Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Các biện pháp tránh thai

doc 2 trang myvan 24/10/2022 10480
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Các biện pháp tránh thai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_da_k.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Các biện pháp tránh thai

  1. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Funded by the European Union TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG 320 CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI A. BIỆN PHÁP TRÁNH THAI: DỤNG CỤ TỬ CUNG (DCTC) Là biện pháp đặt dụng cụ tránh thai vào trong buồng tử cung của người phụ nữ, thường gọi biện pháp đặt vòng, chỉ đặt một lần nhưng tác dụng tránh thai kéo dài nhiều năm. Có 2 loại:DCTC chứa đồng và DCTC giải phóng hoạt chất. 1. Cơ chế tác dụng - Ngăn không cho noãn thụ tinh với tinh trùng. - Làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong tử cung. 2. Thuận lợi - Hiệu quả tránh thai rất cao (từ 95 - 98%). - Có tác dụng tránh thai nhiều năm (10 năm, 5 năm). - Không cần uống thuốc, đặt thuốc hay tính toán những thời điểm không an toàn. - Không ảnh hưởng đến sự tiết sữa. - Thao tác đặt dễ, có thể lấy ra dễ dàng - Dễ có thai trở lại sau khi lấy vòng ra. - Giá thành rẻ. - Có thể đặt ngay sau đẻ hoặc sau sảy, nạo phá thai, hoặc bất cứ khi nào chắc chắn không có thai. 3. Không thuận lợi - Phải đến cơ sở y tế để đặt vòng và tháo vòng. - Nhân viên y tế phải được huấn luyện. - Sau khi đặt có thể có một số tác dụng phụ như đau âm ỉ bụng dưới, ra huyết, kinh nhiều các triệu chứng này thường chỉ tạm thời. - Đôi khi gây khó chịu cho người đặt hoặc có biến chứng phải vào viện điều trị. - Không có dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Có thể bị tuột vòng B. VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KẾT HỢP Viên tránh thai kết hợp chứa cả 2 thành phần nội tiết: estrogen và progestin. 1. Cơ chế tác dụng - Ngăn không cho rụng trứng. - Cản trở trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung. 2. Thuận lợi - Hiệu quả tránh thai (99%): nếu sử dụng đúng và liên tục. - Dễ sử dụng và thuận tiện
  2. - Có thai dễ dàng sau khi ngừng thuốc. - Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, tránh các bệnh u nang buồng trứng, u xơ vú lành tính. - Hành kinh đều, ra máu ít hơn, số ngày hành kinh ít hơn, bớt đau bụng. - Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. - Giảm triệu chứng trước hành kinh. - Không ảnh hưởng đến tình dục. 3. Không thuận lợi - Phải uống hàng ngày và đúng cách. - Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn. - Làm giảm tiết sữa nên không thích hợp đối với phụ nữ đang cho con bú. - Không tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Có 1 số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu: ra máu thấm giọt, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, sạm da, trứng cá. - Đái tháo đường nặng hoặc có biến chứng. - Đang bị ung thư vú. - Đau nửa đầu - Sắp phẫu thuật đòi hỏi phải nằm > 1 tuần.