Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Tiêm chủng mở rộng

doc 2 trang myvan 12160
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Tiêm chủng mở rộng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_du_p.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Tiêm chủng mở rộng

  1. TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG 1. Lịch tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng 1 Sơ sinh - Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh - BCG: Phòng bệnh lao 2 02 tháng - Bạch hầu (BH)- ho gà (HG) - uốn ván (UV) - Viêm gan B – các bệnh do vi khuẩn Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1 mũi 1) - Uống vắc xin bại liệt lần 1 (Sabin 1) 3 03 tháng - BH - HG - UV - VG B – các bệnh do Hib mũi 2 (vắc xin 5 trong 1 mũi 2) - Uống vắc xin bại liệt lần 2 (Sabin 2) 4 04 tháng - BH - HG - UV - VG B – các bệnh do Hib mũi 3 (vắc xin 5 trong 1 mũi 3) - Uống vắc xin bại liệt lần 3 (Sabin 3) 5 05 tháng IPV = Vắc xin bại liệt đường tiêm 6 09 tháng - Vắc xin sởi mũi 1 7 12 tháng - Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1 (lúc 12 tháng) - Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 ( từ 1 - 2 tuần sau mũi 1) - Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 ( 01 năm sau mũi 2) 8 18 tháng - Tiêm vắc xin BH - HG - UV (DPT) mũi 4 - Tiêm nhắc vắc xin Sởi mũi 2 ( Sởi- Rubella) Lưu ý: Tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nhằm mục đích phòng chống lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia trong phòng chống bệnh viêm gan B. Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
  2. 3. Chống chỉ định Các trường hợp sau sẽ không có chỉ định tiêm vắc xin: - Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm vắc xin lần trước như: sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở. - Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, ). - Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống. - Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. Các trường hợp phải hoãn tiêm chủng (lui lại thời gian tiêm) gồm: - Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. - Trẻ sốt ≥ 37,5OC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5OC (đo nhiệt độ tại nách). - Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. - Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. - Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g. - Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.