địa bàn Quận 10 là địa bàn không được ưu đãi đầu tư Công ty được ưu đãi thuế TNDN như sau: - Đối với sản xuất phần mềm: + Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm kể từ năm 2009 + Được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ năm 2010 và giảm 50% số thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo, kể từ năm 2014. - Đối với ngành kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất 22% và không miễn giảm thuế - Do Công ty không hạch toán riêng được số thuế TNDN của ngành sản xuất phần mềm được miễn giảm thuế và TNCT của ngành kinh doanh thương mại không được miễn giảm thuế. Công ty thực hiện tính toán TNCT của từng ngành như sau: + Ngành sản xuất phần mềm: 6 tỷ / 10 tỷ x 1 tỷ = 600 triệu. + Ngành kinh doanh thương mại:
  10. Trang 10 1.000 – 600 = 400 triệu. - Thuế TNDN phải nộp như sau: + Ngành sản xuất: 600 triệu x 10% = 60 triệu + Ngành thương mại: 400 triệu x 22% = 88 triệu - Thuế TNDN được giảm: Ngành sản xuất: 60 triệu x 50% = 30 triệu - Thuế TNDN còn phải nộp: 30 triệu + 88 triệu = 118 triệu Ví dụ 7 Công ty TNHH X được thành lập vào ngày 10/03/2014 tại Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An. - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất nệm mouse cao su - Năm 2014 lãi: 200 triệu Hãy xác định năm miễn giảm thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN được áp dụng? Phân tích Theo quy định của Luật thuế TNDN thì: + Ngành sản xuất nệm mouse cao su là ngành nghề không được ưu đãi đầu tư + Địa bàn Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An là địa bàn được ưu đãi đầu tư (Phụ lục danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN) Do đó Công ty được ưu đãi thuế TNDN như sau: - Thuế suất thuế TNDN Công ty được áp dụng là: 20% - Thời gian miễn thuế TNDN là: 2 năm và giảm 50% số thuế TNDN là: 4 năm kể từ năm 2014 (năm có thu nhập chịu thuế). - Nhưng do Công ty mới thành lập trong tháng 03/2014 đến ngày 31/12/2014 Công ty họat động được 10 tháng. Công ty được lựa chọn năm bắt đầu miễn giảm thuế TNDN như sau: 1/ Miễn giảm thuế TNDN ngay năm 2014. + Thuế TNDN phải nộp: 200 triệu x 20% = 40 triệu. + Thuế TNDN miễn giảm 40 triệu x 100% = 40 triệu 2/ Đăng ký chuyển năm miễn giảm thuế bắt đầu từ năm 2015 với cơ quan thuế. Số thuế TNDN năm 2014 Công ty phải nộp NSNN là: 40 triệu. Ví dụ 8 Năm 2013, doanh nghiệp A thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm tại huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014, doanh nghiệp bắt đầu có doanh thu. Kết quả SXKD qua các năm như sau: + Năm 2014 lỗ: 1.500 triệu. + Năm 2015 lỗ: 800 triệu. + Năm 2016 lãi: 200 triệu. Hãy xác định năm miễn giảm thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN được áp dụng?
  11. Trang 11 Phân tích Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ thì: + Ngành sản xuất phần mềm là ngành nghề được ưu đãi đầu tư + Địa bàn Huyện Hóc Môn là địa bàn không được ưu đãi đầu tư Do đó Công ty được ưu đãi thuế TNDN như sau: + Thuế suất thuế TNDN Công ty được áp dụng là 10% trong 15 năm kể từ năm 2014 - 2028. + Thời gian miễn thuế TNDN là: 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN là: 9 năm kể từ năm 2016 (năm có thu nhập chịu thuế chưa trừ chuyển lỗ). Ví dụ 9 - Doanh nghiệp được thành lập năm 2014, Theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% và miễn thuế TNDN 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm. - Đến ngày 01/01/2015, doanh nghiệp bắt đầu đi vào họat động, giả sử thu nhập chịu thuế qua các năm như sau: + Năm 2015: lỗ 1 tỷ + Năm 2016: lỗ 2 tỷ + Năm 2017: lỗ: 500 triệu + Năm 2018: lổ: 200 triệu - Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế TNDN như sau: + Về thuế suất áp dụng 20% kể từ năm 2015 đến năm 2024 + Thời gian miễn giảm thuế TNDN được tính liên tục từ năm 2018 (năm thứ 4 có doanh thu) PP TRỰC TIẾP Ví dụ: Bệnh viện công lập A, trong tháng 05/2014 có các hoạt động kinh doanh như sau: - Cho thuê mặt bằng để bán căn tin và giữ xe: 100 triệu đồng. - Khám bệnh ngoài giờ: 500 triệu đồng. - Bán thuốc tây: 1.000 triệu đồng. Bệnh viện xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, Bệnh viện kê khai nộp thuế TNDN như sau: - Cho thuê mặt bằng để bán căn tin và giữ xe: 100 triệu đồng x 5% = 5 triệu - Khám bệnh ngoài giờ: 500 triệu đồng x 2% = 10 triệu - Bán thuốc tây: 1.000 triệu đồng x 1% = 10 triệu. Tổng số thuế TNDN Bệnh viện phải nộp: 5 + 10 + 10 = 25 triệu đồng, THU NHẬP CHỊU THUẾ Ví dụ 1: - Năm 2014, kết quả SXKD như sau: + Doanh thu: 10.000 triệu + Chi phí: 9.800 triệu + Thu nhập khác: 700 triệu (trong đó lãi nhận được từ cổ tức được chia sau thuế TNDN: 500 triệu) - Năm 2013 lỗ: 300 triệu, Hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014? - Thu nhập chịu thuế năm 2014 10.000 – 9.800 + 700 = 900 triệu
  12. Trang 12 - Thu nhập tính thuế năm 2014 900 - 500 – 300 = 100 triệu - Thuế TNDN phải nộp 100 triệu x 22% = 22 triệu Ví dụ 2 : - Năm 2014, kết quả SXKD như sau: + Doanh thu: 9.5.000 triệu + Chi phí: 9.800 triệu + Thu nhập khác: 700 triệu (trong đó lãi nhận được từ cổ tức được chia sau thuế TNDN: 500 triệu) - Năm 2013 lỗ: 300 triệu, Hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014? - Thu nhập chịu thuế năm 2014 9.500 – 9.800 + 700 = 400 triệu - Thu nhập tính thuế năm 2014 chưa trừ chuyển lỗ 400 - 500 = -100 triệu - Số lỗ 100 triệu CSKD được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của 5 năm tiếp theo TNNN Ví dụ 1: Doanh nghiệp Việt Nam A có khoản thu nhập 660 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập tại nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư là 340 triệu đồng. Phần thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau: [(660 triệu đồng + 340 triệu đồng) x 22%] = 220 triệu đồng Doanh nghiệp Việt Nam A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước doanh nghiệp đầu tư tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 220 triệu đồng. Số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư vượt quá số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 120 triệu đồng (340 - 220 = 120) không được trừ vào số thuế phải nộp khi kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ 2: Doanh nghiệp Việt Nam A có khoản thu nhập 800 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập tại nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư là 200 triệu đồng. Phần thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau: [(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 22%] = 220 triệu đồng Doanh nghiệp Việt Nam A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước doanh nghiệp đầu tư tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 200 triệu đồng. DN A phải nộp thêm thuế TNDN tại Việt Nam là 20 triệu đồng (220 - 200 = 20) Ví dụ 3: Doanh nghiệp Việt Nam A có một khoản thu nhập 800 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập
  13. Trang 13 phải nộp tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 200 triệu đồng. Số thuế TNDN sau khi được giảm 50% theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 100 triệu đồng. Phần thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài phải tính thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau: [(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 22%] = 220 triệu đồng Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp (sau khi đã trừ số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư) là: 220 triệu đồng - 200 triệu đồng = 20 triệu đồng Ví dụ 4: Doanh nghiệp Việt Nam A có thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2009. Doanh nghiệp Việt Nam A phải kê khai khoản thu nhập nói trên vào Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của năm tài chính 2010 theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ví dụ 1 Công ty D có một dây chuyền máy dệt với nguyên giá là 5 tỉ đồng và một nhà xưởng trị giá là 10 tỷ đồng. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng Theo qui định tại Thông tư số 45/201 3/TT- BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính như sau: - Thời gian sử dụng tối thiểu của dây chuyền này là 10 năm – hay mức trích khấu hao tối đa theo qui định là 10%/năm. Mức trích khấu hao bình quân theo quy định là 500 triệu đồng/năm - Thời gian sử dụng tối thiểu của nhà xưởng này là 6 năm – hay mức trích khấu hao tối đa theo quy định là 16,67%/năm. Mức trích khấu hao bình quân theo quy định là 1.667 triệu đồng/năm. Trong năm 2014, Công ty có lãi nhiều và thực hiện trích khấu hao nhanh để nhanh chóng đổi mới thiết bị, Công ty đã tính và trích khấu hao như sau: -Dây chuyền máy dệt là 1.100 triệu đồng. - Nhà xưởng là 2.000 triệu đồng. Như vậy Công ty đã trích khấu hao vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: - Dây chuyền máy dệt là: 1.100 triệu – (500 triệu x 2) = 100 triệu đồng. - Nhà xưởng là: 2.000 triệu – 1.667 triệu = 333 triệu đồng. Số khấu hao trích vượt là 433 triệu đồng này không được xác định là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó đem thanh lý. Số trích khấu hao theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao TSCĐ). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng.