Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bài 1: Sốt cao co giật

doc 3 trang myvan 24/10/2022 8680
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bài 1: Sốt cao co giật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vien_chuc_y_te_2022_chuyen_nganh_bac_si_da_k.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi viên chức y tế 2022 chuyên ngành bác sĩ đa khoa - Bài 1: Sốt cao co giật

  1. Bài 1 SỐT CAO CO GIẬT 1. ĐẠI CƯƠNG – Sốt co giật là cấp cứu thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi khi sốt ≥ 38,5oC – Biến chứng nguy hiểm nhất là ngạt, tắc đường thở khi co giật và thiếu oxy não khi co giật kéo dài trên 15 phút – Thường tái phát, tuy nhiên tiên lượng trẻ sốt co giật thì tốt và không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần - vận động, tỉ lệ trẻ sau này bị động kinh hiếm < 2% 2. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH 2.1. Hỏi bệnh – Sốt: nhiệt độ, ngày sốt – Co giật toàn thân hay khu trú, thời gian cơn co giật – Triệu chứng khác: nôn ói, tiêu chảy, ho, yếu liệt chi – Tiền sử sốt co giật – Tiền sử bệnh lý não, phát triển tâm thần vận động 2.2. Khám lâm sàng – Tìm dấu hiệu tắc nghẽn đường thở: kiểu thở, nhịp thở, đờm nhớt ở miệng – Lấy dấu hiệu sinh tồn – Co giật toàn thân hay khu trú – Co giật ngắn hoặc kéo dài – Tri giác: tỉnh táo hoặc hôn mê sau co giật – Dấu hiệu thần kinh khu trú sau co giật – Dấu hiệu màng não – Phổi: trong hoặc có ran ẩm, ứ đọng. 2.3. Cận lâm sàng Công thức máu: bạch cầu tăng khi sốt do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Chỉ định các xét nghiệm khác tùy theo trường hợp. 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào các dấu hiệu: – Tuổi từ 6 tháng - 6 tuổi. – Cơn co giật toàn thể. – Cơn co giật ngắn, tự hết, thường dưới 5 phút. – Tỉnh táo và không dấu thần kinh khu trú sau co giật – Thường trẻ có tiền sử sốt cao co giật 1
  2. 3.2. Chẩn đoán phân biệt Viêm não màng não: sốt, dấu màng não cổ gượng, thóp phồng 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Nguyên tắc điều trị – Thông đường thở – Thở oxy – Hạ sốt – Cắt cơn co giật – Điều trị nguyên nhân sốt 4.2. Điều trị 4.2.1. Trẻ đang co giật – Đặt trẻ nằm nghiêng bên – Thông đường thở, hút đờm nhớt – Thở oxy – Hạ sốt Thuốc Paracetamol nhét hậu môn liều 10 - 15 mg/kg Lau mát hạ sốt. – Điều trị cắt cơn co giật: Diazepam 0,2 mg/kg TM chậm hoặc Diazepam 0,5 mg/kg bơm hậu môn, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật: – Kháng sinh nếu có bằng chứng sốt nhiễm khuẩn hoặc khi kết quả công thức máu có bạch cầu cao và chuyển trái – Điều trị nguyên nhân. 4.2.2. Trẻ đã chấm dứt cơn co giật – Điều trị ngoại trú: Cho điều trị ngoại trú khi bệnh nhân hết co giật, tỉnh táo, nhiệt độ < 38⁰C – Thuốc hạ sốt: thường sử dụng Paracetamol là thuốc hạ nhiệt hiệu quả và an toàn cho trẻ em. Liều dùng 10 - 15 mg/kg uống hay tọa dược mỗi 4 - 6 giờ. Ibuprofen 5 - 10 mg/kg/lần uống mỗi 6 - 8 giờ. Chống chỉ định :loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết. – Lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường khi sốt cao, không lau bằng cồn và chấm dứt lau mát khi thân nhiệt dưới 38,5⁰C. – Kháng sinh: nếu có bằng chứng sốt nhiễm khuẩn hoặc khi kết quả công thức máu có bạch cầu cao và chuyển trái. – Điều trị nguyên nhân 4.4. Theo dõi, hướng dẫn chăm sóc và tái khám – Theo dõi dấu hiệu sinh tồn mỗi 5 phút khi co giật, sau đó mỗi 15 - 30 phút 2
  3. – Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: Uống thuốc theo toa Hẹn tái khám: tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết sốt. Hướng dẫn thân nhân xử trí cơn co giật tái phát tại nhà: Đặt trẻ nằm nghiêng bên, không cho uống thuốc để tránh tắc đường thở do hít sặc Đặt hậu môn Paracetamol Lau mát hạ sốt – Dấu hiệu cần tái khám ngay: Sốt cao không hạ với thuốc hạ nhiệt Nôn ói nhiều Không bú, không ăn được Co giật tái phát Hôn mê 5. PHÒNG BỆNH – Đo và theo dõi nhiệt độ khi trẻ sốt – Uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt ≥ 38,5oC – Luôn có người chăm sóc khi trẻ sốt – Báo nhà trẻ hoặc trường học trẻ bị sốt co giật – Không khuyến cáo dùng thuốc chống co giật hằng ngày để phòng ngừa vì chưa có bằng chứng hiệu quả và tác dụng phụ nhiều hơn là lợi ích. 3