Tóm tắt lý thuyết nội dung môn Thủ tục Hải quan

docx 13 trang Viên Minh 15/07/2023 6500
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt lý thuyết nội dung môn Thủ tục Hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtom_tat_ly_thuyet_noi_dung_mon_thu_tuc_hai_quan.docx

Nội dung text: Tóm tắt lý thuyết nội dung môn Thủ tục Hải quan

  1. PHẦN 1: I. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Điều 4 Luật HQ. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác. 2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu. 4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ. 5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. 9. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế. 10. Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. 11. Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. 12. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. 13. Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng. 14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan. 15. Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa. 21. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
  2. 24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN 1. Quy định về làm thủ tục HQ ngoài giờ làm việc: người khai hải quan phải có văn bản thông báo trước trong giờ làm việc cho cơ quan hải quan 2. Sử dụng chữ ký số: DN phải sử dụng chữ ký số của DN để khai HQ và phải đăng ký với cq HQ. Trường hợp làm thủ tục thông qua đại lý hoặc ủy thác XNK thì sử dụng chữ ký số của đại lý/ DN nhận ủy thác. 3. Nguyên tắc khai hải quan “a) Phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II Trường hợp NK nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa “i) Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan thì thực hiện tách vận đơn. k) Khi đăng ký tờ khai phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. m) Hàng hóa phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép 2. Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan. Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt hàng có cùng mã số hàng hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này, cùng xuất xứ, cùng thuế suất. Khi khai gộp mã HS trên tờ khai hải quan, trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng của dòng hàng gộp mã HS là tổng trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng các dòng hàng đã gộp; không khai đơn giá hóa đơn của dòng hàng gộp mã HS. 3. Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy. Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan. 5. Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa
  3. đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”. 6. Khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 4. Thời hạn nộp tờ khai hải quan a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. 3. Thủ tục xác định trước mã số hàng hóa: Điều kiện: - DN có văn bản đề nghị xác định trước mã số, trị giá, xuất xứ và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ - Riêng đối với xác định trị giá: phải là hàng hóa lần đầu XNK hoặc trị giá có thay đổi lớn bất thường. Hồ sơ: - Đơn đề nghị/ Mẫu hàng dự kiến XNK (nếu không có mẫu thì các tài liệu kỹ thuật mô tả công dụng, tính chất, cấu tạo ) Hiệu lực của văn bản xác định trước: 03 năm. 4. Nội dung khai hải quan: a) Các trường hợp được khai trên giấy (Điều 25 NĐ08): - Hàng hóa XNK của cư dân biên giới; - Hàng hóa XNK vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; - Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; - Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân; - Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập - Hàng hóa TN-TX, TX-TN tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh; - Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác. b) Hồ sơ hải quan: - Hàng hóa XK: + Tở khai
  4. + Giấy phép XK/ Giấy thông báo miễn hoặc kết quả chuyên ngành theo quy định (nếu có) - Hàng hóa NK: + Tờ khai + Vận tải đơn (trừ đường bộ/ trừ nhập nội địa vào khu phi thuế qua) + Hóa đơn thương mại + Giấy phép XK/ Giấy thông báo miễn hoặc kết quả chuyên ngành theo quy định (nếu có) + Chứng nhận xuất xứ (nếu hưởng thuế ưu đãi đặc biệt) 5. Nội dung khai bổ sung a) Các chỉ tiêu thông tin tờ khai không được khai bổ sung: 1. Mã loại hình 2. Mã phân loại hàng hóa 3. Mã hiệu phương thức vận chuyển 4. Mã địa điểm lưu kho hàng hóa chờ thông quan dự kiến 5. Ngày khai báo dự kiến 6. Mã người nhập khẩu 7. Tên ngcười nhập khẩu 8.Cơ quan Hải quan 9. Mã đại lý hải quan 10. Số tờ khai. Điều 22. Hủy tờ khai hải quan 1. Các trường hợp hủy tờ khai a) Tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây: a.1) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập; a.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; a.3) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
  5. a.4) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra; a.5) Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai. b) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố và tờ khai hải quan giấy thay thế đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản; c) Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy; d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan: d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế; d.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu; d.3) Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a.2, điểm a.3, điểm a.4, điểm d. 1 và d.2 khoản này, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa; d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu. 6. Khai thay đổi mục đích sử dụng (khoản 4 Điều 25 NĐ08) a) Khi thay đổi mục đích sử dụng đối với các đối tượng sau, phải khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng: - Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế (các loại thuế) - Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan - Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu - Hàng hóa tạm nhập - tái xuất b) Chính sách thuế, chính sách hàng hóa: được áp dụng tại thời điểm mở tờ khai thay đổi mục đích sử dụng trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu. c) Nguyên tắc thực hiện
  6. - Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; - Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa; - Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định. 7. Kiểm tra hải quan: a) Kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế: - Nếu đủ căn cứ để xác định DN khai sai Yêu cầu DN khai bổ sung (thời hạn 5 ngày). Nếu DN không khai bổ sung thì cq HQ xác định lại mã HS và Ấn định thuế. - Nếu chưa đủ căn cứ để xác định sai Yêu cầu DN nộp bổ sung hồ sơ Tiến hành kiểm tra. + Nếu đủ căn cứ xác định sai Yêu cầu khai bổ sung. Nếu không khai bổ sung thì ấn định thuế. + Nếu chưa đủ căn cứ thì lấy mẫu phân tích, giám định. b) Kiểm tra trị giá Hải quan: Chú ý: - Nếu DN không chấp nhận cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, DN không khai bổ sung, DN không đề nghị tham vấn thì chuyển kiểm tra sau thông quan - Việc đề nghị tham vấn là quyền của DN, cq HQ không có quyền yêu cầu tham vấn. 8. Kiểm tra xuất xử: a) Khai báo xuất xứ: - Tại thời điểm mở tờ khai, nếu chưa có xuất xứ thì khai theo thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất thông thường (chú ý: khai nợ C/O) - Khi có C/O thì thực hiện khai bổ sung để hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt. C/O nộp phải là C/O đang còn hiệu lực. Hiệu lực của từng C/O phụ thuộc vào hiệp định được ký kết. (thông thường là 1 năm). b) Kiểm tra xuất xứ: - HQ chấp nhận C/O trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ như: Lỗi chính tả, đánh máy; khác biệt trong cách đánh dẫu “x” hay “v”; khác biệt nhỏ về chữ ký trên C/O; khác biệt về khổ giấy; về màu mực. 9. Đưa hàng về bảo quản: a) Trường hợp áp dụng: Hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành phải chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành: Kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, VSATTP. b) Thủ tục, trách nhiệm của DN:
  7. - Có giấy đăng ký kiểm tra của cơ quan chuyên ngành - Có văn bản xin đưa hàng về bảo quản; cam kết giữ nguyên trạng hàng hóa. - Địa điểm bảo quản được cơ quan Hải quan xác nhận đồng ý b) Trường hợp đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan theo đề nghị của người khai hải quan: b.1) Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua Hệ thống, bao gồm: b.1.1) Đề nghị đưa hàng về bảo quản theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.1.2) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chụp. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan; b.1.3) Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu: 01 bản chụp; b.1.4) Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: b.1.4.1) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản là địa chỉ trụ sở, cơ sở sản xuất của người khai hải quan đã được đăng ký theo giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, địa điểm thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; b.1.4.2) Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa là địa điểm kiểm tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy đã được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định công nhận theo quy định tại Điều 102 Thông tư này: 01 bản chụp Quyết định công nhận; b.1.4.3) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản khác: 01 bản chụp các chứng từ chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 84/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ. Tài liệu quy định tại điểm b.1.4 khoản này, người khai hải quan chỉ phải nộp lần đầu tiên khi đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản. b.2) Trong thời gian 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan về việc đưa hàng về bảo quản được người khai hải quan gửi qua Hệ thống, nếu người khai hải quan không thuộc diện doanh nghiệp không được phép đưa hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
  8. xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm bảo quản trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan. c) Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng. Ngay sau khi hàng hóa được đưa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản, người khai hải quan phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Hết thời hạn đã đăng ký tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này mà người khai hải quan chưa thông báo hàng hóa đến đích (trừ trường hợp bất khả kháng), người khai hải quan không được đưa hàng về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận hàng hóa đã được đưa về bảo quản theo đúng quy định. c) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành: - Nếu đủ đk nhập khẩu thông quan - Không đủ Đk thì căn cứ đề nghị của cq chuyên ngành cho phép được: Tái chế/ tiêu hủy/ buộc tái xuất. d) Xử lý vi phạm: - Nếu cho đưa về bảo quản nếu DN bán, hàng không đạt: phạt 5-50 triệu + buộc nộp lại tiền bằng trị giá tang vật. - Nếu cho đưa về bảo quản nếu DN không giữ nguyên trạng (đưa vào sản xuất, thay đổi bao bì): phạt 10 - 20 triệu. - Nếu kết quả chuyên ngành không đạt: Phạt 5-50 triệu + (buộc tái xuất/or tái chế/or tiêu hủy) về hành vi nhập khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. - Nếu quá 30 ngày DN không nộp kết quả: Phạt 500-1triệu về hành vi không nộp đúng thời hạn chứng từ được chậm nộp. e) Hệ quả pháp lý của việc vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản: + Trong 1 năm sẽ không cho đưa về bảo quản nếu bị phạt về hành vi: tự ý phá dỡ niêm phong; đánh tráo hàng hóa; tự ý bán; sử dụng; bảo quản không đúng địa điểm. + Trong 06 tháng sẽ không cho đưa về bảo quản nếu bị phạt về chậm nộp kết quả chuyên ngành. 10. Giải phóng hàng hóa: a) Trường hợp áp dụng: Hàng hóa phải xác định lại mã số/ trị giá. b) Thủ tục áp dụng: Nộp thuế theo khai báo + Có văn bản đề nghị giải phóng hàng hóa. 11. Cách tính thuế: - Thuế NK = số lượng x trị giá x thuế suất - Thuế tiêu thụ đặc biệt = số lượng x (trị giá + Thuế NK) x thuế suất
  9. - Thuế bảo vệ môi trường = số lượng x mức thuế tuyệt đối. - Thuế VAT = số lượng x (trị giá + thuế NK + Thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế môi trường+ thuế bổ sung khác) x thuế suất. 12. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai. 13. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì việc khai thuế, tính thuế thực hiện theo từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. II. THỦ TỤC GIÁM SÁT HẢI QUAN. 1. Thủ tục khai vận chuyển: - Khai vận chuyển kết hợp: tờ khai vận chuyển được phân luồng theo tờ khai hàng hóa - Khai vận chuyển độc lập: Tờ khai được phân luồng riêng./ Được thực hiện tại chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi. 2. Thủ tục khai vận chuyển độc lập: - Được khai trên tờ khai vận chuyển độc lập - Hàng hóa được phân 2 luồng (xanh và vàng) - Tất cả hàng hóa phải được niêm phong hải quan. 1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập gồm: a) Hàng hóa quá cảnh trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế;
  10. b) Hàng hóa trung chuyển trừ trường hợp hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này; c) Hàng hóa chuyển cửa khẩu: c.1) Hàng hóa xuất khẩu: c.1.1) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi tắt là kho CFS), cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (sau đây gọi tắt là cảng cạn), kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến cửa khẩu xuất; hàng hóa xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan vận chuyển độc lập đã xác nhận vận chuyển đến đích sau đó thay đổi cửa khẩu xuất; c.1.2) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính. c.2) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn, kho hàng không kéo dài, kho CFS, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại cửa khẩu nhập, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến cửa khẩu khác (bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng trên cùng phương tiện vận chuyển, vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến nhiều cảng đích ghi trên vận đơn). 3. Giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK a) Các trường hợp phải niêm phong hải quan (K3 Điều 52 TT38) a.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; a.2) Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; a.3) Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa; a.4) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp quy định tại điểm b.2 khoản này; a.5) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;
  11. a.6) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: (nếu cửa khẩu tái xuất khác tạm nhập) 4. Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu. (Điều 53 TT38) - Đối với hàng hóa XK qua cửa khẩu đường biển/ không/ đường sắt/ thủy nội địa/ XK đưa vào kho ngoại quan/ XK đưa vào kho CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng qua khu vực giám sát. - Hàng hóa XK qua đường bộ, sông: là tờ khai hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới sang nước nhập khẩu. - Đối với hàng hóa XNK tại chỗ: là tờ khai hàng hóa XK, NK đã được thông quan. PHẦN II: CÁC LOẠI HÌNH XNK. I. GIA CÔNG/ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU/ LOẠI HÌNH CHẾ XUẤT/ 1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (Điều 54 TT38): 1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu. 2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm. 3. Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài. 4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu. 5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu. 6. Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 2. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng XK, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc. (Điều 56) a) - Phải thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu. b) Các trường hợp HQ kiểm tra cơ sở, nơi lưu giữ - DN thực hiện gia công lần đầu - Dấu hiệu rủi ro 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan. a) Đối với DN chế xuất: Thực hiện tại Chi cục quản lý DN chế xuất
  12. b) Đối với Gia công/ SXXK: DN được lựa chọn: - Chi cục HQ nơi DN có trụ sở hoặc cơ sở sản xuất - Chi cục HQ cửa khẩu hoặc Chi cục HQ cảng XNK nội địa - Chi cục HQ quản lý hàng gia công, sản xuất XK thuộc Chi cục HQ nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập. 4. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc. Khi xác định DN thuộc đối tượng rủi ro: như nhập nguyên liệu, quá chu kỳ mà không sản xuất; XNK tăng giảm bất thường 5. Báo cáo quyết toán: a) Thời hạn nộp: Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu II. LOẠI HÌNH GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 1. Đặc điểm: - Nguyên liệu, máy móc thiết bị phần lớn thuộc sở hữu của bên nước ngoài - DN Việt nam mang tính làm thuê (nhận tiền gia công) - Thuộc đối tượng miễn thuế khi nhập nguyên liệu (với điều kiện phải xuất sản phẩm tương ứng từ nguyên liệu) 2. Các thủ tục Hải quan. a) Thủ tục nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc (Điều 61) - Nguyên liệu, vật tư do nước ngoài cung cấp để nhập về (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung ứng) - Nguyên liệu, vật tư do do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của bên đặt gia công (phải làm thủ tục XNK tại chỗ) - Nguyên liêu, vật tư do do bên nhận gia công sản xuất hoặc tự cung ứng mua tại Việt Nam thì không phải làm thủ tục (trừ mua của DN chế xuất, DN khu phi thuế quan) - Máy móc thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công (thực hiện theo loại hình TN-TX máy móc, thiết bị đê sản xuất b) Thủ tục đối với thuê gia công lại. DN Việt Nam (A) ký hợp đồng nhận gia công với nước ngoài, nhưng không thực hiện gia công mà đi thuê DN khác gia công lại (B). Việc mở TK, Báo cáo quyết toán, chịu trách nhiệm do DN (A) chịu. DN (A) phải thông báo với cơ quan Hải quan. - Nếu giữa các DN việt nam với nhau thì việc giao nhận hàng hóa không phải làm thủ tục - Nếu thuê DN chế xuất nhận gia công thì thực hiện XNK tại chỗ. c) Thủ tục xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm
  13. - Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc khi hợp đồng gia công hết hiệu lực: Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực, DN có văn bản gửi HQ để quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết, phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa. III. LOẠI HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT. a) Thủ tục hải quan - Địa điểm làm thủ tục: Thủ tục tạm nhập được làm tại chi cục HQ cửa khẩu lưu giữ hàng hóa Thủ tục tái xuất được thực hiện tại Chi cục HQ cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh TN-TX thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện thì phải làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập. - Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần - Một tờ khai tái xuất chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. - Thời hạn lưu giữ hàng hóa: 30 ngày (gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày)