Tài liệu ôn thi vị trí Điều dưỡng năm 2021

docx 64 trang hongtran 05/01/2023 9560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí Điều dưỡng năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_vi_tri_dieu_duong_nam_2021.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí Điều dưỡng năm 2021

  1. BÀI 1. KỸ THUẬT THÔNG TIỂU THƯỜNG MỤC ĐÍCH Dùng 1 ống thông cho qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH Chỉ định Bí tiểu. Cần lấy nước tiểu thử nghiệm về vi trùng. Trước khi sinh. Chẩn đoán các bệnh về tiết niệu. Chống chỉ định Nhiễm khuẩn niệu đạo. Dập rách niệu đạo, chấn thương tuyến tiền liệt. NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH Tình trạng lỗ tiểu? Nam hay nữ, có gia đình chưa, tuổi? Tình trạng bệnh lý: bệnh cấp cứu, phẫu thuật, bệnh về hệ tiết niệu ? Tình trạng bang quang: tức, căng chướng? Thời gian tiểu lần cuối? CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH Giải thích người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình làm để họ yên tâm và hợp tác. Tư thế người bệnh thích hợp. Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch trước khi đặt. Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp. DỌN DẸP DỤNG CỤ Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn. Đo lường nước tiểu hoặc lấy nước tiểu gửi đi xét nghiệm (nếu cần). Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ: bình phong. GHI HỒ SƠ Ngày giờ thông tiểu.
  2. Số lượng, màu sắc, tính chất khác thường của nước tiểu. Tình trạng lỗ tiểu. Phản ứng của người bệnh nếu có. Tên người điều dưỡng thực hiện. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn. Tránh thông tiểu nhiều lần, không nên thông tiểu quá 2 lần trong 24 giờ: nếu cần thì nên đặt thông tiểu liên tục, thông tiểu nhiều lần dễ bị tổn thương và nhiễm trùng niệu đạo. Phải vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi đặt thông tiểu. Dùng chất trơn tan được trong nước để hạn chế sự nhiễm trùng và kích thích trong bàng quang. Chọn lựa kích cỡ ống thông phải phù hợp với người bệnh. Không nên dùng sức để đẩy ống thông vào khi gặp trở ngại. Người bệnh bị bí tiểu nhiều không nên lấy ra hết 1 lần: sẽ làm người bệnh đau bàng quang do sự co bóp quá nhiều, và sự giảm áp suất đột ngột có thể làm người bệnh bị mệt hoặc tiểu ra máu. Nếu cần lấy nước tiểu tìm vi trùng thì nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô trùng. Bảng 45.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ thông tiểu thường Thang điểm Stt Nội dung 0 1 2 1 Báo giải thích, quan sát và vệ sinh BPSD của người bệnh 2 Rửa tay, mang khẩu trang Trải khăn vô khuẩn trên khay sạch chứa: 1-2 ống thông Nelaton Bồn hạt đậu 3 Gòn, gạc miếng Kềm kelly Khăn có lỗ Một chén chung chứa dung dịch sát khuẩn bộ phận sinh dục
  3. Dầu nhờn tan trong nước Soạn dụng cụ vô khuẩn đặt ngoài khay 4 Găng tay vô khuẩn ống nghiệm (nếu cần) Soạn dụng cụ sạch để ngoài khay Tấm nylon 5 Vải đắp Bình phong Túi đựng rác thải y tế Tổng cộng Tổng số điểm đạt được Hình 45.1. Mâm dụng cụ thông tiểu thường Bảng 45.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng đặt thông tiểu thường Stt Các thao tác ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt - Người bệnh an tâm hợp - Tiến hành được 1 Chuẩn bị bệnh nhân tác, vùng bộ phận sinh thuận lợi và an toàn dục được vệ sinh sạch sẽ - Tiến hành được - Đủ, đúng và an toàn về 2 Chuẩn bị dụng cụ thuận lợi và an toàn dụng cụ sử dụng - Đảm bảo an toàn Tóc gọn gàng 3 Mang khẩu trang, rửa tay khi thực hiện kỹ Khẩu trang che kín mũi, thuật vô khuẩn miệng
  4. Rửa tay sạch hết các mặt của đôi tay Giữ cho người bệnh Giữ an toàn cho người kín có không gian Che bình phong, trải nylon dưới bệnh khi trải 4 riêng lẻ mông người bệnh Tấm nylon chỉ cần lót ở Tránh làm ẩm ướt vùng mông vùng mông Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người Giữ cho người bệnh Động tác nhẹ nhàng, tôn 5 bệnh ra, quấn vải đắp vào: được kín đáo trọng -Bàn chân (nữ), cổ chân (nam) Để tư thế người bệnh nằm ngửa: Nữ: chân chống bẹt rộng ra Lỗ tiểu được bộc lộ Nữ: 2 chân chống bẹt ra 6 (tư thế khám sản) rõ Nam: 2 chân dang rộng Rửa tay sạch các mặt của 7 Rửa tay thường qui (nội khoa) Giảm sự lây nhiễm bàn tay Tay chưa mang găng Đảm bảo sự vô 8 Mang găng vô khuẩn không chạm vào mặt khuẩn cho kỹ thuật ngoài của găng Bôi từ đầu ống xuống Bôi trơn ống thông: 4 5cm trong Đặt ống thông dễ thân ống 9 trường hợp đặt cho nữ, và 16-20 dàng Không làm bít lỗ ở đầu cm trong trường hợp đặt cho nam của ống thông Chỉ được nắm khăn lỗ Trải khăn có lỗ chỉ để hở vùng bộ Hạn chế vùng vô 10 vào mặt không tiếp xúc phận sinh dục khuẩn với người bệnh Nữ: rửa từ trên vùng Dùng kềm gắp gòn nhúng dung Hạn chế sự nhiễm bụng xuống hậu môn 11 dịch sát khuẩn rửa lỗ tiểu xoắn ốc khuẩn cho kỹ thuật Nam: rửa từ lỗ tiểu rộng từ trong ra ngoài rộng ra
  5. Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 bên Giữ cho bồn hạt đậu 12 Để hứng nước tiểu đùi được vô khuẩn khi đặt Dùng tay thuận cầm ống thông Đặt ống dễ dàng qua Đảm bảo vô khuẩn cho 13 cách đầu ống 5-6cm, đuôi ống để lỗ niệu đạo ống thông khi đặt vào bồn hạt đậu Đưa ống thông vào niệu đạo cho Dẫn nước tiểu ra Đặt đúng vị trí, đủ độ dài 14 đến khi thấy nước tiểu chảy ra ngoài tuỳ từng giới Lấy nước tiểu cho vào ống nghiệm Cấy nước tiểu tìm vi Đảm bảo lấy nước tiểu 15 (nếu cần) trùng giữa dòng và vô trùng Tránh tai biến xuất huyết bàng quang do Bóp ống thông lại cho 16 Cho nước tiểu chảy ra từ từ giảm áp suất đột nước tiểu chạy ra từ từ ngột Đáp ứng nhu cầu vệ Giữ cho người bệnh 17 Chậm khô lỗ tiểu bằng gạc sinh cá nhân Được khô ráo Báo và giải thích cho người bệnh Giúp người bệnh được 18 Giao tiếp biết việc đã xong tiện nghi
  6. Theo dõi và quản lý Ghi lại những công việc 20 Ghi hồ sơ người bệnh đã làm Bảng 4.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng đặt thông tiểu thường Thang điểm Stt Nội dung 0 1 2 1 Kiểm tra dụng cụ 2 Báo, giải thích người bệnh 3 Che bình phong, trải nylon dưới mông người bệnh 4 Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra 5 Quấn vải đắp vào: bàn chân (nữ), cổ chân (nam) Tư thế người bệnh: - Nữ: chân chống bẹt rộng ra 6 - Nam: 2 chân dang rộng 7 Điều dưỡng rửa tay 8 Mở vải đắp để lộ BPSD 9 Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn 10 Mang găng tay vô khuẩn 11 Bôi trơn ống thông: nữ: 4 - 5cm, nam: 16 - 20cm 12 Trải khăn có lỗ Dùng tay không thuận: Vạch 2 mép nhỏ (đối với nữ) để lộ lỗ tiểu: rửa 2 mép nhỏ từ trên xuống dưới (mỗi bên thay gòn), 13 rửa lỗ tiểu Kéo da quy đầu (đối với nam) để lộ lỗ tiểu, rửa từ lỗ tiểu rộng ra ngoài 14 Kềm kẹp gòn để nơi xa 15 Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 đùi
  7. Cầm ống thông cách đầu ống 5-6 cm, đuôi ống để 16 vào bồn hạt đậu Bảo người bệnh rặn tiểu, hay há miệng thở đưa đầu 17 ống vào lỗ tiểu: nữ: 4-5cm, nam: 16-20cm (cầm dương vật thẳng đứng) Cho nước tiểu chảy ra từ từ, khi gần hết bấm ống 48 lại, rút ra cho vào túi chứa rác thải 19 Chậm khô lỗ tiểu bằng gạc Lấy khăn lỗ ra, che lại bộ phận sinh dục cho người 20 bệnh kín đáo 21 Mặc quần lại cho người bệnh 22 Lấy vải đắp và tấm nylon ra 23 Thu dọn dụng cụ 24 Giúp người bệnh tiện nghi - ghi hồ sơ. Tổng cộng Tổng số điểm đạt được BÀI 2 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG THƯỜNG MỤC ĐÍCH Che chở hạn chế sự tổn thương thêm cho vết thương. Ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường. Giữ vết thương sạch và mau lành. Thấm hút chất bài tiết. Đắp thuốc vào vết thương (nếu cần). CHỈ ĐỊNH Những vết thương ít chất bài tiết. Những vết thương nhỏ vô trùng sau khi giải phẫu. NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH
  8. Tình trạng vết thương: vị trí, diện tích, độ sâu, chất tiết, vùng da xung quanh. Tình trạng đang dùng thuốc của người bệnh. Bệnh lý mãn tính đi kèm: bệnh của hệ miễn dịch, ung thư, dùng thuốc: corticoid. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH Giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp. DỌN DẸP DỤNG CỤ Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn. GHI VÀO HỒ SƠ Ngày, giờ thay băng. Tình trạng vết thương. Thuốc sát trùng đã dùng, thuốc đắp lên vết thương nếu có. Có cắt chỉ hay mở kẹp. Phản ứng của người bệnh nếu có. Tên người điều dưỡng thực hiện. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý áp dụng kỹ thuật vô trùng hoàn toàn trong khi thay băng hoặc cắt chỉ. Nên thay băng các vết thương vô khuẩn trước khi thay những vết thương khác. Luôn luôn quan sát tình trạng vết thương khi thay băng. Bảng 50.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ thay băng vết thương Thang điểm Stt Nội dung 0 1 2 1 Quan sát vết thương. 2 Mang khẩu trang, rửa tay. 3 Trải khăn vô khuẩn. Soạn các dụng cụ vô khuẩn trong khăn: 2 kềm kelly. 4 Bát kền (chén chung) đựng dung dịch rửa vết thương. Bát kền (chén chung) đựng dung dịch sát trùng da.
  9. Bông viên. Gạc miếng. Gòn bao dầy mỏng tùy theo tình trạng vết thương. Soạn các dụng cụ sạch ngoài khay: Găng tay sạch. Kềm gắp băng dơ (bẩn). Giấy lót. 5 Túi đựng rác thải y tế. Băng keo. Thau đựng dung dịch khử khuẩn. Chai dung dịch rả tay nhanh. Tổng cộng Tổng số điểm đạt được Bảng 50.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng thay băng vết thương thường Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt Báo, giải thích cho Giúp người bệnh an tâm 1 ân cần, cảm thông, thấu hiểu. người bệnh. và hợp tác. Người bệnh tiện nghi, Bộc lộ vùng vết giúp cho việc chăm sóc Giữ cho người bệnh được kín 2 thương. vết thương được dễ đáo và thoải mái. dàng.
  10. Tấm lót có mặt thấm hút và Tránh chất dịch dính Đặt tấm lót dưới vết một mặt không. 3 vào ráp giường và áo thương. Lót nơi có nguy cơ dịch chảy quần người bệnh. ra. Giảm nguy cơ lây Kích cỡ của găng phải phù 4 Mang găng tay sạch. nhiễm. hợp với tay của điều dưỡng Giảm nguy cơ lây nhiễm Nếu băng cũ dính sát vào vết Tháo băng bẩn bằng từ vết thương. thương quá, ta nên thấm ướt 5 kềm sạch, sát khuẩn Giảm nguy cơ tổn băng bằng NaCl 0,9% rồi nhẹ lại tay. thương mô mới mọc. nhàng tháo băng cũ ra. Từ trong ra ngoài rìa (trên cao Giảm sự lây nhiễm từ Rửa bên trong xuống nơi thấp, bên xa đến 6 vết thương ra vùng da vết thương. bên gần) với dung dịch rửa xung quanh vết thương. vết thương. Giảm nguy cơ lây nhiễm Rửa vùng da xung Rửa rộng ra ngoài 5cm bằng 7 cho vết thương từ môi quanh vết thương. dung dịch rửa vết thương. trường xung quanh. Dùng gạc miếng chấm Giúp vết thương mau Tránh đọng dịch trên vết 8 khô bên trong vết lành. thương. thương. Giữ nồng độ cồn không Dùng gòn khô hay gạc củ ấu Lau khô vùng da xung bị loãng khi dùng sát 9 để lau vùng da xung quanh quanh vết thương. trùng trên vùng da xung vết thương. quanh vết thương. Sát khuẩn vùng da Giảm bớt nguy cơ bội Sát trùng bằng dung dịch sát 10 xung quanh vết nhiễm vào vết thương từ khuẩn da thương vùng da xung quanh Che chỡ vết thương Đặt gạc miếng, gòn giảm nguy cơ tổn Gòn bao phải phủ rộng ra 11 bao che kín vết thương hay bội nhiễm từ ngoài 3-5cm của vết thương. thương. môi trường bên ngoài. Giữ yên bông băng trên Dán cố định theo chiều ngang 12 Cố định bông băng da. đễ tránh sút băng keo.
  11. Báo cho người bệnh biết việc đã xong, Giúp người bệnh được tiện 13 Giao tiếp. giúp người bệnh tiện nghi. nghi. Dọn dụng cụ, rửa tay, Theo dõi và quản lý Ghi lại những công việc đã 14 ghi hồ sơ. người bệnh. làm. Bảng 50.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng thay băng vết thương thường Thang điểm Stt Nội dung 0 1 2 1 Báo, giải thích cho người bệnh Bộc lộ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và 2 thoải mái). 3 Đặt tấm lót dưới vết thương, cắt băng keo. 4 Mang găng tay sạch. 5 Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay. 6 Mở khăn khay dụng cụ vô khuẩn. 7 Lấy kềm vô khuẩn an toàn. Rửa bên trong vết thương: từ trong ra ngoài rìa (trên cao 8 xuống nơi thấp, bên xa đến bên gần) với dung dịch rửa vết thương. Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra 5cm bằng 9 dung dịch rửa vết thương. 10 Dùng gạc miếng chậm khô bên trong vết thương. Lau khô vùng da xung quanh vết thương bằng gòn hay 11 gạc củ ấu. Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương bằng dung 12 dịch sát khuẩn da.
  12. 13 Đắp thuốc lên vết thương nếu có y lệnh. Đặt gạc miếng, gòn bao che kín vết thương (rộng ra 3- 14 5cm). 15 Cố định bông băng. Để các dụng cụ nhiễm vào thau chứa dung dịch khử 16 khuẩn. 17 Tháo găng tay. Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh 18 tiện nghi. 19 Dọn dụng cụ, rửa tay. 20 Ghi hồ sơ. Tổng cộng Tổng số điểm đạt được BÀI 3. KỸ THUẬT LẤY MÁU ĐỂ THỬ XÉT NGHIỆM MỤC ĐÍCH Lấy máu để thử nghiệm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh có kết quả. Theo dõi sự diễn tiến của bệnh. CHỈ ĐỊNH Người bệnh mới vào viện. Người bệnh trước khi giải phẫu, trước khi đẻ. Người bệnh đang nằm viện để theo dõi kết quả điều trị. Khám sức khỏe định kỳ. NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH Người bệnh có ăn gì trước khi lấy máu? Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên: mềm mại, to, rõ Tình trạng bệnh lý hiện tại hoặc các thay đổi bất thường khác về triệu chứng bệnh. DỤNG CỤ Khay vô trùng ống tiêm (tùy theo số lượng máu xét nghiệm).
  13. Kim số 21. Những dụng cụ khác Bông cồn hay cồn iod. Kềm sát trùng da. Chai hoặc ống nghiệm: có chất kháng đông hay không tùy loại xét nghiệm. Dây garrot. Túi đựng rác thải y tế. DỌN DẸP DỤNG CỤ Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn. GHI HỒ SƠ Ngày giờ lấy mẫu thử. Số lượng máu. Loại thử nghiệm. Phản ứng của người bệnh nếu có. Tên điều dưỡng thực hiện. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý Chuẩn bị người bệnh cẩn thận trước khi lấy máu: nhịn đói áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi lấy máu. Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dùng kháng sinh. Không nên lấy máu ở những tĩnh mạch đang truyền dịch. Lấy đủ số lượng và tính chất máu cần thiết cho từng loại xét nghiệm. Bảng 54.1. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng: lấy máu tĩnh mạch STT Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn đạt được Báo và giải thích người bệnh, hỏi người bệnh đã ăn gì chưa Tiến hành được thuận lợi 1 Người bệnh an tâm hợp tác. (nếu cần). và an toàn.
  14. Lộ vùng chuẩn bị lấy máu, Tránh các tai biến do 2 Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động. chọn tĩnh mạch. tiêm sai vị trí. Bảo vệ cho nhân viên y Mang găng tay theo cách sạch, cỡ 3 Mang găng tay sạch. tế tránh sự lây nhiễm từ găng phù hộp để thao tác được gọn người bệnh. gàng. Cột garrot phía trên nơi Buộc garrot cách nơi tiêm 4 Giúp tĩnh mạch nổi rõ. tiêm. 10-15 cm. Sát khuẩn rộng từ trong ra Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng ngoài 5 cm (hoặc sát trùng Sát khuẩn rộng vùng da 5 da xung quanh. dọc theo tĩnh mạch từ dưới nơi chuẩn bị lấy máu. Giữ an toàn nơi vị trí đâm kim. lên và ra 2 bên) với gòn cồn 700 hoặc cồn iod. Sát khuẩn kỹ lại các đầu 6 Sát khuẩn tay lại. Giảm sự lây nhiễm chéo. ngón tay. Đâm kim qua da góc 30-40 độ, hạ góc độ kim 7 Tiêm vào tĩnh mạch. Tiêm đúng vị trí. xuống luồn kim vào tĩnh mạch. Rút nòng nếu thấy máu Xác định chắc chắn vị trí kim nằm 8 Kéo lui nòng, có máu. chảy ra là xác định đúng trong tĩnh mạch. kim nằm trong tĩnh mạch. Rút máu đủ số lượng yêu Tuỳ từng loại xét nghiệm mà số Rút từ từ máu vào ống tiêm 9 cầu. lượng máu có yêu cầu khác nhau. cho đủ số lượng yêu cầu. Rút kim nhanh theo hướng Hạn chế sự tổn thương mô và Rút kim ra, ấn nhẹ bông đâm vào 10 mạch máu tránh sự lây nhiễm qua cồn nơi tiêm. Dùng gòn cồn ấn mạnh lỗ chân kim. vùng tiêm để cầm máu. Tránh làm tổn thương tế bào máu Bơm máu nhẹ nhàng vào 11 Tháo kim – bơm máu. và tránh làm vương vãi máu ra thành ống nghiệm. xung quanh. Lắc ống nghiệm đậy nắp Lắc nhẹ ống nghiệm nếu có 12 Giữ cho máu không đông. ống nghiệm lại. chất kháng đông.
  15. Bỏ hẳn bơm và kim tiêm Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do 13 Hủy bơm tiêm và kim vào thùng nhựa cứng màu vật bén nhọn. vàng. Tháo găng tay, giúp người Giúp người bệnh được tiện 14 Giao tiếp. bệnh tiện nghi. nghi. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng, gửi ống nghiệm Ghi lại những công việc đã 15 Theo dõi và quản lý người bệnh. lên phòng xét nghiệm làm. ngay. Bảng 54.2. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: lấy máu tĩnh mạch Thang điểm STT Nội dung 0 1 2 1 Báo và giải thích người bệnh, hỏi người bệnh đã ăn gì chưa (nếu cần). 2 Đặt người bệnh tư thế thuận tiện 3 Lộ vùng chuẩn bị lấy máu 4 Chọn tĩnh mạch 5 Mang găng tay sạch 6 Cột garrot phía trên nơi tiêm 10-15 cm 7 Sạt khuẩn rộng vùng da nơi chuẩn bị lấy máu 8 Căng da, để mặt vát kim lên trên 9 Đâm kim qua da góc 30-40 độ, hạ góc độ kim xuống luồn kim vào tĩnh mạch 10 Kéo lui nòng, có máu 11 Rút máu từ từ vào ống tiêm cho đủ số lượng yêu cầu 12 Tháo garrot 13 Rút kim ra, ấn nhẹ bông cồn nơi tiêm
  16. 14 Tháo kim - bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm 15 Lắc nhẹ ống nghiệm (nếu có chất kháng đông), đậy nắp ống nghiệm lại 16 Hủy bơm tiêm và kim 17 Tháo găng tay, giúp người bệnh tiện nghi 18 Thu dọn dụng cụ, rửa tay 19 Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng 20 Gửi ống nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay Tổng cộng Tổng số điểm đạt được BÀI 4. OXY TRỊ LIỆU ĐẠI CƯƠNG Oxy rất cần cho sự sống, dưới áp suất 760 mmHg thành phần không khí bình thường gồm có: O2 chiếm 20,95%, CO2 chiếm 0,03%, N2 chiếm 79,04%. Tỷ lệ này phù hợp với nhu cầu của sự sống và lao động hằng ngày của con người. Sự giảm khí hít vào dẫn tới thiếu oxy cho quá trình trao đổi chất của mô và tế bào, đưa đến sự giảm oxy huyết ặ thiếu oxy trong máu động mạch, giảm sự vận chuyển oxy của hemoglobin tới tế bào và đem CO2 ra khỏi tế bào. Chỉ số hemoglobin và pH máu ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số oxy trong máu. Tình trạng giảm pH máu sẽ làm tăng khả năng thải oxy của hemoglobin tại mô. Tăng pH máu thì ngăn ngừa khả năng thải oxy của hemoglobin tại mô. Oxy trị liệu là một biện pháp điều trị nên khi sử dụng nó phải có y lệnh của bác sĩ và phải kiểm soát liều lượng chính xác khi dùng trên người bệnh. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU OXY TRONG MÁU Rất nhiều tình trạng bệnh cần sử dụng liệu pháp oxy để điều chỉnh sự tăng trao đổi khí và tăng nồng độ oxy trong máu. Một người có hai lá phổi khoẻ mạnh thì những thụ thể hóa học rất nhạy cảm với sự thay đổi mức độ CO 2 dù rất nhỏ và điều chỉnh sự thông khí hiệu quả, khí CO 2 tăng ở một mức độ nào đó thì người ta hít vào. Trong một số bệnh phổi mãn tính, ví dụ như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nồng độ oxy trong máu thấp hơn bình thường do có sự tích lũy CO2 ở phổi, người bệnh bị COPD thì thụ thể hoá học không còn nhạy cảm với những thay đổi nhỏ đó nữa và sự điều hoà thông khí cũng kém, kết quả là CO2 bị tích trữ lại trong máu. Thiếu oxy có thể do nhiều nguyên nhân: Tắc nghẽn đường hô hấp: do đờm nhớt, vật lạ, co thắt, chèn ép hoặc phù nề khí phế quản.
  17. Các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ hô hấp: liệt cơ hô hấp do tổn thương thần kinh, vẹo cột sống, chấn thương lồng ngực, gãy xương sườn, mảng sườn di động, trản dịch, tràn khí màng phổi. Tổn thương thần kinh trung khu hô hấp ở hành não: tổn thương cột sống cổ, chấn thương sọ não, các bệnh lý về não. Các bệnh lý làm giảm sự thông khí, cản trở sự khuyếch tán không khí ở phổi: suyễn, khí phế thủng, phù phổi cấp. Các bệnh làm giảm các chất vận chuyển oxy trong máu: thiếu máu cấp: xuất huyết nội, ngoại do chấn thương, thiếu máu mãn, suy tim. Sự thiếu oxy này sẽ gây tổn thương ở các mô, đặc biệt là mô não. Lúc đầu tổn thương có thể hồi phục được, nhưng nếu thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương không hồi phục. NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG THIẾU OXY Dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy trong máu tuỳ theo lứa tuổi, tình trạng bệnh lý hiện tại cấp hay mãn mà có các dấu hiệu sau: Nhịp thở tăng có thể >20 lần/phút. Thở nhanh, nông, đôi khi có dấu hiệu co kéo các cơ hô hấp phụ. Cánh mũi phập phồng. Da niêm xanh, tím. Vã mồ hôi đầu, chi (mồ hôi trán, lòng bàn tay, chân). Tri giác thay đổi: bồn chồn, lừ đừ, vật vã, lơ mơ và có thể hôn mê. âm thở nghe có rale bất thường: ẩm, nổ. Thay đổi huyết động học. PaO2 giảm 60%. MỤC ĐÍCH CỦA OXY TRỊ LIỆU Cung cấp một lượng dưỡng khí đầy đủ và có nồng độ cao để điều trị tình trạng thiếu dưỡng khí. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH Các dấu hiệu và triệu chứng liên hệ tới giảm lượng khí hít vào. Những dấu hiệu chắc chắn: Sợ hãi Lo lắng Tri giác giảm Nhịp tim tăng Thở nhanh và sâu hơn
  18. âm phổi giảm Huyết áp tăng Khó thở Sử dụng các cơ hô hấp phụ Loạn nhịp Những dấu hiệu không rõ ràng: Xanh xao, tái nhợt Mệt mỏi Giảm tập trung Hoa mắt chóng mặt Thay đổi hành vi, thái độ Xanh tím Ngón tay dùi trống âm phổi bất thường CHỈ ĐỊNH: áp dụng trong tất cả các trường hợp mô không nhận đủ oxy. Các bệnh về hô hấp Viêm phổi. Viêm phế quản phổi. Phù phổi cấp. Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. Tắc khí đạo: chết đuối, treo cổ. Liệt cơ hô hấp: trong bệnh bại liệt, bệnh nhược cơ. Các bệnh về tim mạch Các bệnh tim bẩm sinh tím. Trụy tim mạch. Nhồi máu cơ tim. Thiếu máu Ngộ độc Do thuốc ức chế hành não: thuốc phiện, thuốc ngủ, thuốc gây mê. Ngộ độc CO. Nguyên nhân khác Do nhu cầu chuyển hóa tăng: gặp trong cơn cường tuyến giáp cấp tính, sốt. Hậu phẫu do mổ bướu cổ, mở khí quản. Khi lên cao: thiếu oxy.
  19. Trường hợp sinh khó trong sản khoa. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP OXY CHO NGƯỜI BỆNH Có nhiều cách tiếp dưỡng khí: Dùng ống thông mũi, hầu. Dùng ống cannula. Dùng mặt nạ. Dùng lều oxy. Ống thông mũi, hầu (nasal catheter) Ưu điểm Dễ cố định, dễ sử dụng. Đơn giản, tiện lợi, đỡ tốn oxy, quen thuộc, thích hợp, kinh tế, người bệnh có thể đi lại, ăn uống, nói chuyện được. Khuyết điểm Nồng độ oxy có thể thấp hơn. Gây khó chịu cho người bệnh, dễ bị kích thích hầu họng. Oxy dễ gây kích thích nôn qua đường hô hấp, dễ bị tắc nghẽn do đờm. Người bệnh có thể tự rút ống ra. Người bệnh có thể nuốt hơi vào dạ dày. Khí không được sưởi ấm ở mũi hầu. ống thông: cần có nhiều loại thích hợp: Cỡ số: 8-10 Fr : cho trẻ em. Cỡ số: 10-12 Fr : cho nữ. Cỡ số: 12-14 Fr : cho nam. Đầu ống thông có từ 4-6 lỗ để oxy tỏa đều các phía tránh gây kích thích người bệnh. Sonde hai mũi (cannula): đây là loại ống có 2 râu dài khoảng 1,5-2 cm đặt vào hai lỗ mũi. Ưu điểm Cung cấp nồng độ oxy ngang với ống thông mũi hầu. ít bị kích thích hầu họng hơn. Không cản trở ăn bằng miệng. Khí được sưởi ấm qua hầu họng.
  20. Hình 60. 1. Thở oxy quanh cannula Khuyết điểm Hai mũi bị cản trở. Cố định kém hơn. Làm khô màng nhầy mũi hầu khi lưu lượng lớn hơn 6 lít/phút. Tốn kém. Hình 60. 2. Thở oxy qua mặt nạ Mặt nạ Hầu hết mặt nạ được làm bằng plastic dẻo, có thể gắn dính vào mặt, có một kẹp bằng kim loại để có thể áp chặt mặt nạ vào cánh mũi, hai bên mặt nạ có các lỗ nhỏ để khi thở ra thoát ra ngoài. Chỉ định: các trường hợp khó thở khẩn cấp. Chống chỉ định Người bệnh bị khó thở mãn. Bệnh hen phế quản. Bệnh lao xơ lan rộng. Dụng cụ: có nhiều loại mặt nạ. Mặt nạ đơn giản cung cấp nồng độ oxy từ 40-60% nồng độ khí hít vào, mặt nạ này không dùng cho những người bệnh giữ CO2 bởi vì tình trạng này có thể xấu thêm. Mặt nạ thở vào lại một phần cung cấp oxy 40-60% nồng độ khí hít vào, túi chứa đi kèm cho phép người bệnh thở vào khoảng 1/3 lượng khí thở ra kết hợp với oxy. Túi thở vào lại một phần không phải làm xẹp hoàn toàn trong quá trình thở vào để tránh tạo khí CO2. Mặt nạ không thở vào lại cung cấp nồng độ oxy cao nhất. Sử dụng túi không thở vào lại, người bệnh chỉ thở nguồn khí từ túi.
  21. Mặt nạ Venturi được sử dụng khi cần cung cấp cho người bệnh lượng oxy có nồng độ thấp và chính xác. Mặt nạ này có thể cung cấp oxy cho người bệnh với nồng độ thay đổi từ 24-50% nồng độ khí hít vào. Nồng độ oxy được ghi rõ trên mặt nạ. Mặt nạ không có túi dự trữ (lưu lượng oxy trên/phút phải lớn hơn 5 lít trên phút, để tránh hít lại CO2). Dùng lều (Oxygen tent) Lều có thể dùng thay thế mặt nạ khi người bệnh không thể dùng mặt nạ được. Khi dùng lều để cung cấp oxy, nồng độ oxy thay đổi vì vậy nó thường được sử dụng để nối với hệ thống Venturi. Lều cung cấp nồng độ oxy khác nhau. Loại bằng nylon trong suốt sử dụng một lần. Loại lều bằng kim loại thường dùng cho trẻ sơ sinh. Ưu điểm Không gây trở ngại khi ăn uống. Không gây kích thích niêm mạc hầu họng. Khuyết điểm Loại nylon dễ bị thủng, rách. Loại kim loại (lồng ấp) dễ gây ngộ độc CO2 Bất tiện khi chăm sóc. Nồng độ oxy trong khí hít vào tùy từng loại dụng cụ và liều lượng oxy Oxy (lít/phút) 11 21 31 41 51 61 71 81 91 101 Cannulacatheter 24% 28% 32% 36% 40% 44% Mặt lạ đơn giản 40% 50% 60% Mặt lạ có túi dự 60% 70% 80% 90% 99% trữ CÁC TAI BIẾN CỦA THỞ DƯỠNG KHÍ Viêm loét mũi do khô niêm mạc hô hấp sẽ đưa đến lở loét chảy máu mũi. Tắc nghẽn đường hô hấp do đờm dải bám vào ống thông (đường mũi – hầu) không hút đờm dãi thường xuyên. Nhiễm trùng đường hô hấp do để ống lâu không được thay, không chăm sóc vệ sinh mũi. Chướng bụng do tốc độ oxy cho liều cao, đặt ống quá sâu. Vỡ phế nang do tốc độ oxy quá mạnh trong trường hợp người bệnh thở máy, người bệnh nội khí quản. Ngộ độc O2 gây ra:
  22. Xơ teo võng mạc đến mù đối với trẻ sinh thiếu tháng 60% kéo dài nhiều giờ liên tục. Đau ngực ho nhiều, xung huyết mũi đối với trẻ em khi dùng O 2 nồng độ 80-100% kéo dài > 8 giờ liên tục. Xơ phổi đến suy hô hấp mãn đến tâm phế quản đối với mỗi lứa tuổi khi dùng nồng độ O 2 40-50% kéo dài nhiều ngày liên tục. Nhược hóa trung khu hô hấp do dùng O2 nồng độ cao 80-100% kéo dài nhiều ngày làm nồng độ CO2 trong cơ thể (giảm 30 mmHg) không đủ để kích thích trung khu hô hấp hoạt động. PHÒNG NGỪA TAI BIẾN CỦA OXY Cấm mọi nguồn lửa, mạch điện hở nơi có khí oxy bằng cách treo bảng cấm lửa, cấm hút thuốc. Đảm bảo mực nước trong lọ làm ẩm ở mức 1/2 hoặc 2/3 tương đương 80-90% độ ẩm O2. Thông đường hô hấp, đường kính ống thích hợp với người bệnh. Cố định ống thông an toàn. Chăm sóc mũi, thay ống mũi mỗi lần 12 giờ hoặc sớm hơn khi nhiều đờm dãi. Nước trong lọ làm ẩm phải vô khuẩn. Nồng độ oxy bắt đầu thấp < 30% và tăng dần nồng độ thích hợp, không cho nồng độ oxy 60% kéo dài liên tục, khi giảm liều phải giảm dần, đo chiều dài ống thông đặt mũi hầu chính xác. Theo dõi nồng độ oxy để điều chỉnh thích hợp, với tình trạng người bệnh. Mỗi 4 giờ đo oxy trong lều. Oxy là liệu pháp điều trị nên không được tự ý điều chỉnh nếu không có y lệnh. Hệ thống cung cấp oxi cách nơi có lửa 3-4 m. Oxy dễ cháy nhưng không nổ. Cấm hút thuốc được đưa lên hàng đầu. Biển cấm hút thuốc được treo trước cửa phòng bệnh, nếu dùng oxy tại nhà treo thi bảng trước cửa nhà. Khi bình oxy được sử dụng phải đảm bảo bình không bị đổ. Bình được giữ thẳng đứng, cố định chắc chắn và để ở vị trí thích hợp. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ OXY Nhận định Màu sắc da niêm.
  23. Kiểu thở, nhịp điệu, biên độ, âm sắc. Có co kéo cơ hô hấp phụ? Sự biến dạng lồng ngực, ghi nhận các dấu hiệu khó thở. Nghe phổi tìm tiếng rale bất thường. Nhận định tình trạng tri giác. Nhận định dấu sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt Theo dõi các xét nghiệm về chức năng hô hấp: PaO2, PaCO2, SaO2 Theo dõi các xét nghiệm về công thức máu, Hct, Hb Các bệnh lý mãn tính đi kèm: suyễn, COPD. Chẩn đoán điều dưỡng Sự thông khí bị hạn chế do nghẹt đờm nhớt. Nguy cơ thiếu oxy não do giảm khối lượng tuần hoàn. Nguy cơ suy hô hấp do thở không hiệu quả. Lập kế hoạch chăm sóc Thông đường hô hấp: để tư thế người bệnh thích hợp, nới rộng những gì cản trở sự hô hấp, hút thông đường hô hấp, nếu người bệnh hôn mê, co giật dùng dụng cụ giữ cho lưỡi không rớt vào hầu. Thực hiện cho thở oxy theo y lệnh bác sĩ đúng phương pháp và đúng liều lượng. Thường xuyên theo dõi người bệnh, nếu người bệnh vẫn khó thở phải kiểm soát lại hệ thống oxy, ống đặt vào người bệnh, lưu lượng oxy. Thường xuyên kiểm tra khí quản người bệnh tránh bị tắc nghẽn, hút đờm nhớt thường xuyên khi người bệnh nhiều đờm dãi. Mỗi 4 giờ chăm sóc mũi miệng cho người bệnh. Thay ống đặt vào 2 lỗ mũi mỗi 8-12 giờ, theo dõi tình trạng mũi người bệnh xem có tổn thương hay chèn ép do cố định ống hay không. 1-2 giờ lấy mặt nạ ra rửa sạch và sát khuẩn vệ sinh da mặt người bệnh sạch sẽ và massage vùng mặt tránh đè cấn, không được dùng phấn.
  24. Người bệnh thở oxy bằng lều tập trung công việc chăm sóc tránh thoát oxy, mỗi lần chăm sóc phải tăng liều oxy 12-15 l/phút, không mở rộng cả lều khi chăm sóc dùng khăn đắp lên đầu khi người bệnh lạnh, trong lều đặt chuông cho người bệnh sử dụng. Nhiệt độ trong lều từ 65-680 F, độ ẩm lều 50%. Kiểm tra nơi cố định ống, sự nguyên vẹn của lều, mặt nạ có bị hở hay không để kịp thời phát hiện sự thất thoát oxy khi cho người bệnh thở oxy. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tri giác. Theo dõi các chỉ số khí máu: SaO2, PaO2 Kiểm tra thường xuyên các biện pháp đề phòng cháy nổ. LƯỢNG GIÁ Da niêm hồng, không còn dấu hiệu tím tái khó thở, các chỉ số khí máu trở về bình thường. Người bệnh không bị các tai biến do thở oxy. Người bệnh được an toàn trong môi trường đang thở oxy. Người bệnh an tâm hợp tác. BÀI 5. HÚT ĐỜM NHỚT ĐỊNH NGHĨA Hút đờm nhớt là làm sạch và thông đường hô hấp. Hút đờm nhớt bao gồm hút thông đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên: mũi, hầu họng. Đường hô hấp dưới: từ hầu thanh quản đến khí quản, phế quản. Có thể gây tai biến cho người bệnh: nhiễm khuẩn đường hô hấp, thiếu oxy, tổn thương niêm mạc đường hô hấp. MỤC ĐÍCH Làm sạch dịch xuất tiết để thông đường hô hấp. Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí. Lấy dịch xuất tiết để chẩn đoán.
  25. Phòng nhiễm khuẩn do dịch tích tụ. Hút sâu kích thích phản xạ ho. Tránh các biến chứng ở hệ hô hấp. CHỈ ĐỊNH Người bệnh nhiều đờm nhớt, không tự khạc được. Trẻ hôn mê, động kinh, co giật. Người bệnh có ống nội khí quản hoặc mở khí quản. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH Nhận định tình trạng hô hấp: khó thở? đờm? Trợ giúp hô hấp? Bằng dụng cụ gì: máy thở, đặt nội khí quản, mở khí quản. Tính chất đờm: nhiều ít, nhầy đặc hay loãng. Bệnh lý đi kèm: hôn mê do xuất huyết não. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM Hút thông đường hô hấp trên Hút qua mũi hoặc miệng. Chỉ định đối với những người bệnh có đờm nhớt nhiều mà không khạc ra được hoặc không nuốt vào được, biểu hiện qua tiếng thở khò khè. Hút thông đường hô hấp dưới Hút đờm nhớt ở phế quản: ống vào sâu khoảng 20 cm đối với người lớn hoặc đo từ đỉnh mũi đến trái tai rồi đo tiếp tới sụn giáp trạng. Đối với trường hợp hút qua đường miệng thì đo từ cung răng tới giữa đường ức. Hút phế quản: ống thông có thể chạm vào chỗ phân nhánh phế quản thì nên kéo lui ống thông ra khoảng 1 cm hoặc đẩy ống vào sâu hơn. Hút thông đường hô hấp dưới áp dụng thường trên người bệnh đang được đặt nội khí quản hay mở khí quản. Cần lưu ý vì niêm mạc khí phế quản là niêm vô khuẩn nên có nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn khi hút đờm. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HÚT ĐỜM NHỚT Khi hút cần lưu ý sự tăng tiết đờm nhớt do ống hút kích thích và làm người bệnh thiếu oxy khi hút nhiều lần và thời gian hút quá lâu. Đưa ống sâu đến khi người bệnh có phản xạ ho là được, không nên đưa ống sâu quá vì có thể gây kích thích dây thần kinh X.