Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bệnh tay chân miệng

doc 2 trang myvan 24/10/2022 10840
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bệnh tay chân miệng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_da_k.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bệnh tay chân miệng

  1. BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG 1. Định nghĩa Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. 2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: 2.1. Lâm sàng 2.1. 1. Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày. 2. Giai đoạn khởi phát: 1-2 ngày: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. 3. Giai đoạn toàn phát: 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình: - Loét miệng: vết loét 2-3 mm, gây đau, bỏ bú, bỏ ăn, tăng tiết nứớc bọt. - Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; có thể để lại vết thâm, hiếm khi loét hay bội nhiễm. - Sốt, nôn - Trường hợp sốt cao, nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thuờng xuất hiện từ ngày 2 - 5 của bệnh. 2.1.4. Giai đoạn lui bệnh: 3-5 ngày, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. 2.2. Cận lâm sàng 2.2.1. Các xét nghiệm cơ bản - Công thức máu. - CRP - Đường huyết, điện giải đồ, X quang (từ độ 2b) - RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán ca lâm sàng : Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. - Yếu tố dịch tễ: Tuổi (< 5 tuổi, đặc biệt < 3 tuổi), mùa (tăng cao vào tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 hàng năm), vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. - Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không. 3.2. Chẩn đoán xác định căn nguyên - Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh. 3.5. Phân độ lâm sàng : (Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tháng 3/2012) có 4 độ: -Độ 1 -Độ 2 :Độ 2a và Độ 2b (nhóm 1 hoặc nhóm 2) -Độ 3 - Độ 4
  2. 4. ĐIỀU TRỊ 4.1.Nguyên tắc điều trị - Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). - Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp. - Trường hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu. - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. 4.2. Điều trị cụ thể: 4.2.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. - Dinh duỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục bú sữa mẹ. - Khi sốt cao: Hạ sốt bằng Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ. - Vệ sinh răng miệng. - Nghỉ ngơi, tránh kích thích. - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. - Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như: + Sốt cao ≥ 390C. + Thở nhanh, khó thở. + Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều. + Đi loạng choạng. + Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. + Co giật, hôn mê. 4.2.2. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện Độ 2a, Độ 2b - Độ 3: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực -Độ 4: Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực