Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Viêm phế quản phổi trẻ em

pdf 10 trang hongtran 05/01/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Viêm phế quản phổi trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_vi_tri_bac_si_da_khoa_nhi_khoa_viem_phe_quan.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Viêm phế quản phổi trẻ em

  1. 1 VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI TRẺ EM Viêm phế quản phổi (VPQP) là một bệnh nhiễm trùng cấp, gây ra những tổn thương ở phế quản (PQ) và phế nang (PN). Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát do nhiều nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu do vi khuẩn và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. VPQP là một thể lâm sàng của nhiễm trùng phổi được WHO xếp vào nhóm viêm phổi gồm: Viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, áp xe phổi. VPQP là thể lâm sàng phổ biến nhất, chiếm trên 80% tổng số viêm phổi trẻ em. Theo thống kê tại các bệnh viện trẻ em nước ta thì trẻ em dưới 1 tuổi mắc VPQP nhiều nhất (65%). 1. Nguyên nhân 1.1. Nguyên nhân chính - Virus: Theo WHO, VPQP do virus chiếm 60 -70%. Các virus thường gặp: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus - Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển như Việt Nam, VPQP do vi khuẩn còn gặp nhiều. Các loại vi khuẩn thường gặp là: phế cầu, trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu - Vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma: thường gặp ở trẻ < 3 tuổi, đặc biệt 5- 15 tuổi, Chlamydia trachomatis, Legionella pneumonia. - Ký sinh trùng: Nấm candida Albicans, pneumocystis carinii thường gây VPQP ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng (SDD). 1.2. Các yếu tố thuận lợi - Tuổi: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có một số nhóm tuổi nhất định nguy cơ mắc viêm phế quản phổi cao hơn nhóm tuổi khác. + Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi + Càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và khi bị bệnh thì bệnh nặng do đặc điểm giải phẫu, sinh lý hệ hô hấp trẻ em và do trẻ càng nhỏ thì sức đề kháng càng kém. - Cơ thể trẻ: + Trẻ đẻ non, yếu, còi xương, suy dinh dưỡng nặng. + Trẻ bị các bệnh ở đường hô hấp trên: Viêm mũi, họng, VA + Sau các bệnh lây cấp tính: cúm, ho gà, sởi + Cơ địa dị ứng, thể trạng tiết dịch. - Khí hậu lạnh, ẩm, thời tiết thay đổi. - Điều kiện vệ sinh, sinh hoạt kém: nhà ở chật chội, ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá, bụi và các ô nhiễm khác. 2. Một số điểm về cơ chế bệnh sinh 2.1. Đường vào của vi khuẩn - Đường phế quản (chủ yếu): vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp trên gặp điều kiện thuận lợi trở nên có độc lực, lan xuống gây tổn thương ở phế quản và phế nang. - Đường máu, bạch huyết: gây tổn thương ở phổi. 2.2. Quá trình lan tràn của tổn thương
  2. 2 - Nơi khu trú đầu tiên của vi khuẩn: ở chỗ chuyển từ vi phế quản tận sang vi phế quản - phế nang vì: + Giải phẫu: ở đây lòng phế quản được mở rộng, nên luồng không khí đi chậm lại + Tổ chức học: ở đó có sự thay đổi từ liên bào lông sang liên bào khối của phế nang Tại chỗ xâm nhập này, vi khuẩn gây tổn thương viêm đầu tiên ở túi phổi. Từ ổ viêm đó, quá trình viêm sẽ lan tràn sang tổ chức phổi xung quanh. - Các đường lan tràn của tổn thương: + Đường phế quản: Khi ho, thở các chất tiết có vi khuẩn sẽ bật ra và rơi vào phế quản bên cạnh gây nên các ổ viêm mới. + Theo đường bạch huyết xung quanh phế quản, phế nang làm cho tổ chức viêm lan tràn đến chỗ khác. Ngoài ra tổn thương có thể khu trú ở tổ chức kẽ nếu vi khuẩn lan theo đường máu hoặc khu trú ở hạch bạch huyết ở rốn phổi nếu vi khuẩn lan theo đường bạch huyết. 2.3. Vai trò của vi khuẩn, phản ứng của cơ thể 2.3.1. Vai trò của vi khuẩn:Tuỳ theo đặc điểm từng loại vi khuẩn mà gây tổn thương ở phổi khác nhau: - Tụ cầu vàng: Độc lực cao, có khả năng sinh ra các men và các chất làm hoại tử tổ chức phổi. Nên tổn thương của tụ cầu là những ổ áp xe nhỏ. - Phế cầu: Tổn thương là những ổ viêm hốc phổi nước, sau chứa nhiều chất tiết tơ huyết, tạo nên một ổ phù viêm vi khuẩn. Nhưng không phải vi khuẩn có độc lực cao thì gây tổn thương phổi nặng, mà còn phụ thuộc vào đặc tính của cơ thể và vai trò phản ứng của cơ thể ở từng trẻ. 2.3.2. Phản ứng cơ thể - Trẻ lớn, khoẻ mạnh phản ứng cơ thể tốt: tổn thương viêm khu trú hơn - Trẻ nhỏ, SDD, sau sởi , phản ứng cơ thể yếu: tổn thương viêm lan tỏa và thường là nặng. 2.4. Những rối loạn sinh lý bệnh quan trọng 2.4.1. Suy hô hấp (SHH) - Độ bão hoà O2 máu động mạch giảm <95%, PaO2 giảm <90 mmHg. - Lâm sàng: Khó thở, tím tái. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, sinh hoá, người ta chia SHH thành 3 mức độ: Bảng 1: Phân loại mức độ suy hô hấp Triệu chứng SHH độ1 SHH độ 2 SHH độ 3 - Lâm sàng: khó Vừa phải khi gắng Cả khi yên tĩnh, Liên tục, có rối loạn thở, tím sức. nghỉ ngơi nhịp thở, kiểu thở. - Sinh hoá: O2; Bình thường hoặc O2 giảm, CO2 tăng O2 giảm, CO2 tăng CO2 có thay đổi ít, trong máu. O2, cả trong máu và tổ thoáng qua CO2trong tổ chức tế chức tế bào bào vẫn bình thường
  3. 3 * Cơ chế SHH: - Rối loạn tại chỗ: PQ bị viêm phù nề, xuất tiết lòng PQ hẹp, tắc lượng không khí vào phổi giảm rối loạn thông khí. PN bị viêm, khí phế thũng khả năng trao đổi O2, CO2 giảm Rối loạn khuếch tán. - Rối loạn tuần hoàn máu, bạch huyết ở phổi. - Trẻ em: Khả năng điều hoà để chống lại tình trạng SHH kém. - Ngoài 3 cơ chế trên ở trẻ VPQP kéo dài, SHH còn do thiếu máu, rối loạn quá trình hấp thu oxy ở tổ chức. 2.4.2. Khí phế thũng: Hay gặp và xảy ra sớm, nhất là trẻ nhỏ, do: - Rối loạn thần kinh thực vật, chủ yếu cường phó giao cảm. - Do đặc điểm hệ hô hấp trẻ em: ít tổ chức đàn hồi, nên PN dễ bị giãn và chứa đầy không khí. 2.4.3. Rối loạn chuyển hoá - Toan máu: Do có hiện tượng viêm, tắc nghẽn phế quản, tiểu phế quản: CO2 ứ lại nhiều gây toan hô hấp. Tăng thoái biến trong điều kiện yếm khí (thiếu O2) sẽ sản sinh ra nhiều axit hữu cơ tích luỹ trong cơ thể gây tình trạng toan chuyển hoá. - Các chuyển hoá khác: Đều bị rối loạn do hậu quả của toan máu. 2.4.4. Rối loạn các bộ phận (gặp ở VPQP nặng) - Tim mạch: Biểu hiện sớm vì: Thiếu O2 tăng CO2 làm co mạch trung tâm (phổi, thận), giãn mạch ngoại vi (da, não ) làm tăng lượng máu qua tim. Tim phải làm việc nhiều, lúc đầu tim đập nhanh, sau chậm lại và ngừng tim. Cơ tim bị thiếu O2 vì nhu cầu tiêu thụ O2 của cơ tim rất cao và do độc tố của vi khuẩn tác động trực tiếp lên cơ tim. Nếu nguyên nhân VPQP do virus có thể có thêm viêm cơ tim. - Gan: Tế bào gan phù nề, viêm do độc tố vi khuẩn, chức năng gan có thể bị rối loạn. - Thần kinh: do đặc điểm phản ứng lan toả của hệ thần kinh trẻ em. Nên khi thiếu O2 nặng gây co giật hoặc li bì, hôn mê. 3. Triệu chứng lâm sàng Hình ảnh lâm sàng VPQP phong phú, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, phản ứng của cơ thể mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Nhưng thể điển hình có triệu chứng sau: 3.1. Khởi phát - Từ từ bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, sổ mũi - Đột ngột, rầm rộ với các triệu chứng toàn thân, cơ năng nặng như sốt cao, khó thở, tím tái, nôn, ỉa lỏng 3.2. Toàn phát
  4. 4 * Cơ năng, toàn thân: - Ho: có thể ho liên tục hoặc từng tiếng. Ho khan hoặc có đờm. Sau ho làm tăng tình trạng thiếu oxy nên trẻ khó thở, tím tăng lên. - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: + Sốt: đa số trẻ có sốt cao 38 - 390C chủ yếu do nhiễm khuẩn và do rối loạn chuyển hoá (thứ yếu). Ở trẻ sơ sinh, đẻ non, SDD thường không sốt, mà có thể hạ nhiệt độ. + Toàn thân: trẻ mệt, da xanh tái, vẻ mặt nhiễm độc, ra nhiều mồ hôi, nổi vân tím, sụt cân - Hội chứng SHH: + Khó thở nhanh, nông cả 2 thì. . Tần số thở: Sơ sinh : 60 lần/phút 2 - 12 tháng : 50 lần/ phút 1 - 5 tuổi : 40 lần/phút . Rút lõm lồng ngực Chú ý: Ở trẻ sơ sinh, SDD: khó thở biểu hiện không rõ ràng, nên cần chú ý dấu hiệu là cánh mũi phập phồng, đùn bọt cua, rối loạn nhịp thở. + Tím: xuất hiện khi Hb khử 5g%. Trên lâm sàng biểu hiện tím ở quanh môi, đầu chi, nếu nặng tím toàn thân. * Thực thể ở phổi: Nếu điển hình biểu hiện rõ ràng, nhưng có trường hợp triệu chứng nghèo nàn, khó phát hiện. - Gõ phổi (ít có ý nghĩa trong VPQP): Giai đoạn đầu có thể gõ phổi trong hơn bình thường do hiện tượng khí phế thũng. Sau đó khi tổn thương tập trung thành một vùng, gõ vùng đó sẽ hơi đục hơn bình thường. Cần gõ phổi thường xuyên để phát hiện biến chứng của VPQP như tràn mủ, khí màng phổi. - Nghe phổi: là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán VPQP. + Có tiếng ran ngáy, ran rít do co thắt PQ + Quan trọng nhất là nghe được ran ẩm to, vừa, nhỏ hạt, ran nổ rải rác hoặc tập trung ở một vùng tổn thương của nhu mô phổi. Nhưng thường rải rác cả 2 phổi, nhất là vùng rốn phổi. + Khi có tràn dịch, khí màng phổi thì nghe rì rào phế nang có thể giảm hoặc mất tuỳ theo mức độ tổn thương * Triệu chứng thực thể ở các cơ quan khác: Gặp trong những trường hợp VPQP nặng: - Tim mạch: tim đập nhanh, nhỏ, diện tim to, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, có thể có tiếng ngựa phi Trẻ càng nhỏ càng dễ bị trụy tim mạch. - Tiêu hoá: chán ăn, nôn trớ, bụng chướng, ỉa lỏng Trẻ càng nhỏ triệu chứng rối loạn tiêu hoá càng rõ, nhất là trẻ đẻ non, SDD - Thần kinh: vật vã, kích thích hoặc li bì, hôn mê Có thể có hội chứng màng não. - Ngoài ra có thể có thiếu máu tan máu (do nhiễm khuẩn nặng).
  5. 5 4. Triệu chứng xét nghiệm - Công thức máu: số lượng bạch cầu, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và tốc độ máu lắng tăng. Nhưng ở trẻ sơ sinh, trẻ SDD thì ít thay đổi. - Cấy máu: thường âm tính, nếu cấy máu dương tính thường bệnh rất nặng. - Xquang: là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán + Điển hình: nốt, đám mờ không đồng đều nằm rải rác ở cả 2 phổi, thường tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim. Có thể thấy hạch bạch huyết ở rốn phổi to. + Không điển hình: Có thể mờ một thuỳ hay một phân thuỳ thường gặp ở trẻ lớn. Hoặc có hình ảnh 2 rốn phổi đậm. * Có trường hợp hình ảnh Xquang và lâm sàng không phù hợp với nhau: do hiện tượng khí phế thũng làm che lấp tổn thương, triệu chứng Xquang thường mất chậm hơn triệu chứng lâm sàng. 5. Thể lâm sàng 5.1. Theo mức độ - VPQP thể thường: Triệu chứng như mô tả ở trên, điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. - VPQP thể nặng (nhiễm độc): Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc rõ, hội chứng SHH xảy ra nhanh, nặng ngay từ đầu. Có rối loạn tim mạch và rối loạn tiêu hoá nặng. Có triệu chứng não, màng não. 5.2. Theo cơ địa * VPQP sơ sinh: - Nguyên nhân: do hít nước ối, sang chấn khi đẻ hoặc do xẹp phổi tiên phát. Các vi khuẩn thường gặp: tụ cầu, vi khuẩn đường ruột. - Triệu chứng: nghèo nàn, khó phát hiện, biểu hiện: + Thở yếu, nhanh, nông 60lần/phút, có rối loạn nhịp thở: thở chậm do có cơn ngừng thở dài, bỏ bú Rút lõm lồng ngực mạnh, tím tái rõ. + Không sốt hoặc hạ nhiệt độ + Tại phổi: nghe không thấy gì đặc biệt do trẻ thở yếu, nông + Xquang: không có gì đặc biệt Tóm lại: VPQP sơ sinh khó chẩn đoán, thường phát hiện không kịp thời, tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao. * VPQP trên trẻ SDD nặng: Trẻ SDD dễ mắc VPQP, khi bị thường nặng, triệu chứng kín đáo, bệnh kéo dài, tiên lượng xấu, nhiều biến chứng, biểu hiện: - Triệu chứng SHH không rõ cả cơ năng và thực thể - Triệu chứng nhiễm trùng: không sốt hoặc hạ nhiệt độ - Thực thể ở phổi: không điển hình - Nổi bật là triệu chứng ở cơ quan tim mạch và tiêu hoá - Xquang: nghèo nàn 5.3. Theo tổn thương:Dựa vào Xquang để chẩn đoán gồm: - VPQP thể tập trung - VPQP thể lan toả
  6. 6 5.4. Theo nguyên nhân gây bệnh Dựa vào cấy vi khuẩn, soi tươi, sự thường gặp 6. Tiến triển, biến chứng, tiên lượng 6.1. Tiến triển - Không điều trị: trẻ chết do SHH nặng hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có trường hợp trẻ có các biến chứng như: viêm mủ màng phổi, nhiễm trùng máu . - Được điều trị kịp thời, tích cực: sau vài ngày triệu chứng cơ năng, toàn thân sẽ hết, nhưng triệu chứng thực thể tại phổi kéo dài hơn. 6.2. Biến chứng - Ở phổi: áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, ứ khí ở phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) - Ngoài phổi: viêm mủ màng tim, viêm màng não mủ, viêm khớp mủ, viêm thận bể thận, nhiễm khuẩn máu, suy tim, sốc, trụy mạch. 6.3. Tiên lượng:Bệnh VPQP tiên lượng tốt hay xấu dựa vào: - Mức độ nhiễm trùng, nhiễm độc - Mức độ SHH - Nguyên nhân gây bệnh - Cơ địa bệnh nhân - Xử trí có tích cực, kịp thời không 7. Chẩn đoán 7.1. Chẩn đoán xác định: Điển hình, dễ chẩn đoán dựa vào: - Lâm sàng nếu điển hình thì chẩn đoán xác định được VPQP: + Hội chứng SHH + Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc + Thực thể ở phổi rất có giá trị trên lâm sàng để chẩn đoán bệnh + Tuổi, cơ địa trên bệnh nhân - Xquang: vừa để chẩn đoán xác định, vừa giúp cho chẩn đoán hồi cứu 7.2. Chẩn đoán phân biệt * Viêm phế quản cấp: Gặp ở trẻ lớn, triệu chứng cơ năng và toàn thân nhẹ hơn nhiều, nghe phổi chủ yếu là ran ẩm to, vừa hạt. Trên Xquang có hình ảnh rốn phổi đậm. * Hen phế quản: - Hen phế quản có các cơn khó thở ra do tình trạng co thắt và tắc nghẽn là chính, các cơn khó thở thường xuất hiện về đêm - Bệnh đáp ứng với các thuốc giãn phế quản - Bệnh tái phát từ 3 lần trở lên trong khoảng 6 tháng - Nếu cơn hen điển hình, có tiền sử gia đình và bản thân thì dễ chẩn đoán phân biệt - Hen phế quản trẻ nhỏ: Trẻ cũng sốt, cơn khó thở kéo dài Trong VPQP cũng có triệu chứng giống hen khi có xuất tiết, phù nề PQ. Do đó khó chẩn đoán phân biệt. Những trường hợp này cần lưu ý triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, Xquang, thời gian điều trị * Lao kê, lao sơ nhiễm:
  7. 7 - Hỏi tiền sử, nguồn lây - Triệu chứng lâm sàng: sốt nhẹ kéo dài, trẻ gầy, điều trị bằng kháng sinh thông thường không kết quả. - Chắc chắn: Dựa Xquang, phản ứng Mantoux, BK trong đờm, dịch dạ dày. * Hội chứng viêm não, màng não: Cần đưa ra chẩn đoán phân biệt khi VPQP thể nhiễm độc. * Xuất huyết não, màng não: Đưa ra chẩn đoán phân biệt này nếu trẻ trong thời kỳ sơ sinh. 8. Điều trị 8.1. Nguyên tắc - Chống suy hô hấp - Chống nhiễm trùng, nhiễm độc - Điều trị triệu chứng - Chế độ ăn uống, theo dõi, chăm sóc, hỗ trợ 8.2. Cụ thể * Chống suy hô hấp (SHH): - Độ I: trẻ nằm phòng thoáng mát, nằm trên bàn (giường), đầu ngả tối đa, kê gối dưới vai, nới rộng quần áo tã lót Hút thông đường thở. Thay đổi tư thế bệnh nhân 1 - 2 giờ/lần, không để nằm ngửa lâu để tránh ứ đọng ở phổi. Vắt sữa đổ thìa (cốc), không cho bú trực tiếp. - Độ II: Xử trí như độ I. Thở oxy: khi SaO2 90%, PaO2 90mmHg. Nồng độ oxy: 40-60%, có thể cho thở oxy qua sonde mũi, lồng ấp, lều oxy và cho thở đến khi hết tím, nhịp thở giảm, trẻ nằm yên. Với trẻ < 2 tháng cho thở 0,5-1 lít/phút; trẻ 2 tháng - 5 tuổi: 2- 3 lít/phút. - Độ III: Thở oxy nồng độ cao trong 24 giờ, sau đó nồng độ oxy: 40 - 60%. Có ngừng thở: hô hấp hỗ trợ bằng đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy * Chống nhiễm trùng: Điều trị dựa theo nguyên nhân xác định được hoặc dựa theo dự đoán trên lâm sàng hay khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: - Nhẹ: Kháng sinh uống hoặc tiêm + Amoxicillin uống 75 - 90 mg/kg/ngày, chia 3 lần trong ngày + Cotrimoxazol uống 48 – 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần trong ngày + Erythromycin 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần trong ngày + Azithromycin 10-15 mg/kg/ngày, uống 1 lần + Clazithromycin 15 mg/kg/ngày, uống chia 2 lần hoặc Ampixilin 100-200 mg/kg/24 giờ chia 2 lần - Nặng: Kết hợp kháng sinh, liều cao: + Cephalosporin 80-150 mg/kg/24 giờ(tùy loại) kết hợp với
  8. 8 + Gentamicin 5-7mg/kg/24 giờ hoặc Amikacin 15 mg/kg/24h + Nếu do tụ cầu: Oxacillin hoặc Methicillin, kết hợp Gentamicin + Nếu do mycoplasma, dùng: Azithromycin: 10 - 15mg/kg/24 giờ, uống 1 lần khi đói Hoặc Clarithromycin:15mg/kg/24 giờ, uống chia 2 lần * Chống nhiễm độc: - Toan máu: Natri bicacbonat 14%0, nếu không có xét nghiệm gì thì cho 2 - 3 mEq/kg. Nếu có xét nghiệm: Bicacbonat Na (mEq) = BE x Kg x 0,3. - Corticoid có tác dụng tốt trong trường hợp truỵ mạch, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng gây shock. Liều 2 - 6 mg/kg cho khoảng 1 - 3 ngày. * Điều trị triệu chứng: - Trợ tim mạch: thở oxy, truyền Natri bicacbonat là đã góp phần điều trị rối loạn tim trong mạch trong VPQP Trường hợp truỵ mạch, suy tim nặng: + Digitalis (xem bài suy tim) + Khi có truỵ mạch ngoại vi: truyền nước, điện giải kịp thời 50 ml/kg. - Sốt cao: mặc quần áo mỏng, quấn ít tã lót, không nên chườm lạnh. Paracetamol 10 -15 mg/kg/lần, 6 h/lần. - An thần: Nếu có kích thích, co giật Phenobacbital 2- 3 mg/kg/lần. Có thể nhắc lại sau 6 - 8 giờ. * Ăn uống, chăm sóc: - Đảm bảo sữa mẹ đầy đủ, nếu không bú được thì vắt sữa đổ bằng thìa hoặc cho ăn bằng sonde. - Thức ăn dễ tiêu, nhiều vitamin - Uống đủ nước để bù lại số nước mất do sốt cao, thở nhanh, nôn, ỉa lỏng - Làm dịu họng, giảm ho bằng các thuốc ho đông y như: chanh, quýt, mật ong , không nên lạm dụng thuốc ho - Cho trẻ nằm phòng thoáng mát, mặc quần áo mỏng, quấn ít tã lót. Bảo đảm cho trẻ ngủ được nhiều - Giữ vệ sinh da, tai mũi họng - Thay đổi tư thế luôn cho trẻ, tránh nằm ngửa lâu gây ứ đọng phổi 9. Phòng bệnh - Trước hết phải bảo vệ sức khoẻ bà mẹ khi có thai, khám thai ít nhất 3 lần để theo dõi, xử lý kịp thời các tai biến, giảm tỉ lệ đẻ non, đẻ thấp cân làm trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là VPQP. - Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, ở các nhà hộ sinh, nhà trẻ thực hiện tốt chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh - Bảo đảm trẻ được bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và ăn sam đúng - Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đúng lịch - Không hút thuốc lá, đun bếp trong phòng có trẻ nhỏ - Phát hiện và xử trí kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mạn tính - Người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phải khoẻ mạnh và cách ly trẻ bị bệnh .