Câu hỏi ôn tập về Sở hữu trí tuệ

docx 11 trang Viên Minh 14/07/2023 12121
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập về Sở hữu trí tuệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_ve_so_huu_tri_tue.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập về Sở hữu trí tuệ

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ SHTT Chọn phương án đúng nhất: 1. Theo quy định của Luật SHTT, quyền SHTT là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm: A. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả B. Quyền sở hữu công nghiệp C. Quyền đối với giống cây trồng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 1D Khoản 1, Điều 4 Luật SHTT 2009 2. Đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp gồm: A. Sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. B. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây trồng. C. Sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. D. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Câu 2: C (khoản 3, Điều 4, Luật SHTT) 3. Theo quy định của Luật SHTT Việt Nam, quyền tác giả là: A. Quyền của của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình. B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. C. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng do mình phát hiện và chọn tạo. D. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với các phát minh, sáng chế. Câu 3: B (Khoản 2, Điều 4, Luật SHTT 2009) 4. Quyền tác giả được phát sinh khi: A. Khi tác phẩm được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công bố rộng rãi. B. Khi tác giả có ý tưởng sáng tạo ra tác phẩm và định hình tác phẩm.
  2. C. Khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: C (Khoản 1, Điều 6, Luật SHTT 2009) 5. Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả: A. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; B. Tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu; C. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính. D. Chương trình máy tính, siêu tập dữ liệu. Câu 5: B (Khoản 2, Điều 15, Luật SHTT) 6. Trường hợp nào sau đây được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: A. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; B. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; C. Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: D Khoản 1, Điều 25 Luật SHTT 7. Thời hạn bảo hộ tác phẩm (loại trừ tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh) là: A. 50 năm B. 75 năm C. Suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; D. Suốt đời tác giả và 55 năm tiếp năm tác giả chết. Câu 7: C Khoản 2, Điều 27 Luật SHTT 2009 8. Quyền liên quan đến quyền tác giả là: A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. B.Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  3. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai. Câu 8: A Khoản 3, Điều 4 Luật SHTT 2009 9. Thời hạn đối với quyền của người biểu diễn là: A. Năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. B. Bốn mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. C. Ba mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. D. Hai mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Câu 9: A Khoản 1, Điều 34 Luật SHTT 10. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện nào sau đây: A. Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc và có khả năng phân biệt. B. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến C. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh D. Cả A, B và C đều đúng Câu 10: A Điều 72, Luật SHTT 11. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nào sau đây được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT: A. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh B. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu,bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý C. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý D. Cả A, B, C đều sai Câu 11: C Khoản 3, Điều 6, Luật SHTT 12. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: A. Có tính mới; B. Có trình độ sáng tạo; C. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  4. D. Cả 03 điều kiện trên Câu 12: D Khoản 1, Điều 58 Luật SHTT 13. Thời hạn bảo hộ đối với văn bằng sáng chế là: A. 10 năm kể từ ngày nộp đơn B. 15 năm kể từ ngày nộp đơn; C. 20 năm kể từ ngày nộp đơn; D. 25 năm kể từ ngày nộp đơn. Câu 13: C Khoản 2, Điều 93 Luật SHTT 14. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là: A. 5 năm kể từ ngày nộp đơn; B. 10 năm kể từ ngày nộp đơn; C. 15 năm kể từ ngày nộp đơn; D. 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Câu 14: C Khoản 6, Điều 93 Luật SHTT 15. Thời hạn bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp là: A. 5 năm kể từ ngày nộp đơn; B. 10 năm kể từ ngày nộp đơn; C. 15 năm kể từ ngày nộp đơn; D. 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Câu 15: A Khoản 4, Điều 93 Luật SHTT 16. Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý là: A. 5 năm kể từ ngày nộp đơn; B. 10 năm kể từ ngày nộp đơn; C. 15 năm kể từ ngày nộp đơn; D. Vô thời hạn kể từ ngày cấp. Câu 16: D Khoản 7, Điều 93 Luật SHT 17. Thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại là: A. 05 năm B. 10 năm C. 20 năm D. Vô thời hạn Câu 17: D
  5. 18. Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh A. 05 năm B. 10 năm C. 20 năm D. Vô thời hạn (khi bí mật kinh doanh vẫn còn đáp ứng được các đk bảo hộ) Câu 18: D 19. Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng thân gỗ và cây nho là: A. 10 năm B.15 năm C. 20 năm D. 25 năm Câu 19: D Khoản 2, Điều 169 20.Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào: A.Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; B. Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp; C. Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; D. Cả A, B, C đều đúng Câu 20: D Khoản 1, Điều 95, Luật SHTT 21. Hàng hóa giả mạo về SHTT bao gồm: A.Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý B. Hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý và Hàng hoá sao chép lậu C.Hàng hoá sao chép lậu D.Hàng hoá sao chép lậu, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý Câu 21: D Điều 213 Luật SHTT 22. Theo quy định của Luật Hải quan 2014, khi có đơn đề nghị kiểm tra giám sát, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền hợp phải cung cấp cho hải quan những tài liệu nào: A. Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
