Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Tiêu chảy cấp ở trẻ em
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Tiêu chảy cấp ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_vi_tri_bac_si_da_khoa_nhi_khoa_tieu_chay_cap.pdf
Nội dung text: Tài liệu ôn thi vị trí bác sĩ Đa khoa - Nhi khoa - Tiêu chảy cấp ở trẻ em
- 1 TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM 1. Đại cương - Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước 3 lần/24h và kéo dài không quá 14 ngày. Hội chứng lỵ là trẻ tiêu chảy có máu trong phân. - Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm dẫn đến tử vong do mất nước và điện giải, ngoài ra trẻ cũng dễ mắc suy dinh dưỡng sau tiêu chảy, tuy vậy việc điều trị tại cộng đồng cũng rất đơn giản và hiệu quả nếu như cho trẻ được uống ORS đúng phương pháp thì đa số trường hợp khỏi. 2.1. Dịch tễ học và nguyên nhân tiêu chảy - Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ < 5 tuổi tại các nước đang phát triển - Thế giới: 3,3 lượt tiêu chảy/trẻ/năm - Việt Nam: 2,2 lượt tiêu chảy/trẻ/năm - Tử vong 4 triệu/năm. Việt nam 0,7% - Nguyên nhân tử vong do mất nước, điện giải, lỵ, SDD 2.1.1. Dịch tễ: * Đường lây truyền: Tác nhân tiêu chảy thường lây bệnh bằng con đường phân miệng. Phân Tiếp xúc Nước nhiễm bẩn Thức ăn ô nhiễm Miệng * Các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh tiêu chảy: - Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy: + Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bột sớm, trẻ chưa có men tiêu hóa tinh bột nên dễ mắc tiêu chảy. + Cai sữa sớm (< 1 tuổi), chế độ ăn chưa thích hợp với trẻ + Bú chai: chai và bình rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột + Thức ăn, nước uống bị ô nhiễm: thức ăn nấu ra để lâu trong nhiệt độ phòng dễ bị nhiễm khuẩn, ruồi nhặng + Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài. + Không xử lý phân một cách hợp lý, nhất là phân của trẻ bị tiêu chảy - Yếu tố vật chủ: + SDD nặng: trẻ bị SDD năng dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy dễ kéo dài hơn, dễ tử vong hơn. + Ức chế hoặc suy giảm miễn dịch: tạm thời như sau sởi, kéo dài trong trường hợp trẻ nhiễm HIV.
- 2 + Tuổi < 2 tuổi, cao nhất là trẻ từ 6 - 11 tháng do mới tập ăn sam, miễm dịch thụ động từ mẹ sang đã giảm và dễ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh do trẻ tập bò - Mùa hè, đông: Mùa đông trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus, mùa hè trẻ thường mắc tiêu chảy nguyên nhân do vi khuẩn nhất là mắc tả hoặc hội chứng lỵ 2.1.2. Nguyên nhân: - Vi rus: Rotavius là chủ yếu, chiếm 12 - 25% các trường hợp tiêu chảy, ngoài ra Adenovirus cũng gây tiêu chảy. - Vi khuẩn: Escherichia Coli gây 25% tiêu chảy cấp, trong đó Enterotoxicgenic Escherichia Coli - ETEC là tác nhân gây tiêu chảy hay gặp nhất, Shigella (5 - 15%), Campylobacter Jejuni (10 - 15%), ngoài ra Salmonella không gây thương hàn và vi khuẩn tả Vibrio Cholerae 01 cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. - Ký sinh khuẩn: Cryptosporidium (5 - 15%) và Giardia Lamblia 2.2. Sinh lý bệnh - Sinh lý ruột: gồm hai quá trình hấp thụ ở nhung mao ruột và bài tiết ở phần hẽm tuyến. - Cơ chế tiêu chảy: + Tiêu chảy xuất tiết: dưới tác dụng của độc tố vi trùng (tả, ETEC) hoặc do bám dính trên đỉnh liên bào nhung mao như (Rotavirus, Adenovirus, tả). Từ đó cản trở việc hấp thu của đỉnh liên bào nhung mao. Trong khi đó việc bài tiết của vùng hẽm liên bào nhung mao vẫn diễn ra bình thường hoặc gia tăng + Tiêu chảy thẩm thấu : thường xảy ra do ăn hoặc uống một số chất có tính hấp thụ kém hoặc có độ thẩm thấu cao như: magnesium sulfat (muối tẩy), uống nước quá ngọt hoặc quá mặn. Cơ chế tiêu chảy cấp do xuất tiết phổ biến hơn cơ chế tiêu chảy do thẩm thấu. hoặc trên cùng một cơ địa có thể cùng một lúc xảy ra hai cơ chế. Ví dụ trẻ bị tiêu chảy cấp do xuất tiết, nhưng khi bù nước bằng ORS pha quá đậm đặc không đúng quy định sẽ có thể kết hợp tiêu chảy thẩm thấu. - Hậu quả: + Mất nước, điện giải + Nhiễm toan, chuyển hoá + Thiếu kali 2.3. Triệu chứng 2.3.1. Lâm sàng - Hội chứng rối loạn tiêu hoá cấp. + Ỉa chảy: tính chất phân, số lần, thường phân lỏng nước 3 lần/ngày + Nôn - Hội chứng mất nước cấp:Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà tình trạng mất nước của trẻ chia làm 3 loại: Không mất nước: lượng nước mất được tính khoảng dưới 5 % trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh trước khi bị tiêu chảy
- 3 Có mất nước lượng nước mất lúc này được tính khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh. Tình trạng mất nước được thể hiện rõ trên lâm sàng: mắt trũng, nếp véo da mất chậm, khát nước uống nước háo hức, trẻ kích thích vật vã Mất nước nặng lượng nước mất lúc này được tính khoảng trên 10% trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh. Tình trạng mất nước được thể hiện trên lâm sàng rất nặng như trẻ li bì thậm chí bán hôn mê, trẻ không uống được, nếp véo da mất rất chậm, mắt rất trũng. Bảng 1. Đánh giá các dấu hiệu mất nước: Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi DẤU HIỆU MẤT NƯỚC PHÂN LOẠI MẤT NƯỚC Hai trong các dấu hiệu sau Li bì hay khó đánh thức Mất nước nặng Mắt trũng Không uống được hoặc uống kém Nếp véo da mất rất chậm Hai trong các dấu hiệu sau Vật vã, kích thích Có mất nước Mắt trũng Khát, uống háo hức Nếp véo da mất chậm Không đủ các dấu hiệu để phân loại có Không mất nước mất nước hay mất nước nặng Bảng 2: Đánh giá các dấu hiệu mất nước : Từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TÌNH TRẠNG MẤT NƯỚC Hai trong các dấu hiệu sau Mất nước nặng Ngủ li bì hay khó đánh thức Mắt trũng Nếp véo da mất rất chậm Hai trong các dấu hiệu sau Vật vã, kích thích Có mất nước Mắt trũng Nếp véo da mất chậm Không đủ các dấu hiệu phân loại mất Không mất nước nước hoặc mất nước nặng 2.3.2. Xét nghiệm: tiêu chảy cấp không cần xét nghiệm. Cần làm xét nghiệm khi tiêu chảy có khả năng thành kéo dài, trẻ suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy có máu trong phân hoặc trẻ mắc tiêu chảy ở trong vùng đang có dịch tả, cần xét nghiệm phân: cấy, soi phân để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy.
- 4 Điện giải đồ để phát hiện tình trạng rối loạn điện giải giúp ích cho việc điều trị 2.5. Điều trị 2.5.1. Điều trị tiêu chảy cấp không mất nước Theo phác đồ A điều trị tại nhà theo 4 nguyên tắc: - Uống nhiều dịch để phòng mất nước: Dựa trên nguyên tắc sự hấp thu Na+ của ruột tăng lên nhiều lần khi có mặt của đường glucose. Quá trình này đủ để bù lại lượng nước điện giải mất trong trong thời gian tiêu chảy chưa mất nước và mất nước nhẹ. + Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú lâu hơn + Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm ORS hoặc nước đun sôi để nguội + Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm các loại nước sau: ORS, nước canh, nước cơm, nước cháo, nước đun sôi để nguội, không uống nước ngọt công nghiệp. Số lượng ORS uống trong phác đồ A 10 tuổi: theo nhu cầu + Cách uống < 24 tháng uống từng ngụm, từng thìa nhỏ. Nếu trẻ nôn: đợi 10 phút sau mới uống lại. + Nên uống ORS cần cho đủ trong 2 ngày điều trị tại nhà. - Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. + Sữa mẹ: nếu trẻ đang bú mẹ + Sữa bò: nếu trẻ đang ăn sữa bò; ăn bình thường + Thức ăn đủ rau, thịt, bột, dầu cần nghiền kỹ, ninh nhừ + Khi tiêu chảy cho trẻ ăn 5 - 6 bữa/ngày + Hết tiêu chảy + 1 bữa trong 2 tuần - Bổ sung kẽm : Uống mỗi ngày 1 liều trong 14 ngày + Trẻ dưới 6 tháng tuổi : 10 mg/ngày + Trẻ ≥ 6 tháng tuổi : 20 mg/ngày - Đưa đến cơ sở y tế: Đưa trẻ đến theo hẹn khám nếu trẻ không khá hơn sau 3 ngày. Đưa đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: Ỉa nhiều, nôn nhiều, khát nước nhiều, sốt, ỉa phân máu, ăn uống kém. Chú ý: - Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy: chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp lỵ (phân có máu) hoặc nghi ngờ tả (phân nhiều nước, nước phân đục như nước vo gạo, mất nước nhanh, trong vùng dịch tễ lưu hành). Thuốc kháng sinh: Cotrimoxazol (Biseptol): 48 – 50 mg/kg chia 2 lần/ngày trong 5 ngày nếu trẻ mắc hội chứng lỵ và 3 ngày nếu trẻ mắc tả nặng
- 5 Negram (Acid Nalidicic): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần/ngày - Những thuốc không sử dụng trong điều trị tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy: Các chế phẩm từ thuốc phiện: Imodium, Loperamid, Paregoric Thuốc giảm nhu động ruột: Spasmaverin, Buscopan, Nospa những thuốc này cầm tiêu chảy giả tạo, làm cho trẻ mất khả năng đào thải tác nhân ra ngoài, làm bệnh nặng thêm. Thuốc hấp thụ nước: Carbin, Kaolin làm phân đặc giả tạo và cản trở việc bù nước bằng đường uống cho trẻ, cản trở điều trị bằng kháng sinh và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ. 2.5.2. Điều trị tiêu chảy mất nước nhẹ theo phác đồ B * Nơi điều trị: tại cơ sở y tế * Thời gian 4 giờ * Dịch ORS tính theo cân nặng: V (ml) = 75(ml) x m (kg) Trong đó: V: thể tích dịch cần tính m: cân nặng của bệnh nhân Bảng 3: Tính lượng dịch theo tuổi nếu không biết cân nặng Cân < 6 kg 6-10 kg 10-12 kg 12-19kg 19- 30kg nặng Tuổi Dưới 4 4 đến dưới 12 tháng 2 đến Trên 5 tuổi tháng 12 tháng đến < 2 tuổi dưới 5 tuổi Số ml 200 - 400 400 - 700 700 - 900 900 - 1400 1400 - 2200 + Cho trẻ uống thêm ORS nếu trẻ đòi uống nhiều hơn số lượng chỉ dẫn + Đối với những trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ, nên cho thêm 100 - 200 ml nước sôi để nguội trong thời gian này - Cách uống: + Trẻ nhỏ uống từng thìa/phút + Trẻ lớn uống từng ngụm + Nếu trẻ nôn: đợi 10 phút sau mới uống - Sau 4 giờ + Đánh giá lại và phân loại tình trạng mất nước của trẻ + Lựa chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị + Bắt đầu cho trẻ ăn * Thất bại của điều trị ORS trong trường hợp: - Trẻ ỉa nhiều khi số lượng phân lỏng nước ≥ 15 - 20ml/kg/h - Nôn nhiều liên tục nếu trẻ nôn ≥ 3lần/h - Chướng bụng, liệt ruột - Không thể uống được (viêm miệng) - Không dung nạp đường glucose
- 6 2.5.3. Điều trị mất nước nặng theo phác đồ C tại bệnh viện Nguyên tắc phục hồi khối lượng tuần hoàn càng nhanh càng tốt bằng truyền tĩnh mạch, chỉ sử dụng những cách bù dịch khác (qua ống thông dạ dày ) khi không thể truyền tĩnh mạch và không thể truyền ngay được trong vòng 30 phút. 2.1.2. Nguyên nhân: - Vi rus: Rotavius là chủ yếu, chiếm 12 - 25% các trường hợp tiêu chảy, ngoài ra Adenovirus cũng gây tiêu chảy. - Vi khuẩn: Escherichia Coli gây 25% tiêu chảy cấp, trong đó Enterotoxicgenic Escherichia Coli - ETEC là tác nhân gây tiêu chảy hay gặp nhất, Shigella (5 - 15%), Campylobacter Jejuni (10 - 15%), ngoài ra Salmonella không gây thương hàn và vi khuẩn tả Vibrio Cholerae 01 cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. - Ký sinh khuẩn: Cryptosporidium (5 - 15%) và Giardia Lamblia 2.2. Sinh lý bệnh - Sinh lý ruột: gồm hai quá trình hấp thụ ở nhung mao ruột và bài tiết ở phần hẽm tuyến. - Cơ chế tiêu chảy: + Tiêu chảy xuất tiết: dưới tác dụng của độc tố vi trùng (tả, ETEC) hoặc do bám dính trên đỉnh liên bào nhung mao như (Rotavirus, Adenovirus, tả). Từ đó cản trở việc hấp thu của đỉnh liên bào nhung mao. Trong khi đó việc bài tiết của vùng hẽm liên bào nhung mao vẫn diễn ra bình thường hoặc gia tăng + Tiêu chảy thẩm thấu : thường xảy ra do ăn hoặc uống một số chất có tính hấp thụ kém hoặc có độ thẩm thấu cao như: magnesium sulfat (muối tẩy), uống nước quá ngọt hoặc quá mặn. Cơ chế tiêu chảy cấp do xuất tiết phổ biến hơn cơ chế tiêu chảy do thẩm thấu. hoặc trên cùng một cơ địa có thể cùng một lúc xảy ra hai cơ chế. Ví dụ trẻ bị tiêu chảy cấp do xuất tiết, nhưng khi bù nước bằng ORS pha quá đậm đặc không đúng quy định sẽ có thể kết hợp tiêu chảy thẩm thấu. - Hậu quả: + Mất nước, điện giải + Nhiễm toan, chuyển hoá + Thiếu kali 2.3. Triệu chứng 2.3.1. Lâm sàng - Hội chứng rối loạn tiêu hoá cấp. + Ỉa chảy: tính chất phân, số lần, thường phân lỏng nước 3 lần/ngày + Nôn - Hội chứng mất nước cấp:Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà tình trạng mất nước của trẻ chia làm 3 loại: Bảng 1. Đánh giá các dấu hiệu mất nước: Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi DẤU HIỆU MẤT NƯỚC PHÂN LOẠI MẤT NƯỚC Hai trong các dấu hiệu sau Li bì hay khó đánh thức Mất nước nặng
- 7 Mắt trũng Không uống được hoặc uống kém Nếp véo da mất rất chậm Hai trong các dấu hiệu sau Vật vã, kích thích Có mất nước Mắt trũng Khát, uống háo hức Nếp véo da mất chậm Không đủ các dấu hiệu để phân loại có Không mất nước mất nước hay mất nước nặng Bảng 2: Đánh giá các dấu hiệu mất nước : Từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẤT DẤU HIỆU MẤT NƯỚC NƯỚC Hai trong các dấu hiệu sau Mất nước nặng Ngủ li bì hay khó đánh thức Mắt trũng Nếp véo da mất rất chậm Hai trong các dấu hiệu sau Vật vã, kích thích Có mất nước Mắt trũng Nếp véo da mất chậm Không đủ các dấu hiệu phân loại mất Không mất nước nước hoặc mất nước nặng Không mất nước: lượng nước mất được tính khoảng dưới 5 % trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh trước khi bị tiêu chảy; Có mất nước lượng nước mất khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh. Mất nước nặng khoảng trên 10% trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh. 2.3.2. Xét nghiệm: Cần làm xét nghiệm khi tiêu chảy có khả năng thành kéo dài, trẻ suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy có máu trong phân hoặc trẻ mắc tiêu chảy ở trong vùng đang có dịch tả, cần xét nghiệm phân: cấy, soi phân để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy. Điện giải đồ để phát hiện tình trạng rối loạn điện giải giúp ích cho việc điều trị 2.5. Điều trị 2.5.1. Điều trị tiêu chảy cấp không mất nước Theo phác đồ A điều trị tại nhà theo 4 nguyên tắc: - Uống nhiều dịch để phòng mất nước: Dựa trên nguyên tắc sự hấp thu Na+ của ruột tăng lên nhiều lần khi có mặt của đường glucose. Quá trình này đủ để bù lại lượng nước điện giải mất trong trong thời gian tiêu chảy chưa mất nước và mất nước nhẹ.
