Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Tăng huyết áp
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_da_k.doc
Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Tăng huyết áp
- TĂNG HUYẾT ÁP 1. Các yếu tố nguy cơ Tuổi Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp Thói quen ăn mặn. Nghiện thuốc lá, rượu, cafe Tăng BMI, béo phì Rối loạn lipid máu Đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh thận mạn Các yếu tố tâm lý xã hội. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1.Triệu chứng cơ năng Đa số bệnh nhântăng huyết áp thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường gặp là nhức đầu vùng chẩm, hồi hộp, ù tai, hoa mắt . 2.2.Triệu chứng Thực thể Chủ yếu đo HA: thường tăng cao cả hai chỉ số HA tâm thu và HA tâm trương hoặc có khi chỉ cao một trong hai chỉ số. Bảng 2.2. Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam/Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam 2018 Huyết áp Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg) Tối ưu < 120 và < 80 Bình thường (HABT) 120-129 và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 và/hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 Vậy, gọi là tăng huyết áp khi: HA ≥ 140/90 mmHg. 3.Biến chứng. - Ở mắt: gây phù gai thị, xuất huyết võng mạclàm giảm hoặc mất thị lực. - Ở não: tai biến mạch máu não như xuất huyết não, nhồi máu não.
- - Ở tim: suy tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, - Ở thận: suy thận mãn. 4.Hướng điều trị. 4.1.Điều trị không dùng thuốc - Chế độ ăn giảm muối, ăn ít chất béo, nhiều rau, trái cây - Vận động thể lực. - Ngưng hút thuốc, hạn chế uống rượu. - Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường không thừa cân 4.2.Điều trị thuốc Dựa trên mức độ tăng huyết áp và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác với bệnh lý thần kinh, thận, tim mạch. - Chọn lựa ban đầu, đơn trị liệu Nhóm ức chế men chuyển: captoril, enalapril . Nhóm ức chế thụ thể: losartan, telmisartan, Nhóm ức chế canxi: Amlodipin, Nifedipine Nhóm lợi tiểu: Furosemide, Indapamid, Nhóm ức chế beta: Cardivelol, atenolon, propranolon - Chọn lựa theo các bệnh lý, tình huống đặc biệt (tham khảo) - Phối hợp thuốc (tham khảo) - Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: Tình trạng rối loạn Lipid máu. Đái tháo đường. Béo phì. 5.PHÒNG BỆNH. - Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm THA - Bố trí giờ giấc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu căng thẳng - Chế độ ăn ướng hạn chế muối, các chất kích thích - Lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay, thể dục, thể thao
- BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. 1.Phân loại - Đái tháo đường type 1. - Đái tháo đường type 2. - Đái tháo đường thai kỳ. - Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ như: ĐTĐ sơ sinh, ĐTĐdo sử dụng thuốc 2.Triệu chứng lâm sàng 2.1.Đái tháo đường type 1 Thường gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, khởi phát lâm sàng cấp tính, Thường có các triệu chứng lâm sàng điển hình: - Ăn nhiều. - Uống nhiều. - Tiểu nhiều. - Gầy nhiều. 2.2.Đái tháo đường type 2 Thường gặp hơn, phần lớn ĐTĐ type II thường xuất hiện muộn, sau 40 tuổi thể trạng thường béo phì, thường nhập viện qua các trường hợp sau: - Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc phát hiện tình cờ do mắc bệnh khác. - Có vết thương lâu lành, đi tiểu có kiến bu. - Trong gia đình có cha mẹ, anh, em bị ĐTĐ. - Nhập viện vì biến chứng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Thấy gầy nhiều, uống nước nhiều hơn bình thường . 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA, dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ. b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). c) HbA1c ≥ 6,5% d) Ở bệnh nhân có triệu chứng của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân), các xét nghiệm ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 sau từ 1 đến 7 ngày để xác định chẩn đoán. 4.Biến chứng của đái tháo đường. 1. Biến chứng cấp tính. - Hôn mê do nhiễm toan Ceton -Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu -Hạ đường huyết 2. Biến chứng mãn tính.
- 2.1. Các biến chứng ở mạch máu nhỏ - Biến chứng ở mắt hay bệnh võng mạc - Biến chứng ở thận 2.2. Biến chứng ở các mạch máu lớn - Bệnh mạch vành - Tai biến mạch máu não 2.3. Biến chứng ở bàn chân Do giảm tưới máu, giảm cảm giác ở chân nên dễ nhiễm trùng, dễ có vết thươngở bàn chân. 2.4. Các biến chứng mãn tính khác - Bệnh mắt cườm - Bệnh các mạch máu ngoại biên: do xơ mỡ động mạch làm hẹp các động mạch ngoại biên - Bệnh ở răng và lợi: dễ bị sâu răng, viêm lợi. 5. Giáo dục sức khỏe Cần tư vấn các vấn đề sau: 1.Chế độ ăn uống. 2.Chế độ vận động 3.Ngưng hút thuốc lá. 4.Chăm sóc bàn chân. 5.Điều trị liên tục và tái khám theo hẹn.