Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Đại học

pdf 203 trang hongtran 05/01/2023 10801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_vi_tri_dieu_duong_dai_hoc.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Đại học

  1. HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIÊN CHỨC Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NĂM 2021 NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 1
  2. PHẦN I: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2
  3. VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được những quan niệm về công tác Điều dưỡng 2. Trình bày được các chức năng của người Điều dưỡng 3. Phân tích được các vai trò của người Điều dưỡng NỘI DUNG Vai trò của người Điều dưỡng là gì? Quần chúng đang mong đợi những gì ở người Điều dưỡng? Mong muốn thông thường của quần chúng đối với người Điều dưỡng là khi ốm đau được người Điều dưỡng nuôi nấng, tận tình chăm sóc, cung cấp tiện nghi thoải mái khi nằm viện, nâng đỡ khi có nhu cầu Đây là vai trò thực hành mà nó đã được hình thành lâu đời ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng người Điều dưỡng còn có vai trò mà từ trước ít người nhắc đến đó là vai trò lãnh đạo và quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1. Những quan niệm về công tác Điều dưỡng 1.1. Trên thế giới Người Điều dưỡng chuyên nghiệp làm việc trong bệnh viện hoặc trong mạng lưới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có ba vai trò chính: - Vai trò về thực hành. - Vai trò quản lý và lãnh đạo. - Vai trò giảng dạy, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1.2. Ở Việt Nam Trước năm 1990 mặc dù có sự hiện diện của người Điều dưỡng trong các bệnh viện và các mạng lưới y tế cộng đồng, nhưng vai trò của họ hầu như không được công nhận do quan niệm về người Điều dưỡng (Người y tá) chỉ là người giúp việc cho Bác sĩ. Người Điều dưỡng chỉ có thể thực hiện được các kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị như trích thuốc theo đơn, thay băng theo y lệnh mà không thực hiện được vai trò chủ động của người Điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khoẻ toàn dân. 3
  4. Về vai trò của công tác Điều dưỡng còn có nhiều tranh cãi giữa quan niệm cũ và quan niệm mới. * Quan niệm cũ - Về nhu cầu: Giới hạn trong khuôn khổ vật chất của người bệnh. - Về công việc: Phụ thuộc hoàn toàn vào Bác sĩ, làm theo y lệnh của Bác sĩ. - Về nhiệm vụ: Lấy nhiệm vụ được giao làm trung tâm. - Về hoạt động chăm sóc: Chăm sóc được coi là một hoạt động thực hành nên chỉ chú ý về kỹ năng. - Về việc quan sát và theo dõi: Người Điều dưỡng tiếp nhận thông tin một cách bị động. - Về tổ chức Điều dưỡng: Lệ thuộc vào tổ chức điều trị, bác sĩ phụ trách đào tạo Điều dưỡng. - Phạm vi công tác: Công việc chăm sóc chỉ tập trung vào người bệnh nằm trong bệnh viện. *Quan niệm mới - Về nhu cầu: Được mở rộng đến các nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội. - Về công việc: Người Điều dưỡng làm việc để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh, phối hợp với Bác sĩ trong điều trị, liên kết với các cán bộ y tế khác. - Về nhiệm vụ: Lấy người bệnh làm trung tâm. - Về hoạt động chăm sóc: Chăm sóc gồm ba mặt: Kiến thức khoa học, Kỹ năng tay nghề, Thái độ, đạo đức nghề nghiệp. - Về quan sát và theo dõi: Người Điều dưỡng chủ động nhận nhiệm vụ và chăm sóc, quan sát, theo dõi người bệnh để nhận rõ cách đáp ứng của người bệnh. - Về tổ chức Điều dưỡng: Coi song song với tổ chức điều trị, chuyên ngành Điều dưỡng do Điều dưỡng phụ trách. - Phạm vi công tác: Chăm sóc người bệnh nội trú, ngoại trú và hướng tới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 2. Vai trò của người Điều dưỡng 2.1. Người chăm sóc (Care giver) 4
  5. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp Điều dưỡng và là vai trò cơ bản của người Điều dưỡng. Việc chăm sóc phụ thuộc vào những nhu cầu và yêu cầu của người bệnh. Với từng giai đoạn bệnh khác nhau của người bệnh, thì cần chú ý đáp ứng những nhu cầu đó một cách phù hợp. Đó có thể là chăm sóc toàn diện mà đòi hỏi người điều dưỡng phải đáp ứng tất cả mọi nhu cầu cho người bệnh, cũng có thể là phòng chống bệnh tật cho người bệnh. Người điều dưỡng chăm sóc cho người bệnh một cách toàn diện thông qua sử dụng những kỹ năng điều dưỡng để đáp ứng không chỉ là những nhu cầu về thể chất mà đồng thời còn giải quyết những nhu cầu về văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của người bệnh. 2.2. Người ra quyết định (Decision maker) Người điều dưỡng là người ra quyết định bằng việc sử dụng kỹ năng tư duy, tổng hợp, phân tích và phán đoán (critical thinking) để đưa ra những mục tiêu chăm sóc hay kết quả đầu ra cho các can thiệp điều dưỡng. Một số kỹ năng tư duy bao gồm khả năng đánh giá người bệnh, nhận ra những vấn đề cũng như những quyết định can thiệp chăm sóc sẽ được tiến hành nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Người điều dưỡng cũng cần phải luôn luôn điều chỉnh để quyết định xem điều gì là có lợi nhất cho người bệnh. 2.3. Người truyền đạt thông tin (Communicator) Sự truyền đạt thông tin giữa người bệnh và người Điều dưỡng, giữa người Điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên Y tế khác. Sự truyền đạt thông tin qua giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết. Sự truyền đạt thông tin đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và phù hợp. Truyền đạt thông tin có hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sẽ cải thiện được kết quả đầu ra trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Nếu sự truyền đạt thông tin không hiệu quả thì quá trình chữa trị (healing process) sẽ bị hạn chế (inhibited). Người điều dưỡng có trách nhiệm tạo ra cách truyền đạt thông tin cho người bệnh như là những thành viên trong gia đình (as well as family members). Thực hiện được điều này quá trình chữa trị cho người bệnh sẽ đạt được kết quả tốt. 2.4. Quản lý chăm sóc (Manager of care) 5
  6. Người điều dưỡng đảm nhiệm vai trò quản lý chăm sóc. Mục tiêu của quản lý là đảm bảo việc thực hiện chăm sóc cho người bệnh một cách chặt chẽ. Đó là trách nhiệm để tổ chức, phối kết hợp của đa dạng các đối tượng tham gia của bên cung cấp dịch vụ chăm sóc nhằm đảm bảo đáp ứng tất cả những nhu cầu của người bệnh. Đa dạng đối tượng tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc bao gồm cả chuyên nghiệp (professional) và không chuyên nghiệp (non-professionals). 2.5. Người biện hộ cho người bệnh (Patient advocate) Chức năng này là chức năng quan trọng nhất của người điều dưỡng. Đây là chức năng nhằm bảo vệ lẽ phải và quyền lợi cho người bệnh. Khi người bệnh đau ốm họ không có khả năng hoạt động như người bình thường. Vì vậy trách nhiệm của người điều dưỡng cần xác định được những mong muốn của người bệnh. 2.6. Người giáo viên (Teacher) Người điều dưỡng cũng có vai trò như là một người giáo viên. Trở thành một người giáo viên cho những người bệnh nhằm cung cấp thêm những kiến thức về sức khỏe và dược phẩm cho người bệnh và gia đình. Khi người bệnh và gia đình có thêm kiến thức sẽ nâng cao được khả năng tự chăm sóc, tự theo dõi nhằm rút ngắn ngày nằm viện và tăng cường chất lượng tự chăm sóc tại nhà tốt hơn. 3. Chức năng của người Điều dưỡng Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người Điều dưỡng có hai chức năng là: 3.1. Chức năng chủ động Bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức người Điều dưỡng đã được đào tạo và có khả năng thực hiện chủ động. Chức năng chủ động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh đã được mô tả như sau: - Hô hấp - Ăn uống - Bài tiết - Vận động 6
  7. - Duy trì thân nhiệt - Vệ sinh cá nhân - Thay quần áo - Ngủ và nghỉ - An toàn - Giao tiếp - Tín ngưỡng - Lao động - Học tập - Hỗ trợ tinh thần 3.2. Chức năng phối hợp Chức năng này liên quan đến việc thực hiện y lệnh của thầy thuốc. Người Điều dưỡng là người cộng tác với Bác sĩ và phải phối hợp với các Điều dưỡng viên khác, các kỹ thuật viên, với người bệnh, người nhà người bệnh, với các đoàn thể để hoàn thành nhiệm vụ. 7
  8. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG * Khái niệm Quy trình Điều dưỡng là một quá trình gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua trong hoạt động chăm sóc người bệnh. Quy trình Điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt. * Tầm quan trọng của Quy trình điều dưỡng - Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của điều dưỡng. - Giúp cho việc CSNB được toàn diện. - Giúp cho việc chăm sóc được liên tục và không bỏ sót. - Là tài liệu cung cấp thông tin về bệnh nhân, về công tác chăm sóc cho đồng nghiệp khác. * Quy trình Điều dưỡng được ứng dụng để: - Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho mỗi cá nhân. - Thiết lập những kế hoạch đúng với những khó khăn của người bệnh và đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho người bệnh. * Quy trình Điều dưỡng có 5 bước: - Nhận định - Chẩn đoán điều dưỡng - Lập kế hoạch - Thực hiện kế hoạch - Đánh giá 2. CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG (QTĐD) 2.1. Nhận định 2.1.1. Định nghĩa - Nhận định Điều dưỡng là một quá trình thu thập thông tin có tổ chức và hệ thống, được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân. 8
  9. - Nhận định là sự thu lượm, đánh giá, thẩm định, và ghi chép chính xác các thông tin thích hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh. - Nhận định Điều dưỡng là nền tảng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chăm sóc cho từng cá nhân có chất lượng. 2.1.2. Nội dung nhận định - Nội dung nhận định phải bao gồm: Nhận định thực thể, tâm thần/cảm xúc; tình trạng kinh tế, xã hội; nhận định về tinh thần, văn hoá và môi trường. Các thông tin thu nhận được từ phần nhận định nên mô tả ngắn gọn, đầy đủ và không nên diễn giải. - Nhận định thực thể: Là nhận định thực tế về hô hấp, tuần hoàn, nhiệt độ, da, dinh dưỡng, bài tiết, vận động, nghe, nhìn, nói, vệ sinh, các bệnh mắc phải trước kia, bệnh hiện tại, các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh - Nhận định về tâm thần cảm xúc: Là nhận định sự đáp ứng bằng lời, không lời, cá tính, hành vi, khả năng tư duy, sự chú ý, trí nhớ (lâu hay kém), lo sợ, hiểu biết về bệnh tật, ngôn ngữ, cử chỉ của người bệnh. - Nhận định về tình trạng kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan tới người bệnh. - Trình độ văn hoá, sự hiểu biết xã hội, những ảnh hưởng văn hoá đối với người bệnh như thế nào? - Cơ cấu, hoàn cảnh gia đình, tình trạng làm việc, tình trạng tài chính? - Nhận định về văn hoá: Nhận định về mối quan hệ giữa tín ngưỡng tôn giáo và trình độ văn hoá của người bệnh. - Nhận định về môi trường: Nhận định về điều kiện sống, nơi làm việc có ảnh hưởng đến nguyên nhân của bệnh tật? có khả năng phòng ngừa được bệnh không? 2.1.3. Phân loại thông tin nhận định Thông tin thu thập được từ phần nhận định có thể được chia thành 2 loại: Thông tin khách quan và thông tin chủ quan. - Thông tin khách quan: Là loại thông tin mà người khác có thể nhận thấy 9
  10. được ở người bệnh. Thông tin khách quan thu thập được qua việc khám thực thể người bệnh ví dụ: nhiệt độ cao/thấp, mạch nhanh/chậm, tình trạng da, lượng nước tiểu, hạn chế cử động Đây là các dấu hiệu của bệnh tật hoặc sự thay đổi tình trạng của người bệnh. - Thông tin chủ quan: Là thông tin người bệnh nhận thấy được và nói lại, người khác có thể không nhận thấy được, bao gồm: Những than phiền của người bệnh về đau, những điều cảm nhận được của người bệnh về bệnh tật, những lo lắng đó là những đáp ứng chủ quan của người bệnh. Những thông tin này cũng đóng vai trò quan trọng trong nhận định đúng về một vấn đề trên người bệnh, ví dụ: Một người bệnh kêu đau tăng lên sau 3 ngày hậu phẫu, điều này sẽ gợi ý có vấn đề gì đó có thể xảy ra? + Khi mô tả thông tin chủ quan cần phải mô tả cụ thể, rõ ràng, chính xác; nếu người bệnh kêu đau: cần mô tả về cường độ, thời gian, vị trí, và những vấn đề khác liên quan tới đau. + Trong trường hợp cần thiết có thể trích dẫn những lời nói của người bệnh mà không được diễn giải những lời nói đó theo cách hiểu chủ quan của người Điều dưỡng. 2.1.4. Nguồn thông tin - Người bệnh: ở hầu hết các tình huống, người bệnh là nguồn thông tin tốt nhất. Người bệnh có thể cung cấp thông tin chính xác nhất dựa vào tình trạng sức khoẻ của bản thân họ. Chỉ sử dụng thông tin từ nguồn khác mang tính chất chủ quan nếu người bệnh không có khả năng nhận biết để trả lời các câu hỏi, ví dụ trường hợp người bệnh bị lẫn lộn không định hướng được, không có khả năng để truyền đạt các thông tin cần thiết. - Gia đình và những người thân của người bệnh: có thể cung cấp các thông tin về những vấn đề hiện tại, các thuốc đã dùng, tiền sử dị ứng, bệnh mới mắc, hoặc các bệnh mắc phải trước kia của người bệnh. 10
  11. - Nhân viên y tế khác: các bác sĩ, nhà vật lý trị lệu có thể cho biết những thông tin khách quan rất thích hợp, cần thiết và có ích trong một số trường hợp. - Hồ sơ người bệnh: không những cung cấp những thông tin về hiện tại và trước kia, mà còn giúp xác minh những thông tin do người bệnh cung cấp và còn cho chúng ta thấy hướng điều trị đã sử dụng có hiệu quả hay không. 2.1.5. Phương pháp thu thập thông tin * Phỏng vấn ban đầu (hỏi bệnh, khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh) - Phỏng vấn giữa Điều dưỡng với người bệnh là yếu tố rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ trong chăm sóc. Trong quá trình phỏng vấn người bệnh để thu thập thông tin, người Điều dưỡng phải chú trọng những thông tin mà người bệnh đưa ra, và phải giữ kín cho họ. Sự đảm bảo bí mật thông tin cho người bệnh sẽ khuyến khích người bệnh cung cấp thông tin nhiều hơn cho cán bộ Y tế. Càng nhiều thông tin càng có giá trị cho người Điều dưỡng, bởi trên cơ sở những thông tin đó sẽ giúp cho việc đưa ra chẩn đoán điều dưỡng được chính xác. - Ý nghĩa tầm quan trọng của phỏng vấn ban đầu: + Cho phép người bệnh và điều dưỡng viên thiết lập mối quan hệ. + Thu thập được các thông tin về người bệnh. + Cho phép Điều dưỡng viên quan sát người bệnh. + Cho phép người bệnh đưa ra các câu hỏi. + Giúp người Điều dưỡng xác định được người bệnh có những vấn đề gì. + Đưa ra các thông tin được sử dụng để lập kế hoạch chăm sóc (KHCS) đạt yêu cầu. + Mối quan hệ tốt giữa người bệnh và Điều dưỡng có giá trị cao trong chăm sóc. Sự tác động qua lại của họ dựa trên cơ sở niềm tin mà trong đó người Điều dưỡng thể hiện khả năng nghề nghiệp của mình trong chăm sóc và biểu lộ sự cảm 11
  12. thông đối với hoàn cảnh của người bệnh. Người Điều dưỡng cần phải làm cho người bệnh hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. * Khám thực thể - Thăm khám người bệnh thường được tiến hành ngay sau khi phỏng vấn. Các thông tin thu được khi phỏng vấn có thể được xác minh qua thăm khám thực thể. - Khám thực thể được tiến hành một cách hệ thống, các thông tin cơ bản thu thập như dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, chiều cao, tiếp đến khám xét từ đầu đến chân, dựa theo cấu trúc, chức năng các bộ máy của cơ thể để khám. - Khi thăm khám thực thể cần sử dụng các kỹ năng. + Quan sát. + Sờ, nắn: Sử dụng đôi bàn tay để sờ, nắn và thu thập thông tin như đếm mạch, đo nhiệt độ, véo da để đánh giá mức độ đàn hồi của nó. + Gõ: Gõ các cơ quan của cơ thể để nhận định dấu hiệu bất thường. + Nghe: sử dụng khi khám và nhận định các âm thanh của bộ máy hô hấp, tuần hoàn, và tiêu hoá, ống nghe là dụng cụ được sử dụng rất thông dụng. - Những điểm cần lưu ý khi thăm khám thực thể người bệnh. + Phải giải thích rõ ràng cho người bệnh hiểu, người Điều dưỡng sẽ làm gì trong khi thăm khám, và chỉ được khám người bệnh khi họ cho phép. + Có đủ ánh sáng tốt nhất là ánh sáng tự nhiên. + Đảm bảo sự kín đáo trong khi tiến hành khám, chỉ được để lộ ra phần cơ thể sẽ thăm khám và chỉ kéo dài đủ thời gian cần thiết để hoàn thành việc thăm khám. + Trong suốt quá trình thăm khám, cần phải so sánh thông tin thu thập được với “những giá trị bình thường”. + Các thông tin thu được nên ghi chép lại trong quá trình khám, vì chờ đến khi khám xong mới ghi lại có thể một số thông tin sẽ mất chính xác. 12
  13. + Kết thúc quá trình thăm khám phải xác định được những điểm bất thường mà từ đó có thể chỉ ra các vấn đề sức khoẻ trước kia, hiện tại và tương lai của người bệnh. + Khi khám xong hỗ trợ/giúp người bệnh chỉnh đốn trang phục, để người bệnh ở tư thế thoải mái. * Kết quả xét nghiệm - Các xét nghiệm là do bác sĩ chỉ định, kết quả xét nghiệm sẽ được Điều dưỡng sử dụng bổ xung cho nhận định của điều dưỡng. - Các xét nghiệm có thể xác minh các thông tin thu thập được và giúp hình thành kế hoạch chăm sóc người bệnh đúng. 2.2. Chẩn đoán điều dưỡng - Sau khi nhận định người bệnh, người điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán điều dưỡng/hoặc xác định vấn đề chăm sóc trên NB. - Định nghĩa: Chẩn đoán Điều dưỡng là nêu lên vấn đề hiện tại hay tiềm tàng của người bệnh mà yêu cầu sự can thiệp của Điều dưỡng để giải quyết cùng với nguyên nhân của nó nếu biết được. + Vấn đề hiện tại là vấn đề đang tồn tại tại thời điểm nhận định. + Vấn đề tiềm tàng là những vấn đề /nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai. + Công thức chẩn đoán Điều dưỡng: Chẩn đoán Điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân (nếu có) - Chẩn đoán Điều dưỡng cần phải chính xác dựa trên sự việc có thật liên quan tới vấn đề của người bệnh, ngắn gọn và cụ thể dựa trên các thông tin của người bệnh. - Chẩn đoán Điều dưỡng không phải là chẩn đoán y khoa. Ví dụ: Vấn đề Chẩn đoán điều dưỡng Chẩn đoán y khoa - Ung thư vú Không phải Là chẩn đoán Y khoa - Nhìn kém do cận Là Chẩn đoán điều dưỡng: thị - Vấn đề: nhìn kém 13
  14. - Nguyên nhân: cận thị - Đi lại khó khăn do Là Chẩn đoán điều dưỡng: sau mổ còn yếu - Vấn đề: Đi lại khó - Nguyên nhân: Yếu sau mổ - Có xu hướng Là Chẩn đoán điều dưỡng: nhiễm khuẩn do vết - Vấn đề: Có xu hướng nhiễm khuẩn rạch dẫn lưu hở - Nguyên nhân: Vết thương hở - Sự khác nhau giữa chẩn đoán y khoa và chẩn đoán Điều dưỡng Chẩn đoán Ykhoa (Chẩn đoán điều trị ) Chẩn đoán Điều dưỡng (Chẩn đoán chăm sóc) - Mô tả một quá trình bệnh tật riêng - Mô tả sự phản ứng với bệnh tật của biệt, nó giống nhau với tất cả mọi người bệnh, nó khác nhau với mỗi người bệnh. người bệnh. - Hướng tới xác định bệnh. - Hướng tới nhu cầu cá nhân của người bệnh. - Duy trì không thay đổi trong suốt thời - Thay đổi khi phản ứng của người gian ốm. bệnh thay đổi. - Bổ sung cho chăm sóc. - Bổ sung cho điều trị - Để đánh giá chẩn đoán chăm sóc đúng hay không căn cứ vào các tiêu chuẩn sau. + Chẩn đoán Điều dưỡng có rõ ràng không? + Thuật ngữ sử dụng có chính xác không? + Phần thứ 2 của chẩn đoán Điều dưỡng có đúng không? có phản ánh được các yếu tố cụ thể tham gia vào chẩn đoán không? + Chẩn đoán Điều dưỡng có phản ánh được tình huống mà người Điều dưỡng có thể đưa ra những can thiệp chính, cần thiết không? 14
  15. + Các chẩn đoán Điều dưỡng có phản ánh chính xác, đầy đủ các vấn đề hiện tại, tiềm tàng phù hợp với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh không? Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định thống nhất về cấu trúc của một chẩn đoán chăm sóc điều dưỡng. Vì thế nên Hội Điều dưỡng khuyến cáo/yêu cầu Xác định vấn đề chăm sóc thay cho Chẩn đoán chăm sóc. 2.3. Lập kế hoạch chăm sóc - Lập kế hoạch chăm sóc là rất cần thiết để tạo khả năng cho Điều dưỡng tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh được thích ứng. - Để việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả: + Chẩn đoán Điều dưỡng phải rõ ràng và cụ thể. + Các vấn đề đưa ra theo thứ tự ưu tiên. + Mục tiêu phải đạt được trong khuôn khổ thời gian cụ thể. + Các mục tiêu đưa ra phải hiện thực và có thể thực hiện được. + Cộng tác được với người bệnh. + Thuận lợi để đánh giá kế hoạch thường xuyên. + Các mục tiêu đưa ra phải hiện thực và có thể thực hiện được. - Có 3 bước phát triển kế hoạch chăm sóc: Thiết lập các vấn đề ưu tiên, viết ra các mục tiêu, viết kế hoạch chăm sóc. 2.3.1. Thiết lập các vấn đề ưu tiên Khi thiết lập các vấn đề ưu tiên cần phải xét đến các khía cạnh sau: - Xác định chẩn đoán điều dưỡng nào có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của người bệnh, những tình huống đó phải được chú trọng nhất. - Bắt đầu với những nhu cầu cơ bản của người bệnh cần phải được đáp ứng trước. 15
  16. - Tham khảo ý kiến người bệnh để tìm ra vấn đề gì cần ưu tiên hơn để có thể thực hiện theo yêu cầu của họ, nếu điều đó không cản trở đến kế hoạch điều trị. 2.3.2. Viết mục tiêu - Mục tiêu đưa ra bằng các thuật ngữ có thể thực hiện được, đo lường được. Các mục tiêu nêu lên các vấn đề của người bệnh chứ không phải các hành động của Điều dưỡng. + Mục tiêu phải được viết rõ ràng, cụ thể. + Mỗi mục tiêu cho một chẩn đoán chăm sóc. + Mỗi mục tiêu có một thời gian nhất định để hoàn thành. - Xây dựng mục tiêu phải có đủ 4 thành phần chính. + Chủ thể: Người bệnh + Hành động: Nêu lên hành động sẽ thực hiện ở người bệnh. + Tiêu chuẩn thực hiện: bao lâu, bao xa, bao nhiêu? nó biểu thị thời gian hoặc ngày được chỉ định để hoàn thành ví dụ: đến lúc ra viện, tại cuối ca trực, vào lúc 2 giờ chiều nay + Điều kiện: ở những hoàn cảnh cụ thể, hành vi có thể được thực hiện. Ví dụ: Với sự hỗ trợ của nạng (tập đi, với sự giúp đỡ của gia đình). Chủ thể + Hành động + Tiêu chuẩn + Điều kiện = Nêu mục tiêu Ví dụ: Chủ thể Hành động Tiêu chuẩn Điều kiện Người bệnh Sẽ tập đi Đi lên và xuống cầu Với sự hỗ trợ của thang, khi ra viện nạng Người bệnh Sẽ đi tiểu ít nhất 100 ml vào 6 giờ Sau khi rút sonde chiều nay thông tiểu 2.3.3. Viết kế hoạch chăm sóc - Các kế hoạch chăm sóc nêu được cá tính hoá theo những nhu cầu của một 16
  17. người bệnh cụ thể. Khi cần thiết người bệnh nên tham gia vào việc lập kế hoạch chăm sóc của họ. - Ngôn ngữ sử dụng trong kế hoạch chăm sóc phải rõ ràng để tất cả những ai sử dụng nó đều hiểu được, viết rõ ràng. - Kế hoạch chăm sóc phải thực tế, tại thời điểm chăm sóc, nên sẵn có và được dùng để bàn giao. 2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Thực hiện kế hoạch là những hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiệp Điều dưỡng đã vạch ra, nó mang tính liên tục và tác động qua lại với các phần cấu thành khác của quy trình Điều dưỡng. - Trên lý thuyết việc thực hiện kế hoạch chăm sóc tuân thủ theo các phần cấu thành của qui trình Điều dưỡng, tuy nhiên trong trường hợp cấp cứu nó thực hiện ngay từ phần nhận định. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch, người Điều dưỡng sẽ nhận định lại người bệnh, có thể thay đổi kế hoạch chăm sóc. - Thực hiện kế hoạch chăm sóc trở thành hành động do sự can thiệp Điều dưỡng tạo nên. 2.4.1. Các kiểu can thiệp Điều dưỡng: Có 3 loại: phụ thuộc, chủ động, phụ thuộc lẫn nhau. * Can thiệp phụ thuộc - Can thiệp phụ thuộc là những can thiệp được xây dựng dựa trên bảng hướng dẫn hay những mệnh lệnh của các nhân viên y tế khác viết ra, thường là của bác sĩ. Ví dụ: Thực hiện thuốc, đặt sonde, cắt chỉ - Can thiệp phụ thuộc, người Điều dưỡng thực hiện theo mệnh lệnh hay sự hướng dẫn. Tuy nhiên người Điều dưỡng phải sử dụng khả năng phán đoán nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, phải có khả năng nhận định y lệnh có thích hợp và đúng không trước khi thực hiện. Ví dụ: Kiểm tra liều lượng thuốc theo y 17
  18. lệnh, không được thực hiện y lệnh đó một cách thụ động, đơn giản bởi vì bác sĩ viết y lệnh. - Người Điều dưỡng phải hiểu được các tác dụng mong chờ và tác dụng phụ của tất cả các thuốc sử dụng cho người bệnh và yêu cầu có các hành động chăm sóc, theo dõi để đảm bảo an toàn cho người bệnh. - Nếu mệnh lệnh điều trị hay thuốc hình như không thích hợp hay không đúng, người Điều dưỡng phải kiểm tra y lệnh đó cùng với người đã viết ra y lệnh đó trước khi tiến hành các hành động Điều dưỡng theo yêu cầu. - Thực hiện tất cả các y lệnh một cách đơn giản mà không kiểm tra tính hợp lệ của nó là hết sức cẩu thả. Tính cẩu thả có thể dẫn đến hậu quả người Điều dưỡng gây nên tổn hại trầm trọng cho người bệnh. * Can thiệp chủ động: Can thiệp chủ động bao trùm những khía cạnh cụ thể của thực hành Điều dưỡng được pháp luật cho phép và yêu cầu không cần sự giám sát hay chỉ dẫn của nhân viên y tế khác ví dụ: Chăm sóc da để phòng tránh viêm da, thay băng vết thương, giáo dục sức khoẻ, vệ sinh cho người bệnh * Can thiệp phụ thuộc lẫn nhau - Can thiệp phụ thuộc lẫn nhau là những can thiệp Điều dưỡng nhằm đáp lại kế hoạch điều trị của bác sĩ trong một số hoàn cảnh đặc biệt. - Can thiệp này khi cần thiết được tiến hành ngay không cần tham khảo với người đã viết ra mệnh lệnh đó. Kiểu can thiệp này thường phổ biến trong một số cơ sở cấp cứu, ví dụ: thực hiện thuốc với liều cụ thể đối với người bệnh có rối loạn nhịp tim, sốt cao co giật 2.4.2. Các bước của quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc Trong quá trình thực hiện kế hoạch người Điều dưỡng cần phải qua các bước sau: Nhận định lại người bệnh, xem xét lại và thay đổi kế hoạch chăm sóc, 18
  19. nhận biết các điểm cần sự hỗ trợ, truyền đạt kế hoạch chăm sóc với các Điều dưỡng khác với người bệnh và gia đình họ. * Nhận định lại người bệnh - Trong quá trình chăm sóc Điều dưỡng có quá trình nhận định và nhận định lại người bệnh. Những nhu cầu về vật chất, tri thức, xúc cảm, xã hội và tinh thần của người bệnh, cũng như các hoạt động của họ thường trở thành điểm chú trọng của Điều dưỡng. - Quá trình nhận định lại người bệnh là kiểm tra sự đúng đắn của việc nhận định ban đầu, để xác định sự thay đổi về tình trạng người bệnh. Ví dụ: có một vấn đề đặc biệt hay tình huống người bệnh đã thay đổi thì cần có phải thay đổi kế hoạch không? - Một chẩn đoán Điều dưỡng mới có thể là cần thiết để đảm bảo việc chăm sóc được tiến hành thích hợp và đúng. Bất cứ sự sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ của bản kế hoạch chăm sóc phải được ghi lại trong hồ sơ người bệnh. * Xem xét và sửa đổi kế hoạch chăm sóc Sự xem xét và sửa đổi kế hoạch chăm sóc nên được làm ít nhất mỗi ngày một lần khi có thể, trong trường hợp đặc biệt có thể được thay đổi ngay khi có sự diễn biến của tình trạng sức khoẻ người bệnh để bảo đảm kế hoạch chăm sóc mang tính hiện thời. * Truyền đạt các kế hoạch chăm sóc Truyền đạt các kế hoạch chăm sóc đã lập ra cho các Điều dưỡng khác, cho gia đình và người bệnh sẽ nâng cao sự chấp hành kế hoạch chăm sóc đã đề ra. Trong quá trình truyền đạt các kế hoạch chăm sóc cần giải thích với người bệnh và gia đình của họ về kế hoạch chăm sóc sẽ là cơ hội tốt để cho người Điều dưỡng và người bệnh hiểu biết nhau hơn. 2.5. Đánh giá - Phần đánh giá của qui trình Điều dưỡng được sử dụng để đo lường sự đáp 19
  20. ứng của người bệnh đối với việc chăm sóc của người Điều dưỡng mà họ đã tiếp nhận. - Đánh giá là nhận định những tiến triển của bệnh hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của kế hoạch chăm sóc. Sự đáp ứng của người bệnh so với kế hoạch đã vạch ra được đánh giá dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ hay thất bại gì đã xảy ra so với kết quả mong chờ của mục tiêu. - Cách đánh giá này sử dụng để đánh giá cả mục tiêu trước mắt và lâu dài và cũng để xác định rõ nếu người bệnh có các vấn đề về sức khoẻ mới phát sinh. Quá trình xem xét và đánh giá sẽ xác định có thể cần phải có những thay đổi bản kế hoạch chăm sóc. - Quá trình đánh giá gồm 4 bước: + Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá. + So sánh sự đáp ứng của người bệnh với tiêu chuẩn đánh giá. + Kiểm tra xem có sự khác nhau nào trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra mà làm ảnh hưởng tới kết quả mong chờ. + Thay đổi kế hoạch chăm sóc. PHẦN 2: THỰC HÀNH 1. Các bước thực hành Áp dụng Quy trình điều dưỡng vào chăm sóc người bệnh TT Các bước thực hành Lý do 1 Chuẩn bị Mẫu ghi bài tập giúp HV ghi - Phương tiện để khám bệnh: HA kế, chép các nội dung đã học (nhận nhiệt kế, ống nghe, định, KHCS), trình bày và thảo - Các phương tiện/dụng cụ chăm sóc luận với nhóm học tập, nộp cho người bệnh - tuỳ theo nội dung chăm người hướng dẫn khi được yêu sóc sẽ chuẩn bị dụng cụ phù hợp. cầu. - Mẫu ghi bài tập tình huống/ca bệnh trong lâm sàng (Phụ lục ở cuối bài) 2 Tiếp xúc NB: Chào, tự giới thiệu 3 Nhận định: -Thu thập thông tin chủ quan; - Hỏi NB/gia đình NB rèn luyện kỹ năng hỏi bệnh. 20
  21. - Nhận định thực thể: khám - Thu thập thông tin khách quan; - Nhận định về tâm thần cảm xúc: Hỏi rèn luyện kỹ năng khám bệnh. và khám - Nhận định tình trạng kinh tế, văn hoá, xã hội: Hỏi NB GĐ - Nhận định yếu tố môi trường: Hỏi NB/ GĐ các vấn đề liên quan/ảnh hưởng tới người bệnh. 4 Xác định vấn đề CS/ Chẩn đoán CS Xác định vấn đề CS ưu tiên để - Xác định các vấn đề chăm sóc của người thực hiện chăm sóc phù hợp tình bệnh tại thời điểm sau khi khám bệnh; trạng người bệnh, đáp ứng kịp - Xắp xếp vấn đề CS theo thứ tự ưu tiên. thời tình trạng cấp cứu (nếu có) 5 Lập KHCS Xác định rõ mục tiêu cần đạt và Đưa ra mục tiêu, kế hoạch cho mỗi vấn KHCS phù hợp. đề chăm sóc. 6 Thực hiện KHCS Đảm bảo sự chăm sóc theo thứ - Liệt kê chi tiết các hoạt động chăm sóc tự, liên tục, không bị bỏ sót. cho mỗi vấn đề chăm sóc theo KH CS. - Thực hiện các hoạt động CS trên NB. 7 Đánh giá Nhận biết sự hợp tác của - Đánh giá trong và sau khi thực hiện NB/GĐ các hoạt động chăm sóc. người bệnh khi CS; nhận biết - Đánh giá sự hợp tác của NB, kết quả/ kết quả/diễn biến tốt hoặc chưa diễn biến tốt hoặc chưa tốt của NB sau tốt, hoặc đáp ứng bất thường khi thực hiện KHCS cho mỗi vấn đề của NB trong và sau khi thực chăm sóc hiện KHCS. 8 Ghi chép bài tập tình huống/ca bệnh lâm Rèn luyện kỹ năng viết, tư duy sàng: theo mẫu ghi (phụ lục 3) - Lưu lại thông tin và nộp cho người hướng dẫn (khi được yêu 21
  22. cầu) 9 Trình bày bài tập tình huống/ca bệnh Thảo luận trong nhóm học tập, lâm rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Sàng 2. Bảng kiểm thực hành Áp dụng Quy trình điều dưỡng vào chăm sóc người bệnh TT Mức độ đạt Nội dung Ghi chú Đạt Không đạt 1 Chuẩn bị 2 Tiếp xúc NB 3 Nhận định - Hỏi bệnh - Nhận định thực thể - Nhận định về tâm thần cảm xúc - Nhận định tình trạng kinh tế, văn hoá, xã hội - Nhận định yếu tố môi trường: 4 Xác định vấn đề CS/Chẩn đoán CS 5 Lập KHCS 6 Thực hiện KHCS 7 Đánh giá 8 Ghi chép bài tập tình huống/ca bệnh 9 Trình bày bài tập tình huống/ca bệnh 3. Ví dụ về tình huống thực hành; Áp dụng quy trình điều dưỡng vào lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh (ghi chép theo mẫu ghi bài tập tình huống) 3.1. Tình huống thực hành 22
  23. Người bệnh Nguyễn Văn V., 62 tuổi, là chủ quán Phở, địa chỉ - Số 15, ngõ 8, Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Ông Việt bị ngã xe máy và được đưa vào bệnh viện điều trị ngày 24/11/2018. Bác sỹ đã khám và chẩn đoán ông bị gãy xương đùi bên trái, Ông Việt đã được phẫu thuật kết nối xương ngày 25/10/2020. Ngày 28/10/2020 là ngày thứ 4 sau phẫu thuật; ông hoàn toàn tỉnh táo, Ông trả lời khi điều dưỡng chăm sóc tới thăm: - “Thỉnh thoảng tôi cảm thấy hơi đau!” - “Đêm hôm qua, tôi tự đi vệ sinh!” - “Hôm nay là một ngày nắng đẹp, Tôi muốn xuống căng tin uống cà phê!” - “Tôi muốn về nhà hàng vì tôi đã vắng mặt ở đó lâu rồi” - “Tôi chưa tắm vì sợ ướt gây nhiễm khuẩn vết mổ” - “Tôi ăn uống bình thường, đã thấy ngon miệng” Giường của bệnh nhân ở cạnh cửa, gần ban công. Vợ ông là người chăm sóc ông cả ngày từ hôm vào viện, trông bà ấy có vẻ mệt mỏi. Chỉ số sinh tồn ngày 28/11/2018: Nhiệt độ 36.8 0C, Mạch 80 lần/phút, HA 123/65 mmHg, SpO2 96%. Vết mổ không tấy đỏ, không nóng, không sưng, hơi đau Chỉ định điều trị: truyền nhỏ giọt kháng sinh 2 lần/ngày và uống thuốc giảm đau. Bắt đầu từ ngày mai (29/11/2018) sẽ tiến hành phục hồi chức năng. Gạc có hiện tượng thấm dịch. Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi trên giường trong phòng bệnh, hạn chế đi lại, khi di chuyển phải có sự hỗ trợ của điều dưỡng hoặc người nhà và phải sử dụng nạng. Câu hỏi: Áp dụng quy trình điều dưỡng để nhận định, lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh theo tình huống trên (ghi chép kế hoạch theo mẫu ghi bài tập tình huống (xem phụ lục ở cuối bài) 3.2. Kế hoạch chăm sóc 23