Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Cao đẳng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_vi_tri_dieu_duong_cao_dang.pdf
Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí điều dưỡng Cao đẳng
- HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIÊN CHỨC Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NĂM 2021 NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 1
- PHẦN I: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2
- VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG Mục tiêu 1. Trình bày được những quan niệm về công tác Điều dưỡng 2. Trình bày được các chức năng của người Điều dưỡng 3. Phân tích được các vai trò của người Điều dưỡng Nội dung Vai trò của người Điều dưỡng là gì? Quần chúng đang mong đợi những gì ở người Điều dưỡng? Mong muốn thông thường của quần chúng đối với người Điều dưỡng là khi ốm đau được người Điều dưỡng nuôi nấng, tận tình chăm sóc, cung cấp tiện nghi thoải mái khi nằm viện, nâng đỡ khi có nhu cầu Đây là vai trò thực hành mà nó đã được hình thành lâu đời ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng người Điều dưỡng còn có vai trò mà từ trước ít người nhắc đến đó là vai trò lãnh đạo và quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1. Những quan niệm về công tác Điều dưỡng 1.1. Trên thế giới Người Điều dưỡng chuyên nghiệp làm việc trong bệnh viện hoặc trong mạng lưới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có ba vai trò chính: - Vai trò về thực hành. - Vai trò quản lý và lãnh đạo. - Vai trò giảng dạy, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1.2. Ở Việt Nam Trước năm 1990 mặc dù có sự hiện diện của người Điều dưỡng trong các bệnh viện và các mạng lưới y tế cộng đồng, nhưng vai trò của họ hầu như không được công nhận do quan niệm về người Điều dưỡng (Người y tá) chỉ là người giúp việc cho Bác sĩ. Người Điều dưỡng chỉ có thể thực hiện được các kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị như trích thuốc theo đơn, thay băng theo y lệnh mà không 3
- thực hiện được vai trò chủ động của người Điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Về vai trò của công tác Điều dưỡng còn có nhiều tranh cãi giữa quan niệm cũ và quan niệm mới. * Quan niệm cũ - Về nhu cầu: Giới hạn trong khuôn khổ vật chất của người bệnh. - Về công việc: Phụ thuộc hoàn toàn vào Bác sĩ, làm theo y lệnh của Bác sĩ. - Về nhiệm vụ: Lấy nhiệm vụ được giao làm trung tâm. - Về hoạt động chăm sóc: Chăm sóc được coi là một hoạt động thực hành nên chỉ chú ý về kỹ năng. - Về việc quan sát và theo dõi: Người Điều dưỡng tiếp nhận thông tin một cách bị động. - Về tổ chức Điều dưỡng: Lệ thuộc vào tổ chức điều trị, bác sĩ phụ trách đào tạo Điều dưỡng. - Phạm vi công tác: Công việc chăm sóc chỉ tập trung vào người bệnh nằm trong bệnh viện. *Quan niệm mới - Về nhu cầu: Được mở rộng đến các nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội. - Về công việc: Người Điều dưỡng làm việc để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh, phối hợp với Bác sĩ trong điều trị, liên kết với các cán bộ y tế khác. - Về nhiệm vụ: Lấy người bệnh làm trung tâm. - Về hoạt động chăm sóc: Chăm sóc gồm ba mặt: Kiến thức khoa học, Kỹ năng tay nghề, Thái độ, đạo đức nghề nghiệp. - Về quan sát và theo dõi: Người Điều dưỡng chủ động nhận nhiệm vụ và chăm sóc, quan sát, theo dõi người bệnh để nhận rõ cách đáp ứng của người bệnh. - Về tổ chức Điều dưỡng: Coi song song với tổ chức điều trị, chuyên ngành Điều dưỡng do Điều dưỡng phụ trách. 4
- - Phạm vi công tác: Chăm sóc người bệnh nội trú, ngoại trú và hướng tới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 2. Vai trò của người Điều dưỡng 2.1. Người chăm sóc (Care giver) Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp Điều dưỡng và là vai trò cơ bản của người Điều dưỡng. Việc chăm sóc phụ thuộc vào những nhu cầu và yêu cầu của người bệnh. Với từng giai đoạn bệnh khác nhau của người bệnh, thì cần chú ý đáp ứng những nhu cầu đó một cách phù hợp. Đó có thể là chăm sóc toàn diện mà đòi hỏi người điều dưỡng phải đáp ứng tất cả mọi nhu cầu cho người bệnh, cũng có thể là phòng chống bệnh tật cho người bệnh. Người điều dưỡng chăm sóc cho người bệnh một cách toàn diện thông qua sử dụng những kỹ năng điều dưỡng để đáp ứng không chỉ là những nhu cầu về thể chất mà đồng thời còn giải quyết những nhu cầu về văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của người bệnh. 2.2. Người ra quyết định (Decision maker) Người điều dưỡng là người ra quyết định bằng việc sử dụng kỹ năng tư duy, tổng hợp, phân tích và phán đoán (critical thinking) để đưa ra những mục tiêu chăm sóc hay kết quả đầu ra cho các can thiệp điều dưỡng. Một số kỹ năng tư duy bao gồm khả năng đánh giá người bệnh, nhận ra những vấn đề cũng như những quyết định can thiệp chăm sóc sẽ được tiến hành nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Người điều dưỡng cũng cần phải luôn luôn điều chỉnh để quyết định xem điều gì là có lợi nhất cho người bệnh. 2.3. Người truyền đạt thông tin (Communicator) Sự truyền đạt thông tin giữa người bệnh và người Điều dưỡng, giữa người Điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên Y tế khác. Sự truyền đạt thông tin qua giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết. Sự truyền đạt thông tin đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và phù hợp. Truyền đạt thông tin có hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sẽ cải thiện được kết quả đầu ra trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Nếu sự truyền đạt thông tin không hiệu quả thì quá trình chữa trị (healing process) sẽ bị hạn chế (inhibited). 5
- Người điều dưỡng có trách nhiệm tạo ra cách truyền đạt thông tin cho người bệnh như là những thành viên trong gia đình (as well as family members). Thực hiện được điều này quá trình chữa trị cho người bệnh sẽ đạt được kết quả tốt. 2.4. Quản lý chăm sóc (Manager of care) Người điều dưỡng đảm nhiệm vai trò quản lý chăm sóc. Mục tiêu của quản lý là đảm bảo việc thực hiện chăm sóc cho người bệnh một cách chặt chẽ. Đó là trách nhiệm để tổ chức, phối kết hợp của đa dạng các đối tượng tham gia của bên cung cấp dịch vụ chăm sóc nhằm đảm bảo đáp ứng tất cả những nhu cầu của người bệnh. Đa dạng đối tượng tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc bao gồm cả chuyên nghiệp (professional) và không chuyên nghiệp (non-professionals). 2.5. Người biện hộ cho người bệnh (Patient advocate) Chức năng này là chức năng quan trọng nhất của người điều dưỡng. Đây là chức năng nhằm bảo vệ lẽ phải và quyền lợi cho người bệnh. Khi người bệnh đau ốm họ không có khả năng hoạt động như người bình thường. Vì vậy trách nhiệm của người điều dưỡng cần xác định được những mong muốn của người bệnh. 2.6. Người giáo viên (Teacher) Người điều dưỡng cũng có vai trò như là một người giáo viên. Trở thành một người giáo viên cho những người bệnh nhằm cung cấp thêm những kiến thức về sức khỏe và dược phẩm cho người bệnh và gia đình. Khi người bệnh và gia đình có thêm kiến thức sẽ nâng cao được khả năng tự chăm sóc, tự theo dõi nhằm rút ngắn ngày nằm viện và tăng cường chất lượng tự chăm sóc tại nhà tốt hơn. 3. Chức năng của người Điều dưỡng Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người Điều dưỡng có hai chức năng là: 3.1. Chức năng chủ động 6
- Bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức người Điều dưỡng đã được đào tạo và có khả năng thực hiện chủ động. Chức năng chủ động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh đã được mô tả như sau: - Hô hấp - Ăn uống - Bài tiết - Vận động - Duy trì thân nhiệt - Vệ sinh cá nhân - Thay quần áo - Ngủ và nghỉ - An toàn - Giao tiếp - Tín ngưỡng - Lao động - Học tập - Hỗ trợ tinh thần 3.2. Chức năng phối hợp Chức năng này liên quan đến việc thực hiện y lệnh của thầy thuốc. Người Điều dưỡng là người cộng tác với Bác sĩ và phải phối hợp với các Điều dưỡng viên khác, các kỹ thuật viên, với người bệnh, người nhà người bệnh, với các đoàn thể để hoàn thành nhiệm vụ. 7
- KỸ THUẬT TIÊM THUỐC MỤC TIÊU 1. Liệt kê được các đường tiêm thuốc vào cơ thể. 2. Trình bày được quy trình kỹ thuật tiêm dưới da, tĩnh mạch và tiêm bắp. 3. Trình bày được các tai biến có thể xảy ra khi tiêm thuốc và hướng xử trí. Nội dung 1. Đại cương Cho người bệnh dùng thuốc là một phần trong công tác điều trị. Vì vậy khi thực hiện cho thuốc người bệnh phải nhận thức rõ trách nhiệm và phải chú ý các điểm quan trọng để tránh sự nhầm lẫn và những hậu quả tai hại. Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng các đường: uống, tiêm, bôi ngoài da và niêm mạc 2. Những yêu cầu cần thiết trong việc dùng thuốc 2.1. Người điều dưỡng phải hiểu rõ những nét cơ bản về thuốc * Công dụng của thuốc: - Thuốc tác dụng toàn thân hay tại chỗ. - Thuốc làm giảm triệu chứng: như thuốc giảm ho, giảm đau, giảm sốt - Thuốc chống nhiễm khuẩn: như các loại kháng sinh. - Thuốc phòng bệnh: như vaccin, các huyết thanh tiêm phòng. - Dung dịch thử phản ứng. * Tính chất của thuốc: - Thuốc chỉ được dùng theo một đường nhất định: như tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da - Có một số bệnh của người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc như bệnh loét dạ dầy tá tràng. * Yếu tố hấp thụ và bài tiết: Tuỳ theo dược tính và liều lượng của thuốc mà thuốc được hấp thụ nhanh hay chậm. * Dạng thuốc:+ Thuốc viên: Viên nén, viên bọc đường, viên con nhộng 8
- + Thuốc nước: Ống thuốc tiêm, thuốc nhỏ giọt * Liều dùng: Tuỳ theo cân nặng, tuổi, tình trạng người bệnh, đường dùng. * Quy chế về thuốc độc: - Nhãn thuốc: thuốc độc bảng A màu đen, thuốc độc bảng B màu đỏ. - Hàm lượng, số lượng, liều lượng. * Cách bảo quản: - Để nơi khô ráo, thoáng mát. - Những thuốc dùng dở phải đậy nút kín, bảo quản tốt, tránh hư hao nhiễm khuẩn. 2.2. Một số điều cần thiết khi cho người bệnh dùng thuốc - Phải chính xác, khoa học và có trách nhiệm. - Trung thành với chỉ định của Bác sĩ nếu nghi ngờ phải hỏi lại. - Tuyệt đối không được thay đổi y lệnh. - Sắp xếp thuốc theo thứ tự, dễ tìm, tránh nhầm lẫn. - Thuốc độc A, B phải để ngăn riêng có khoá. - Thuốc dùng ngoài da để xa thuốc uống. - Kiểm tra thuốc hàng ngày, nếu có thuốc kém chất lượng phải đổi ngay. - Kiểm kê bàn giao thuốc cẩn thận sau mỗi ca. * Nguyên tắc chung khi cho người bệnh dùng thuốc. - Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dùng thuốc. - Thực hiện kiểm tra 5 đúng. - Phải tập trung tư tưởng, sao chép y lệnh phải chính xác tránh nhầm lẫn. 3. Kỹ thuật tiêm thuốc Tiêm thuốc cho người bệnh là đưa những thuốc dưới dạng dung dịch hoà tan trong nước hay tinh dầu hoặc dưới dạng hỗn dịch vào trong da, dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch (trừ loại dầu). Tiêm thuốc dùng trong những trường hợp: - Cần cấp cứu có hiệu quả nhanh nhất. - Những trường hợp không uống hoặc không nuốt được. 9
- - Thuốc không hấp thụ được qua niêm mạc đường tiêu hoá hoặc dễ bị phân huỷ bởi dịch của niêm mạc đường tiêu hoá. 3.1. Quy trình kỹ thuật tiến hành tiêm dưới da Là đưa một lượng thuốc vào mô liên kết dưới da, loại này được áp dụng rộng rãi. 3.1.1. Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh 3.1.2. Chuẩn bị người bệnh - Trước khi tiêm thuốc phải báo và giải thích cho người bệnh, động viên và dặn dò người bệnh những điều cần thiết. - Hỏi xem người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc gì không. 3.1.3. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm 1-3 ml, kim tiêm dài 23 – 25G dài 1.5-2,5cm; Kim lấy thuốc; Gạc miếng; Hộp gạc, hộp đựng bông khô, hộp đựng bông sát khuẩn; Kẹp Kose có mấu và không có mấu. * Dụng cụ khác: Khay sạch; Thuốc tiêm theo y lệnh; Thuốc sát khuẩn: Cồn 700, dung dịch sát khuẩn tay nhanh; Hộp thuốc chống choáng (cấp cứu) gồm có adrenalin: 5 ống, Solumedrol 40mg: 2 ống; Diphenhydramin 10mg: 5 ống; bơm kim tiêm 1ml: 2 cái; bơm tiêm 5ml: 2 cái, bơm tiêm 10ml: 2 cái; nước cất 10ml: 3 ống; dây ga rô: 1 cái; bông cồn sát khuẩn 1 lần, phác đồ phòng chống sốc phản vệ; Phiếu điều trị và đơn thuốc; Hộp đựng vật sắc nhọn (hộp kháng thủng), túi nylon màu vàng đựng rác thải lây nhiễm, túi màu xanh đựng rác thải sinh hoạt. 3.1.4. Kỹ thuật tiến hành tiêm thuốc - Điều dưỡng viên kiểm tra lại dụng cụ, mang đến nơi làm thủ thuật. - Thực hiện kiểm tra 5 đúng: Đúng người bệnh; Đúng tên thuốc; Đúng liều lượng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian. - Nhận định người bệnh, giải thích, động viên người bệnh, - Sát khuẩn tay, mở hộp vô khuẩn, đổ cồn sát khuẩn, chọn bơm kim tiêm thích hợp 10
- - Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. - Kiểm tra vỏ bao, xé vỏ bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. - Lấy thuốc vào bơm tiêm: + Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng. + Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ, rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm, + Quan sát lại nhãn ống thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập. - Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn. - Mang khay đến bên giường người bệnh. - Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm. - Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở vị trí thích hợp. - Bộc lộ vùng tiêm: + 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay. + 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi. + Dưới da bụng: hai bên bụng cách rốn 5cm từ trong ra ngoài. - Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính rộng trên 10 cm (tối thiểu 2 lần). - Cầm bơm tiêm đuổi khí đúng kỹ thuật. - Tiến hành tiêm thuốc: + Tay không thuận véo da phía trên vị trí tiêm, tay thuận cầm bơm tiêm đâm kim nhanh chếch 300- 450so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với mặt da véo/đáy da véo ngập 2/3 kim., buông tay vùng da véo. + Xoay pít tông nếu không có máu thì bơm thuốc vào từ từ, quan sát sắc mặt người bệnh. 11
- - Hết thuốc, kéo chệch da, rút kim nhanh, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn - Dùng bông khô đè lên vết kim tiêm trong vòng 30 giây phòng chảy máu - Giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết. - Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ sau tiêm, rửa tay. - Ghi hồ sơ bệnh án (phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc). * Tai biến: + Do vô khuẩn không tốt: Tại chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng toàn thân có thể sốt hoặc không. Xử trí: Chườm nóng, dùng kháng sinh (nếu thuốc tiêm không phải là kháng sinh), chích ổ abcès nếu đã mềm và hoá mủ. + Do kỹ thuật tiêm: Cong, gãy, quằn kim tiêm. + Do thuốc: Sốc do phản ứng của cơ thể với thuốc. 3.2. Quy trình kỹ thuật tiến hành tiêm bắp Tiêm bắp: Là đưa 1 lượng thuốc vào trong bắp thịt như các vitamin, thuốc dầu, thuốc kháng sinh 3.2.1. Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh 3.2.2. Chuẩn bị người bệnh - Trước khi tiêm thuốc phải báo và giải thích cho người bệnh, động viên và dặn dò người bệnh những điều cần thiết. - Hỏi xem người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc gì không. 3.2.3. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm 5 ml, kim tiêm dài số 21G-23G, dài 2,5- 4,0 cm, mũi vát dài và sắc; Kim lấy thuốc; Gạc miếng; Hộp gạc, hộp đựng bông khô, hộp đựng bông sát khuẩn; Kẹp Kose có mấu và không có mấu. * Dụng cụ khác: Khay sạch; Thuốc tiêm theo y lệnh; Thuốc sát khuẩn: Cồn 700, cồn Iod 1%; dung dịch sát khuẩn tay nhanh; Hộp thuốc chống choáng (cấp cứu) 12
- gồm có adrenalin: 5 ống, Solumedrol 40mg: 2 ống; Diphenhydramin 10mg: 5 ống; bơm kim tiêm 1ml: 2 cái; bơm tiêm 5ml: 2 cái, bơm tiêm 10ml: 2 cái; nước cất 10ml: 3 ống; dây ga rô: 1 cái; bông cồn sát khuẩn 1 lần, phác đồ phòng chống sốc phản vệ; Phiếu điều trị và đơn thuốc; Hộp đựng vật sắc nhọn (hộp kháng thủng), túi nylon màu vàng đựng rác thải lây nhiễm, túi màu xanh đựng rác thải sinh hoạt. 3.2.4. Kỹ thuật tiến hành tiêm thuốc - Vị trí tiêm: Cơ đenta, cơ tứ đầu đùi, cơ mông. Nếu tiêm mông xác định vị trí như sau: + Chia một bên mông ra làm 4 phần bằng nhau (một bên mông được xác định bởi 4 đường: trên là nối 2 mào chậu, dưới là nếp lằn mông, trong là rãnh liên mông, ngoài là bờ ngoài cơ mông) ta sẽ tiêm ra 1/4 trên ngoài. + Hoặc kẻ một đường từ gai chậu trước trên đến xương cụt và chia đoạn đó làm 3 phần đều nhau. Sẽ tiêm vào đoạn 1/3 trên ngoài. - Tiến hành - Điều dưỡng viên kiểm tra lại dụng cụ, mang đến nơi làm thủ thuật. - Thực hiện kiểm tra 5 đúng: Đúng người bệnh; Đúng tên thuốc; Đúng liều lượng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian. - Nhận định người bệnh, giải thích, động viên người bệnh, - Sát khuẩn tay, mở hộp vô khuẩn, đổ cồn sát khuẩn, chọn bơm kim tiêm thích hợp - Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. - Kiểm tra vỏ bao, xé vỏ bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. - Lấy thuốc vào bơm tiêm: + Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng. 13
- + Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ, rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra, rút thuốc vào bơm tiêm. + Quan sát lại nhãn ống thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập. - Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn. - Mang khay đến bên giường người bệnh. - Báo và giải thích cho người bệnh việc mình làm. - Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở vị trí thích hợp. (Người bệnh nằm sấp nếu tiêm ở mông). - Bộc lộ vùng tiêm. - Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính rộng trên 10 cm (tối thiểu 2 lần). - Cầm bơm tiêm đuổi khí đúng kỹ thuật. - Tiến hành tiêm thuốc theo nguyên tắc hai nhanh một chậm. Tay không thuận căng da vùng tiêm. Tay thuận cầm bơm kim tiêm chếch 1 góc 600 - 900 so với mặt da, đâm ngập 2/3 thân kim, xoay pít tông nếu thấy không có máu thì từ từ bơm thuốc vào, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh. Nếu tiêm mông có thể tiêm 1 hoặc 2 thì. + Tiêm 1 thì: Tay không thuận dùng ngón cái và ngón trỏ căng da chỗ tiêm. Tay thuận cầm bơm kim tiêm đâm kim nhanh vào cơ mông vuông góc với da sâu khoảng 2/3 kim, hướng dẫn người bệnh gập chân đồng thời xoay nhẹ pít tông nếu không có máu thì từ từ bơm thuốc vào, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh. + Tiêm 2 thì: Để kim riêng và bơm tiêm riêng. Tay không thuận dùng ngón cái và ngón trỏ căng da chỗ tiêm, tay thuận cầm kim đâm vuông góc với cơ mông sau đó lắp bơm tiêm vào, hướng dẫn người bệnh gập chân đồng thời xoay pít tông nếu không có máu thì từ từ bơm thuốc vào, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh. 14
- - Khi hết thuốc, kéo chệch da, rút kim nhanh, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn. - Dùng bông khô đè lên vết kim tiêm trong vòng 30 giây phòng chảy máu - Cho người bệnh nằm lại tư thế thích hợp, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết. - Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ sau tiêm, rửa tay. - Ghi hồ sơ bệnh án (phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc). * Tai biến + Do vô khuẩn không tốt: Tại chỗ tiêm sưng tấy, nóng đỏ đau. Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu có mủ. + Do kỹ thuật: Gãy, quằn kim. + Đâm phải dây thần kinh hông to: Do không xác định đúng vị trí tiêm, góc độ đâm kim tiêm, gây thọt. + Gây tắc mạch: Do tiêm thuốc dạng dầu đâm nhầm mạch máu. 3.3. Quy trình kỹ thuật tiến hành tiêm tĩnh mạch Là đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch như những trường hợp gây mê, tiêm Vitamin C, thuốc trợ tim 3.3.1. Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy. 3.3.2. Chuẩn bị người bệnh - Trước khi tiêm thuốc phải báo và giải thích cho người bệnh, động viên và dặn dò người bệnh những điều cần thiết. - Hỏi xem người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc gì không. 3.3.3. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm 5 ml, 10 ml, 20ml kim tiêm dài 25 - 30 mm (kim tiêm 19-23G), mũi vát sắc; Kim lấy thuốc. Gạc miếng. Găng tay; Hộp gạc, hộp đựng bông khô, hộp đựng bông sát khuẩn; Kẹp Kose có mấu và không mấu; * Dụng cụ khác: Khay sạch, găng tay; Thuốc tiêm theo y lệnh; Thuốc sát khuẩn: Cồn 700, dung dịch sát khuẩn tay nhanh; Hộp thuốc chống choáng (cấp cứu) gồm có adrenalin: 5 ống, Solumedrol 40mg: 2 ống; Diphenhydramin 10mg: 5 15
- ống; bơm kim tiêm 1ml: 2 cái; bơm tiêm 5ml: 2 cái, bơm tiêm 10ml: 2 cái; nước cất 10ml: 3 ống; dây ga rô: 1 cái; bông cồn sát khuẩn 1 lần, phác đồ phòng chống sốc phản vệ; Dây garô, gối nhỏ kê tay, tấm nylon; Phiếu điều trị và đơn thuốc; Hộp đựng vật sắc nhọn (hộp kháng thủng), túi nylon màu vàng đựng rác thải lây nhiễm, túi màu xanh đựng rác thải sinh hoạt. 3.3.4. Kỹ thuật tiến hành tiêm thuốc - Vị trí tiêm: + Người lớn: tiêm tĩnh mạch vùng khuỷu tay, cẳng tay, mu tay. + Trẻ em: tiêm tĩnh mạch thái dương, mu tay, mu chân. - Tiến hành - Điều dưỡng viên kiểm tra lại dụng cụ, mang đến nơi làm thủ thuật. - Thực hiện kiểm tra 5 đúng: Đúng người bệnh; Đúng tên thuốc; Đúng liều lượng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian. - Nhận định người bệnh, giải thích, động viên người bệnh. - Sát khuẩn tay, mở hộp vô khuẩn, đổ cồn sát khuẩn, chọn bơm kim tiêm thích hợp - Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc, bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn. - Kiểm tra vỏ bao, xé vỏ bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. - Lấy thuốc vào bơm tiêm: + Nếu là thuốc nước: Dùng bông cồn lau đầu ống thuốc sau đó dùng miếng gạc bẻ ống thuốc. Tay cầm bơm kim tiêm, tay cầm ống thuốc, đưa kim vào giữa lòng ống thuốc rút lấy đủ lượng thuốc cần dùng. + Nếu là thuốc bột: Sát khuẩn nút lọ, rút nước pha thuốc rồi bơm nước vào lọ thuốc, rút kim ra, lắc đều cho thuốc tan hết. Bơm một lượng không khí vào lọ thuốc tương đương với lượng thuốc cần lấy ra: Rút thuốc vào bơm tiêm. + Quan sát lại nhãn ống thuốc trước khi bỏ vào hộp cô lập. - Thay kim tiêm, đuổi khí, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn. - Mang khay đến bên giường người bệnh. - Động viên người bệnh và giải thích cho người bệnh việc mình làm. 16
- - Để người bệnh ở tư thế phù hợp, bộc lộ rõ vùng tiêm. - Xác định vị trí tiêm. - Đi găng tay sạch (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương). - Kê gối dưới vùng tiêm, ga rô trên vị trí tiêm 10 - 15 cm. - Sát khuẩn vùng da chỗ tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính rộng trên 10 cm (tối thiểu 2 lần). - Cầm bơm tiêm đuổi khí (nếu còn khí). - Tiến hành tiêm: Tay không thuận căng da vùng tiêm, tay thuận cầm bơm tiêm ngửa mũi vát để kim chếch 300 so với mặt da, đẩy kim vào tĩnh mạch, xoay pít tông thấy có máu vào bơm tiêm, tháo dây garo, bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch, theo dõi sắc mặt người bệnh, vị trí tiêm. - Hết thuốc, kéo chệch da, rút kim nhanh, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn. - Dùng bông khô đè lên vết kim tiêm trong vòng 30 giây phòng chảy máu. Tháo găng bỏ vào túi đựng rác thải lây nhiễm. - Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết. - Thu dọn dụng cụ, xử lý dụng cụ sau tiêm, rửa tay. - Ghi hồ sơ bệnh án (phiếu chăm sóc, phiếu công khai thuốc). * Tai biến + Sốc thuốc. Khi tiêm người bệnh có biểu hiện rùng mình, gai rét, rồi rét run, khó thở, tím tái, mạch nhanh, huyết áp hạ, ta phải dừng tiêm và xử trí sốc, ủ ấm cho người bệnh, cho thở oxy, rồi báo ngay cho Bác sĩ. + Phồng nơi tiêm: Chỉnh lại kim nếu không được rút ra chọc lại. + Tắc kim: Rút kim ra. 17
- KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH Mục tiêu: 1. Trình bày được mục đích, nguyên tắc của truyền dịch. 2. Trình bày được quy trình kỹ thuật truyền dịch. 3. Liệt kê được các tai biến của truyền dịch và hướng xử trí. Nội dung 1. Mục đích Truyền dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng dịch nhằm mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước. - Giải độc và lợi tiểu. - Nuôi dưỡng người bệnh khi người bệnh không ăn uống được. - Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh để điều trị. 1.2. Các loại dịch truyền: - Dung dịch đẳng trương: Natriclorua 90/00 Glucose 5% - Dung dịch glucose ưu trương: 10%, 20% hoặc 30%. - Dung dịch cao phân tử (phân tử lượng cao): đạm, Alversin, Moriamin 1.3. Chỉ định và chống chỉ định * Chỉ định: tiêu chảy mất nước, ngộ độc, bỏng nặng, trước mổ, sau mổ. * Chống chỉ định: Phù phổi cấp, suy tim, suy thận, cao huyết áp 1.4. Nguyên tắc của truyền dịch - Dịch và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy trình và bảo đảm vô khuẩn trong suốt quá trình truyền. - Tuyệt đối không để khí vào tĩnh mạch. - Đảm bảo áp lực truyền cao hơn áp lực máu người bệnh. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh. - Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền. 18
- - Phát hiện sớm dấu hiệu phản ứng và xử trí kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ ở cùng vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải đảm bảo vô khuẩn. 1.5. Vị trí truyền dịch - Các vị trí thường dùng: Các tĩnh mạch ở khuỷu tay, mu tay, cẳng tay, mu chân, cẳng chân, tĩnh mạch ở đầu (Tĩnh mạch thái dương, trán). - Các tĩnh mạch khác: Tĩnh mạch trung tâm, vị trí này do bác sĩ thực hiện. 1.6. Quy trình kỹ thuật truyền dịch. 1.6.1. Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh 1.6.2. Chuẩn bị người bệnh - Trước khi truyền dịch phải thông báo và giải thích cho người bệnh, động viên, dặn dò người bệnh những điều cần thiết và báo cho họ thời gian truyền là bao lâu. * Cách tính thời gian truyền dịch: Tổng số dịch truyền x số giọt/ml Tổng số thời gian (phút) = Số giọt/phút - Cho người bệnh đi đại tiểu tiện trước. - Vệ sinh vùng truyền. - Đo các dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền. 1.6.3. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ vô khuẩn: Bơm, kim tiêm, bộ dây truyền, gạc miếng; Kẹp Kose có mấu và không có mấu; Hộp đựng gạc nhỏ che đốc kim;Cốc đựng bông khô, cốc đựng bông sát khuẩn; Dịch truyền: Theo chỉ định và đã được kiểm tra về số lượng chất lượng và hạn dùng; Thuốc nếu có chỉ định (nếu có). * Các dụng cụ khác: Khay sạch, găng tay; Kéo, băng cuộn, băng dính; Thuốc sát khuẩn: Cồn 700, dung dịch sát khuẩn tay nhạnh; Bộ tứ gồm: Gối nhỏ kê tay, tấm nilon, dây garo, nẹp gỗ; Hộp thuốc chống choáng (cấp cứu) gồm có adrenalin: 2 ống, Solumedrol 40mg hoặc depersolon 30 mg: 2 ống; bơm kim 19
- tiêm 1ml: 2 cái; bơm tiêm 10ml: 2 cái; nước cất 5ml: 4 ống; dây ga rô: 1 cái; bông cồn sát khuẩn 1 lần, phác đồ phòng chống sốc phản vệ; Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây; Bảng theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Phiếu truyền dịch; Cọc truyền; quang treo; Hộp đựng vật sắc nhọn (hộp kháng thủng), túi nylon màu vàng đựng rác thải lây nhiễm, túi màu xanh đựng rác thải sinh hoạt. 1.6.4. Kỹ thuật tiến hành - Điều dưỡng viên kiểm tra lại dụng cụ và mang đến giường người bệnh. - Đặt cọc truyền, xe đẩy dụng cụ cạnh giường ở vị trí thích hợp. - Thực hiện chế độ kiểm tra (Họ tên người bệnh, tên dịch truyền, liều lượng) và đối chiếu (số giường, số buồng bệnh, nhãn chai dịch, chất lượng, hạn dùng); hoặc 5 đúng (Đúng người bệnh, đúng dịch truyền, đúng liều lượng, đúng tốc độ, đúng thời gian). - Nhận định người bệnh, giải thích, động viên người bệnh. - Sát khuẩn tay, kiểm tra dây truyền, kiểm tra chai dịch, - Sát khuẩn nút chai, bật nắp chai. - Cắm dây truyền vào chai dịch. khóa dây truyền lại. - Treo chai dịch lên cọc truyền, mở khóa đuổi hết khí trong dây truyền, khoá lại, cắt băng dính. - Động viên người bệnh, để ngừơi bệnh ở tư thế phù hợp, đi găng tay sạch (nếu cần) - Bộc lộ vùng truyền, chọn tĩnh mạch truyền, kê gối dưới vùng truyền, buộc dây garô trên vùng truyền 10-15 cm. - Sát khuẩn vị trí truyền từ trong ra ngoài theo hình xóay ốc, đường kính rộng trên 10 cm (tối thiểu 2 lần) - Một tay căng da, một tay cầm kim chếch 300 so với mặt da đưa kim nhanh, đúng vào tĩnh mạch, khi có máu chảy ra đốc kim thì tháo dây garô mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch, cho dịch chảy vừa phải, quan sát nét mặt người bệnh, quan sát vị trí truyền. 20
- - Cố định đốc kim, thân kim bằng gạc vô khuẩn, cố định dây truyền bằng băng dính - Bỏ gối, dây ga rô, cố định tay người bệnh vào nẹp (nếu cần) - Tháo găng (nếu có), sát khuẩn lại tay, điều chỉnh tốc độ truyền theo y lệnh. - Để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, ghi phiếu truyền, - Theo dõi sát người bệnh 15 - 30 phút/1 lần trong suốt quá trình truyền. Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh những điều cần thiết, phát hiện sớm tai biến. - Khi chai dịch còn khoảng 10 - 20ml, một tay căng da, một tay rút kim nhanh ra khỏi tĩnh mạch, Sát khuẩn lại vị trí truyền. Dùng bông khô đè lên vết kim truyền trong vòng 30 giây phòng chảy máu. - Để người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, tiếp tục theo dõi và phát hiện tai biến, dặn người bệnh những điều cần thiết. - Thu dọn và xử lý dụng cụ, rửa tay. - Ghi hoàn chỉnh phiếu truyền và dán vào hồ sơ bệnh án. - Ghi chép toàn bộ tình trạng người bệnh từ khi truyền đến khi hết truyền vào hồ sơ bệnh án. 1.7. Các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí * Dịch không chảy: Xem lại kim và hệ thống dây truyền, độ cao của chai dịch, thay kim khác. *Phồng nơi truyền:Chỉnh lại kim bằng cách đâm sâu vào hoặc rút kim ra một chút, nếu không được rút kim ra chọc lại. * Sốc: Biểu hiện rét run, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt thì phải dừng truyền, xử lý sốc theo đúng phác đồ, cho người bệnh thở ôxy rồi báo ngay cho điều dưỡng có trách nhiệm và Bác sĩ biết. * Trong khi truyền có thể có phù phổi cấp: biểu hiện đau ngực, khó thở dữ dội, tím tái, ho khạc ra bọt màu hồng. Xử trí: ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ đồng thời chuẩn bị phương tiện và dụng cụ để phụ giúp bác sĩ cấp cứu người bệnh. 21
- * Tắc mạch phổi: Thường do không khí bị lọt vào tĩnh mạch. Biểu hiện: đau ngực dữ dội, khó thở. Xử trí: dừng truyền và báo ngay cho bác sĩ biết. * Nhiễm trùng huyết: Biểu hiện rét run, sốt cao .Xử trí: Báo cáo Bác sĩ xử trí. 22
- KỸ THUẬT CHO ĂN QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY Mục tiêu: 1. Trình bày được quy trình kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày. 2. Trình bày những trường hợp áp dụng, không áp dụng cho ăn qua ống thông dạ dày và những điểm cần lưu ý khi cho ăn qua ống thông dạ dày. Nội dung 1. Áp dụng – Không áp dụng 1.1. Áp dụng: - Người bệnh hôn mê. - Người bệnh uốn ván nặng. - Chấn thương vùng hàm mặt, gãy xương hàm phải cố định. - Ung thư lưỡi, họng, thực quản. - Người bệnh từ chối không chịu ăn hoặc ăn ít. - Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch không bú được, bú bị sặc. 1.2. Không áp dụng - Bỏng thực quản do kiềm, acid. - áp xe thành họng. - Hóc xương cá. - Teo thực quản. - Các lỗ thông thực quản. 2. Quy trình kỹ thuật 2.1. Chuẩn bị điều dưỡng: Trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy. 2.2. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ vô khuẩn: ống thông Levin (trẻ nhỏ dùng thông Nelaton); Bơm tiêm 50ml; Gạc; Đè lưỡi (nếu cần). Cốc đựng dầu Parafin. Phễu. * Dụng cụ sạch: Lọ cắm 2 kẹp; Bình đựng dung dịch thức ăn (số lượng tùy thuộc vào bệnh lý và chỉ định của bác sĩ), nhiệt độ thức ăn 37oC; Cốc nước chín; 23