Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 4: Lý luận về hành chính Nhà nước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 4: Lý luận về hành chính Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_kien_thuc_chung_chuyen_de_4_ly_luan_ve_hanh_chinh_n.pptx
Nội dung text: Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 4: Lý luận về hành chính Nhà nước
- Bài 4 LÝ LUẬN VÈ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Người trình bày: ThS. GVC Lê Hồng Cậy ĐT: 0989107405
- I. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quản lý nhà nước và hành chính nhà nước 1.1. Quản lý và quản lý nhà nước Quản lý xuất hiện cùng với nhu cầu của con người, gắn liền với quá trình phân công và phối hợp ừong lao động của con người Quản lý xã hội là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, với sự liên kết con người với nhau để sống và làm việc.
- Trong quá trình quản lý, nhà quản lý bằng các quyết định quản lý của mình tác động lên một hay một nhóm đối tượng nhất định để buộc đối tượng đó thực hiện những hành động theo ý chí của nhà quản lý.
- Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiềủ chủ thể tham gia: các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. .
- Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước
- Quyền lực nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước. Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện.
- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật và tỗ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương.
- Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước hết là hệ thống Toà án) thực hiện. Ở nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối họp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Thảo luận Anh/ chị Phân tích mối quan hệ giữa quyền hành pháp vói quyền lập pháp và quyền tư pháp. Làm thế nào để kiểm soát được hoạt động thực thi quyền hành phập của các cơ quan nhà nước?
- 1.2. Hành chính nhà nước Hành chính được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành trong việc quản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm giúp cho hệ thống đó hoàn thành mục tiêu của mình. Trong hoạt động của nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước gắn liền với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước là quyền hành pháp - thực thi pháp luật.
- Các cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ có thể sử dụng quyền lực nhà nước mang tính cưỡng chế buộc công dân và tổ chức phải tuân thủ những quy định của nhà nước khi triển khai đưa pháp luật vào tổ chức và điều tiết xã hội.
- Hành chính nhà nước không tồn tại ngoài môi trường chính trị, nó phục vụ và phục tùng chính trị, vì vậy nó mang bản chất chính trị. Bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng,có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Lợi ích này được thể hiện tập trung trong đường lối, chủ trương của đảng cầm qưyền
- Ở Việt Nam, hoạt động hành chính nhà nước phải nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong mỗi giai đoạn nhất định.
- Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có vị trí tối cao, mọi chủ thể xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức khi thực thi công vụ phải hoạt động trên cơ sở pháp luật
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy phải tuân thủ các quy định của pháp luật Tính pháp quyền đòi hỏi các chủ thể hành chính phải nắm vững được các quy định pháp luật và hiểu rõ thẩm quyền của mình để có thể thực hiện đúng chức năng và quyền hạn được trao khi thi hành công vụ.
- Đối tượng quản lý của hành chính nhà nước là những hành vi diễn ra hàng ngày của công dân và các tổ chức trong xã hội. Cảc hành vi này xuất phát từ những nhu cầu khách quan của công dân và tổ chức trong xã hội. Do đó, để quản lý các hành vi này, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động thường xuyên, liên tục, không được gián đoạn để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội.
- Bộ máy hành chính nhà nước gồm nhiều cơ quan quan hành chính khác nhau trải ra trên nhiều cấp từ trung ương đến cơ sở. Mỗi cơ quan được trao một thẩm quyền xác định để thực hiện các nhiệm vụ đó. Các cơ quan này liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ.
- Hành chính nhà nước hướng tới phục vụ lợi ích chung của cộng đồng để duy trì trật tự chung trong xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước không hướng tới tìm kiếm lợi nhuận kinh tế.
- 2. Vai trò của hành chính nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Thông qua hoạt động hành chính nhà nước, các quy phạm pháp luật đi vào đời sông xã hội, điêu chỉnh, duy trì trật tự của xã hội theo định hướng mong muốn của nhà nước. Bên cạnh đó, bộ máy hành chính nhà nước còn đảm bảo cung cấp các dịch vụ công thiết yếu phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
- Tầm quan trọng của hành chính nhà nước: Hành chính nhà nước góp phần quan trọng trong việc hiện thực hoá các mục tiêu,, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị của đảng cầm quyền trong xã hội. Hành chính nhà nước giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội theo một định hướng thống nhất thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách của nhà nước.
