Bài giảng Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS)

pdf 54 trang Viên Minh 15/07/2023 10500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_uoc_quoc_te_ve_he_thong_hai_hoa_mo_ta_va_ma_h.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS)

  1. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
  2. Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS)
  3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG ƯỚC HS • Trước khi Công ước HS ra đời, trên thế giới có nhiều hệ thống phân loại hàng hoá khác nhau. Những hệ thống phân loại đầu tiên rất đơn giản được sắp xếp hệ thống theo thứ tự chữ cái A, B, C • Ngày 15/12/1950, Công ước Brussel kèm theo một bản Danh mục hàng hóa ra đời, có hiệu lực từ 11/9/1959. Ban đầu Danh mục này được gọi là Danh mục biểu thuế Brussel.
  4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG ƯỚC HS • Tới năm 1974, Danh mục biểu thuế Brussel được đổi tên thành Danh mục hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan • Đến năm 1983, Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa đã được Tổ chức Hải quan thế giới thông qua tại Brussel; có hiệu lực ngày 01/01/1988. • Đến nay, Công ước HS đã được sửa đổi 5 lần: Năm 1992, 1996, 2002, 2007, 2012.
  5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG ƯỚC HS • Lần sửa đổi 1992: số mã hàng hóa giảm từ 5019 dòng xuống 5018 dòng. • Lần sửa đổi 1996 có 393 Điểm sửa đổi, số dòng tăng từ 5018 dòng tăng lên 5113 dòng. • Lần sửa đổi 2002 có 374 Điểm sửa đổi và số dòng tăng từ 5113 dòng tăng lên 5224 dòng. • Lần sửa đổi 2007 có 356 kiến nghị sửa đổi; giảm từ 5224 dòng xuống còn 5053 dòng. • HS 2012 có 221 kiến nghị sửa đổi được thông qua và số dòng phân nhóm 6 số tăng lên 5225 dòng.
  6. MỤC TIÊU CÔNG ƯỚC HS (1) Làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu và thuế quan (2) Thống kê thương mại quốc tế (3) Xác định xuất xứ (4) Đàm phán thương mại giữa các quốc gia (5) Quản lý hàng hoá cần kiểm soát (ví dụ: chất thải, ma tuý, vũ khí hoá học, chất phá huỷ tầng ozon, loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng); (6) HS còn được áp dụng trong quản lý Hải quan (như các tiêu chí để quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật) (7) Áp dụng HS giúp tiêu chuẩn hoá các chứng từ thương mại và truyền số liệu 050322-HSConvention
  7. THAM GIA CÔNG ƯỚC HS + 151 nước đã ký kết tham gia Công ước HS. + Trên 200 quốc gia sử dụng. 195 – LHQ; 205 – Olympic Nations, 209 FIFA, 249 Country Codes in the ISO Standard List + Áp dụng với hơn 98% thương mại hàng hóa toàn cầu. + Việt nam phê chuẩn Công ước HS ngày 06/03/1998 (Quyết định số 49/QĐ-CTN của Chủ tịch nước); + Công ước HS có hiệu lực thực hiện tại Việt nam từ ngày 01/01/2000. 050322-HSConvention
  8. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG ƯỚC HS Thành viên Sử dụng Không sử dụng Nguồn: Tổ chức Hải quan thế giới
  9. THAM GIA CÔNG ƯỚC HS Việt nam có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Danh mục HS để: + Phân loại hàng hoá XK,NK cho mục đích tính thuế. + Thống kê hàng hoá XK, NK. + Xây dựng Danh mục Hàng hóa XNK Việt Nam và các Biểu thuế XK, NK. + Quản lý, điều hành hoạt động XNK. 050322-HSConvention
  10. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG H.S  Cơ quan Hải quan;  Đại lý thủ tục hải quan;  Các công ty xuất nhập khẩu;  Nhà sản xuất;  Tổ chức và công ty vận tải;  Tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ;  Công ty giám định hàng hóa trước khi nhập khẩu;  Chuyên gia pháp luật về Hải quan;  Chuyên gia và nhà đàm phán thương mại quốc tế;  Nhà thống kê và phân tích kinh tế;  Tổ chức và hiệp hội ngành hàng; và  Đối tượng khác. 050322-HSConvention
  11. CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN Liên quan đến điều hành công ước, có thể đề cập tới 3 cơ quan chính, gồm: • Hội đồng hợp tác Hải quan (Customs Co- operation Council (the Council/ WCO)); • Uỷ ban HS (HS Committee) • Các nước thành viên/ các bên tham gia công ước (Contracting Parties). 050322-HSConvention
  12. CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN (1) Hội đồng hợp tác hải quan: • Được thành lập theo Công ước thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan, ký tại Brussels ngày 15/12/1950, đi vào hoạt động từ 04/11/1952 • Năm 1994 được đổi tên thành Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). • Việt nam gia nhập Tổ chức hải quan thế giới ngày 01.7.1993 (2) Uỷ ban HS gồm đại diện của các quốc gia thành viên, họp thường kỳ 1 năm 2 lần, do Tổng thư ký điều hành (giúp việc cho Tổng thư ký có 03 tiểu ban: Tiểu ban điều hành, Tiểu ban kỹ thuật, Tiểu ban sửa đổi HS) (3) Các nước thành viên là các quốc gia, vùng, lãnh thổ tham gia ký hoặc gia nhập Công ước 050322-HSConvention
  13. VAI TRÒ CỦA WCO - Xem xét các đề nghị sửa đổi công ước - Thông qua: + Chú giải chi tiết (Explanatory Notes) – E.Notes + Ý kiến phân loại (Classification Opinions) + Các khuyến nghị (Advice and recommendation) ( do Ủy ban HS đệ trình ) 050322-HSConvention
  14. Chức năng Ủy ban HS - Đề nghị sửa đổi Công ước - Dự thảo Chú giải chi tiết (E. Notes), Ý kiến phân loại (Classification Opinions), ý kiến khác - Dự thảo khuyến nghị (recommendation) - Tập hợp và phổ biến thông tin về áp dụng HS. - Phổ biến thông tin, hướng dẫn về HS đến thành viên của Hội đồng hợp tác hải quan. - Báo cáo hoạt động cho Hội đồng - Khác 050322-HSConvention
  15. Nhiệm vụ các nước thành viên - Xây dựng Danh mục hàng hoá, Danh mục thống kê theo HS: + Sử dụng mã số HS ( 4 và 6 số) không có bất cứ sự thay đổi và bổ sung nào. + Áp dụng quy tắc phân loại, các chú giải pháp lý, không có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến phạm vi áp dụng + Tuân thủ mọi tuần tự số học của HS - Cung cấp công khai số liệu thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu (cấp độ 4 số và 6 số). - Được mở rộng phân loại hàng hoá trên cấp độ mã số HS (trên mức độ mã số 6 số) 050322-HSConvention
  16. CẤU TRÚC CÔNG ƯỚC HS 1/ Phần thân – Lời mở đầu + Điều 1-20 2/ Phụ lục công ước HS Quy tắc tổng Quát giải thích Chú giải Phần, Hệ thống hài Chương, Mã số nhóm, hoà Phân nhóm phân nhóm
  17. CÔNG ƯỚC HS Công ước HS là gì? Mục đích của công ước HS Phạm vi áp dụng Cấu trúc công ước HS
  18. ĐIỀU KHOẢN - Điều 1: Các thuật ngữ - Điều 2: Phụ lục - Điều 3: Trách nhiệm các nước thành viên - Điều 4: áp dụng từng phần của các nước đang phát triển - Điều 5: Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển - Điều 6: Công ước HS - Điều 7: Chức năng của Uỷ ban HS - Điều 8: Vai trò Hội đồng hợp tác hải quan - Điều 9: Thuế quan - Điều 10: Giải quyết tranh chấp 050322-HSConvention
  19. ĐIỀU KHOẢN Điều 11: Điều kiện trở thành thành viên công ước Điều 12: Thủ tục trở thành thành viên công ước Điều 13: Hiệu lực Điều 14: Áp dụng HS tại các vùng lãnh thổ phụ thuộc Điều 15: Rút khỏi Công ước Điều 16: Thủ tục sửa đổi Điều 17: Quyền của các bên tham gia Điều 18: Bảo lưu Điều 19: Thông báo của Tổng thư ký Điều 20: Đăng ký tại LHQ 050322-HSConvention
  20. Nội dung chính các điều khoản - Khái niệm - Danh mục HS (phụ lục) - Quyền và nghĩa vụ các nước thành viên - Áp dụng HS của các nước thành viên - Duy trì và sửa đổi Công ước - Chức năng, vai trò của Hội đồng Hợp tác Hải quan; Uỷ ban HS - Giải quyết tranh chấp 050322-HSConvention
  21. Hệ thống Hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá ( Danh mục HS) (Harmonized Commodity Description and Coding System) - Gọi tắt là Hệ thống Hài hoà (Harmonized System/ HS Nomenclature) - Là bộ phận không tách rời của Công ước (trình bày tại Phụ lục Công ước) - Được các thành viên áp dụng đầy đủ, không bổ sung hay sửa đổi . 050322-HSConvention
  22. PHỤ LỤC (DANH MỤC HS) Được gọi là “Hệ thống hài hoà” hay “Danh mục” hoặc “Danh mục HS” (tên đầy đủ là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hoá hàng hoá: Harmonized Commodity Description and Coding System (HS) • Là một bộ phận không thể tách rời với Công ước • Được các thành viên áp dụng đầy đủ, không bổ sung hay sửa đổi
  23. CẤU TRÚC DANH MỤC HS - Các quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống Hài hoà (General Interpretation Rules/ GIR) - Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm (Chú giải bắt buộc / legal notes) - Nhóm hàng; phân nhóm hàng và mã số số học của chúng (các mã 4 số, mã 6 số) 050322-HSConvention
  24. CẤU TRÚC DANH MỤC HÀNG HÓA XNK VIỆT NAM CẤU TRÚC CHUNG:  Các quy tắc chú giải tổng quát  Các chú giải bắt buộc của phần, chương và phân nhóm  Danh mục chi tiết hàng hóa XK,NK VN . 21 phần . 97 chương (01 Chương dự phòng: 77) . 1244 nhóm hàng . 5225 phân nhóm hàng . 5525 phân nhóm hàng 6 số . 10.681 phân nhóm hàng 8 số
  25. CẤU TRÚC DANH MỤC HS Quy tắc tổng quát (GIR) (Phần: XXI) Phần Phần Phần (Chương: 96) Chương Chương Chương (Nhóm: 1.244) Nhóm Nhóm Nhóm (Phân nhóm: 5.225) Phân nhóm Phân nhóm Phân nhóm
  26. CẤU TRÚC HS  Thực tế HS có 99 chương, tuy nhiên :  Chỉ có 96 chương thực tế được sử dụng  Chương 77 là chương dự phòng  Chương 98; 99 được sử dụng độc lập bởi các nước thành viên ( Canada, Mỹ, Ấn Độ, EU sử dụng để phân loại hàng hoá cụ thể theo quy định đặc thù riêng của từng quốc gia.
  27. CẤU TRÚC HS  Riêng Indonesia sử dụng Chương 98 để phân loại hàng hoá ở dạng chi tiết IKD  Pakistan sử dụng Chương 99 để phân loại hàng hoá ngoại giao CKD nghĩa là Completely Knock Down: nhập tất cả linh kiện về lắp ráp. Đối với các hãng xe hơi trong nước thì tất cả là nhập từ nước ngoài và lắp ráp tại nhà máy. Nghành công nghiệp xe hơi Việt Nam chưa và sẽ không bao giờ phát triển được nếu cứ nhập khẩu nguyện bộ như vậy. IKD nghĩa là Incompletely Knocked Down: nhập một phần linh kiện, bộ phận về lắp ráp tại nhà máy địa phương. Vi dụ: Xe hơi CKD nghĩa là xe được lắp ráp tại địa phương với 100% linh kiện nhập khẩu. (Hầu hết xe của các nhà mày xe hơi VN là dạng này) Xe hơi IKD nghĩa là xe được lắp ráp tại địa phương với vài % linh kiện sản xuất tại địa phương.
  28. Các quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống Hài hoà ( GIRs) General Interpretative Rules • 6 quy tắc tổng quát: được trình bày toàn bộ ở đầu Danh mục và phải được tham chiếu để vận dụng trong quá trình phân loại. • Nội dung 6 GIRs sẽ trình bày ở phần sau.
  29. CHÚ GIẢI PHÁP LÝ ( Legal notes ) * Các chú giải phần nào được trình bày ngay sau tiêu đề phần đó * Các chú giải chương nào được trình bày ngay sau tiêu đề Chương đó * Các chú giải phân nhóm được trình bày ngay sau chú giải Chương chứa phân nhóm đó. (Các chú giải cần được tham chiếu khi phân loại các hàng hoá rơi vào các Phần, Chương, Phân nhóm có liên quan) 050322-HSConvention
  30. CHÚ GIẢI PHÁP LÝ ( Legal notes ) Chức năng: Xác định phạm vi và giới hạn cụ thể của từng Phần, Chương, Nhóm, phân nhóm Chú giải Phần, Chương: xác định phạm vi áp dụng từng Phần, Chương và Nhóm hàng (tới 4 số) Chú giải Phân nhóm: phạm vi áp dụng phân nhóm 050322-HSConvention
  31. Chú giải pháp lý Chú giải loại trừ: Giới hạn phạm vi của Phần, chương, nhóm và phân nhóm Chú giải định nghĩa: Khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ hay các diễn đạt khác Chú giải định hướng: Định hướng để làm thế nào phân loại một hàng hoá cụ thể Chú giải bao gồm: Bao trùm một danh sách không giới hạn các ví dụ hàng hoá điển hình được phân loại vào một nhóm cụ thể 050322-HSConvention
  32. CHÚ GIẢI LOẠI TRỪ (Ví dụ): Chú giải 1 Chương 17 “1.- Chương này không bao gồm: (a) Kẹo đường có chứa ca cao (thuộc nhóm 18.06) (b) Đường tinh khiết về mặt hoá học (trừ đường sucrose, lactose, maltose, glucose and fructose) hoặc các sản phẩm khác của nhóm 29.40; hoặc (c) Thuốc hoặc các sản phẩm khác thuộc chương 30.” 050322-HSConvention
  33. CHÚ GIẢI ĐỊNH NGHĨA (ví dụ.) Chú giải 6 Chương 49 6. Theo mục đích nhóm 49.03, cụm từ “sách tranh ảnh cho trẻ em” có nghĩa là loại sách dành cho trẻ em trong đó chủ yếu là tranh ảnh, lời chỉ là phụ. 050322-HSConvention
  34. CHÚ GIẢI ĐỊNH HƯỚNG (Ví dụ): Chú giải 3 Chương 4: 3.- Các sản phẩm thu được từ quá trình cô đặc whey có pha thêm sữa hoặc chất béo được phân loại như phomát trong nhóm 04.06 nếu đạt 3 tiêu chuẩn sau: (a) Hàm lượng chất béo sữa chiếm từ 5% trở lên, tính theo trọng lượng ở thể khô; (b) Hàm lượng chất khô tối thiểu là 70% nhưng không quá 85%, tính theo trọng lượng; và (c) Sản phẩm được đóng khuôn hoặc có thể được đóng khuôn 050322-HSConvention
  35. CHÚ GIẢI BAO GỒM (Ví dụ): Chú giải 4 Chương 30 “4.- Nhóm 30.06 chỉ áp dụng cho các chất sau đây, những chất này phải xếp vào nhóm này và không thể đưa vào nhóm nào khác của danh mục: (a). Chỉ catgut phẫu thuật vô trùng, các vật liệu vô trùng tương tự và băng dính vô trùng . . (k) ” 050322-HSConvention
  36. Cấu trúc mã số ( Code ) • Cấu trúc mã số: mã số nhóm hàng, mã số phân nhóm hàng • Phần này giải thích cách xây dựng mã số HS trong toàn bộ Danh mục (giải thích các mã số nhóm hàng 4 số, mã số phân nhóm hàng 6 số được hình thành như thế nào và ý nghĩa của mỗi con số trong các mã số HS này) 050322-HSConvention
  37. Cấu trúc mã số - Về cấu trúc mã số nhóm hàng: Nhóm hàng được đại diện bằng 4 chữ số, khi đứng độc lập, mã số nhóm hàng được ngăn thành 2 phần chính giữa bằng dấu chấm: XX.XX + Hai chữ số đầu chỉ định tới số Chương mà nhóm đó trực thuộc (ví dụ nhóm 28.02: thuộc chương 28) + Chữ số thứ 3 và thứ 4 chỉ định tới vị trí của nhóm hàng trong Chương. (ví dụ nhóm 28.02: nhóm hàng thứ 2 của chương 28) Cách xây dựng hệ thống số học này được tuân thủ trong toàn bộ Danh mục. 050322-HSConvention
  38. Cấu trúc mã số - Về cấu trúc mã số phân nhóm hàng: một nhóm hàng có thể được chia thành 2 hay nhiều phân nhóm hàng, được thể hiện theo mã số 6 số: XXXX.XX, trong đó: + 4 số đầu là mã số nhóm hàng + chữ số thứ 5 và thứ 6 sau là 2 số bổ sung, việc định số bổ sung này cũng theo một quy tắc cụ thể sau: 050322-HSConvention
  39. Cấu trúc mã số * Mỗi phân nhóm hàng có thể được thể hiện cùng với 1 gạch hoặc hai gạch, thống nhất với việc quy định 2 mã số bổ sung. * Trường hợp một nhóm hàng nào đó không phải chia nhỏ nữa, 2 chữ số bổ sung được đại diện bằng 2 số 0: XXXX. 00 Khi diễn đạt mã số phân nhóm hàng (6 số, mã số phân loại đầy đủ), dấu chấm được sử dụng để phân cách giữa 4 chữ số đầu tiên với 2 chữ số bổ sung (vd: 2804.21). 050322-HSConvention
  40. Cấu trúc mã số Cấu trúc mã số nhóm hàng - Hai chữ số đầu: số Chương - Số thứ 3, thứ 4: Vị trí của nhóm hàng trong Chương Cấu trúc mã số phân nhóm hàng Mỗi nhóm hàng có thể được chi tiết thành 2 hay nhiều phân nhóm Mã số Mã số HS Mô tả hàng hoá nhóm hàng (phân nhóm) 28.02 2802.00 Lưu huỳnh, thăng hoa hoặc kết tủa; lưu huỳnh dạng keo 28.04 Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác 2804.10 - Hydro - Khí hiếm : 2804.21 - - Argon 2804.29 - - Loại khác 050322-HSConvention
  41. CẤP ĐỘ CHI TIẾT CỦA HS Phần > Chương > Nhóm > Phân nhóm (Rộng) (Chi tiết) Ví dụ: Phân loại cừu sống Phần I Động vật sống, sản phẩm động vật Chương 1: Động vật sống Nhóm 01.04: Cừu và dê sống Phân nhóm 0104.10: Cừu 050322-HSConvention
  42. CÁC DẤU CÂU 1. Dấu phẩy (,) Phân tách từng mặt hàng hoặc diễn giải được liệt kê trong mô tả hàng hoá 2. Dấu chấm phẩy (;) Ngắt câu;phân tách các mặt hàng độc lập nhau 3. Dấu hai chấm (:) Một danh sách các mặt hàng liệt kê sau dấu (:) hoặc phân chia thành các phân nhóm hàng tiếp theo. 4. Dấu chấm (.) Kết thúc của một câu/ đoạn mô tả tập hợp hàng hoá trong nhóm hàng. 050322-HSConvention
  43. DẤU PHẨY (VD) 41.15 Da thuộc tổng hợp có thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn; (Dấu phẩy ở đây được sử dụng để liệt kê/ diễn giải một loạt các tiêu chí mô tả: “dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn” để mô tả mặt hàng “Da thuộc tổng hợp có thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc”) 050322-HSConvention
  44. DẤU CHẤM PHẨY (VD) 42.02 Hòm, vali, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi sách, túi cặp học sinh, bao kính, bao ống nhòm và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ và các loại túi hộp tương tự bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hoá hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy. (Dấu chấm phẩy được dùng để phân chia các mặt hàng trong nhóm thành 2 phần: phần đầu chỉ các hàng hoá làm từ vật liệu bất kỳ; phần thứ hai chỉ các hàng hoá làm từ một số vật liệu nhất định như da thuộc, plastic, vật liệu dệt ) 050322-HSConvention
