Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận (nghiệp vụ, kỹ năng) công tác đoàn, hội, đội

pdf 144 trang manhthi 23/10/2022 39140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận (nghiệp vụ, kỹ năng) công tác đoàn, hội, đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_nhung_van_de_co_ban_ve_ly_luan_nghiep_vu.pdf

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận (nghiệp vụ, kỹ năng) công tác đoàn, hội, đội

  1. 1 HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN (NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG) CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, ĐỘI Hà Nội - 2018
  2. 2 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022): “Đầu tư, phát huy vai trò của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và các đơn vị làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn ở cấp tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn các cấp. Hoàn thiện giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ đoàn các cấp theo các chức danh. Phấn đấu 100% cán bộ đoàn được tập huấn, trang bị kỹ năng, nghiệp vụ ”. Dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi cả nước; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022); để thống nhất nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong cả nước; Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức biên soạn tập “TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, ĐỘI”. Từ những bản thảo lần đầu, tập tài liệu trên đã nhiều lần được góp ý, bổ sung, chỉnh sửa thông qua các hội nghị tọa đàm, hội thảo khoa học lấy ý kiến của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài tổ chức Đoàn, Hội, Đội; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương Đoàn qua các thời kỳ; các nhà sư phạm của các Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội các địa phương và Khoa Dân vận Trường Chính trị các tỉnh, thành; cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Đến nay tập “TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, ĐỘI” đã ra mắt bạn đọc. Tập tài liệu gồm 08 chuyên đề trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận công tác Đoàn, Hội, Đội. 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên. 2. Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 3. Tóm tắt Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam.
  3. 3 4. Những vấn đề cơ bản về Hội LHTN Việt Nam. 5. Những vấn đề cơ bản về Hội Sinh viên Việt Nam. 6. Những vấn đề cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh. 7. Những vấn đề tâm lý cơ bản của thanh thiếu niên. 8. Cán bộ đoàn và phương pháp công tác của cán bộ đoàn. Hiểu biết sâu sắc và vận dụng tốt phần kiến thức cơ bản có tính chất lý luận định hướng, mở đường trong tập tài liệu này vào thực tiễn công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi, chắc chắn đội ngũ cán bộ chuyên trách nói riêng, bán chuyên trách làm công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi nói chung sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; góp phần củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội ngày thêm vững mạnh, phong trào thanh thiếu nhi ngày càng phát triển. Mặc dù những nội dung các chuyên đề trong tập tài liệu này dưới các góc độ thời lượng lên lớp khác nhau đã được giảng dạy tại các lớp đào tạo chương trình cử nhân, trung cấp chính trị - hành chính trong và ngoài Học viện; các lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn và Hội Thanh niên các nước bạn Lào và Cămpuchia; các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội tại ba miền Bắc, Trung, Nam Nhưng đây là lần đầu tiên, tập tài liệu được biên tập một cách có hệ thống, khoa học, lôgic, cập nhật thông tin, số liệu của văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các văn bản quản lý của Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI Đến nay, tập tài liệu đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, của thực tiễn công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong cả nước cũng như người học Mặc dù Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn tập tài liệu trên chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, mong muốn của đông đảo người sử dụng trong và ngoài hệ thống tổ chức Đoàn, Hội, Đội và còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của bạn đọc gần xa, đặc biệt của cán bộ Đoàn, Hội, Đội để tập tài liệu này được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! BAN BIÊN TẬP
  4. 4 CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 1. Về vị trí, vai trò của thanh niên trong đời sống xã hội Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của Các Mác (05/5/1818 - 14/3/1883) là học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và luôn luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách một giai cấp khi nó ý thức được địa vị và tương lai của nó. Vào năm 1866, Mác đã nhấn mạnh: “ Dù sao thì những người công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả loài người, hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”1. Mác đã coi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Thời của Mác, trẻ em và thiếu niên bị bóc lột thậm tệ, vì vậy, ông cho rằng “cần phải bảo vệ trẻ em và thiếu niên lao động khỏi sự tác động có tính chất huỷ hoại của chế độ hiện nay”2. Còn Phriđrich Ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) người bạn chiếu đấu của C.Mác đã đề xuất tư tưởng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ, ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới. Họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Theo Vlađimir Ilích Lênin (22/4/1870 - 21/011924), sau khi giành thắng lợi thì chính quyền Xô viết cũng như những người cộng sản chân chính và đoàn viên Đoàn Thanh niên Kômxômôn phải đối mặt với ba kẻ thù chính: 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 1994, tập 16, tr. 262. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập 16, tr. 262.
  5. 5 “Kẻ thù thứ nhất - Tính kiêu ngạo cộng sản; kẻ thù thứ hai - Nạn mù chữ; kẻ thù thứ ba - Nạn hối lộ”3. Từ nạn mù chữ còn khá phổ biến của nước Nga thời Sa Hoàng, nay chuyển sang chế độ mới, thì theo Lênin “ chừng nào còn một hiện tượng như nạn mù chữ, thì rất khó có thể nói đến giáo dục chính trị Một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị nếu còn có thể hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được”4. Năm 1848, Ph.Ăng ghen đã chỉ ra rằng thanh niên luôn được mệnh danh là lực lượng xung kích, dự bị đối với đảng. Đảng Cộng sản cần tính đến thế hệ trẻ trong đội ngũ tiên phong của mình, để tăng cường lực lượng Sang đầu thế kỷ XX, luận điểm trên của Ăngghen đã được Lênin nhắc lại trong bài báo: Sự khủng hoảng của chủ nghĩa Men sê vích (đăng trên Báo “Người Vô sản” ngày 07/12/1906) như sau: “ Tôi nhớ lại một đoạn của Ăng ghen có lẽ trong “Vấn đề nhà ở”, Ăng ghen đã viết: “Há chẳng phải trong đảng cách mạng của chúng tôi, thanh niên chiếm ưu thế là một điều rất tự nhiên sao? Chúng tôi là một đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc về thanh niên. Chúng tôi là đảng của những người cách tân, mà thanh niên lại luôn luôn thích đi theo những người cách tân. Chúng tôi là đảng đấu tranh quên mình chống lại chế độ cũ thối nát, mà thanh niên lại luôn luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh quên mình Chúng ta sẽ luôn là đảng của thanh niên của giai cấp tiền phong!”5. C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong chiến đấu của nó. Khi các tổ chức cộng sản đầu tiên hình thành trên thế giới, Ăngghen là một trong những nhà kinh điển mác xít đầu tiên đưa ra các quan niệm như: Thanh niên là đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế, thanh niên là đội hậu bị của đảng. Cả hai ông đều thống nhất cho rằng: Thanh niên không đứng ngoài chính trị và chính hiện thực cách mạng đã lôi cuốn thanh niên vào cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ bóc lột giai cấp vô sản, xây dựng xã hội tương lai. Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của thanh niên vào cuộc đấu tranh chính trị 3 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 44, tr. 217. 4 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 44, tr. 218. 5 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr. 210.
  6. 6 của giai cấp vô sản. Lênin coi những người vô sản trẻ tuổi chẳng những là đội quân hậu bị hùng mạnh của cách mạng, mà còn là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lênin đã nhiều lần nhận xét rằng thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội mới. Ông cho rằng thế hệ đang lớn lên của giai cấp vô sản, những sinh viên và học sinh tiến tiến, một bộ phận quan trọng của giới trí thức trẻ là những người bạn đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân. Đối với thanh niên công nhân, ngay cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Lênin đã nhận thấy rằng: “Trong hàng ngũ công nhân, người ta thấy lòng khao khát thiết tha muốn hiểu biết và mối nhiệt tình đối với chủ nghĩa xã hội, ngày càng tăng”6. Cuối cùng V.I.Lênin kết luận: “Không có một đảng nào ở các nước văn minh, lại không hiểu lợi ích to lớn của những hội học sinh và nghiệp đoàn có tính chất hết sức rộng rãi và đựợc tổ chức vững vàng; song đảng nào cũng muốn ảnh hưởng của mình chiếm ưu thế trong các hội đó”7. 2. Về giáo dục thế hệ trẻ nhằm phát triển toàn diện con người C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là: “làm cho những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình”8. Trên tinh thần đó, các nhà kinh điển mácxít đều khẳng định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đào tạo nên những con người xã hội chủ nghĩa, những người lao động mới có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá và khoa học tiên tiến, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt - những con người phát triển toàn diện. Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định một số nội dung cơ bản về giáo dục và nguyên lý giáo dục cho thanh niên là: Thứ nhất, giáo dục thanh niên về trí dục, sinh học, vật lý, toán học, hóa học, ngôn ngữ, ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ học vấn, kiến thức của nhân loại, phát triển năng lực tư duy sáng tạo để có khả năng làm chủ tự nhiên. Vấn đề giáo dục trí lực được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đặt lên vị trí hàng đầu. Thứ hai, giáo dục thanh niên nhằm nâng cao thể chất, tri thức khoa học và kỹ năng về quân sự để tuổi trẻ phát triển tầm vóc và thể lực cường tráng, 6 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 339. 7 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr. 424. 8 C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 475.
  7. 7 tham gia bảo vệ đất nước, phát triển nòi giống. Tiếp đó là giáo dục thanh niên về quản lý kinh tế, khoa học công nghệ, kiến thức bách khoa. Thứ ba, giáo dục thanh niên về khoa học xã hội và nhân văn, những gì cần biết, liên quan đến sự phát triển của thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng. Đó là kiến thức tổng hợp về triết học, xã hội học, lịch sử, tâm lý giáo dục học, pháp luật góp phần phát triển nhân cách cho thanh niên. Theo V.I.Lênin, “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”9. Thứ tư, đảm bảo nội dung “giáo dục thực tiễn” cho thanh niên. Chính Ăngghen là người sử dụng thuật ngữ “giáo dục thực tiễn” cho thế hệ trẻ từ rất sớm và trong quá trình giáo dục phải quán triệt nguyên lý, phương châm giáo dục thanh niên là gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học với hành. Theo các nhà kinh điển sáng lập học thuyết Mác - Lênin, một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản là giúp đảng cộng sản tập hợp, đoàn kết đông đảo các tầng lớp thanh niên, tuyên truyền giáo dục về chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, bồi dưỡng rèn luyện họ trở thành con người mới, những chiến sĩ cộng sản chân chính để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản lần thứ III toàn Nga (1920) V.I.Lênin nhấn mạnh: “Chúng ta nói rằng đạo đức của chúng ta (đạo đức cộng sản) hoàn toàn phục tùng lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra”10. Theo Lênin, học tập chủ nghĩa cộng sản trước hết và dĩ nhiên thanh niên phải thâu thái được lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác đã đề ra. Người chỉ ra: “Không có công tác, không có đấu tranh, thì kiến thức sách vở về chủ nghĩa cộng sản rút ra từ các sách và các tác phẩm về chủ nghĩa cộng sản, sẽ không có một chút giá trị nào cả”11. Theo Lênin, toàn bộ chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản hiểu một cách ngắn gọn, cô đọng nhất đó chính là kết hợp chặt chẽ giữa trường học và trường đời để giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên. Người khẳng định: “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên là phải tổ chức hoạt động thực tiễn của mình thế nào để khi học tập, khi tổ chức 9 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 362. 10 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 367. 11 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 358.
  8. 8 nhau lại, khi tập hợp nhau lại, khi đấu tranh, tầng lớp thanh niên ấy tự giáo dục mình và đồng thời cũng giáo dục cho tất cả những ai đã công nhận họ là người dẫn đường chỉ lối, để trở thành những người cộng sản. Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện và dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên”12. Học tập và làm việc, học tập và đấu tranh cách mạng, đồng thời thanh niên phải học tập suốt đời, cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng xã hội mới luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong kế hoạch của Lênin về giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ và được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của Người khi căn dặn thanh niên: “Học, học nữa, học mãi”. 3. Về xây dựng tổ chức đoàn thanh niên cộng sản nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên Theo Mác: Thanh niên là lớp người có tiềm năng và sức mạnh, có vai trò và vị trí chiến lược của cách mạng. Nhưng để phát huy sức mạnh to lớn của thanh niên, đảng cách mạng của giai cấp công nhân cần tổ chức thanh niên trong một tổ chức để giác ngộ, giáo dục, rèn luyện và phát huy họ trong đấu tranh cách mạng. Quan tâm đến vấn đề tập hợp tổ chức thanh niên không chỉ giác ngộ phát triển mà còn là để bảo vệ, chống lại âm mưu lôi kéo thanh niên. Như vậy, vừa đồng thời thức tỉnh thanh niên vừa cần một lớp thanh niên có ý thức tham gia thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, chống chế độ chuyên chế tư bản chủ nghĩa. Ph.Ăngghen đã từng nhắc nhở rằng không nên để thanh niên đứng ngoài chính trị, cần tập hợp họ lại trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của chính đảng của giai cấp công nhân và chính phong trào cách mạng sẽ lôi cuốn thanh niên vào cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ bóc lột giai cấp vô sản, xây dựng xã hội mới. Ph.Ăngghen chỉ ra rằng thanh niên luôn được mệnh danh là lực lượng xung kích, dự bị đối với Đảng. Chúng ta cần tính đến thế hệ trẻ trong đội ngũ tiên phong của mình, để tăng cường lực lượng. Lênin đề nghị cần phải tập hợp thanh niên lại thành những tổ chức độc lập, các tổ chức độc lập tự quản đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo tư tưởng của đảng cộng sản. Tất nhiên không phải thừa nhận bất kỳ một tổ chức thanh niên nào, mà Người chỉ thừa nhận những tổ chức thanh niên lấy hệ tư tưởng mác xít 12 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 369.
  9. 9 làm nền tảng. Lênin nhấn mạnh tổ chức đảng và những đảng viên cộng sản cần phải có thái độ độ lượng đối với thế hệ trẻ. Người nhắc nhở cần phải đòi hỏi ở thanh niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết điểm của họ, cần phải giáo dục cho họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họ đối với cách mạng ngay từ thuở thiếu thời. Xuất phát từ lợi ích đấu tranh giai cấp, dựa vào lợi ích riêng và những đặc điểm của lứa tuổi của thanh niên, Lênin - lãnh tụ của giai cấp vô sản đã kiên quyết ủng hộ “ tính độc lập về mặt tổ chức của đoàn thanh niên và không chỉ là vì bọn cơ hội hoảng sợ tính độc lập đó mà là bản chất của sự nghiệp. Bởi vì, nếu không có tính độc lập đầy đủ, thanh niên sẽ không thể rèn luyện mình thành những chiến sĩ xã hội chủ nghĩa ưu tú, sẽ không thể sẵn sàng thúc đẩy chủ nghĩa xã hội tiến tới”13. Theo V.I.Lênin, Đoàn Thanh niên Cộng sản phải xây dựng về tư tưởng, chính trị và tổ chức vững mạnh, để trở thành đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản, bảo vệ tư tưởng mácxít, bảo vệ sự nghiệp cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội mới, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng. Đấu tranh không khoan nhượng trước mọi thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, giáo dục thanh niên có lòng tin, phương hướng phấn đấu, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó tích cực tham gia xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ. Theo Lênin, Đảng Cộng sản và tổ chức Đoàn TNCS phải gắn nhiệm vụ của Đoàn TNCS và quá trình học tập, giáo dục và rèn luyện của thanh niên với cuộc đấu tranh của những người vô sản và nhân dân lao động. Rằng: “Thế hệ thanh niên chỉ có thể học chủ nghĩa cộng sản khi biết gắn liền từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với cuộc đấu tranh không ngừng của những người vô sản và những người lao động chống lại xã hội cũ của bọn bóc lột”14. Xuất phát từ lợi ích đấu tranh giai cấp, dựa vào lợi ích và những đặc điểm lứa tuổi của thanh niên, V.I.Lênin cho rằng phải củng cố tính độc lập về tổ chức của thanh niên. Tính độc lập về tổ chức của thanh niên không phải là sự đối lập giữa các đảng cách mạng, giữa các tổ chức cách mạng với tổ chức Đoàn Thanh niên. Trái lại nó tăng tính tự quản của thanh niên, năng lực sáng tạo của các hoạt động trẻ tuổi để thực sự trở thành lực lượng dự trữ của đảng cộng sản, là người trợ thủ đắc lực của Đảng. 13 Lịch sử của Đoàn TNCS Lênin Liên Xô, Nxb.Tiến bộ Mát x cơ va, 1982 - Nxb.Thanh niên, Hà Nội, tr. 12. 14 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 371.
  10. 10 4. Về mối quan hệ giữa đảng cộng sản với đoàn thanh niên cộng sản Lãnh tụ của giai cấp vô sản đã chỉ rõ đặc điểm của sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, rằng phải nhìn nhận nó không chỉ như một khoa học, mà còn như một nghệ thuật. Người đã dạy là phải lãnh đạo thanh niên “một cách khéo”, phải tính đến những đặc điểm và lợi ích của thanh niên. Đồng thời, Người cũng phản đối sự ve vãn, bợ đỡ thanh niên, việc làm ngơ trước những sai sót của thanh niên. V.I.Lênin cho rằng những người cộng sản không được nịnh hót thanh niên. Đồng thời trong quan hệ với thanh niên, Lênin đòi hỏi phải có một trình độ sư phạm cao, phải biết phân biệt sai sót của những người còn trẻ, những người đang còn học tập, với những sai lầm của bọn cơ hội và bọn xét lại, của bọn cố ý dẫn dắt quần chúng vào con đường lầm lạc. Nếu cần phải đấu tranh không chút thương xót đối với những người này thì các tổ chức của thanh niên nên được giúp đỡ, “cần có thái độ kiên nhẫn hơn đối với sai sót của thanh niên, cần phải giúp họ từng bước sửa chữa những sai sót đó, chủ yếú bằng con đường thuyết phục, chứ không phải bằng con đường đấu tranh”15. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Lênin luôn chú ý chăm lo trí thức hóa cán bộ. Người yêu cầu: Trước hết, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tại Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (ngày 02/10/1920), khi trả lời về câu hỏi đề cập đến mối quan hệ qua lại giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đảng Cộng sản, V.I.Lênin đã trả lời rằng: “Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân theo những chỉ thị chung của Đảng Cộng sản, nếu Đoàn thực sự muốn trở thành cộng sản”16. Lênin cho rằng, các cấp ủy đảng và toàn thể đảng viên phải phát hiện, giới thiệu, tiến cử những người ưu tú từ phong trào thực tiễn của quần chúng. Vì, trong quần chúng có nhiều người có trình độ tổ chức, nhưng vì nhiều lý do đã kìm hãm họ, không cho họ được phát huy, nhất là thanh niên, nên Đảng cần thu hút, đào tạo và giao việc cho họ. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nên Đảng phải thực sự kiên trì và quyết tâm. Đồng thời, để giai cấp vô sản và đội tiền phong của nó là đảng cộng sản hoàn thành được sứ mệnh là lãnh đạo xã hội, lãnh đạo cách mạng thành công thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng cộng sản phải là phải đào tạo, bồi dưỡng những người trẻ tuổi 15 Lịch sử Đoàn TNCS Lênin Liên Xô, Nxb.Thanh niên, Hà Nội,1982, tr.12. 16 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 630, 631.
  11. 11 trong đội ngũ của mình thành những lãnh tụ chính trị để lãnh đạo tổ chức và phong trào. Lênin đặt ra yêu cầu và đề cao nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và đảng viên là phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, rền luyện, giáo dục thế hệ trẻ, Người nhấn mạnh: “Đó là nhiệm vụ mà các đồng chí phải làm để rèn luyện, giáo dục, dìu dắt toàn bộ thế hệ trẻ Nếu các đồng chí không lôi cuốn được toàn thể quần chúng thanh niên công nông vào sự nghiệp xây dựng đó, thì các đồng chí sẽ không thể xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa được”17. 5. Về nhu cầu và lợi ích của thanh niên Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người từ xưa đến nay muốn sống, muốn tồn tại và phát triển được, cần phải đáp ứng được các nhu cầu. Sự thoả mãn được các nhu cầu chính là việc thực hiện lợi ích con người. Do đó, lợi ích chính là nhu cầu được ý thức. Lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là ý chí quyết tâm hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định rằng: “Một khi “tư tưởng” tách rời “lợi ích” thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó”18 và “Xưa nay tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được; trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”19. Lợi ích là động lực trực tiếp của hoạt động, là cái huyệt để nếu “điểm trúng” sẽ thúc đẩy xã hội đi lên, còn nếu “điểm sai” sẽ là nguy cơ làm tàn lụi xã hội. Đề cập vấn đề trên, V.I.Lênin cũng cho rằng: Người ta đã là và mãi mãi sẽ là những nạn nhân ngu xuẩn của sự lừa dối và sự tự lừa dối về chính trị, chừng nào người ta chưa nhận thấy ở phía sau những lời tuyên bố, lời hứa ba hoa sáo rỗng về đạo đức, tôn giáo là những lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác. Chính lao động đã tạo ra các sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu sống còn của con người và của cả loài người. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì con người trong đó có thế hệ trẻ. Cho nên các ông đã lưu ý những người cộng sản phải đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thế hệ trẻ. Chính C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin hiểu rất rõ 17 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 41, tr. 366. 18 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.122. 19 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.181.
  12. 12 quyền lợi, yêu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ không thể đảm bảo và thoả mãn được nếu không gắn liền với mục tiêu đấu tranh của giai cấp vô sản, thủ tiêu những nguồn gốc gây ra sự áp bức bóc lột đối với người lao động, tạo những điều kiện để đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Khi đã xoá bỏ được tình trạng đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội để tiến tới thủ tiêu giai cấp thì cũng xoá bỏ được những cơ sở sản sinh sự xung đột giữa các thế hệ và đáp ứng những yêu cầu và quyền lợi chính đáng của thanh niên. Lênin hiểu rất rõ những “lợi ích đặc thù” của tuổi trẻ. Người nhấn mạnh lợi ích thiết thân của cá nhân người lao động, trong đó có các tầng lớp thanh niên và cho rằng: “Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng giá một xu nhỏ, chừng nào mà người ta không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người đang tham gia vào cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta không biết kết hợp những lý tưởng đó với những vấn đề “chật hẹp” và nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày của giai cấp ấy như vấn đề trả công lao động một cách công bằng”20. Lênin hiểu tinh tế những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. Người không bao giờ tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ lợi ích của thanh niên. Người cho rằng, việc quan tâm và thỏa mãn thật sự những lợi ích và nguyện vọng của thanh niên phụ thuộc vào tính chất của bản thân xã hội. Chủ nghĩa xã hội thủ tiêu những nguồn gốc áp bức người lao động, tạo điều kiện, phát triển đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thì đồng thời cũng sẽ giải quyết vấn đề thanh niên - một bộ phận tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. 6. Về vấn đề kế thừa các thế hệ Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các thế hệ trong tiến trình lịch sử. Vấn đề các thế hệ không tách rời vấn đề giai cấp, song không được đồng nhất với vấn đề giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin hoàn toàn bác bỏ lý thuyết “Xung đột các thế hệ” của các học giả tư sản và khẳng định rằng: Giữa các thế hệ luôn luôn tồn tại sự khác biệt, hơn nữa có những mâu thuẫn, nhưng đó không phải là những mâu thuẫn đối kháng. Dưới chủ nghĩa xã hội, việc giải quyết mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra theo con đường mỗi thế hệ tự giác xích lại gần thế hệ kia, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Mác và Ăngghen cho rằng: “Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những 20 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr. 510, 511.
  13. 13 điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điểu kiện trực tiếp có trước mắt, đã có sẵn và do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống”21. Nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử - xã hội của loài người, cả hai ông đều thống nhất nhận định: “Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả những thế hệ trước để lại”22. Về nội dung kế thừa của các thế hệ, chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập một số nội dung sau: Một là, thế hệ trẻ phải biết lọc bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiêu cực, phản tiến bộ của các thế hệ trước. Hai là, thế hệ trẻ phải giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ của các thế hệ trước trao truyền lại. Ba là, thế hệ trẻ phải biết cải biến những yếu tố tích cực nêu trên cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử - xã hội mới. Bốn là, thế hệ trẻ phải góp phần sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện thực hiện. Tiếp tục phát triển những quan điểm của Mác và Ăngghen về kế thừa trong đều kiện lịch sử mới đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin cho rằng việc kế thừa chính là sự học tập, tích lũy, kế thừa có chọn lọc và phát huy tất cả những tri thức của nhân loại đã tạo ra để trở thành người cộng sản chân chính và dùng những tri thức, hiểu biết đó để xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặt vấn đề kế thừa các thế hệ lên tầm chiến lược, coi đó là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với mỗi đảng cộng sản chân chính. Tuy nhiên, các ông không bao giờ đơn giản hoá vấn đề, mà xem xét nó trong toàn bộ tính chất phức tạp của hiện thực sinh động. Theo các ông, các thế hệ kế tiếp nhau, liên hệ với nhau hết sức mật thiết, trước hết là do sự tồn tại vật chất của các thế hệ sau là do các thế hệ trước đó quyết định. Bởi lẽ sự vận động đi lên của lịch sử, các giai đoạn phát triển tiến bộ của nó luôn in đậm dấu ấn của mình trong thế hệ trẻ, đề ra cho nó những yêu cầu mới. Cùng quan điểm trên, Ăngghen cho rằng những lực 21 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr. 145. 22 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, tập. 3, tr. 65.
  14. 14 lượng mới sẽ tạo sức bật mới cho giai cấp công nhân Con cháu của chúng ta sẽ hoàn toàn xứng đáng với ông cha mình. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong xây dựng xã hội mới, đồng thời còn chỉ ra các khuyết điểm của các thế hệ đi trước và thế hệ đi sau trong việc chuyển giao, kế thừa các thế hệ. Lênin đã từng phê phán găy gắt những đảng viên không đánh giá đúng mức vai trò của lực lượng trẻ cách mạng, những đảng viên có thái độ coi thường thanh niên, chế giễu sự ngây thơ, ít kinh nghiệm của thanh niên. Người yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên bônsêvích Nga cần phải có thái độ độ lượng với thế hệ trẻ, đồng thời, luôn luôn nhắc nhở, cần phải đòi hỏi ở thanh niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết điểm của họ đối với cách mạng ngay từ thủa thiếu thời và không bao giờ nịnh hót thanh niên23. 7. Về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên Cả Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên. Các ông đã gọi bọn cơ hội chủ nghĩa là “những người bạn giả” của thanh niên và đòi hỏi phải vạch trần bộ mặt thật của chúng, ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với thanh niên, bóc trần mọi mưu đồ muốn lừa phỉnh, cám dỗ thanh niên, mưu toan tước bỏ xu hướng cách mạng của phong trào thanh niên, cản trở việc tham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chính trị của đảng cộng sản, đối lập thanh niên với đảng cộng sản Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã diễn ra xung quanh vấn đề thanh niên trên hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Giáo dục ai và giáo dục như thế nào? Tại nước Nga khi Lênin còn sống, những phần tử cơ hội quy nhiệm vụ trên vào việc đào tạo những người có văn hóa, song đứng ngoài chính trị. Vì thế, theo họ, không nên thu hút “quá sớm” thanh niên vào hoạt động chính trị, đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng vì thắng lợi của giai cấp vô sản. Những kẻ xét lại đã hô hào, rằng trước hết là kiến thức, sau đó mới đến chính trị. Cương lĩnh và đường lối của chúng là thoạt đầu, nuôi dưỡng ý thức của thanh niên bằng đạo đức và tư tưởng tư sản, sau đó mới dành cho thanh niên “sự tự do lựa chọn” các khuynh hướng chính trị. Việc giáo dục thanh niên “phi giai cấp, “phi đảng phái” này theo đuổi một mục tiêu rõ rệt là: 23 V.I.Lênin: Bàn về thanh niên, NXB. Thanh niên, Hà Nội, 1981, tr. 231.