Giáo án Pháp luật về Hải quan 2020

pdf 465 trang Viên Minh 15/07/2023 8281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Pháp luật về Hải quan 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_phap_luat_ve_hai_quan_2020.pdf

Nội dung text: Giáo án Pháp luật về Hải quan 2020

  1. I. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN 1
  2. Chƣơng 1 VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Vi phạm pháp luật nói chung được hiểu là hành vi xác định của con người, trái với các quy định (yêu cầu) của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập, duy trì và bảo vệ Trong bất kỳ xã hội có Nhà nước nào cũng vậy, luôn tồn tại, tiềm ẩn trong nó những vi phạm pháp luật nhất định. Những vi phạm pháp luật đó được xác lập dựa trên những dấu hiệu, tiêu chí, đặc điểm cụ thể mà qua đó phân chia thành các loại vi phạm pháp luật khác nhau, như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự, vi phạm dân sự . và gắn với đó là người vi phạm phải chịu những trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm pháp lý hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật. hành chính nói riêng. Vậy, vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng là gì? Dưới góc độ pháp lý, vi phạm hành chính nói chung được hiểu là: Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. Qua khái niệm trên cho thấy, vi phạm hành chính nói chung là hành vi vi phạm xảy ra xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan. Từ khái niệm và phân tích như trên, có thể hiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. 2
  3. 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Hoạt động hải quan là một loại hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Do vậy, từ khái niệm vi phạm hành chính như trên và đặc thù hoạt động của hải quan, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có những đặc điểm như sau: a. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về hải quan, nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi xâm phạm đó chủ yếu là vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan và các pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan, tập trung ở 4 nhóm vi phạm sau đây: + Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; + Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; + Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; + Vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. b. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là cá nhân hoặc tổ chức. + Cá nhân ở đây có thể là công dân Việt Nam hay người nước ngoài; + Đối với tổ chức thì hành vi vi phạm được thực hiện bởi cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức giao, phân công hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức đó). Đây cũng là điểm khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và là đối tượng bị xử phạt 3
  4. hình sự là cá nhân còn đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm cả cá nhân và tổ chức. c. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý của người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan. Để xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm đó, cơ quan Hải quan cần xem xét mặt chủ quan của hành vi. d. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hình thức, biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm đó được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hình thức, biện pháp xử lý cụ thể đã được Chính phủ quy định trong Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009). Các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực hải quan mà không được quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP) sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Việc xử lý đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được cơ quan Hải quan căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhiều vấn đề liên quan để quyết định mức phạt, các biện pháp xử lý kèm theo theo những nguyên tắc xử lý đã được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định về xử phạt có liên quan. 1.2. Những hành vi cụ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Mục 2, Chương I, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009), gồm 12 Điều từ Điều 8 đến Điều 19. Các nhóm hành vi vi phạm được xây dựng theo từng khâu của quy 4
  5. trình thủ tục hải quan: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Cụ thể như sau: 1.2.1. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế (Điều 8): Bao gồm các hành vi: - Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định; - Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan; - Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan phát hiện việc khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu; - Khai điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hoá để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không đúng thời hạn quy định. - Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế; - Không nộp hồ sơ để thanh khoản, quyết toán, xét hoàn thuế, không thu thuế đúng thời hạn quy định; - Không nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được chậm nộp đúng thời hạn quy định; - Không làm thủ tục xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê mượn thuộc hợp đồng gia công theo phương án đã đăng ký trong hồ sơ thanh khoản; - Không tái xuất, tái nhập hàng hoá đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan Hải quan; - Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định; - Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hoá chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại kho, cảng, khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật; - Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật; 5
  6. - Không tái xuất hàng hoá tạm nhập thuộc diện miễn thuế đúng thời hạn quy định; - Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định; - Lưu giữ hàng hoá quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là cảnh cáo hoặc phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 200.000 đồng; tối đa 40.000.000 đồng). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tái xuất hàng hoá; Buộc tái xuất phương tiện vận tải; Buộc thực hiện việc quá cảnh hàng hoá. 1.2.2. Vi phạm quy định về khai hải quan (Khoản 1, 2, 3, Điều 9) Gồm các hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm không liên quan đến thuế như: - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hoá trong các trường hợp sau: + Hàng hoá từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa để gia công, sửa chữa, bảo hành; + Hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu; + Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá hàng hoá trong các trường hợp sau: + Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế; + Hàng hoá tạm nhập, tạm xuất thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 6
  7. - Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu, trừ hàng hoá xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc tạm xuất, tái xuất. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là cảnh cáo hoặc phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 200.000 đồng; tối đa 20.000.000 đồng). 1.2.3. Vi phạm các quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế (Điều 11): Gồm các hành vi: - Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc chính sách mặt hàng. - Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng; - Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ. - Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; - Không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan Hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật; - Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan Hải quan; - Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan; - Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là cảnh cáo hoặc phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 200.000 đồng; tối đa 30.000.000 đồng). Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ Nhà nước. Nếu 7
  8. hành vi vi phạm có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xem xét xử lý theo các quy định của pháp luật. 1.2.4. Vi phạm quy định về giám sát hải quan( Điều 12) Bao gồm các hành vi: - Di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng; - Tự ý phá niêm phong hải quan; - Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan; - Không bảo quản nguyên trạng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hoá được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan. - Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan; - Tự ý tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam; - Tự ý tiêu thụ hàng hoá được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 5.000.000 đồng; tối đa 30.000.000 đồng). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật vi phạm; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm; Buộc thực hiện việc chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, phương tiện vận tải đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định. 1.2.5. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan (Điều 13) Bao gồm các hành vi: - Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; 8
  9. - Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính. - Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan; - Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới mà không phải là tội phạm. - Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng; - Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; - Tẩu tán, tiêu huỷ hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 500.000 đồng; tối đa 30.000.000 đồng). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật vi phạm; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm. 1.2.6. Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1.2.6.1. Nhóm hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu (Khoản 4, Điều 9) - Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; - Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan Hải quan phát hiện trong quá trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, trừ các hành vi quy định tại Điều 14, Nghị định này. 9
  10. * Hình thức xử phạt: ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 10% số thuế khai thiếu, hoặc số thuế khai tăng được miễn, giảm, hoàn, không thu so với quy định của pháp luật. 1.2.6.2. Nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 14) - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu. - Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hóa, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp. - Vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP) mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm. - Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa trong khu phi thuế quan. - Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. - Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu có số thuế gian lận từ 50.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm. - Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu. - Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế. - Không khai hoặc khai sai hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa. - Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp. 10
  11. - Khai tăng so với định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra phát hiện. - Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định. - Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế. * Hình thức xử phạt: Các hành vi nêu trên nếu chưa đến mức truy trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn; nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với cùng hành vi thì có thể bị phạt tiền từ 2- 3 lần số thuế trốn. 1.2.6.3. Vi phạm quy định về nộp thuế (Điều 15) - Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp. - Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn quy định. Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến ngày người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước. 1.2.7. Vi phạm các quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (Điều 16) Bao gồm các hành vi: - Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về: Trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới; Nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo; Xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh; - Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; 11
  12. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép; - Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; - Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; - Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. - Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; - Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam; - Xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ; - Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu; - Xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định; - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có nhãn hàng hoá theo quy định pháp luật; - Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công; hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật, hệ sinh thái thì xử phạt theo quy định tại Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. * Hình thức xử phạt có thể bị cơ quan Hải quan áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là phạt tiền (Mức xử phạt tối thiểu 500.000 đồng; tối đa 20.000.000 đồng). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt 12
  13. bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu hàng hoá; Tước quyền sử dụng giấy phép; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu huỷ. 1.2.8. Một số hành vi vi phạm khác 1.2.8.1. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng) (Điều 10) Gồm các hành vi vi phạm sau: - Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh; - Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi nhập cảnh. - Khai khống ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng. Các hành vi vi phạm này xảy ra trong quá trình kiểm tra hải quan. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc quản lý ngoại hối, tiền Việt Nam, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng) nên các hành vi này được quy định ở riêng một Điều. Trường hợp mang vàng trang sức có vi phạm thì không xử phạt theo Điều này mà xử phạt như đối với hàng hóa thông thường. Quy định tại Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp khách xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, còn các trường hợp mang ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng trái phép khác qua biên giới thì xử phạt theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP. * Hình thức xử phạt: Phạt tiền, mức phạt: Tối thiểu là 500.000 đồng, tối đa là 70.000.000 đồng. 1.2.8.2. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế (Điều 17) Một số hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế như: - Không thông báo cho cơ quan Hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn. 13
  14. - Không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn. - Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan. - Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định, * Hình thức xử phạt: - Phạt tiền: Tối thiểu là 500.000 đồng, tối đa là 10.000.000 đồng. - Phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm; buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ. 1.2.8.3. Các hành vi xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ (Điều 18) - Xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ. - Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm. *Mức phạt: Tối thiểu là 1.000.000 đồng, tối đa là 5.000.000 đồng. 1.2.8.4. Về xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân liên quan (Điều 19) Các hành vi vi phạm bị xử phạt gồm: - Không thực hiện trích chuyển tiền theo quyết định cưỡng chế khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền phải nộp: Phân loại theo quyết định cưỡng chế để áp dụng mức phạt. - Không thực hiện việc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập. - Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Thông đồng, bao che cho người nộp thuế. 14
  15. - Hình thức xử phạt: Từ phạt cảnh cáo đến 8.000.000đ; hoặc phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách Nhà nước. 15
  16. Chƣơng 2 XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN 2.1. Những vấn đề chung liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 2.1.1. Cơ sở pháp lý thực hiện xử lý vi phạm hành chính hải quan Những vi phạm pháp luật hành chính về hải quan bị điều chỉnh bởi tổng hợp các quy phạm pháp luật trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính về hải quan do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nhiều cấp khác nhau ban hành (Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ). Quá trình thực tế thi hành nhận thấy, việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật cụ thể như sau: - Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008; Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008. - Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội. - Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Nghị định số 18/2009/NĐCP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP; Thông tư số 193/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009; Quyết định số 2238/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan và 16
  17. Bản hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản, quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong ngành Hải quan. - Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan: Luật Khiếu nại tố cáo ngày 02/12/1998 và các Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005 (Hiện nay, Luật này đã được thay thế bởi Luật khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật tố cáo số 03/2011/QH13, có hiệu lực từ 01/7/2012); Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 43/2007/QĐ-BTC ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong ngành Tài chính; các Luật thuế có liên quan: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế giá trị gia tăng và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, 2.1.2. Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hải quan Nguyên tắc áp dụng văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hải quan áp dụng theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực hải quan, do hành vi vi phạm hành chính được quy định tại nhiều văn bản quy phạm khác nhau, trong đó có xác lập thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, chế tài xử phạt liên quan đến lĩnh vực hải quan. Do vậy, nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật mặc dù không được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhưng được áp dụng thường xuyên trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể: - Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng tại thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó. - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 17
  18. Ví dụ: Cùng điều chỉnh về một vấn đề nhưng Nghị định và Thông tư quy định khác nhau (Thông tư mở rộng hơn hoặc quy định trái với Nghị định) thì áp dụng quy định tại Nghị định. - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. - Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 2.1.3. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính mà các cấp hải quan có thẩm quyền phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho công tác xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Trên cơ sở các quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được quy định tại Điều 104, Luật Quản lý thuế, Chính phủ đã quy định cụ thể các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP). Cụ thể bao gồm các nguyên tắc sau: - Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 18
  19. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan. - Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tiến hành. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này. - Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan áp dụng thực hiện đầy đủ 6 nguyên tắc nêu trên. Ngoài ra, do đặc thù vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan còn áp dụng để xử lý phù hợp cho một số trường hợp theo các nguyên tắc xử phạt sau: + Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng một thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì chỉ bị xử phạt một lần; đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực”. Trường hợp đã bị xử phạt về một hành vi vi phạm, nhưng chưa hết một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó ở lô hàng khác thì áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 128/2008/NĐCP ngày 16/12/2008 khi ra quyết định xử phạt. 19