- Hành chính nhà nước giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội theo một định hướng thống nhất thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách của nhà nước. Hành chính nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, kích thích phát triển, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội:
- II. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm nguyên tắc hành chính nhà nước Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
- Các nguyên tắc hành chính nhà nước cơ bản Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động hành chính nhà nước tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: 2.1. Nguyên tắc Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước Hoạt động hành chính nhà nước luôn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với hành chính nhà nước Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước thông qua đội ngũ đảng viên của mình trong bộ máy hành chính nhà nước,
- 2.2 Nguyên tắc pháp trị Nguyên tắc pháp trị trong hành chính nhà nước là xác lập vai trò tối cao của pháp luật, là việc tiến hành các hoạt động hành chính nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ để tiến hành hoạt động công vụ.
- 2.3. Nguyên tắc phục vụ Trong xã hội dân chủ, nhà nước được hiểu là bộ máy được nhân dân traò quyền để thực hiện quản lý trong xã hội do đó phậi hoạt động phục vụ xã hội và nằm dưới sự giám sát của nhân dân. Nhà nước phải công khai và có cam kết về chất lượng các dịch vụ mà mình cung cấp cho xã hội để nhân dân có thể giám sát.
- 2.4. Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả Hoạt động hành chính nhà nước không chỉ hướng tới đạt tới hiệu lực cao nhất, hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển của mình mà còn phải đạt được hiệu quả tức là phải hướng tới giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động.
- III. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm và phân loại chức năng hành chính nhà nước 1.1. Khái niệm chức năng Chức năng còn được hiểu là loại công việc, nhiệm vụ mà một cá nhân, bộ phận, cơ quan, tổ chức có thể làm được. Đối với một tổ chức, chức năng chính là các loại nhiệm vụ, công việc mà tổ chức đảm nhiệm.
- 1.2. Chức năng hành chính nhà nước Chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo đảm sự phát triển của xã hội.
- 1.3. Phân loại chức năng hành chính nhà nước Cách phân loại chia chức năng hành chính nhà nước thành hai nhóm: chức năng bên trong và chức năng bên ngoài: Chức năng bên trong là chức năng liên quan tới quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động nội bộ của nền hành chính; Chức năng bên ngoài bao gồm các hoạt động điều tiết các quan hệ kinh tế - xã hội theo các quy định của nhà nước và cung cấp dịch vụ công đáp ứng các nhu cầu thiết yếu phát triển xã hội.
- 2. Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước 2.1. Chức năng nội bộ Chủ yếu bao gồm: Chức năng lập kế hoạch: xác định các mục tiêu và đưa ra giải pháp để thực hiện mục tiêu đó
- Chức năng tổ chức bộ máy hành chính: Là hoạt động xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý cho bộ máy hành chính. Chức năng nhân sự: cung cấp, duy trì và phát triển con người; Chức năng lãnh đạo, điều hành; Chức năng phối hợp; Chức năng quản lý ngân sách; Chức năng kiểm soát:
- 2.2. Chức năng bên ngoài Chức năng hành chính nhà nước bên ngoài là chức năng tác động của bộ máy hành chính lên các đối tượng bên ngoài bộ máy hành chính để duy trì trật tự trong xã hội hay đảm bảo các dịch vụ công phục vụ sự phát triển của xã hội.
- Chức năng này bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu như lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, ban hành và đề xuất các quy định pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật Chức năng cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng chủ yếu của nhà nước nhằm đảm bảo cho xã hội các dịch vụ thiết yếu phục vụ quá trình quản lý nhà nước và phát triển xã hội.
- IV. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Bối cảnh chung: Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Toàn cầu hóa trước hết được hiểu từ giác độ kinh tế, gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu và phân công lao động quốc tế.
- Toàn cầu hóa là một quá trình khách quan, tác động tới mọi quốc gia. Trong xu hướng đó, các quốc gia chủ động hội nhập vào đời sống quốc tế để phát triển. Các nhà nước nói chung và bộ máy hành chính ở các quốc gia phải trở nên nhanh nhạy hơn, vận hành hiệu lực và hiệu quả hơn để có thể tận dụng các cơ hội và đối phó với các thách thức mà toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại.
- 2. Cải cách hành chính ở các nước trên thế giới xu hướng chung của cải cách hành chính trên thế giới hiện nay là hướng tới làm thế nào xây dựng một chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động một cách nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh của Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội. Mục tiêu tổng quát trong cải cách hành chính của tất cả các nước trên thế giới là hướng tới việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội (công nghệ thông tin)
- 3. Cải cách hành chính ở Việt Nam Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mục tiêu chung: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”,
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lọi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thòi gian và kinh phí của các doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước xác định 6 nội dung cụ thể cần thực hiện bao gồm: Cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công hiện đại hóa hành chính nhà nước.
- Thảo luận Hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động hành chính nhà nước là gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hành chính nhà nước? Anh/ liên hệ hoạt động của cơ quan hành chính địa phương
- Chúc các anh /chị Hạnh phúc, Thành đạt