  6. B.Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. C. Danh sách những người XK, NK hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng XK, NK hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 22: D Khoản 2, Điều 74 Luật Hải quan 2014 23. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT: A. Cục Hải quan tỉnh, thành phố. B. Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) C. Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) D. Chi cục Hải quan Câu 23: C Điều 6, Thông tư 13/2015/TT-BTC 24. Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị: A. 10 ngày B. 15 ngày C. 20 ngày D. 30 ngày Câu 24: C Khoản 2, Điều 75 Luật SHTT 25. Cơ quan hải quan từ chối tiếp nhận đơn yêu cầu kiểm tra giám sát trong trường hợp nào: A. Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận; B. Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật; C. Người nộp đơn không cung cấp đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan; D. Cả A, B, C đều đúng Câu 25: D Điều 7, Thông tư 13/2015/TT-BTC 26. Kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là bao lâu: A. 01 năm
  7. B. 02 năm C. 03 năm D. 04 năm Câu 26: B – 2 năm Khoản 3, Điều 74 Luật SHTT 27. Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào: A. Người nộp đơn có văn bản đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo hộ B. Hết thời hạn có hiệu lực của Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, người nộp đơn không có văn bản đề nghị gia hạn C. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu D. Cả 03 đáp án trên Câu 27: D Điều 8, Thông tư 13/2015/TT-BTC 28. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan: A.Cục Hải quan tỉnh, thành phố. B. Tổng cục Hải quan C. Chi cục Hải quan D. Cả A, B, C đều đúng Câu 28: A Điều 9, Thông tư 13/2015/TT-BTC 29.Khi đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền phải đáp ứng những điều kiện nào: A. Đơn đề nghị tạm dừng theo mẫu B. Hồ sơ tài liệu kèm theo đơn C. Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng: 01 bản chính hoặc một khoản tiền đảm bảo bằng 20% trị giá lô hàng theo hợp đồng hoặc 20 triệu đồng trong trường hợp không xác định được trị giá. D. Cả 03 phươnng án trên. Câu 29: D Khoản 3, Điều 74 Luật SHTT 30. Chi cục Hải quan từ chối tiếp nhận đơn yêu cầu đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan trong trường hợp nào:
  8. A. Chi cục Hải quan không giải quyết thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; B. Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật; C. Người nộp đơn không cung cấp đủ các tài liệu theo quy định; D. Cả 03 phương án trên Câu 30: D Khoản 5, Điều 10 Thông tư 13/2015/TT-BTC 31. Trong thời hạn bao lâu tính từ khi nhận đủ hồ sơ yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng thủ tục hải quan: A. 2giờ làm việc B. 3 giờ làm việc C. 5 giờ làm việc D. 01 ngày làm việc Câu 31: A Khoản 1, Điều 10 Thông tư 13/2015/TT-BTC 32. Theo quy định của Luật Hải quan 2014, thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan là bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng thủ tục hải quan: A. 05 ngày B. 07 ngày C. 10 ngày D. 15 ngày Câu 32: C Khoản 2, Điều 10 Thông tư 13/2015/TT-BTC 33. Hết thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn bao nhiêu ngày: A. 05 ngày B. 10 ngày C. 15 ngày D. 20 ngày Câu 33: B Khoản 2, Điều 10 Thông tư 13/2015/TT-BTC 34. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng bao nhiêu: A. 10% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng B. 20 % trị giá lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng
  9. C. 30% trị giá lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng. D. 50% trị giá lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng Câu 34: B Khoản 3, Điều 74 Luật Hải quan 2014 35. Trong trường hợp đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp không xác định được giá trị lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng thì phải nộp một khoản tiền là: A. 20 triệu đồng B. 30 triệu đồng. C. 50 triệu đồng D. 60 triệu đồng. Câu 35: A Khoản 3, Điều 74 Luật Hải quan 2014 36. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí không áp dụng đối với loại hình hàng hóa nào sau đây? A. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại B. Hàng hóa viện trợ nhân đạo; C. Tài sản di chuyển D. Cả B và C Câu 36: A Khoản 3, Điều 73, Luật Hải quan 2014 37. Công ty B có làm thủ tục hải quan cho lô hàng theo loại hình quá cảnh. Lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định, lô hàng có bị tạm dừng làm thủ tục hải quan do có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? A. Có B. Không C. Theo quyết định của chủ sở hữu quyền D. Theo quyết định của Toà án Câu 37: A Khoản 3, Điều 73, Luật Hải quan 2014 38. Trường hợp nào cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật Hải quan 2014: A. Khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ B.Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan C. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, đồng thời cung cấp các tài liệu theo quy định và nộp khoản tiền bằng 20% trị giá lô hàng
  10. D. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đơn đề nghị kiểm tra, giám sát Câu 38: C Khoản 2, Điều 73, Luật Hải quan 2014 39. Khi xem xét hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phải dựa vào những căn cứ nào: A. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét hay không. B. Người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền SHTT C. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. D. Cả 03 phương án trên. Câu 39: D (Nghị định 105/2006/NĐ-CP 40. Trong thời gian tạm dừng thủ tục hải quan, cơ quan hải quan thực hiện những công việc nào: A. Yêu cầu chủ hàng, chủ thể quyền cung cấp tài liệu liên quan đến hàng hóa VP B. Trưng cầu giám định tại tổ chức chuyên môn nghiệp vụ hải quan hoặc tổ chức giám định khác C. Đề nghị các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để giám định D. Cả A, B, C đều đúng Câu 40: D Khoản 3, Điều 10 Thông tư 13/2015/TT-BTC 41. Những biện pháp nào có thể sử dụng để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ A. Hành chính B. Dân sự C. Hình sự D. Cả A,B,C đều đúng Câu 41: D Luật SHTT 42. Khi pháy hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan thông báo ngay cho người cho chủ thể quyền có yêu cầu đề nghị kiểm tra giám sát, trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày được thông báo, nếu chủ thể quyền không yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục cho lô hàng: A. 05 ngày B. 03 ngày C. 02 ngày D. 01 ngày
  11. Câu 42: B – 3ngày, Điều 219 Luât SHTT