Tài liệu Vận tải Ngoại thương

pdf 19 trang Viên Minh 14/07/2023 9960
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Vận tải Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_tai_ngoai_thuong.pdf

Nội dung text: Tài liệu Vận tải Ngoại thương

  1. VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG
  2. I. Khái quát vận tải ngoại thương 1. Khái niệm: VTNT là hình thức chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. 2. Đặc điểm: - Việc chuyên chở diễn ra trên lãnh thổ 2 nước trở lên; - Nơi đi và nơi đến phải thuộc hai nước khác nhau; - Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình vận chuyển do PL quốc tế điều chỉnh
  3. • 3. Phân chia trách nhiệm vận tải trong HĐNT: - Quyền vận tải: quyền và nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hóa và thanh toán cước phí trực tiếp với người chuyên chở - Theo Incoterms 2010: + Quyền vận tải thuộc về người bán: CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP + Quyền vận tải thuộc về người mua: EXW, FCA, FAS, FOB
  4. II. Vận tải đường biển 1. Đặc điểm: Ưu điểm: • Các tuyến đường vận tải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên • Năng lực vận chuyển rất lớn • Giá thành thấp • Thích hợp với việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế  Nhược điểm: • Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải • Tốc độ vận chuyển chậm
  5. 2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật Theo Điều 3, Bộ Luật Hàng Hải 2015: . Liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, HĐ thuê tàu biển, HĐ thuê thuyền viên, HĐ vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế => áp dụng luật quốc gia mà tàu mang quốc tịch. . Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
  6. 3. Vận đơn đường biển Khái niệm: vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. Người cấp vận đơn: người có phương tiện chuyên chở, người kinh doanh phương tiện chuyên chở, người được người có phương tiện chuyên chở ủy quyền => phải ký, ghi rõ tên, địa chỉ công ty và tư cách pháp lý của mình trên vận đơn Thời điểm cấp vận đơn: • Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu • Sau khi nhận hàng để xếp
  7. Chức năng B/L có 3 chức năng cơ bản sau: . Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết . Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng . Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
  8. Phân loại B/L:  Căn cứ tình trạng giao nhận hàng hóa người gửi hàng và người vận chuyển: - B/L đã xếp hàng: cấp sau khi hàng đã được xếp trên tàu. Thể hiện: “Shipped on board”, “On board”; “Shipped”. => Có giá trị chứng cứ rất lớn- chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo các điều kiện FOB, CIF, CFR (incoterms 2010) - B/L nhận hàng để xếp: được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng, cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển hàng hóa bằng con tàu ghi trên B/L
  9. Phân loại B/L:  Căn cứ vào khả năng lưu thông của vận đơn (quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn) . Vận đơn đích danh: là loại vận đơn trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Chỉ người nào có tên và địa chỉ đúng như trên B/L mới nhận được hàng Không chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng
  10. . Vận đơn theo lệnh : là loại B/L trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh của ” (to order of ) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh của ” (or to order of ) Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh được dùng rất phổ biến trong buôn bán và vận tải quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.
  11. Phân loại B/L:  Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn: . Vận đơn sạch/hoàn hảo: là loại B/L trên đó không có ghi chú xấu hay ghi chú bảo lưu của thuyền trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng bên ngoài của hàng hóa Có giá trị chứng cứ lớn, chứng tỏ người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như số lượng và tình trạng hàng hóa như lúc nhận từ người gửi hàng Người mua và ngân hàng thanh toán chỉ chấp nhận thanh toán tiền hàng khi có B/L sạch. . Vận đơn không hoàn hảo: là loại B/L trên đó có phê chú xấu hay phê chú phản đối hay phê chú bảo lưu của thuyền trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng của hàng hóa
  12. Phân loại B/L:  Căn cứ vào hành trình chuyên chở hàng hóa: . Vận đơn đi thẳng: được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường . Vận đơn chở suốt: được cấp khi HH được chuyên chở qua nhiều chặng (bằng 2 hay nhiều con tàu của 2 hay nhiều người chuyên chở) nhưng do 1 người phát hành và chịu trách nhiệm về HH từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình chuyên chở . Vận đơn vận tải đa phương thức: được cấp khi hàng hóa được chuyên chở từ nơi này đến nơi khác bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trong đó có vận tải đường biển
  13. III. Vận tải đường hàng không 1. Vị trí 1% khối lượng, 20% giá trị Vận tải hàng không có vị trí số một trong việc vận chuyển: • Hàng đòi hỏi phải giao ngay để đáp ứng nhu cầu và thời cơ thị trường • Hàng cứu trợ khẩn cấp • Hàng giá trị cao, quý hiếm
  14. 2. Đặc điểm 2.1. Ưu điểm • Các tuyến đường là tuyến đường tự nhiên, ngắn nhất • Ít phụ thuộc vào điều kiện địa hình và hoàn cảnh địa lý, khả năng thông qua cao • Tốc độ nhanh, tính cơ động cao, khả năng khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh • Là phương thức vận tải an toàn nhất • Luôn sử dụng công nghệ cao • Cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn hẳn các phương thức vận tải khác.
  15. 2.2. Nhược điểm • Cước vận tải hàng không cao nhất • Không phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, giá trị nhỏ, hàng cồng kềnh. • Đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực • Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
  16. 3. Đối tượng vận chuyển bằng đường HK Thư, bưu kiện: thư, bưu phẩm, bưu kiện. Hàng chuyển phát nhanh: chứng từ, sách báo tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp. Hàng hoá thông thường: là những hàng hoá thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay, trừ thư từ, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển phát nhanh, gồm: . Hàng hóa có giá trị cao: từ 1000$/kg, vàng, bạch kim, đá quý và các sản phẩm của chúng, tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá, kim cương và trang sức bằng kim cương . Hàng dễ hư hỏng do thời gian . Hàng nhạy cảm với thị trường
  17. 4. Vận đơn hàng không (AWB)  Khái niệm: AWB là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, là bằng chứng của việc kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để chuyên chở - AWB không có khả năng lưu thông. - Luôn là một chứng từ nhận hàng để xếp. - Một bộ AWB: 03 bản gốc và một số bản copy
  18. Chức năng AWB  Là bằng chứng của một hợp đông vận chuyển bằng đường hàng không  Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không  Là hoá đơn thanh toán cước phí  Là GCN bảo hiểm  Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hoá  Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa
  19. Phân loại AWB  Căn cứ vào người phát hành:  Vận đơn hãng hàng không: do hãng hàng không phát hành. Trên AWB có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.  Vận đơn trung lập: không phải do hãng hàng không phát hành. Trên AWB không ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.  Căn cứ vào việc gom hàng:  Vận đơn chủ (Master AWB): do người chuyên chở hàng không phát hành cho người gom hàng có AWB nhận hàng ở sân bay đích  Vận đơn của người gom hàng (House AWB): do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến.