Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Ngoại khoa - Viêm ruột thừa cấp

pdf 8 trang hongtran 05/01/2023 8120
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Ngoại khoa - Viêm ruột thừa cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_vi_tri_bac_si_da_khoa_ngoai_khoa_viem_ruot_t.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Ngoại khoa - Viêm ruột thừa cấp

  1. 1 VIÊM RUỘT THỪA CẤP 1. Đại cương. 1.1. Định nghĩa: Viêm ruột thừa cấp (Les appendicites aigues) là một cấp cứu ngoại khoa rất hay gặp.Ở Mỹ: Tỷ lệ mắc bệnh (prévalence) là khoảng 8 % (nam giới là 8,6% và ở nữ giới là 7,7%) và tỷ lệ mắc mới hàng năm ( incidence ) là khoảng 25 cas cho 10 000 dân/ năm. Đây là tình trạng bệnh lí viêm cấp tính của ruột thừa, nguyên nhân do vi khuẩn kết hợp với yếu tố cơ học (sỏi phân, giun đũa, hạt sạn ) làm tắc nghẽn lòng ruột thừa gây nên. Bệnh được biết đến từ lâu. Phương pháp mổ cắt ruột thừa được Charles McBurney (1845 - 1913) mô tả từ năm 1894 vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. 1.2. Sự thường gặp: - Là một cấp cứu ngoại khoa về bụng rất thường gặp. Dễ chẩn đoán ở những trường hợp điển hình, song nhiều khi khó chẩn đoán (ruột thừa trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc khi vị trí ruột thừa thay đổi). - Khi chẩn đoán viêm ruột thừa cấp thì chỉ có mổ, mổ càng sớm càng tốt vì trên thực tế không có phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn nào mang lại kết quả chắc chắn. Mổ sớm để tránh các biến chứng phức tạp và nguy hiểm của bệnh như viêm phúc mạc do thủng ruột thừa viêm. 2. Giải phẫu của ruột thừa: Ruột thừa là phần tịt của ống tiêu hoá dài khoảng 8cm (từ 2 - 15cm). Gốc ruột thừa liền với manh tràng, chỗ tụm lại của 3 giải cơ dọc, nằm phía sau trong, cách góc hồi manh tràng khoảng 3cm. Còn ở trẻ em, đáy manh tràng hình nón, đỉnh hình nón là gốc ruột thừa . ĐM ruột thừa 1 2 1. Các kiểu vị trí của ruột thừa 2. Ruột thừa và mạch máu ruột thừa
  2. 2 Manh tràng và ruột thừa (hồi- manh- trùng tràng) nằm ở hố chậu phải, còn có số ít trường hợp ruột thừa ở hố chậu trái (đảo ngược phủ tạng), ruột thừa giữa bụng (mạc treo chung), ruột thừa dưới gan (1 - 3%) do thời kỳ bào thai ruột quay chưa hết, ruột thừa trong tiểu khung. 3. Giải phẫu và sinh lí bệnh: 3.1. Sinh lí bệnh: Ruột thừa viêm do 2 nguyên nhân: nhiễm khuẩn và tắc nghẽn lòng ruột thừa. Do tế bào niêm mạc ruột thừa bong ra, có sỏi phân, kí sinh trùng, dây chằng làm gập ruột thừa hoặc phì đại các nang lympho làm tắc nghẽn lòng ruột thừa, áp lực bên trong tăng lên trên 100 cm H2O; rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch, động mạch, tạo điều kiện vi khuẩn thâm nhập vào dẫn tới viêm hoại tử thành ruột thừa. 3.2. Giải phẫu bệnh: 3.2.1. Viêm xung huyết: Mở vào ổ bụng nhìn ruột thừa có vẻ bình thường, mạch máu dưới thanh mạc xung huyết đỏ - lúc này lòng ruột thừa đã viêm ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc , ổ bụng có ít dịch xuất tiết. 3.2.2. Viêm mủ: Mở vào ruột thừa căng, có giả mạc bám ngoài, lòng ruột thừa đã có mủ. ổ bụng có dịch xuất tiết nhiều, nhiều khi dịch đục - nuôi cấy vi khuẩn mọc chủ yếu là loại gram âm. 3.2.3.Viêm hoại tử: Ruột thừa viêm hoại tử, có thể hoại tử ở đầu, thân hoặc gốc ruột thừa, lỗ thủng bằng que tăm, quanh miệng lỗ thủng màu đen, ổ bụng nhiều mủ thối. Nếu thể trạng bệnh nhân tốt, ruột thừa được mạc nối lớn bọc lại hoặc tạo nên ổ abcès. 3.2.4. Viêm xuất tiết: Loại này do sức đề kháng của bệnh nhân tốt - ruột thừa viêm tiết dịch được mạc nối lớn và các quai ruột dính bọc lại tạo nên đám quánh. 4. Triệu chứng. 4.1. Triệu chứng lâm sàng. Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính, thường gặp ở người khoẻ mạnh, không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên thấy nam gặp nhiều hơn nữ ( tỷ lệ 3/2), trẻ dưới 5 tuổi ít gặp. Các triệu chứng lâm sàng thường trở nên rõ rệt sau bắt đầu khoảng 6 - 8 giờ. 4.1.1. Triệu chứng toàn thân: - Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ, môi khô, se, lưỡi trắng bẩn. - Sốt nhẹ 3705 - 380C, đôi khi do phản ứng của cơ thể nhiệt độ 3805 - 390. C. - Mạch nhanh > 90 lần/1phút. 4.1.2. Triệu chứng cơ năng: - Đau bụng: Bệnh nhân đang khoẻ mạnh đột nhiên xuất hiện đau bụng vùng hố chậu phải: đau liên tục, âm ỉ tăng lên theo thời gian, đau tăng khi đi lại. Có bệnh nhân khi bắt đầu lại đau ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, sau vài giờ thì đau khu trú về hố chậu phải.
  3. 3 - Nôn: Bệnh nhân có thể nôn /hoặc buồn nôn, dấu hiệu không thường xuyên. - Chán ăn, mệt mỏi. - Rối loạn nhu động ruột: Không trung tiện, có táo bón, có bệnh nhân lại ỉa chảy, Đây là triệu chứng không đặc hiệu. 4.1.3. Triệu chứng thực thể: - Tăng cảm giác da: Khi khám mới chạm tay vào hố chậu phải bệnh nhân đã kêu đau. Dấu hiệu này không thường xuyên. - Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải: Thăm khám nhẹ nhàng vùng hố chậu phải thấy có phản ứng.thành bụng – là hiện tượng tăng co cơ của các cơ thành bụng vùng hố chậu phải để chống đỡ lại sự ấn xuống của bàn tay người thăm khám Đây là dấu hiệu thực thể có giá trị nhất để chẩn đoán. - Điểm đau: có đau chói khi ấn điểm Mac Burney, điểm Lanz- Clado ấn cũng đau. 4.1.4. Các dấu hiệu thực thể khác: - Ấn điểm trên mào chậu phải đau khi ruột thừa sau manh tràng. - Thăm trực tràng hoặc âm đạo thành bên phải đau khi ruột thừa ở tiểu khung. - Đẩy tử cung từ trái sang phải gây đau vùng hố chậu phải gặp ở phụ nữ có thai to. 4.2. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu thường tăng trên 10 000/mm3, công thức bạch cầu chuyển trái, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 75%. - Siêu âm ổ bụng tìm những hình ảnh trực tiếp hay gián tiếp của viêm ruột thừa: như ruột thừa căng to, thành dày, hình chùy, có dịch ổ bụng, Siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa có độ nhạy và độ đặc hiệu khoảng 85 - 95 %, giá trị dự báo dương tính khoảng 90 - 95%, giá trị dự báo âm tính khoảng 90% và tính chung thì siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa có độ chính xác đến 85 - 95%. - X quang chụp bụng không chuẩn bị ít có giá trị, chụp cắt lớp CT Scanner và MRI có thể giúp chẩn đoán vì có độ chính xác cao. - Một số tác giả đề nghị xét nghiệm Protein C Reactive (một loại protein phản ứng nó tăng không đặc hiệu khi có hiện tương viêm nhiễm) cũng có giá trị nhất định trong chẩn đoán. 5. Diễn biến của viêm ruột thừa: Ruột thừa viêm diễn biến phức tạp, có khi cơn đau dịu đi rồi hết đau, hết sốt, hố chậu phải mềm, không đau khi sờ nắn, bệnh khỏi (tỷ lệ tự khỏi không rõ), có trường hợp cơn đau dịu đi sau đó đau lại, đại đa số là đau tăng lên và lan khắp bụng (ruột thừa viêm đã vỡ mủ). 5.1. Viêm phúc mạc ruột thừa (péritonite appendiculaire): 5.1.1. Viêm phúc mạc sau 48h: Bệnh nhân viêm ruột thừa cấp không được điều trị, đa số diễn biến tự nhiên đến hoại tử và vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể, thường xuất hiện sau 48h. Lúc đó thường có: - Sốt cao 390C - 400C, môi khô se, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, mạch nhanh: 100 - 120 lần/phút, xét nghiệm máu bạch cầu tăng trên 10.000/mm3.
  4. 4 - Đau từ hố chậu phải lan ra khắp bụng, kèm nôn và bí trung tiện. - Bụng chướng, tăng cảm giác đau, có cảm ứng phúc mạc rõ, bệnh nhân đau khắp bụng nhưng đau nhất vẫn là vùng dưới rốn bên phải. - Thăm trực tràng thấy túi cùng Douglas đau. 5.1.2. Viêm phúc mạc nhiều thì: - 2 thì : Ban đầu là triệu chứng của viêm ruột thừa cấp, sau đó triệu chứng dịu đi "khỏi dối trá" đến ngày 5 - 6 sau cơn đau đầu tiên bệnh nhân đau tăng lên, lan khắp bụng, khám bụng lúc này có dấu hiệu viêm phúc mạc. - 3 thì: Viêm ruột thừa diễn biến thành abcès ruột thừa rồi abcès vỡ gây ra viêm phúc mạc. 5.2. Abcès ruột thừa (abcès appendiculaire): Ruột thừa viêm, vỡ ra nhưng được mạc nối và các quai ruột bao bọc lại tạo thành ổ mủ (viêm phúc mạc ruột thừa khu trú), thường hình thành ổ mủ rõ ở quãng ngày thứ 3 – 5, khi khám sẽ thấy: - Hố chậu phải có khối lồi lên, ranh giới rõ rệt, liền với gai chậu trước trên, mặt nhẵn, mật độ căng, gõ đục, ấn rất đau, da bụng vùng abcès nề, xét nghiệm bạch cầu tăng cao (>10.000BC/mm3), siêu âm giúp xác định tốt ổ mủ. - Do vị trí ruột thừa có thể khác nhau nên abcès ruột thừa có thể gặp vị trí khác như abcès ruột thừa sau manh tràng dễ nhầm viêm cơ đái chậu, abcès vùng tiểu khung, 5.3. Đám quánh ruột thừa (plastron appendiculaire): Trong viêm ruột thừa, được điều trị bằng kháng sinh sớm hoặc do sức để kháng của cơ thể tốt, 3 - 4 ngày sau cơn đau, bệnh nhân đến khám vì chỉ còn đau ít và sốt nhẹ, toàn thân nhiễm trùng không rõ, bụng hơi chướng, gõ vang, đau tức vùng hố chậu phải, sờ hố chậu phải có mảng cứng như mo cau, gianh giới không rõ ràng, dính với thành bụng và tổ chức xung quanh, ấn đau tức, gõ đục, xét nghiệm bạch cầu tăng, siêu âm thấy vùng hố chậu phải có mảng dính tăng phản hồi sóng âm, không có ổ mủ. 6. Thể lâm sàng: 6.1. Theo vị trí: * Viêm ruột thừa sau manh tràng (appendice rétrocoecale): Bệnh nhân đau phía trên mào chậu phải, khám ấn điểm trên mào chậu phải bệnh nhân đau, các dấu hiệu thành bụng không rõ ràng. Cần phân biệt với viêm cơ đái chậu bên phải. * Viêm ruột thừa giữa ổ bụng (appendicite méso-coeliaque): Loại này thường là thể tắc ruột, gặp ở bệnh nhân có ruột thừa nằm sau hồi tràng, khó chẩn đoán. * Viêm ruột thừa trong tiểu khung (appendicite penvienne): Do manh tràng dài thõng xuống tận tiểu khung. Ruột thừa nằm sát bàng quang nên gây ra đái buốt rắt,
  5. 5 dễ nhầm với viêm bàng quang, phần phụ ở nữ. * Viêm ruột thừa ở bên trái (appendicite à gauche): ở người đảo lộn phủ tạng (situs inversus). Khám có tim bên phải, * Viêm ruột thừa dưới gan (appendicite sous-hépatique): Thường do ruột thời kỳ bào thai quay không hết, thể này ít gặp. Thường chỉ chẩn đoán được sau khi phẫu thuật, dễ nhầm với viêm túi mật. 6.2. Thể theo lứa tuổi: * Trẻ em: Có thể nhiễm độc Dieulafoy rất nặng: nôn dịch đen, sốc nặng, thân nhiệt hạ kèm xuất huyết (ỉa máu, chảy máu dưới da). Dấu hiệu thực thể nghèo nàn, đau ít hố chậu phải, phản ứng thành bụng không rõ ràng. Khó chẩn đoán vì khó khám, dễ nhầm với bệnh khác (viêm họng, viêm phổi, viêm ruột). * Người già: Có thể u và thể tắc ruột. Phản ứng thành bụng thường không rõ rệt * Phụ nữ có thai: Ruột thừa hay vỡ sớm vì tình trạng tử cung to chèn ép mạnh và sức đề kháng kém. 7. Chẩn đoán. 7.1. Chẩn đoán phân biệt: 7.1.1. Cơn đau sỏi niệu quản phải: Bệnh nhân thường đau sau gắng sức, đau thành cơn, đau lan xiên ra trước, lan xuống bộ phận sinh dục ngoài, kèm đái buốt, đái rắt, có thể đái máu, có tiền sử đau như vậy, bụng thường mềm (không có phản ứng thành bụng), song có trường hợp sỏi niệu quản gây đau và co cứng nhẹ bụng bên phải nên dễ nhầm với viêm ruột thừa. Nếu nghi ngờ, cần chụp bụng không chuẩn bị hoặc siêu âm tiết niệu loại trừ. 7.1.2. Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng: Bệnh nhân đau bụng đột ngột dữ dội như dao đâm trên rốn, co cứng thành bụng, chụp XQ ổ bụng không chuẩn bị có liềm hơi dưới hoành, thường có tiền sử loét. Khi thủng dạ dày, có dịch chảy theo rãnh hành lang đại tràng phải xuống đọng ở hố chậu, dịch này có thể gây viêm quanh ruột thừa. Do đó khi mổ cắt ruột thừa, nếu thấy tình trạng ruột thừa viêm nhẹ - không tương xứng với tình trạng dịch ổ bụng nhiều, có dịch vàng nhớt, chua, thì phải mở thêm đường giữa trên rốn vào kiểm tra dạ dày - tá tràng và xử trí tránh bỏ sót tổn thương. 7.1.3. Viêm ruột (đoạn cuối hồi tràng): Bệnh nhân đau bụng quanh rốn và dưới rốn bên phải, có sốt, ỉa lỏng có thể có máu, xét nghiệm bạch cầu tăng, Khi mổ thấy đoạn cuối hồi tràng viêm dầy, hạch mạc treo sưng to và có dịch xuất tiết. 7.1.4. Viêm đại tràng:
  6. 6 Bệnh nhân đau bụng dọc khung đại tràng, rối loạn tiêu hoá, hết cơn đau bệnh nhân trở lại bình thường, song nhiều khi đau, co thắt vùng đại tràng phải nên dễ nhầm với viêm ruột thừa. 7.1.5. Chửa ngoài dạ con vỡ (bên phải): Đau bụng dưới rốn bên phải trên phụ nữ trẻ, chậm kinh, đau bụng ra huyết âm đạo, có dấu hiệu sốc mất máu. Thăm âm đạo: tử cung to, cổ tử cung mềm, chọc dò ổ bụng có máu không đông, xét nghiệm nước tiểu HCG (+), siêu âm giúp chẩn đoán tốt (tìm khối thai ngoài tử cung, máu ổ bụng). 7.1.6. Viêm mủ vòi trứng: Thường đau cả 2 bên hố chậu, sốt, ra khí hư nhiều và hôi, đau bụng đã vài ngày, song nhiều trường hợp không điển hình nên lâm sàng có thể nhầm với viêm ruột thừa. 7.1.7. Viêm túi thừa Meckel: Rất khó chẩn đoán phân biệt. 7.1.8. Ngoài ra còn nhầm với một số bệnh khác: Viêm phúc mạc nguyên phát, xoắn u nang buồng trứng, vỡ nang De Graefe, viêm túi mật 7.2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng: Đang khoẻ mạnh xuất hiện đau bụng âm ỉ hố chậu phải và đau tăng dần lên, rối loạn lưu thông ruột, buồn nôn, bí trung tiện, sốt nhẹ, mạch hơi nhanh trên 90 lần/phút, lưỡi bẩn, khám hố chậu phải đau và có phản ứng, điểm ruột thừa ấn đau, xét nghiệm bạch cầu tăng > 10.000. Chẩn đoán viêm ruột thừa thể điển hình ở người lớn không khó. Viêm ruột thừa ở phụ nữ thường khó chẩn đoán hơn ở nam giới vì ở nữ còn có nhiều bệnh khác có triệu chứng tương tự (viêm phần phụ, vỡ nang De Graefe, chửa ngoài dạ con, ). Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ cũng rất khó chẩn đoán. Những trường hợp viêm ruột thừa thể không điển hình cũng rất phổ biến, chẩn đoán thường khó khăn dẫn đến chỉ định mổ muộn (khi đã viêm phúc mạc) hoặc mổ ra lại không phải viêm ruột thừa ( hiện nay tỷ lệ mổ ra không phải chiếm khoảng 15 -25%). Một số tác giả đã đề nghị tăng cường dùng các biện pháp hỗ trợ chẩn đoán như siêu âm, chụp cắt lớp, xét nghiệm protein C reactive hay dùng bảng điểm tổng hợp nhiều yếu tố như các bảng điểm của Alvarado, Ohmann, Lindberg, để chẩn đoán viêm ruột thừa khi có đau hố chậu phải. Sau đây là cách tính của Bảng điểm Alvarado: Stt Triệu chứng căn cứ (của Alvarado score) Có Không (điểm) (điểm) 1 Đau khu trú về hố chậu phải (Migratory right lower 1 0 quadrant pain) 2 Chán ăn (anorexia) 1 0 3 Buồn nôn – nôn (nausea - vomiting) 1 0 4 Tăng cảm giác đau ở HCF (Tenderness in the right 2 0 lower quadrant) 5 Có phản ứng thành bụng ở HCF (rebound pain RLQ) 1 0
  7. 7 6 Sốt >3703 (Oral temperature: elevation of 1 0 temperature) 7 BC tăng trên 10 000/mm3 2 0 8 Công thức BC chuyển trái (neutrophile > 75%) 1 0 Kết quả: < 5 điểm: Rất ít khả năng; 5 – 6 điểm: Nghi ngờ, theo dõi thêm Mổ cấp cứu: 7- 8 điểm : Chắc chắn VRT; 9 - 10 điểm: Rất chắc chắn VRT 8. Điều trị. Khi chẩn đoán viêm ruột thừa cấp cần mổ ngay, mổ càng sớm càng tốt tránh những biến chứng có thể xảy ra như viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa. 8.1. Viêm ruột thừa cấp: Mổ cấp cứu. Mổ mở - Trừ đau: có thể bằng gây mê với đặt ống nội khí quản, mê tĩnh mạch, tê tủy sống hoặc tê tại chỗ. - Rạch da đường McBurney, qua cân chéo lớn, bóc tách qua các lớp vào ổ bụng. - Tìm và cắt ruột thừa (phương pháp cổ điển hay ngược dòng). - Kiểm tra, cắt túi thừa Meckel nếu có, lau ổ bụng. Đường rạch McBurney - Đóng thành bụng theo bình diện giải phẫu. Mổ nội soi Phẫu thuật nội soi trong viêm ruột thừa cấp có nhiều ưu điểm như : Bệnh nhân ít đau sau mổ, có thể ăn uống vận động sớm sau mổ, thời gian nằm viện ngắn (3,6 ngày), không có nhiễm trùng sau mổ, có tính thẩm mỹ cao, an toàn, không có tử vong và không có biến chứng, trả bệnh nhân trở lại nhanh môi trường làm việc, học tập. Chi phí có hơi cao so với mổ hở nhưng hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Tỉ lệ chuyển sang mổ mở thấp. Vết mổ nhỏ trong phẫu thuật nội soi còn có ưu điểm là ở các bệnh nhân thành bụng dày, ruột thừa nằm ở vị trí cao, bất thường, vẫn có thể tiến hành được phẫu thuật, mà khi mổ mở thường khó thực hiện. Hiện nay, mổ cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi đã được áp dụng rất rộng rãi. Đặc biệt Phẫu thuật nội soi một lỗ cắt ruột thừa là loại phẫu thuật công nghệ cao, sử dụng một đường vào duy nhất tại rốn để đưa các dụng cụ vào ổ bụng và qua đó cắt ruột thừa. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân hồi phục sớm, ít đau sau mổ, ít biến chứng và tính thẩm mỹ cao. Sau khoảng 6 tháng hầu như không còn nhìn thấy vết tích của cuộc phẫu thuật. 8.2. Viêm phúc mạc ruột thừa: Mổ cấp cứu. - Trừ đau bằng gây mê nội khí quản.
  8. 8 - Mở bụng đường trắng giữa dưới rốn hay đường trắng bên bên phải (có thể mổ đường Mc Burney nhưng khi mổ không tách các lớp riêng biệt). - Tìm bằng được và cắt ruột thừa. - Lau sạch ổ bụng. - Dẫn lưu ổ bụng. - Đóng thành bụng 1 lớp, khâu da thưa. - Kháng sinh liều cao và phối hợp sau mổ. 8.3. Abcès ruột thừa. Nguyên tắc điều trị là dùng kháng sinh, khi ổ mủ khu trú rõ thì trích dẫn lưu abcès ngoài phúc mạc: gây tê tại chỗ bằng novocain hoặc lidocain cách gai chậu trước trên bên phải 1,5 cm, chọc kim khi thấy mủ rạch da theo chân kim song song với cung đùi dài 2 cm vào ổ abcès hút mủ, đặt ống dẫn lưu, kháng sinh sau mổ. Nếu có điều kiện siêu âm thì nên chọc hút mủ ổ abcès dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhân khỏi cho ra viện, hẹn 3-6 tháng sau đến cắt ruột thừa hoặc khi đau đến khám lại. 8.4. Đám quánh ruột thừa. Không mổ mà cho dùng kháng sinh và theo dõi, khi khỏi ra viện, hẹn 3 - 6 tháng sau đến mổ để cắt bỏ ruột thừa. Nếu đám quánh abcès hoá: thì trích dẫn lưu theo nguyên tắc trích dẫn lưu abcès ruột thừa. 8.5. Biến chứng sau mổ. * Chảy máu ổ bụng: Do tuột chỉ buộc mạc treo ruột thừa hoặc do rỉ máu vùng bóc tách (hay gặp khi mổ ruột thừa sau manh tràng), nói chung ít gặp, nếu có phải mổ lại để cầm máu. * Nhiễm trùng vết mổ: Phát hiện vào khoảng ngày thứ 4 - 6 sau mổ: Bệnh nhân sốt, đau nhức vết mổ, chân chỉ nề đỏ, vết mổ nề ướt, Xử trí: cắt chỉ cách quãng, thay băng, tiếp tục dùng kháng sinh. * Abcès thành bụng tại vết mổ: Sốt, đau nhức vết mổ, vết mổ căng nề, có ổ mủ, Xử trí tách rộng da vết mổ, thay băng hằng ngày, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, khâu da thì hai khi vết mổ ổn định * Viêm phúc mạc: Ít gặp. Do bục chỉ buộc gốc ruột thừa hoặc do viêm hoại tử rò manh tràng, thường xuất hiện sau mổ khoảng 5 ngày, cần mổ lại lau bụng và dẫn lưu. * Tắc ruột sớm: Có thể gặp sau mổ viêm phúc mạc, do lau bụng và dẫn lưu không tốt hoặc khi mổ có làm tổn thương thanh mạc ruột và phúc mạc thành bụng, do sót dị vật, gây dính tắc ruột sau mổ. * Abcès túi cùng Douglas:Thường gặp sau mổ viêm phúc mạc, do lau bụng và dẫn lưu không tốt. Phát hiện được quãng ngày thứ 5 sau mổ: Sốt, đau hạ vị kèm có các triệu chứng kích thích trực tràng hoặc bàng quang như mót rặn và ỉa nhiều lần ra mũi nhày, đái rắt, thăm trực tràng thấy có khối phồng ở thành trước trực tràng căng đau, siêu âm giúp xác định khối abcès. Xử trí: Kháng sinh toàn thân, thụt nước ấm hậu môn, sau vài ngày sẽ trích tháo mủ ổ abcès qua đường trực tràng (trích dẫn lưu ngoài phúc mạc).