Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị

pptx 42 trang hongtran 04/01/2023 9540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxtai_lieu_kien_thuc_chung_chuyen_de_1_nha_nuoc_trong_he_thong.pptx

Nội dung text: Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị

  1. Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Người trình bày: ThS. GVC Lê Hồng Cậy ĐT: 0989107405
  2.  1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ  1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị  1.1.1. Khái niệm quyền lực  Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi.
  3.  Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những người khác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những người khác.
  4.  1.1.2. Khái niệm quyền lực chính trị  Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong xã hội có giai cấp. Đó là quyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân  . Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước.
  5.  quyền lực chính trị có những đặc điểm chủ yếu sau:  - Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp thông qua tổ chức đại diện của mình là đảng chính trị của giai cấp thống trị.  - Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ với giai cấp khác.
  6.  Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thông qua phương tiện chủ yếu là nhà nước.  Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ:  - Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị.  Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị.
  7.  Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:  + Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và luật, do cơ quan lập pháp thực hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ chức cũng khác nhau, ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
  8.  Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện.  + Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp.
  9.  Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
  10.  1.2. Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị  1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị  Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống chính trị. Theo nghĩa chung nhất, hệ thống chính trị được hiểu là hình thức tổ chức chính trị của một xã hội.
  11.  Hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm: hệ thống đảng chính trị (trong đó ảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.  ,
  12.  1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị  Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội,  các yếu tố cấu thành, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm: Hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị);  Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế;  các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.
  13.  1.3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam  1.3.1. Bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam  Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh giai cấp công nhân trong liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức đã trở thành giai cấp cầm quyền.
  14.  Hệ thống chính trị vận hành theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:  - Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.  - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.  - Nguyên tắc tập trung dân chủ.  - Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  15.  1.3.2. Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam  Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị  Hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội
  16.  Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị  Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân
  17.  Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội thành viên là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.
  18.  Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng  Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên
  19.  Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ, bảo vệ quyền bình đẳng, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.  Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, có nhiệm vụ vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
  20.  Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, nơi tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”,  Bên cạnh những tổ chức trên đây, nhiều tổ chức xã hội khác cũng tham gia tích cực vào hoạt động trong hệ thống chính trị như
  21.  Thảo luận  Quyền lực chính trị là gì? Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?  Phân tích cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”?  Phân tích vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị? Tại sao nói nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị?
  22.  2. NHÀ NƯỚC - TRUNG TÂM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ  2.1. Sự ra đời và bản chất của nhà nước  2.1.1. Sự ra đời của nhà nước  Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, được phát triển qua quá trình phát triển tự nhiên của xã hội loài người.  Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định;
  23.  2.1.2. Bản chất của nhà nước  Vì là bộ máy thống trị giai cấp, bảo vệ cho lợi ích của một giai cấp nhất định nên nhà nước luôn mang bản chất giai cấp, không có nhà nước phi giai cấp.
  24.  Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào,
  25.  2.2. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị  Hệ thống chính trị trong xã hội là một hệ thống phức tạp với ba bộ phận quan trọng là hệ thống đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức quần chúng tham gia vào hoạt động chính trị. Trong hệ thống đó, nhà nước giữ vai trò trung tâm,
  26.  2.2.1. Các đảng chính trị  Trong hệ thống chính trị, các đảng chính trị giữ vai trò quan trọng  Đảng chính trị là bộ phận tiên phong, đầu não của giai cấp, nơi tập trung trí tuệ của giai cấp, tổ chức giai cấp trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nhà nước vào tay mình để bảo vệ lợi ích giai cấp.  Hệ thống tổ chức đảng chính trị trong xã hội hiện đại ở các nước khác nhau không giống nhau.
  27.  2.2.2. Nhà nước  Nhà nước là tổ chức quan trọng nhất trong việc thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, bằng hệ thống luật pháp buộc mọi người phải tuân thủ; đồng thời còn những tổ chức cưỡng chế đặc biệt như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù để bảo đảm thực hiện.
  28.  2.2.3. Các tổ chức quần chúng  Các tổ chức quần chúng được hình thành và phát triển rất đa dạng trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau (các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhóm áp lực, ). Những tổ chức này có thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho một nhóm người có lợi ích giống nhau trong xã hội (như Hội làm vườn, Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  29.  Thảo luận:  Quyền lực chính trị là gì? Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?  Phân tích cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”?  Phân tích vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị? Tại sao nói nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị?
  30.  3. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC TA  3.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  3.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN
  31.  Với mỗi chế độ chính trị có hình thức biểu hiện của nhà nước pháp quyền không giống nhau. Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, bảo đảm dân chủ XHCN.
  32.  3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN  Nhà nước pháp quyền XHCN có một số đặc điểm cơ bản sau đây:  - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân:
  33.  - Nhà nước pháp quyền XHCN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật:  Hiến pháp và pháp luật Việt Nam phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
  34.  Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải phản ánh được tính chất dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền con người:  Trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp:
  35.  Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:  3.2. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay  Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan.
  36.  Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói riêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm
  37.  Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
  38.  Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra.  3.3. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay  Đổi mới hệ thống chính trị là một vấn đề phức tạp và khó khăn, tuy cấp bách nhưng không thể chủ quan, nóng vội dễ dẫn tới sai lầm.
  39.  Nhà nước là bộ máy cơ bản nhất để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là công cụ quan trọng nhất để phát huy dân chủ XHCN, do đó cần phải trở thành bộ máy phục vụ nhân dân,  Trong tình hình hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo;
  40.  - Nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN.  - Tiến hành cải cách đồng bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên cả ba lĩnh vực cải cách lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, trong đó lấy cải cách hành chính là trọng tâm.
  41.  Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân;  Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 
  42. Cám ơn các anh/chị đã quan tâm theo dõi