  45. DẤU HAI CHẤM (VD) 52.04 Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ. - Chưa đóng gói để bán lẻ: 5204.11 - - Có tỷ trọng bông từ 85% trở lên 5204.19 - - Loại khác (Dấu hai chấm sau từ “bán lẻ” ở cấp độ phân nhóm hàng 1 gạch chỉ ra rằng phân nhóm hàng 1 gạch này còn được phân chia thành các phân nhóm hàng hai gạch, cụ thể là: “Có tỷ trọng bông từ 85% trở lên” và “loại khác”) 050322-HSConvention
  46. DẤU CHẤM (VD) 42.03 Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp. (Dấu chấm chỉ ra sự kết thúc mô tả của nhóm hàng. Chỉ những mặt hàng mô tả trong đó mới được phân loại theo các diễn giải của nhóm hàng) 050322-HSConvention
  47. CÁC ẤN PHẨM BỔ SUNG • Chú giải chi tiết (The Explanatory Notes to the HS/ E.Notes) • Ý kiến phân loại (The Compendium of Classification Opinions /OP) • Danh mục phân loại theo bảng chữ cái (The Alphabetical Index to the HS) 1. Dễ áp dụng HS 2. Thống nhất giải thích và áp dụng HS 050322-HSConvention
  48. CHó GIẢI CHI TIÕT - Lµ sù gi¶i thÝch chÝnh thøc cña HS - PhÇn bæ sung kh«ng thÓ thiÕu cña HS - Chó gi¶i chi tiÕt HS ®ưîc WCO th«ng qua 6/1985 và ®îc xuÊt b¶n n¨m 1986. - E-notes ®ang sö dông hiÖn nay la’ Phiªn b¶n 2002. 050322-HSConvention
  49. CHó GIẢI CHI TIÕT - Chú giải chi tiết cũng được trình bày theo thứ tự hệ thống của HS; - Chỉ ra/ bình luận về phạm vi của từng nhóm bằng cách đưa ra một danh sách các mặt hàng thuộc nhóm hoặc ngoại trừ khỏi nhóm; - Đồng thời cũng mô tả về mặt kỹ thuật của hàng hoá liên quan (như hình dáng, tính chất, bản chất sản phẩm, phương pháp, cách thức sản xuất ra sản phẩm và chức năng, mục đích sử dụng của sản phẩm); - Và các hướng dẫn thực tế để nhận biết sản phẩm. - Đôi khi chú giải chi tiết cũng làm rõ phạm vi của một phân nhóm hàng cụ thể. 050322-HSConvention
  50. Sö dông E-notes - Tham kh¶o c¸c chó giải chi tiÕt HS là cÇn thiÕt ®Ó thèng nhÊt c¸ch hiÓu vµ néi dung diÔn gi¶i trong Danh môc - ViÖc tra cøu E-notes kh«ng t¸ch rêi tra cøu Chó gi¶i phÇn, chu¬ng, ph©n nhãm vµ ¸p dông 6 quy t¾c -E-notes ®· ®ưîc Tæng côc H¶i quan dÞch vµ ph¸t hµnh ®Üa tra cøu b»ng tiÕng ViÖt - D÷ liÖu nµy dù kiÕn sÏ ®ăng lªn trang Website của ngành Hải quan (www.customs.gov.vn). 050322-HSConvention
  51. TẬP HỢP Ý KIẾN PHÂN LOẠI • Trình bày theo thứ tự của nhóm, phân nhóm theo HS • Do WCO thông qua • Có tính cụ thể, thực tiễn 050322-HSConvention
  52. TẬP HỢP Ý KIẾN PHÂN LOẠI • Tập hợp ý kiến phân loại có một cuốn duy nhất, được sắp xếp theo thứ tự của nhóm, phân nhóm theo HS, nó là một tập tài liệu tập hợp các ý kiến phân loại đã được WCO thông qua • Ý kiến phân loại gồm mô tả hàng hoá cụ thể cùng với các mã hàng hoá cụ thể đã được Ủy ban HS phân loại 050322-HSConvention
  53. Danh mục phân loại theo bảng chữ cái Để tập trung hơn các phần cần xem xét, tham khảo của Danh mục HS và Chú giải chi tiết, WCO đã phát hành Danh mục phân loại theo bảng chữ cái trong đó liệt kê hàng hoá và sản phẩm đề cập trong HS và Chú giải chi tiết được sắp xếp theo trật tự chữ cái 050322-HSConvention
  54. Danh mục phân loại theo bảng chữ cái Danh mục này được kết cấu trúc như sau: Cột 1: Hàng hoá, sản phẩm sắp xếp theo thứ tự chữ cái Cột 2: Chú giải pháp lý của Phần, Chương, Phân nhóm hoặc các nhóm hàng, phân nhóm hàng mà hàng hoá, sản phẩm được định vị Cột 3: Trang của Chú giải chi tiết nơi đề cập đến hàng hóa 050322-HSConvention