Tài liệu Thanh toán quốc tế

pdf 15 trang Viên Minh 14/07/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_thanh_toan_quoc_te.pdf

Nội dung text: Tài liệu Thanh toán quốc tế

  1. THANH TOÁN QUỐC TẾ
  2. I. HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ 1. Khái niệm: Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. 2. Đặc điểm: - Tính bắt buộc: là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện - Tính trừu tượng: bề mặt hối phiếu ko ghi lý do, chỉ ghi số tiền - Tính lưu thông: có thể chuyển nhượng được
  3. 3. Nội dung của Hối phiếu đòi nợ  a) Cụm từ "Hối phiếu đòi nợ" được ghi trên mặt trước  b) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;  c) Thời hạn thanh toán;  d) Địa điểm thanh toán;  đ) Tên, địa chỉ người bị ký phát;  e) Tên người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;  g) Địa điểm và ngày ký phát;  h) Tên địa chỉ và chữ ký của người ký phát => Thiếu nội dung trên hối phiếu sẽ vô hiệu, trừ một số trường hợp đặc biệt
  4. 3. Nội dung của Hối phiếu đòi nợ  Trường hợp đặc biệt khi thiếu thông tin mà hối phiếu vẫn có giá trị: - Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình; - Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát; - Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.
  5. 3. Nội dung của Hối phiếu đòi nợ Số tiền trên hối phiếu: . Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. . Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
  6. 4. Thời hạn thanh toán của Hối phiếu đòi nợ  Ngay khi xuất trình;  Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận;  Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát;  Vào một ngày được xác định cụ thể - Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc ghi thời hạn không đúng quy định trên - Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán là "ngay khi xuất trình" phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký phát
  7. HỐI PHIẾU NHẬN NỢ  Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Các nội dung: tương tự hối phiếu đòi nợ
  8. II. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 1. Khái niệm: Nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Ngân hàng: tư cách trung gian thu tiền hộ; ko cam kết, ko bảo lãnh thanh toán  Nguồn luật điều chỉnh: Quy tắc thống nhất về nghiệp vu nhờ thu URC 522
  9. 2. Các loại nhờ thu  Căn cứ theo thời hạn: – Nhờ thu trả ngay (D/P): người NK phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ. – Nhờ thu trả chậm (D/A): người NK không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người XK. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người NK) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
  10.  Căn cứ theo chứng từ: Nhờ thu trơn: - Chứng từ thanh toán chỉ gồm chứng từ tài chính: hối phiếu, séc, giấy nhận nợ - Chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người NK, không qua ngân hàng (hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm )  Nhờ thu kèm chứng từ: - Chứng từ thanh toán: gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có). - Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người NK sau khi người NK đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu.
  11. QUY TRÌNH NHỜ THU Ngân hàng nhờ thu (4) Ngân hàng thu hộ (Remitting bank) (Collecting bank) (7) (3) (8) (6) (5) (1) Người ủy thác Người trả tiền (Pricipal) (Drawee) (2) 1. Ký hợp đồng 2. Giao hàng 3. Người XK lập đơn y/c nhờ thu, giao chứng từ tài chính (hối phiếu) đối với nhờ thu trơn; chứng từ tài chính + chứng từ thương mại đối với nhờ thu kèm chứng từ tới NH nhờ thu 4. Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu cùng chứng từ đến ngân hàng thu hộ. 5. Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu (đới với nhờ thu kèm chứng từ: xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK); 6. Người NK lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ. (đối với nhờ thu kèm chứng từ: sau đó, NH thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho người NK) 7. NH thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận,/kỳ phiếu / giấy nhận nợ cho NH nhờ thu 8. Ngân hàng nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người XK
  12. II. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (LC) 1. Khái niệm: - Là một sự cam kết trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C. Theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
  13. 2. Đặc điểm: - Không hủy ngang; - Hình thành trên hợp đồng mua bán nhưng độc lập với hợp đồng mua bán; - Các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa - Ngân hàng: đóng vai trò trung gian; cung cấp tín dụng cho người NK và cam kết trả tiền cho người XK
  14. 3. Một số chứng từ trong L/C  Hóa đơn thương mại: (Đ18, UCP 600) - Do người thụ hưởng phát hành, đứng tên người yêu cầu - Mô tả hàng hóa phù hợp với L/C  Vận đơn đường biển: (Đ20, UCP 600) - Chỉ rõ hàng đã được xếp trên tàu tại cảng giao hàng ghi trong L/C; - Là vận đơn hoàn hảo  Chứng từ bảo hiểm: (Đ28, UCP 600) - Đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao (Phiếu bảo hiểm tạm thời không là chứng từ bảo hiểm)
  15. Quy trình thanh toán L/C (3) Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo (7) (Issuing bank) (Advising bank) (8) (10) (9) (2) (7) (6) (4) (1) Người mở - Nhà NK Người hưởng-Nhà XK (5) (Importer) (Exporter) 1. Ký HĐ 2. Người NK làm đơn xin mở L/C 3. NH phát hành mở L/C cho nhà NK, chuyển L/C bản chính cho nhà XK thông qua NH thông báo 4. NH thông báo thông báo L/C bằng văn bản cho người XK 5. Người XK giao hàng 6. Sau khi giao hàng, người XK lập chứng từ hàng hóa, chứng từ thanh toán gửi NH thông báo để y/c thanh toán 7. NH thông báo kiểm tra bộ chứng từ rồi gửi NH phát hành y/c thanh toán L/C. 8. NH phát hành kiểm tra kỹ bộ chứng từ, phù hợp thì thanh toán cho người XK thông qua NH thông báo 9. NH phát hành đòi tiền nhà NK, giao bộ chứng từ nếu được chấp nhận 10. Nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền