Đề cương hướng dẫn soạn giáo án thi tuyển giáo viên mầm non (Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi)

pdf 11 trang myvan 24/10/2022 108291
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hướng dẫn soạn giáo án thi tuyển giáo viên mầm non (Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_huong_dan_soan_giao_an_thi_tuyen_giao_vien_mam_non.pdf

Nội dung text: Đề cương hướng dẫn soạn giáo án thi tuyển giáo viên mầm non (Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi)

  1. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN THI TUYỂN GIÁO VIÊN MẦM NON Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Tiết: THƠ I.Mục đích, yêu cầu *Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, hiểu nghĩa một số từ khó. - Trẻ cảm nhận âm điệu bài thơ và trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ. *Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. - Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. *Thái độ: - Giáo dục đạo đức thông qua bài thơ. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: Tranh ảnh, mô hình, rối Phù hợp với bài dạy. * Đồ dùng của trẻ: Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với bài dạy. - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú vào bài - Có thể sử dụng các hình thức khác nhau (trò chơi, câu đố, hát, đồng dao ) để nhằm thu hút trẻ vào bài; dẫn dắt giới thiệu bài ( tên bài thơ, tên tác giả). 2. Bài mới * Cô đọc mẫu - Lần 1: Thể hiện được âm điệu, ngữ điệu của bài thơ, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, các động tác minh hoạ. - Có thể dẫn dắt giới thiệu lại tác phẩm, tác giả. - Lần 2: Kết hợp đồ dùng trực quan ( tranh ảnh, mô hình .) * Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ: - Sử dụng câu hỏi ngắn ngọn để hỏi theo ý chính của bài thơ sau mỗi ý trích dẫn thơ minh hoạ giúp trẻ hiểu rõ về nội dung và cảm nhận được tính chất, ngữ điệu của bài thơ. - Kết hợp giảng giải từ khó.
  2. - Giáo dục đạo đức theo nội dung bài thơ. * Cô đọc lại bài thơ lần 3 cho trẻ nghe. * Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm - Dạy trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài + Đọc cả lớp: 2 -3 lần + Tổ đọc: 3 tổ + Nhóm: 2-3 nhóm + Cá nhân: 1-2 trẻ ( chọn cháu đọc tốt đọc cho cả lớp nghe) - Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm - Thay đổi tư thế đọc thơ ( ngồi, đứng), hình thức đọc (đọc nối tiếp, đọc to, đọc nhỏ ) cho phù hợp, thu hút tập trung chú ý của trẻ vào giờ học. 3. Kết thúc Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt (có thể sử dụng trò chơi, bài hát ) phù hợp để kết thúc tiết học. Tiết: TRUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: *Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết các nhân vật trong truyện. - Trẻ nắm được trình tự, diễn biến của câu truyện, trả lời được các câu hỏi theo nội dung truyện. *Kỹ năng - Thể hiện cảm xúc biết lắng nghe cô kể truyện. - Phát triển khả năng tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ. *Thái độ: - Giáo dục đạo đức thông qua câu truyện. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: tranh ảnh, mô hình, rối ( phù hợp bài dạy). * Đồ dùng của trẻ: - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động: 1. Gây hứng thú - Bằng các hình thức khác nhau (có thể dùng trò chơi, câu đố, hát, đồng dao ) nhằm thu hút và dẫn dắt vào bài dạy ( giới thiệu bài dạy) 2. Bài mới * Cô kể truyện diễn cảm:
  3. - Lần 1: Thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật trong truyện - Lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan * Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung: - Sử dụng câu hỏi để trò chuyện giúp trẻ hiểu các ý chính của truyện và giáo viên trích dẫn mình họa các ý chính giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện. - Trích dẫn: Ngắn gọn, làm rõ ý trong đoạn cần trích dẫn (Khuyến khích trẻ mô phỏng hàng động và tính cách của nhân vật0. - Giảng giải từ khó (gần gũi, dễ hiểu) - Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ. * Cô kể lại truyện lần 3: Có thể kết hợp dạy trẻ kể lại truyện cùng cô (Cho trẻ đồng thanh bắt chước cô và cho từng cháu nhắc lại giống cô một vài đoạn điệp khúc hoặc đoạn đối thoại). 3. Kết thúc Có thể kết thúc bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt ( trò chơi, bài hát ) phù hợp với nội dung câu truyện. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Tiết: ÂM NHẠC Nội dung trọng tâm: Dạy hát Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc I.Mục đích yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát. * Kỹ năng - Trẻ biết hát rõ lời, đúng nhạc.Trẻ cảm nhận âm điệu bài hát, thể hiện được tính chất của bài hát. - Trẻ nghe hát và hưởng ứng cùng cô (nhún nhảy, làm động tác ) Trẻ biết cách chơi trò chơi. * Thái độ - Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua dung bài hát. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video ( phù hợp với nội dung bài). * Đồ dùng của trẻ: - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú
  4. - Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, hát, đồng dao ) để thu hút đẫn dắt trẻ vào bài ( giới thiệu bài hát, tác giả). 2. Dạy trẻ hát * Cô hát mẫu: - Hát mẫu lần 1: Không dùng đàn, hát đúng nhạc, rõ lời kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Có thể giới thiệu lại tên tác phẩm, tác giả. - Hát mẫu lần 2: Cô hát có kết hợp đàn * Giảng nội dung bài hát: Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể nói thêm về tính chất, âm điệu bài hát .) * Dạy trẻ hát Tuỳ thuộc bài trẻ thuộc hay chưa thuộc để dạy. ( Nếu bài đã thuộc cô cho trẻ hát theo Cô cả bài; nếu bài hát chưa thuộc, cô dạy trẻ từng câu). - Tập thể: Lần1: Không đàn Lần 2-3: Hát có đàn( cô chú ý lắng nghe, sửa sai cho trẻ) - Tổ (2-3 lần) - Nhóm (2-3 nhóm) - Cá nhân ( 1-2 trẻ) Cô chú ý thay đổi hình thức, tư thế (ngồi, đứng), hát đối đáp, hát to, hát nhỏ Nếu trẻ hát sai lời, cô đọc lại lời câu hát cho trẻ nghe rõ để hát đúng hơn - Giáo dục đạo đức phù hợp nội dung bài hát. - Cả lớp hát một lần. 3. Nghe hát (Nội dung kết hợp) - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ - Giảng nội dung bài hát tóm tắt nội dung ngắn gọn, dễ hiểu ( với bài khó giảng nội dung cô có thể nói về tính chất làn điệu dân ca ). - Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn - Hát lần 3: Kết hợp múa (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà hát mấy lần cho phù hợp) khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô 4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp) - Cô giới thiệu tên trò chơi - Nói rõ luật chơi, cách chơi ( nói ngắn ngọn, dễ hiểu) - Chơi mẫu 1-2 lần - Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia ( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống) 5. Kết thúc Hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.
  5. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Tiết: ÂM NHẠC Nội dung trọng tâm : Nghe hát Nội dung kết hợp: Dạy hát hoặc vận động theo nhạc,Trò chơi I.Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung, âm điệu, tính chất bài nghe hát. * Kỹ năng - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát, biết hưởng ứng cùng cô ( nhún nhảy, lắc lư, vỗ tay theo nhịp điệu bài hát .) - Trẻ hát đúng nhạc ( hoặc ) vận động theo nhạc hồn nhiên vui vẻ.Trẻ biết cách chơi trò chơi. * Thái độ: - Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video ( phù hợp với nội dung bài). * Đồ dùng của trẻ: - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú vào bài - Bằng các hình thức khác nhau như: trò chơi, câu đố, hát, đồng dao để dẫn dắt trẻ vào bài (Giới thiệu tên bài hát hoặc làn điệu dân ca) 2. Nghe hát: ( nên dành thời gian thích đáng cho phần trọng tâm). - Cô hát lần 1: Kết hợp động tác, cử chỉ, điệu bộ (không dùng đàn) - Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể nói tính chất, giai điệu của bài hát). Kết hợp giáo dục đạo đức. - Hát lần 2: Cô hát có kết hợp đàn - Hát lần 3: Kết hợp múa - Lần 4- 5: Có thể cho trẻ nghe băng, hoặc nhạc không lời (khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô) 3. Dạy trẻ hát (hoặc vận động theo nhạc) - Giới thiệu lại bài hát (hoặc vận động) - Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 1
  6. - Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 2 - Tổ chức các hình hát ( hoặc vận động) bằng các hình thức khác nhau (Tập thể, tổ, nhóm, cá nhân) thu hút sự tham gia hứng thú của trẻ. 4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp) - Cô giới thiệu tên trò chơi - Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu) - Chơi thử 1-2 lần - Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia ( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống) 5. Kết thúc Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Tiết: ÂM NHẠC Nội dung trọng tâm : Vận động theo nhạc Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết vận động các động tác hoặc múa minh hoạ theo nội dung bài hát - Biết nghe và cảm nhận nội dung bài nghe hát. - Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc * Kỹ năng: - Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát ,vận động minh hoạ theo lời bài hát một cách hồn nhiên, vui tươi phù hợp. Biết hưởng ứng cùng cô khi nghe hát. - Chơi đúng luật của trò chơi. * Thái độ: - Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: + Đồ dùng: đàn, đạo cụ, băng hình, video + Chuẩn bị động tác minh hoạ * Đồ dùng của trẻ: - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động: 1. Gây hứng thú - Bằng các hình thức khác nhau nhằm thu hút trẻ ( trò chơi, câu đố, đồng dao ) để dẫn dắt trẻ vào bài.
  7. 2. Vận động theo nhạc (Nội dung trọng tâm) - Cô cho trẻ nghe đàn ( hoặc sướng âm la) trẻ nhận ra bài hát đã học. - Cô và trẻ cùng hát lại bài hát 1 lần *Cô làm mẫu: - Cô làm mẫu lần 1: Cô hát vận động theo nhạc. - Cô làm mẫu lần 2: Cô phân tích động tác (câu hát ứng với động tác minh hoạ) - Cô vận động theo nhạc lần 3 *Trẻ vận động theo nhạc: - Tập thể: Lần 1: Không đàn Lần 2-3: Vận động theo nhạc có đàn (cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. Nếu trẻ sai động tác, cô có thể hướng dẫn lại từng động tác cho trẻ) - Tổ (2-3 lần) - Nhóm (2-3 nhóm) - Cá nhân ( 1-2 trẻ) - Cả lớp vận động một lần 3. Nghe hát (Nội dung kết hợp) - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ - Giới thiệu nội dung bài hát (tính chất làn điệu dân ca, với bài khó cô giảng nội dung bài hát cho trẻ hiểu. Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp với bài hát). - Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn - Lần 3: (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà hát mấy lần cho phù hợp) khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô 4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp) - Cô giới thiệu tên trò chơi - Nói rõ luật chơi, cách chơi - Chơi mẫu 1-2 lần - Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia ( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống) 5. Kết thúc Bằng ình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.
  8. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (LÀM QUEN VỚI TOÁN) Phần: Cho trẻ làm quen với số lượng (Tiết lập số). I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức : - Trẻ biết đếm, nhận biết nhóm số lượng, nhận biết chữ số tương ứng. * Kỹ năng: - Trẻ biết tạo nhóm, xếp các đối tượng từ trái sang phải. Xếp tương ứng 1-1. - Biết so sánh số lượng 2 nhóm, biết đếm đúng số lượng và sử dụng chữ số tương ứng. - Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển các giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Thái độ: Giáo dục phù hợp thông qua bài học. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: * Đồ dùng của trẻ: (Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số lượng, kích thước, màu sắc , đồ dùng của cô to hơn của trẻ) - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú - Sử dụng các hình thức nhẹ nhàng ( trò chơi, câu đố, tham quam mô hình ) thu hút trẻ vào bài. 2. Ôn luyện và đếm các nhóm số lượng đã học - Tìm và đếm các nhóm đối tượng có số lượng đã học. Chọn thẻ số tương ứng với số lượng đó và đọc số. - Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, vỗ tay, nhún nhảy Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói rõ luật chơi, cách chơi) đảm bảo cả lớp chơi tham gia tích cực, chủ động. 3. Dạy trẻ tạo nhóm, hình thành số mới. - Đưa 2 nhóm đối tượng ( nhóm số lượng đã biết và nhóm số lượng sắp học) cho trẻ quan sát so sánh. Cụ thể:
  9. - Chọn tất cả các đối tượng nhóm 1( biểu thị nhóm mới) xếp thành hàng ngang từ trái qua phải (không đếm). - Chọn các đối tượng nhóm 2 (biểu thị số cũ) ghép tương ứng 1:1với các đối tượng nhóm 1 - Đếm nhóm 2 để kiểm tra kết quả ( Số cũ đã học) - So sánh số lượng nhóm 1 và nhóm 2 xem nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn và hơn kém bao nhiêu? - Để nhóm 2 bằng nhóm 1 phải làm thế nào (Có 2 cách: Thêm vào nhóm 2 một đối tượng, hoặc bớt đi nhóm 1 một đối tượng) - Muốn nhóm 2 nhiều bằng nhóm 1 ta phải làm thế nào? (Thêm 1 đối tượng vào nhóm 2) - Tạo số mới bằng cách thêm một đối tượng vào nhóm 2 - Cho trẻ đếm số lượng nhóm 2 ( 1-2 lần) để gọi tên số mới, sau đó cho trẻ nhận xét kết quả. - Giáo viên chính xác hoá lại kết quả Ví dụ: 4 con thỏ thêm 1 con thỏ là 5 con thỏ Giáo viên kết luận: 4 thêm 1 là 5 - Cho trẻ đếm số lượng nhóm 1, so sánh số lượng nhóm 1 với nhóm 2 bằng kết quả đếm, sau đó nhận xét kết quả để thấy: 2 nhóm có số lượng bằng nhau và cùng bằng số mới. - Giới thiệu số mới - Cho trẻ đọc số bằng các hình thức khác nhau (cả lớp đọc, tổ, cá nhân ) - Cho trẻ đếm củng cố số lượng mới (cất đồ dùng từ phải qua trái). 4. Trò chơi luyện tập (2-3 trò chơi) - Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố kỹ năng đếm với số mới ( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ đề, sen kẽ các trò chơi động và tĩnh). - Cô giới thiệu tên trò chơi - Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu) - Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia ( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống) 5. Kết thúc Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy. Phần: Hình dạng I.Mục đích yêu cầu: * Kiến thức :
  10. - Trẻ biết tên và đặc điểm các hình. Nhận biết, phân biệt các hình theo đặc điểm (tên gọi, đường bao hình, cạnh, góc ) * Kỹ năng: - Trẻ phân biệt được các hình dựa vào đặc điểm các hình. - Kỹ năng so sánh phân biệt được sự giống và khác nhau của các hình. * Thái độ: - Giáo dục phù hợp thông qua bài học. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: * Đồ dùng của trẻ: (Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số lượng, kích thước, màu sắc , đồ dùng của cô to hơn của trẻ) - Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp. - Nội dung tích hợp phù hợp. III.Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú - Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, bài hát ) dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Ôn nhận biết, gọi tên các hình bằng trực quan. - Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, tranh được ghép bằng các hình, câu đố Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói rõ luật chơi, cách chơi) đảm bảo cả lớp chơi tham gia tích cực, chủ động. 3. Phân biệt các hình theo đặc điểm - Giáo viên cho biết tên goi, đặc điểm, màu sắc, số cạnh của hình (thông qua việc đặt câu hỏi, trải nghiệm ) - Cô giơ hình và đặt các câu hỏi để khuyến khích trẻ gọi tên, đặc điểm của hình đó (cho trẻ đếm số cạnh, góc ) - Trẻ khám phá các hình qua những dấu hiệu bề ngoài rõ nét thông qua các giác quan: Sờ đường bao và lăn hình. - Trẻ nhận xét kết quả sau khi hoạt động xong, nêu đặc điểm của từng hình, tên gọi các hình. - Cô chính xác lại kiến thức cho trẻ - Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của 2 hình. + Khác nhau: + Giống nhau: - Cô củng cố lại kiến thức
  11. - Cho trẻ nhận dạng các hình đó ở các đồ dùng xung quanh ( đồ vật trong thực tế có hình dạng giống các hình) - Cho trẻ dùng các hình đã học để xếp các đồ vật trẻ thích. 4. Trò chơi luyện tập củng cố (2-3 trò chơi) - Nhận biết, phân biệt các hình theo dấu hiệu riêng của từng hình bằng cả thị giác và xúc giác. - Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố các hình ( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ đề, sen kẽ các trò chơi động và tĩnh). - Cô giới thiệu tên trò chơi - Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu) - Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia ( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống) 5. Kết thúc Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy. THÀNH VIÊN TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Thanh Hoa Vũ Thị Ngọc THÀNH VIÊN Bùi Thị Thu Hằng