Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Báo chí

pdf 85 trang hongtran 04/01/2023 10000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Báo chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Báo chí

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2022 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lĩnh vực: Báo chí Số STT Nội dung trang 1 Luật Báo chí năm 2016 (Chương I.; Chương II; Chương III) 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Chương I.; Chương II; Chương III- 2 12 Phần thứ hai) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 3 8 (Từ Mục 1 đến Mục 12 Điều 1) Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy 4 định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của 7 các cơ quan hành chính nhà nƣớc Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/04/2019 của Thủ tƣớng Chính 5 phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc 8 đến năm 2025 Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 18/01/2022 của Bộ Thông tin và 6 Truyền thông Về định hƣớng phát triển ngành Thông tin và Truyền 10 thông năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024 Thông tƣ liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 07/04/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh 7 4 viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông (Chương I.; Mục 2 Chương II) Quy định số 25 - QĐ/TU ngày 22/10/2020 của Tỉnh ủy Quảng Ninh Về công tác chỉ đạo, định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng đối với thông tin báo 8 11 chí và công tác tiếp nhận xử lý thông tin báo chí, thông tin trên mạng xã hội về tỉnh Quảng Ninh Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 04/08/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Ban hành Quy định về việc phát ngôn và 9 9 cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tổng 84
  2. QUỐC HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 103/2016/QH13 Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016 LUẬT BÁO CHÍ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật báo chí. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nƣớc về báo chí. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đƣợc sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. 2. Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. 3. Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phƣơng tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. 4. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, đƣợc truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. 5. Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, đƣợc truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. 6. Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đƣợc truyền dẫn trên môi trƣờng mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. 7. Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài đƣợc thể hiện bằng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh. 1
  3. 8. Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trƣơng của báo in; nội dung hoàn chỉnh của báo điện tử; bản tin thông tấn; kênh phát thanh, kênh truyền hình; chuyên trang của báo điện tử. 9. Bản tin thông tấn là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ của cơ quan thông tấn nhà nƣớc, đƣợc thể hiện bằng chữ viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh để chuyển tải tin tức thời sự trong nƣớc, thế giới hoặc thông tin có tính chất chuyên đề. 10. Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lƣợng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc. 11. Kênh phát thanh, kênh truyền hình là sản phẩm báo chí, gồm các chƣơng trình phát thanh, truyền hình đƣợc sắp xếp ổn định, liên tục, đƣợc phát sóng trong khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết. 12. Phụ trương là trang tăng thêm ngoài số trang quy định và đƣợc phát hành cùng số chính của báo in. 13. Trang chủ là trang thông tin hiển thị đầu tiên của báo điện tử, có địa chỉ tên miền quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử. 14. Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhất định, phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dƣới của tên miền đã đƣợc quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử. 15. Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, đƣợc truyền dẫn trên môi trƣờng mạng. 16. Tạp chí khoa học là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ để công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin về hoạt động khoa học chuyên ngành. 17. Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí là sản phẩm thông tin đƣợc thể hiện bằng các thể loại báo chí, đƣợc đăng trên bản tin, đặc san, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 18. Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hƣớng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 19. Đặc san là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ theo sự kiện, chủ đề. 20. Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đƣờng dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí 1. Báo chí ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phƣơng tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. 2
  4. 2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thông tin trung thực về tình hình đất nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của Nhân dân; b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu của đất nƣớc và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; c) Phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân; d) Phát hiện, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội; đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam; e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững. Điều 5. Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển báo chí 1. Có chiến lƣợc, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí. 2. Đầu tƣ có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí. 3. Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, ngƣời khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. 4. Hỗ trợ cƣớc vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tƣợng và địa bàn quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 6. Nội dung quản lý nhà nƣớc về báo chí 1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí. 3. Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí. 4. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ ngƣời làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí. 5. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí. 3
  5. 6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo. 7. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nƣớc ngoài và hoạt động của báo chí nƣớc ngoài tại Việt Nam. 8. Kiểm tra báo chí lƣu chiểu; quản lý hệ thống lƣu chiểu báo chí quốc gia. 9. Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thƣởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí. 10. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí. Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về báo chí. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về báo chí tại địa phƣơng. Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam 1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. 2. Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo; c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; đ) Bồi dƣỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên; e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí; g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lƣợng cao, có hiệu quả xã hội tích cực. Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; 4
  6. c) Gây chiến tranh tâm lý. 2. Đăng, phát thông tin có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lƣợng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ ngƣời theo tôn giáo với ngƣời không theo tôn giáo, giữa ngƣời theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngƣỡng, tôn giáo; d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. 3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. 5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nƣớc, bí mật đời tƣ của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. 6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hƣởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng. 7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. 8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chƣa có bản án của Tòa án. 9. Thông tin ảnh hƣởng đến sự phát triển bình thƣờng về thể chất và tinh thần của trẻ em. 10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lƣu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính. 11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng. 12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phƣơng tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này. Chƣơng II 5
  7. QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí. 2. Cung cấp thông tin cho báo chí. 3. Phản hồi thông tin trên báo chí. 4. Tiếp cận thông tin báo chí. 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in. Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân 1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nƣớc và thế giới. 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân 1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trƣờng hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu. 2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, ngƣời có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân 1. Nhà nƣớc tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Không ai đƣợc lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trƣớc khi in, truyền dẫn và phát sóng. Chƣơng III TỔ CHỨC BÁO CHÍ Mục 1. CƠ QUAN CHỦ QUẢN BÁO CHÍ Điều 14. Đối tƣợng đƣợc thành lập cơ quan báo chí 6
  8. 1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tƣơng đƣơng trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc thành lập cơ quan báo chí. 2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc tổ chức dƣới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tƣơng đƣơng trở lên đƣợc thành lập tạp chí khoa học. Điều 15. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí 1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. 2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây: a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tƣợng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng hoạt động của cơ quan báo chí; b) Bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông; c) Miễn nhiệm, cách chức ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông; d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thƣởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật. 3. Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây: a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí; b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí; c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. 4. Ngƣời đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không đƣợc kiêm nhiệm chức vụ ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc. Mục 2. CƠ QUAN BÁO CHÍ Điều 16. Cơ quan báo chí Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này. Điều 17. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí 7
  9. 1. Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tƣợng phục vụ; chƣơng trình, thời gian, thời lƣợng, phƣơng thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử). 2. Có phƣơng án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có ngƣời đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật này để đảm nhiệm chức vụ ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí. 3. Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tƣợng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử. 4. Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phƣơng án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phƣơng án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng. 5. Phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Điều 18. Giấy phép hoạt động báo chí 1. Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này, có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bƣu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. 2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí; trƣờng hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Sau khi đƣợc cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. 4. Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình, kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không đƣợc thành lập hoặc không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép. 5. Chậm nhất là 30 ngày trƣớc ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. 6. Trƣờng hợp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trƣờng hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã đƣợc cấp, cơ quan 8
  10. chủ quản gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 19. Thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí Trƣờng hợp thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản đƣợc ghi trên giấy phép có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí gửi Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan, tổ chức tiếp nhận cơ quan báo chí làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Điều 20. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí 1. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày thay đổi địa Điểm trụ sở chính, điện thoại, fax, thƣ điện tử, thời gian phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối Internet, cơ quan báo chí phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí. 2. Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trƣơng, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phƣơng thức truyền dẫn, phát sóng; thời lƣợng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. 3. Khi thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí, phụ trƣơng; biểu tƣợng kênh phát thanh, kênh truyền hình; kỳ hạn xuất bản, số trang, khuôn khổ và những nội dung thay đổi không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan chủ quản báo chí có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thay đổi chỉ đƣợc thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 21. Loại hình hoạt động và nguồn thu của cơ quan báo chí 1. Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu. Tạp chí khoa học hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản. 2. Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm: a) Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp; b) Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung; c) Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; d) Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc. Điều 22. Văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú của cơ quan báo chí 1. Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm: 9
  11. a) Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện; b) Trƣởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo đƣợc cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến thời Điểm đặt văn phòng đại diện. 2. Phóng viên thƣờng trú hoạt động độc lập phải có thẻ nhà báo đƣợc cấp tại cơ quan báo chí cử phóng viên thƣờng trú và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến khi cử phóng viên thƣờng trú. 3. Trƣớc khi bắt đầu hoạt động 15 ngày, cơ quan báo chí có đủ Điều kiện và có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bƣu chính một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo. Hồ sơ gồm: a) Văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đặt văn phòng đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí; b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu; c) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; d) Danh sách nhân sự văn phòng đại diện; đ) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của trƣởng văn phòng đại diện, sơ yếu lý lịch của phóng viên thƣờng trú thuộc văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; e) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn phòng đại diện. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các Điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện; trƣờng hợp không đủ Điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật. 5. Cơ quan báo chí chƣa có văn phòng đại diện, có nhu cầu cử phóng viên thƣờng trú hoạt động độc lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bƣu chính một bộ hồ sơ thông báo hoạt động của phóng viên thƣờng trú đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phóng viên thƣờng trú hoạt động. Hồ sơ gồm: a) Văn bản cử phóng viên thƣờng trú của cơ quan báo chí; b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu; c) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của phóng viên thƣờng trú có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu. 6. Chậm nhất là 05 ngày trƣớc khi có sự thay đổi về địa Điểm, trƣởng văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú hoặc đình chỉ, chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú, cơ quan báo chí thông báo bằng văn 10
  12. bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện, nơi có phóng viên thƣờng trú hoạt động. 7. Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú phải phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan. 8. Văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú ngừng hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thƣờng trú bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí hoặc phóng viên thƣờng trú độc lập bị thu hồi thẻ nhà báo theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mục 3. NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN BÁO CHÍ Điều 23. Ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí 1. Ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình). 2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí gồm: a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thƣờng trú tại Việt Nam; b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này; c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này; d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động. Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí 1. Chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan chủ quản báo chí và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí. 3. Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chƣơng trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử. 4. Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép. 5. Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí. 6. Không đƣợc đảm nhiệm chức danh ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí khác. Mục 4. NHÀ BÁO Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo 1. Nhà báo là ngƣời hoạt động báo chí đƣợc cấp thẻ nhà báo. 2. Nhà báo có các quyền sau đây: 11
  13. a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; b) Đƣợc khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; c) Đƣợc đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tƣ liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nƣớc, bí mật đời tƣ của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; d) Đƣợc hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; đƣợc bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; đƣợc liên lạc trực tiếp với ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật; đ) Đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí; e) Khƣớc từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật. 3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây: a) Thông tin trung thực về tình hình đất nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; b) Bảo vệ quan Điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tƣ tƣởng, hành vi sai phạm; c) Không đƣợc lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật; d) Phải cải chính, xin lỗi trong trƣờng hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; đ) Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật; e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo. Điều 26. Đối tƣợng đƣợc xét cấp thẻ nhà báo 1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn. 2. Trƣởng phòng (ban), phó trƣởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn. 3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn. 12