Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue

doc 4 trang myvan 24/10/2022 6400
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_du_p.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ dự phòng - Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue

  1. PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE I. Những đặc điểm chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết Dengue - Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. -Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: ủ bệnh từ 3 - 14 ngày (trung bình 5 - 7 ngày). Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt ( 5 ngày đầu là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút). Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời. -Véc tơ truyền bệnh: Bệnh do muỗi (Aedes aegypti) đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Phòng chống bệnh SXHD: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD. II. Khái niệm ổ dịch sốt xuất huyết dengue Ổ dịch SXHD: Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân cư hoặc tương đương) được xác định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD được chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có lăng quăng/bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh trong phạm vi bán kính 200 mét. Khi có ổ dịch đều phải xử lý theo quy định. Ổ dịch SXHD được xác định chấm dứt khi không có ca bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng. III. Phòng chống dịch A. Định nghĩa ca bệnh a) Ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng): Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: + Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. + Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn. + Da xung huyết, phát ban. + Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. + Vật vã, li bì. + Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. b) Ca bệnh xác định:
  2. Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (phát hiện IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR. B. Phòng chống dịch 1. Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy Lăng quăng/bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả trong phòng chống véc tơ. a) Xử lý dụng cụ chứa nước - Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh ): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá ). - Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm. b) Loại trừ ổ bọ gậy - Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus. - Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa ) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt. - Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa ): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi. - Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa 2. Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng .3. Huy động cộng đồng Những hoạt động cụ thể như sau: a) Đối với cá nhân: - Vận động từng thành viên gia đình thực hiện các biện pháp thông thường phòng chống SXHD bao gồm loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi, bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt. - Phòng muỗi đốt: làm lưới chắn muỗi vào nhà. Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. - Xua, diệt muỗi: sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện
  3. b) Đối với cộng đồng: hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy cần sự tham gia tích cực của mỗi hộ gia đình, trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở của chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ứng của tất cả các tổ chức chính trị - chính trị xã hội. - Tổ chức hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có ổ dịch đang hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi công cộng và tư nhân. Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y tế, hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả tham gia của cộng đồng. - Truyền thông đến các hộ gia đình và học sinh trong trường học về các biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp thiết thực. - Khuyến khích các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài trợ tham gia vào việc nâng cao cảnh quan và cải thiện môi sinh trong cộng đồng, làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ truyền bệnh. Cần cho họ biết rằng kết quả phòng chống SXHD sẽ có tác động tốt đến kinh doanh và lợi nhuận của công ty. - Kết hợp các hoạt động phòng chống SXHD với các lĩnh vực phát triển dịch vụ cộng đồng khác như: dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước sinh hoạt nhằm làm giảm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. 2. Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng - Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát. - Chỉ định: + Nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch và + Có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao (≥0,5 con/nhà) hoặc chỉ số lăng quăng/bọ gậy cao (Breteau (BI) ≥ 30); riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi cao ( ≥ 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số bọ gậy cao (BI ≥ 20). - Thời gian triển khai: Số lần phun từ 2 - 3 lần tùy thuộc hiệu quả diệt muỗi, chỉ số mật độ muỗi, tình hình dịch SXHD - Phun lần 1: Tùy điều kiện từng tỉnh, bố trí thời gian tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phù hợp, thời gian phun 1 đợt tại khu vực địa lý nhất định không quá 10 ngày. - Phun lần 2: Phun cách lần 1 từ 7 - 10 ngày. - Phun lần 3: Việc chỉ định phun lần 3 căn cứ vào các chỉ số điều tra véc tơ sau phun lần 2 từ 1 - 2 ngày (chỉ số mật độ muỗi DI > 0,2 con/nhà; chỉ số BI ≥ 20). Thời gian phun lần 3 sau phun lần 2 từ 7 - 10 ngày.
  4. 3. Xử lý ổ dịch: 3.1. Tổ chức điều trị bệnh nhân 3.2. Xử lý ổ dịch SXHD. Xác định quy mô ổ dịch SXHD để xử lý - Khi có 1 ổ dịch SXHD xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân. - Trường hợp có từ 3 ổ dịch SXHD trở lên tại một thôn/ấp hoặc tương đương trong vòng 14 ngày: thì xử lý theo quy mô thôn/ấp và có thể mở rộng khi dịch lan rộng. 3.3. Thời gian thực hiện Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định. 3.4. Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD . Phun hóa chất diệt muỗi . Giám sát bệnh nhân, véc tơ . Tuyên truyền, huy động cộng đồng . Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD Số: 3711/QĐ-BYT