Tài liệu ôn tập Tin học thi tuyển công chức tỉnh Lào Cai năm 2021

pdf 124 trang hongtran 04/01/2023 14860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Tin học thi tuyển công chức tỉnh Lào Cai năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_tap_tin_hoc_thi_tuyen_cong_chuc_lao_cai_nam_2021.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn tập Tin học thi tuyển công chức tỉnh Lào Cai năm 2021

  1. HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH LÀO CAI TÀI LIỆU ÔN TẬP TIN HỌC Lào Cai, 8/2021
  2. Phần I: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN Bài 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH I. Phần cứng máy tính 1. Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh Máy tính để bàn (Personal Computer viết tắt là PC) hay Desktop, thường đặt trên bàn làm việc. Máy tính xách tay (Notebook hay Laptop) cấu tạo nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển. Các loại máy tính cầm tay (Netbook hay Tablet): Máy tính bảng. Thiết bị điện toán di động hoặc cầm tay: Điện thoại di động (Mobile phone) sử dụng chủ yếu để gọi điện và nhắn tin. Điện thoại di động kiểu mới (Smartphone) có thể thực hiện được rất nhiều chức năng như: Phát và nghe nhạc, chụp hình, quay video, gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn hình, nhận và gửi thư điện tử, truy cập Internet, định vị toàn cầu (GPS) Thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân (PDA - Personal Digital Assistant): Có phần mềm riêng để đặt lịch hẹn, lưu danh mục các địa chỉ liên hệ, hoặc viết ghi chú. Thiết bị đọc sách điện tử: Là một thiết bị điện toán đặc biệt được thiết kế với phần mềm cho phép tải và xem bản sao điện tử của một ấn phẩm. Máy tính biểu diễn dữ liệu bằng hệ đếm nhị phân. Tuy chỉ dùng hai ký số là 0 và 1 nhưng hệ nhị phân này giúp máy tính biểu diễn - xử lý được hầu hết các loại thông tin mà con người hiện đang sử dụng như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, Đối với máy tính, đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin gọi là bit (Binary digit). Bit là một chữ số trong hệ thống số nhị phân, nó có thể có giá trị 0 hoặc 1. Trong bộ nhớ máy tính, một bit là một công tắc điện nhỏ có thể bật (giá trị 1) hoặc tắt (giá trị 0). Hệ nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số. Khi biểu diễn dữ liệu, bit không biểu diễn độc lập mà được lập theo nhóm 8 bit, gọi là một byte, viết tắt là B. 1 Kilobyte bằng 1024 byte hoặc 8192 bit. Thực tế, người ta ít khi sử dụng đơn vị bit mà dùng byte. Xem bảng bên dưới để thấy các biểu diễn khác. Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B 8 bit KiloByte KB 210B =1024 B MegaByte MB 1024 KB = 220 B GigaByte GB 1024 MB = 230B TeraByte TB 1024GB = 240B Chẳng hạn, trong cuộc sống chúng ta thường gặp các khái niệm như: máy ảnh sử dụng thẻ nhớ 16GB, điện thoại iphone có bộ nhớ trong 32GB, đĩa CD có dung lượng 650KB, Lƣu ý 1: Khi đề cập đến dung lượng lưu trữ, người ta sử dụng một Kilo tương ứng với 1024, sử dụng K viết hoa, và thường đề cập đến byte (Ví dụ 1KB=1024Byte). Nhưng khi đề cập đến tốc độ truyền dữ liệu, người ta sử dụng Kilo tương ứng 1000, sử dụng k viết thường, và đề cập đến bit (ví dụ: 1 kbit/s = 1000 bits per second). Lƣu ý 2: Vào năm 1998, tổ chức IEC (International Electrotechnical Commission) đã công bố bảng quy đổi đơn vị thông tin theo quyết định IEC 60027-2. Theo đó, đơn vị mới gọi là bit dùng cho hệ nhị phân khi chuyển đổi. Ví dụ 1 kibit tương ứng với 1024, trong khi 1 Kilo tương ứng với 1000. Ví dụ: 1kibibit=1024bit, và 1Kbit=1000bit; 1kibibyte
  3. =1024byte và 1KB=1000Byte. Tuy vậy, một số các nhà sản xuất công nghiệp vẫn tính toán và hiển thị theo đơn vị ban đầu. 2. Các thành phần của phần cứng. Phần cứng có thể được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong máy tính mà chúng ta có thể cảm nhận bằng các giác quan. Phần cứng bao gồm ba phần chính: Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit); Bộ nhớ (Memory); Thiết bị nhập/xuất (Input/Output). 3. Thiết bị trung tâm. 3.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU) Bộ xử lý trung tâm chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính. CPU có ba bộ phận chính: Khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi. Khối điều khiển (Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt. Khối tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ). Các thanh ghi (Registers) đóng vai trò bộ nhớ trung gian, giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium 4 trở lên) là 2.0 GHz, 2.2 GHz, hoặc cao hơn. Hertz (Hz) là đơn vị đo tốc độ xung nhịp bên trong máy tính về tần suất hay số vòng xoay mỗi giây. Bộ vi xử lý thông dụng hiện nay có các dòng Core I7, Core I5, Core I3 tương ứng với các sản phẩm cao, trung và cơ bản. So với Core I3 và Core I5 thì chip Core I7 có khả năng xử lý đa tác vụ, chạy các ứng dụng trình diễn đa phương tiện tốt hơn. 3.2. Bộ nhớ Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin, được chia làm hai loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. 3.2.1. Bộ nhớ trong: Gồm ROM và RAM ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, dùng lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM-Basic Input/ Output System). Dữ liệu trên ROM không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện. RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. Dữ liệu lưu trong RAM sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Tốc độ RAM được đo bằng nano giây (ns). Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 2GB, 4GB, 8GB . RAM được dùng trong card hình ảnh hoặc dùng làm bộ nhớ đệm thông tin gửi đến máy in. Bộ vi xử lý (CPU) MHz/ GHz Typical RAM 8088 (XT) 4 đến 10 MHz 640KB 80286 (286 or AT) 8 đến 16 MHz 1 đến 2MB 80386SX/DX (386SX/DX) 16 đến 33 MHz 1 đến 8MB 80486 (486) 25 đến 100 MHz 4 đến 32MB Pentium 60 đến 200 MHz 8 MB + 6x86 120 đến 166 MHz 16MB +
  4. Bộ vi xử lý (CPU) MHz/ GHz Typical RAM Pentium (MMX) 166 đến 200 MHz 16 đến 32MB Pentium PRO 150 đến 200 MHz 32MB + Pentium II 200 đến 400 MHz 32MB + Pentium III 500 MHz đến 1.2 GHz 64MB + Pentium 4 or Pentium M 1.4 đến 3.2+ GHz 128MB + Bảng 1. Một số Bộ vi xử lý Cơ chế hoạt động của bộ nhớ trong:(Khi sử dụng hệ điều hành Windows). - ROM BIOS nắm quyền kiểm soát khi máy tính khởi động và tải hệ điều hành - Khi hệ điều hành nắm quyền kiểm soát, màn hình khởi động Windows xuất hiện. + Hệ điều hành kiểm tra việc “đăng ký” với Windows, xác định phần cứng hay phần mềm nào đã được cài đặt. + Khi quá trình này hoàn tất, màn hình nền của Windows xuất hiện. - Dung lượng RAM cần thiết được sử dụng để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. + Khi máy tính thực hiện một công việc cụ thể, một lượng RAM cần thiết sẽ được sử dụng. + Khi khởi động một phần mềm hoặc một chương trinh ứng dụng, máy tính yêu cầu sao chép chương trình đó và đưa sang RAM. + Đóng chương trình ứng dụng khi không sử dụng để giải phóng RAM. 3.2.2. Bộ nhớ ngoài: Bao gồm các thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện, có thể cất giữ và di chuyển độc lập với máy tính. Có nhiều loại bộ nhớ ngoài phổ biến như: - Đĩa cứng là nơi lưu trữ sơ cấp của chương trình và dữ liệu. Các chương trình phần mềm cần phải được cài đặt ở ổ đĩa cứng (Hard disk drive). Đĩa cứng lưu trữ và truy xuất thông tin với tốc độ cao. Đĩa cứng có dung lượng hiện nay khoảng 250 GB, 500 GB, 1TB, 2 TB Cũng có thể sử dụng các ổ đĩa mạng có dung lượng cao để đáp ứng yêu cầu lưu trữ dữ liệu của toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp. Khi đó việc truyền dữ liệu khá nhanh tuy nhiên tốc độ có thể bị hạn chế bớt do loại card giao tiếp mạng cài trên máy cùng số người dùng và tác vụ mà máy chủ phải xử lý. Lưu ý là đĩa cứng là loại bộ nhớ ngoài mặc dù chúng luôn được gắn bên trong máy tính. - Đĩa quang thường lưu trữ dữ liệu, phần mềm, âm thanh, video được sử dụng trong các phương tiện đa truyền thông (multimedia). Đĩa quang thiết kế để đọc các đĩa tròn, dẹt, thường được gọi là đĩa nén (CD) hoặc đĩa số đa năng (DVD). Đĩa quang được đọc thông qua một thiết bị laze hoặc đầu quang học có thể quay đĩa với vận tốc từ 200 vòng quay mỗi phút (rpm) trở lên. - Ổ đĩa CD-R là ổ đĩa chỉ đọc CD. CD-RW là ổ đĩa đọc và ghi CD. DVD-R là ổ đọc DVD. DVD-RW hay combo là đọc và ghi DVD. - Các máy tính mới có một ổ đĩa quang có thể được mua rời, thường gồm một ổ DVD hoặc một ổ ghi CD/DVD. - Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là 2GB, 4GB, 8GB, 16 GB, 32GB, 64GB hoặc đĩa
  5. cứng đặt ngoài với dung lượng lưu trữ lớn hơn 1 TB, 2 TB Lợi thế của các loại bộ nhớ này là tính lưu động, dung lượng lớn, và khả năng chia sẻ dữ liệu. Thiết bị ngoại vi là các thiết bị giúp máy tính kết nối, trao đổi dữ liệu với thế giới bên ngoài. Thiết bị ngoại vi được chia làm hai nhóm là thiết bị nhập và thiết bị xuất tùy theo dữ liệu đi vào hay đi ra máy tính. 4. Thiết bị nhập, xuất, lƣu trữ. 4.1. Các thiết bị nhập. Gồm: - Bàn phím (keyboard) là thiết bị nhập chuẩn, nhập dữ liệu hoặc lệnh thực hiện một tác vụ trong một chương trình ứng dụng thông qua một chuỗi các thao tác gõ phím. - Thiết bị xác định điểm (Pointing Device) như chuột (Mouse) để chọn một vị trí trên màn hình, màn hình cảm ứng (Touch Screen): Cho phép lựa chọn hoặc kích hoạt một đối tượng trên màn hình bằng cách đặt mũi tên con trỏ vào đối tượng đó và thực hiện một hành động. Thiết bị xác định điểm truyền thống là chuột máy tính hay bảng cảm ứng. - Thiết bị đọc: Có nhiều loại như đầu đọc quang học (Optical-mark reader) dùng ánh sáng phản xạ để nhận thông tin được đánh dấu, thiết bị đọc mã vạch (Barcode reader) dùng ánh sáng để đọc mã vạch, máy quét (Scanner), máy ảnh số (Digital camera), máy quay phim số (Digital video camera) Máy quét, máy ảnh, máy quay là các thiết bị số hóa thế giới thực. 4.2. Các thiết bị xuất. Gồm: - Màn hình (Monitor) là thiết bị xuất chuẩn. Màn hình phổ biến hiện tại là màn hình LCD với độ phân giải có thể đạt 1280 x 1024 pixel. Tương tự với màn hình còn có máy chiếu (Projector). - Máy in (Printer): Chuyển những gì hiển thị trên màn hình sang dạng bản in bằng các lựa chọn in khác nhau. Máy in phổ biến hiện tại máy in phun, máy in laser trắng đen. - Loa: Phát đi âm thanh lưu dưới dạng các tập tin số hóa. Có các định dạng âm thanh khác nhau: Có thể dành riêng cho các phần mềm âm nhạc hoặc cũng có thể dùng chung cho các thiết bị chơi nhạc trên máy tính; Định dạng tập tin được dùng để lưu nhạc quyết định chất lượng của tập tin âm thanh. Một bộ loa có thể được gắn vào máy tính như là một thiết bị riêng rẽ hoặc được tích hợp vào bên trong máy tính như với máy tính xách tay. 5. Cổng Các thiết bị ngoại vi được kết nối vào máy tính thông qua các cổng. Trên máy tính hiện nay phổ biến có các loại cổng sau: - Cổng nối tiếp (dùng để kết nối chuột, bàn phím, màn hình, .) - Cổng song song (dùng để kết nối máy in, .) - Cổng kết nối theo chuẩn USB (dùng để kết nối máy in, máy quét, máy ảnh, camera, ) - Cổng mạng (dùng để kết nối mạng). II. Phần mềm máy tính Phần mềm là các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính nhằm thực hiện yêu cầu xử lý công việc của người sử dụng. Phần mềm được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống (như hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng. 1. Hệ điều hành (Operating System) chứa tập các câu lệnh để chỉ dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được. Chức năng của hệ điều hành: Tổ chức giao tiếp giữa người
  6. dùng và hệ thống; Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi, ) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó; Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin; Kiểm tra và hỗ trợ bằng phầm mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD, ) để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả; Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng ). Hệ điều hành là phần mềm hệ thống. Một số hệ điều hành phổ biến là MS Windows (Windows 10, Windows 8.1, Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows XP ), Linux (Ubuntu, Fedora), Mac, Unix 2. Phần mềm ứng dụng (Application Software) rất phong phú và đa dạng tùy theo yêu cầu xử lý công việc cho người sử dụng: Soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, đồ họa, games. Phần mềm được các hãng sản xuất nâng cấp liên tục, tuy nhiên các tính năng chính của phần mềm thường được giữ lại nhằm tạo sự thân thiện cho người sử dụng. Một số phần mềm ứng dụng được sử dụng rất phổ biến hiện nay như: Microsoft Word (soạn thảo văn bản), Microsoft Excel (bảng tính), Microsoft Access (cơ sở dữ liệu), Microsoft Power point, Corel Draw, AutoCad, Photoshop (đồ họa), Internet Explorer, Google Chrome, FireFox (trình duyệt web) III. Hiệu năng máy tính Hiệu năng máy tính là khả năng đáp ứng nhanh hay chậm với các đòi hỏi tính toán, xử lí của chương trình. Hiệu năng máy tính phụ thuộc vào tốc độ bộ xử lí trung tâm, dung lượng của bộ nhớ, đặc biệt là dung lượng của bộ nhớ RAM. Một số nguyên nhân làm giảm hiệu suất của máy tính: - Nguồn tài nguyên của hệ thống quá thấp để xử lý công việc, đặc biệt là RAM. - Đĩa cứng không còn chỗ trống để cài đặt chương trình mới hoặc lưu tập tin. - Trên đĩa cứng không có đủ chỗ cho hệ điều hành xử lý nhiều chương trình cùng một lúc. - Kích cỡ tập tin quá lớn và do vậy, không đóng hoặc mở nhanh chóng do tốc độ của bộ vi xử lý. - Cần nhiều thời gian để hiển thị nội dung tài liệu. - Một thành phần của hệ điều hành, một phần mềm, hoặc một tập tin dữ liệu gây lỗi hệ thống nhưng vẫn tiếp tục chạy ẩn. - Một linh kiện phần cứng hoặc chương trình phần mềm mới được cài đặt và gây chậm máy hoặc xung đột với các linh kiện hoặc phần mềm hệ thống khác. IV. Mạng máy tính và truyền thông 1. Phương tiện truyền thông của mạng máy tính Để tạo thành mạng, các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau. Phương tiện truyền thông (media) để kết nối với các máy tính trong mạng gồm hai loại có dây và không dây. Kết nối có dây: Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm. Trong mạng còn có thể có các thiết bị thực hiện việc chuyển tiếp các tín hiệu, định hướng, khuếch đại tín hiệu, như: bộ khuếch đại (repeater), bộ tập trung (hub), bộ định tuyến (router) Bố trí trong mạng máy tính có thể rất phức tạp nhưng đều là tổ hợp của ba kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình sao.
  7. Kết nối không dây: phương tiện truyền thông không dây có thể là sóng rađio, bức xạ hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh. Mạng không dây có khả năng thực hiện các kết nối ở mọi nơi, mọi thời điểm mà không cần sử dụng các thiết bị kết nối cồng kềnh, phức tạp như mạng có dây. 2. Phân loại mạng máy tính Tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn làm chỉ tiêu phân loại như khoảng cách địa lí, kỹ thuật chuyển mạch, kiến trúc mạng, có các cách phân loại mạng máy tính. Cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là dựa vào khoảng cách địa lý, người ta chia mạng máy tính thành các loại mạng phổ biến như: LAN, MAN, WAN, GAN. Đƣờng Vị trí của các kính Loại mạng máy tính mạng 1 m Trong 1m2 Mạng khu vực cá nhân 10 m Trong 1 phòng 100 m Trong 1 tòa nhà Mạng cục bộ, gọi tắt là mạng LAN (Local Area Network) 1 km Trong 1 khu vực Mạng thành phố, gọi tắt là mạng MAN (Metropolitan 10 km Trong 1 thành phố Area Network) 100 km Trong 1 quốc gia Mạng diện rộng, gọi tắt là mạng 1000 km Trong 1 châu lục WAN (Wide Are Network) 10000 km Các lục địa Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network) Bảng 2. Phân loại mạng Mạng cục bộ Đây là mạng thuộc loại mạng quảng bá, sử dụng một đường truyền có tốc độ cao, băng thông rộng, có kiến trúc mạng (Topology) đơn giản như mạng hình bus, mạng hình sao (Star topology), mạng hình vòng (Ring topology). Mạng thành phố Mạng MAN được sử dụng để nối tất cả các máy tính trong phạm vi toàn thành phố. Mạng diện rộng Mạng LAN và mạng MAN thông thường không sử dụng các thiết bị chuyển mạch, điều đó hạn chế trong việc mở rộng phạm vi mạng về số lượng máy tính và khoảng cách. Chính vì thế mạng diện rộng được phát minh. Trong một mạng WAN, các máy tính (hosts) được nối vào một mạng con (Subnet) hay đôi khi còn gọi là đường trục mạng (Backbone), trong đó có chứa các bộ chọn đường (Routers) và các đường truyền tải (Transmission lines). Các Routers thông thường có nhiệm vụ lưu và chuyển tiếp các gói tin mà nó nhận được theo nguyên lý cơ bản sau: Các gói tin đến một router sẽ được lưu vào trong một hàng chờ, kế đến router sẽ quyết định nơi gói tin cần phải đến và sau đó sẽ chuyển gói tin lên đường đã được chọn. Mạng toàn cầu GAN Việc trao đổi thông tin giữa các lục địa ngày nay là không thể thiếu vì vậy một giải pháp mạng mới cần phải được thiết lập từ đó khái niệm về mạng toàn cầu. Mạng toàn cầu được
  8. thiết lập dựa vào rất nhiều các trạm truyền phát tín hiệu và sự đóng góp thông tin của hàng tỷ máy tính trên toàn thế giới. Mạng không dây Nếu phân biệt mạng theo tiêu chí hữu tuyến hay vô tuyến thì có thêm các loại mạng không dây sau: Nối kết hệ thống (System interconnection): Mạng này nhằm mục đích thay thế hệ thống cáp nối kết các thiết bị cục bộ vào máy tính như màn hình, bàn phím, chuột, phone, loa, Mạng cục bộ không dây (Wireless LANs) Tất cả các máy tính giao tiếp với nhau thông qua một trạm cơ sở (Base Station) được nối bằng cáp vào hệ thống mạng. Mạng diện rộng không dây (Wireless WANs) Thông thường mạng điện thoại di động số thuộc dạng này. Với các công nghệ mới cho phép băng thông mạng có thể đạt đến 50 Mbps với khoảng cách vài kilomet. Liên mạng (Internetwork) Thông thường một mạng máy tính có thể không đồng nhất (Homogeneous), tức có sự khác nhau về phần cứng và phần mềm giữa các máy tính. Trong thực tế chỉ có thể xây dựng được các mạng lớn bằng cách liên nối kết (Interconnecting) nhiều loại mạng lại với nhau. Công việc này được gọi là liên mạng (Internetworking). Mạng Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa. Internet được thiết lập vào năm 1983 và không ngừng phát triển nhờ có nhiều người dùng sẵn sàng chia sẻ những sản phẩm của mình cho mọi người cùng sử dụng, nhờ công nghệ cho các máy chủ ngày càng cải tiến và nguồn thông tin trên mạng ngày càng phong phú. Mạng Intranet: Dạng mạng riêng LAN sử dụng một giao thức mạng tương tự như mạng Internet nhưng nó chỉ được thiết lập trong một công ty hay một tổ chức. Thường có một máy chủ Web chứa các văn bản chung. Tường lửa (firewall) giữa Intranet và Internet để ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài vào mạng Intranet. Mạng Extranet: Sử dụng công nghệ Internet cho phép một công ty có thể chia sẻ thông tin với các công ty khác hoặc các tổ chức khác. Mức độ bảo mật của mạng Extranet thấp hơn so với mạng Internet nhưng cao hơn so với mạng Intranet. Mục đích của việc thiết lập ra mạng Extranet nhằm giúp nhân viên các công ty khác nhau có thể chia sẻ dữ liệu. 3. Các mô hình mạng Quá trình trao đổi thông tin giữa hai máy tính trên mạng có thể diễn ra theo hai mô hình: Mô hình khách/chủ (Client/server model) hay Mô hình ngang hàng (peer-to-peer model). Mô hình khách/chủ (client/server): Trong mô hình này một máy tính sẽ đóng vai trò là client và máy tính kia đóng vai trò là server. Máy chủ có thể là một máy tính lớn hoặc một máy tính nhỏ, máy trạm Unix hoặc một máy tính cá nhân có cấu hình mạnh, cần phải được cài đặt với các phần mềm cho máy chủ, người sử dụng phải có quyền truy cập rõ ràng.
  9. Máy khách có thể là bất kỳ máy tính nào với một card mạng và phần mềm thích hợp để kết nối tới máy chủ. Mô hình ngang hàng (Peer-to-peer) Trong mô hình này, tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau. Điều đó có nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ. Tài nguyên được quản lí phân tán, chế độ bảo mật kém. Ưu điểm của mô hình này là xây dựng và bảo trì đơn giản. 4. Các dịch vụ kết nối Internet: Một số kí tự viết tắt: ISP: Internet Service Provider-Nhà cung cấp dịch vụ nối mạng. IP: Internet Protocol – Giao thức internet. Địa chỉ IP: Là một địa chỉ đơn giản nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dungjddeer nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức internet. Liên quan đến cung cấp dịch vụ kết nối Internet mà ISP cung cấp cho khách hàng, có nhiều dạng dịch vụ: - Dịch vụ kết nối Internet trực tiếp (ví dụ leased-line): Đối với những tổ chức có nhu cầu kết nối Internet tốc độ cao, ổn định có thể thuê dịch vụ kết nối trực tiếp. Mạng của tổ chức sử dụng đường leased-line sẽ luôn luôn kết nối với Internet thông qua đường truyền dẫn riêng. Thường các tổ chức này sẽ được ISP cấp cho một vùng địa chỉ IP tĩnh. Với vùng địa chỉ IP này, tổ chức có thể gắn địa chỉ tĩnh cho các máy chủ và tự duy trì các máy chủ dịch vụ như ftp, mail, web, dns vì mạng của tổ chức có kết nối liên tục với Internet với tốc độ kết nối cao và ổn định. Nếu không tự duy trì máy chủ, các tổ chức này cũng có thể thuê dịch vụ chạy trên máy chủ của các ISP. - Dịch vụ kết nối Internet gián tiếp: Điển hình như dịch vụ kết nối Internet thông qua dialup. Với dạng thức dịch vụ này, người sử dụng kết nối Internet sử dụng đường dây điện thoại và không thường xuyên kết nối tới Internet, người sử dụng sẽ ngắt kết nối khi không còn nhu cầu. Dạng thức kết nối này có tốc độ truyền chậm, không được cấp địa chỉ IP tĩnh, thuê bao chỉ sử dụng để truy cập Internet mà không duy trì được máy chủ cung cấp dịch vụ vốn là những host đòi hỏi tính liên tục trong kết nối. Để sử dụng được những dịch vụ như email hay web (với tên miền riêng), người sử dụng phải đăng ký dịch vụ tại ISP (web hosting, mail hosting ), tức là thuê dịch vụ trên máy chủ của ISP. - Dịch vụ kết nối Internet tốc độ cao (ADSL): Đây là dạng thức kết nối Internet sử dụng đường dây điện thoại nhưng có tốc độ kết nối Internet cao và là kết nối liên tục, tức mạng của tổ chức được luôn luôn kết nối tới Internet (always-on). Nếu thuê bao ADSL được ISP cấp địa chỉ tĩnh thì hoàn toàn có thể sử dụng kết nối liên tục này để tự duy trì các máy chủ dịch vụ như ftp, mail, web, DNS tương tự như sử dụng kết nối leased-line. Tuy nhiên hiện nay, để tiết kiệm không gian địa chỉ IP, không chỉ với dạng kết nối dialup mà với cả dịch vụ ADSL, các nhà cung cấp cũng sử dụng phương thức cấp địa chỉ động. Điều này khiến cho những khách hàng sử dụng dịch vụ tốc độ cao ADSL hiện nay chỉ có thể cải thiện tốc độ truy cập Internet chứ vẫn chưa thể tự mình duy trì máy chủ dịch vụ như mail, ftp, web như những đối tượng thuê kết nối trực tiếp leased-line.
  10. Bài 2: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG Thƣ điện tử (Electronic Mail hay E-mail): là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử. Sử dụng dịch vụ này ngoài nội dung thư có thể truyền kèm tệp (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video ). Tin nhắn nhanh (IM: Instant Messages): Giống một cuộc hội thoại của hai người trở lên nhưng ở dạng văn bản và mọi người tham gia hội thoại chỉ có thể nhận từng tin nhắn một. Tin nhắn văn bản (Text Messages): Tương tự như tin nhắn IM nhưng chúng được tạo ra và gửi từ các máy điện thoại di động và số ký tự gửi trong mỗi tin nhắn bị hạn chế. VoIP (Voice over Internet Protocol): Sử dụng định dạng kỹ thuật số đi kèm các giao thức mạng Internet cho phép các cuộc hội thoại có âm thanh của hai hoặc nhiều người ở những nơi khác nhau hoặc các nước khác nhau. Hội thảo trực tuyến (Online Conferencing): Cho phép mọi người có thể tổ chức cuộc họp trực tuyến thông qua việc sử dụng Internet. Phòng thảo luận (Chat Rooms): Có thể tham gia vào các cuộc thảo luận chính hoặc có thể tới các phòng thảo luận riêng để thực hiện các cuộc thảo luận theo các chủ đề. Các trang mạng xã hội (Social Networking Sites): Các trang Web có thể tham gia để kết nối với những người quen biết hoặc để làm quen với những người mới. Tạo thông tin cá nhân và đăng tải những bức ảnh, băng video, hoặc các bài viết về bản thân hoặc chơi game. Các trang nhật ký mạng (Blogs): Sử dụng như một trang báo nơi một người có thể viết về các vấn đề cụ thể, và những người khác sẽ đăng tải nhận xét về bài báo đó. Bảng tin (Message Boards/Newsgroups): Tương tự như các trang tin nơi có thể đăng tải những nhận xét về một chủ đề nào đó mặc dù có thể phải đăng ký vào nhóm tin. Sử dụng các phương thức truyền thông điện tử có các lợi ích sau: - Nói chung nhanh hơn để gửi tin nhắn đến một hoặc nhiều người thay vì sử dụng điện thoại để liên hệ với họ. - Có thể in bản sao của cuộc hội thoại như hồ sơ thông tin liên lạc. - Có thể chia sẻ thông tin bằng cách gửi các tập tin hoặc file đính kèm e-mail, tin nhắn tức thời, hoặc thông qua một tính năng trực tuyến. - Có thể gửi tập tin khi tải về từ trang web. - Có thể truy cập Email và mạng nội bộ của công ty hoặc trang web từ bất kỳ vị trí nào. - Sử dụng tin nhắn điện tử để thiết lập các cuộc họp hoặc thông báo cho người khác về họ, và sau đó đáp ứng bằng cách sử dụng các chương trình dựa trên web. - Chi phí ban đầu có thể cao nhưng chi phí để duy trì thấp. - Bất kể phương pháp giao tiếp điện tử, yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch vụ và thiết bị máy tính cho khách hàng sử dụng. - Chia sẻ và giao tiếp với những người khác để có thể xây dựng ý thức cộng đồng.
  11. Bài 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG I. An toàn lao động An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe con người đưa ra những bí quyết để người sử dụng máy vi tính có thể phòng bệnh như: “Ngồi đúng tư thế trước máy tính; Máy phải được đặt đúng chiều cao của người sử dụng; Giữ khoảng cách thích hợp với màn hình; Tránh sử dụng máy tính quá lâu ”. Ghế ngồi đúng tƣ thế Chiều cao của mỗi người khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải biết điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi để phù hợp với chiều cao mặt bàn, cho đúng tư thế trong khi ngồi và làm việc trên máy tính. - Điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế cho phù hợp để cánh tay khi đặt bàn tay lên gõ phím, nháy chuột sẽ tạo thành một góc vuông ở khuỷu tay trong khi ngồi làm việc. - Điều chỉnh chiều cao của ghế để gót chân thoải mái đặt trên sàn nhà. - Điều chỉnh chỗ lưng ghế tựa để giữ cho lưng thẳng trong khi ngồi trước máy tính. Sử dụng ghế văn phòng cũng phải đúng tiêu chuẩn để các cơ bắp không bị mỏi khi ngồi trên ghế trong nhiều giờ liên tục: Ngồi trên ghế hỗ trợ phía sau thấp hơn, có phần tỳ tay và có thể điều chỉnh độ cao Vị trí màn hình phù hợp với góc nhìn của mắt Mắt bắt đầu có cảm giác mỏi sau khi sử dụng máy tính trong một thời gian dài. Duy trì vị trí mắt thích hợp cũng giúp giảm ảnh hưởng và mắt nhìn được tốt hơn. - Không đặt màn hình hiển thị quá gần mắt. Đặt màn hình cách mặt bạn khoảng 24 đến 30 inch. - Bên cạnh khoảng cách, cũng cần điều chỉnh chiều cao của màn hình để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Nghiêng màn hình lên khoảng 10 độ để tránh mỏi cổ. - Cạnh trên của màn hình cần đặt cao hơn mắt khoảng 5 đến 8 cm. - Điều chỉnh độ sáng màn hình cho thích hợp với điều kiện ánh sáng trong phòng. Nếu màn hình hiển thị quá sáng, nó có thể làm mỏi mắt rất nhanh. Do đó, giảm độ sáng màn hình là điều được khuyến khích. - Điều chỉnh độ phân giải màn hình để văn bản và biểu tượng hiển thị đủ lớn nhằm quan sát một cách rõ ràng - Đảm bảo màn hình không bị nhấp nháy. Tần số màn hình nên để ít nhất là 72 Hz. - Bạn cần nghỉ ít nhất một lần một giờ làm việc và đi bộ để lưu thông cơ thể và thư giãn đôi mắt. Tƣ thế đúng vị trí của tay Việc sử dụng chuột và bàn phím làm cho cánh tay và bàn tay phải làm việc liên tục trên máy tính. Do đó, giữ đúng vị trí cánh tay là điều quan trọng để loại trừ các cảm giác nhức mỏi. - Luôn giữ cho cánh tay tạo thành góc vuông ở khuỷu tay trong suốt thời gian sử dụng bàn phím và chuột.
  12. - Không để lòng bàn tay chạm vào bàn phím trong khi đánh máy, mà hãy giữ cho lòng bàn tay ở phía trên bàn phím và nhẹ nhàng nhấn xuống trong khi các ngón tay gõ phím. Điều này sẽ làm cho lòng bàn tay hoặc ngón tay không bị mỏi, ngay cả sau khi đánh máy trong nhiều giờ. - Dùng bàn tay giữ trọn vẹn chuột máy tính trong khi di chuyển nó làm việc. Ngoài ra, cũng không cần thiết phải sử dụng quá nhiều lực cho việc sử dụng chuột. - Màn hình và bàn phím cần đặt trực tiếp trước mặt bạn, không phải đặt ở góc. II. Bảo vệ môi trƣờng 1. Tái chế các bộ phận của máy tính. Việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng, đã tác động xấu đến môi trường. Một số công ty khi phục chế các thiết bị lại chối bỏ trách nhiệm, “tống khứ hậu quả” sang các quốc gia khác, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường bằng những chất thải hóa học độc hại, ví dụ như thủy ngân rò rỉ từ màn hình máy tính bỏ đi. Một vài thế hệ sản phẩm của cả một hệ sinh thái máy móc hiện nay được thiết kế nguyên khối chặt chẽ, tạo ra những khó khăn nhất định trong việc xử lý, phục hồi. Hơn nữa, cũng như bao sản phẩm khác, hậu quả phát sinh từ nguồn cung cấp điện luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một viên pin còn năng lượng có thể phát nổ, gây nên thương tổn hay thậm chí tước đi cả mạng sống của người đang trực tiếp tiến hành tái chế. Do đó, theo quy tắc, bắt buộc phải loại bỏ nguồn phát năng lượng trước khi can thiệp sâu hơn. 2. Thiết lập các lựa chọn tiết kiệm cho máy tính. Để tiết kiệm điện năng cho máy tính nên chuyển máy tính sang chế độ sleep hoặc hibernate sẽ giảm bớt năng lượng mà máy sử dụng. Nếu để máy tính bật cả ngày, xem xét việc kích hoạt chế độ sleep để tiết kiệm điện. Ví dụ, trên máy tính Windows 7, bấm vào nút "Start", nháy chuột vào mũi tên bên cạnh "Shut down", sau đó nháy chuột vào "Sleep". Một số người dùng tin rằng để máy tính bật cả ngày sử dụng ít điện hơn khi tắt máy và bật lại. Đây là một quan niệm sai lầm. Tắt máy khi không sử dụng nó luôn luôn tiết kiệm điện, ngay cả khi người sử dụng bật lại máy tính một vài lần nữa trong ngày. Windows 10 cung cấp khá nhiều các tính năng mới giúp tiết kiệm pin cho thiết bị, nhưng chúng nằm rải rác khắp nơi trong hệ thống. Sau đây là một số tùy chọn giúp kéo dài thời lượng pin trên các thiết bị tablet hoặc laptop đang chạy Windows 10. Tắt Bluetooth: Theo mặc định, tính năng Bluetooth sẽ được bật một cách tự động nếu thiết bị có trang bị thiết bị này. Nếu không sử dụng đến các thiết bị không dây được kết nối qua Bluetooth, tắt nó đi để tiết kiệm pin. Để tắt Bluetooth, ta có thể vào biểu tượng Action Center hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + A. Sau đó, click vào biểu tượng Bluetooth chuyển thành màu đen xám. Điều chỉnh lại độ sáng màn hình: Đèn màn hình của thiết bị tablet hoặc laptop chiếm phần lớn thời lượng của pin, vì thế việc điều chỉnh giảm độ sáng là cách tốt nhất để nhanh chóng tiết kiệm pin cho thiết bị. Nếu thiết bị không có trang bị phím tắt giúp điều chỉnh độ sáng thì sử dụng tùy chọn có sẵn được cung cấp trong Windows 10 như sau. Click vào biểu tượng Action Center hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + A. Sau đó, click vào biểu tượng hình mặt trời để điều chỉnh độ sáng màn hình. Điều chỉnh lại thiết lập sử dụng nguồn điện: Người dùng Windows 10 có thể tự động can thiệp và tùy chỉnh lại việc sử dụng nguồn điện cho các thiết bị phần cứng sao cho tiết kiệm được thời lượng pin. Nếu không rành về các thiết lập này, có thể sử dụng các thiết lập được Microsoft điều chỉnh sẵn bằng cách làm dưới đây.