- 8 + Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú lâu hơn + Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm ORS hoặc nước đun sôi để nguội + Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống thêm các loại nước sau: ORS, nước canh, nước cơm, nước cháo, nước đun sôi để nguội, không uống nước ngọt công nghiệp. Số lượng ORS uống trong phác đồ A 10 tuổi: theo nhu cầu + Cách uống < 24 tháng uống từng ngụm, từng thìa nhỏ. Nếu trẻ nôn: đợi 10 phút sau mới uống lại. + Nên uống ORS cần cho đủ trong 2 ngày điều trị tại nhà. - Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. + Sữa mẹ: nếu trẻ đang bú mẹ + Sữa bò: nếu trẻ đang ăn sữa bò; ăn bình thường + Thức ăn đủ rau, thịt, bột, dầu cần nghiền kỹ, ninh nhừ + Khi tiêu chảy cho trẻ ăn 5 - 6 bữa/ngày + Hết tiêu chảy + 1 bữa trong 2 tuần - Bổ sung kẽm : Uống mỗi ngày 1 liều trong 14 ngày + Trẻ dưới 6 tháng tuổi : 10 mg/ngày + Trẻ ≥ 6 tháng tuổi : 20 mg/ngày - Đưa đến cơ sở y tế: Đưa trẻ đến theo hẹn khám nếu trẻ không khá hơn sau 3 ngày. Đưa đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: Ỉa nhiều, nôn nhiều, khát nước nhiều, sốt, ỉa phân máu, ăn uống kém. Chú ý: - Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy: chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp lỵ (phân có máu) hoặc nghi ngờ tả (phân nhiều nước, nước phân đục như nước vo gạo, mất nước nhanh, trong vùng dịch tễ lưu hành). Thuốc kháng sinh: Cotrimoxazol (Biseptol): 48 – 50 mg/kg chia 2 lần/ngày trong 5 ngày nếu trẻ mắc hội chứng lỵ và 3 ngày nếu trẻ mắc tả nặng Negram (Acid Nalidicic): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần/ngày - Những thuốc không sử dụng trong điều trị tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy: Các chế phẩm từ thuốc phiện: Imodium, Loperamid, Paregoric Thuốc giảm nhu động ruột: Spasmaverin, Buscopan, Nospa những thuốc này cầm tiêu chảy giả tạo, làm cho trẻ mất khả năng đào thải tác nhân ra ngoài, làm bệnh nặng thêm.
- 9 Thuốc hấp thụ nước: Carbin, Kaolin làm phân đặc giả tạo và cản trở việc bù nước bằng đường uống cho trẻ, cản trở điều trị bằng kháng sinh và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ. Thuốc chống nôn dễ gây ngộ độc cho trẻ dưới 2 tuổi 2.5.2. Điều trị tiêu chảy mất nước nhẹ theo phác đồ B * Nơi điều trị: tại cơ sở y tế * Thời gian 4 giờ * Dịch ORS tính theo cân nặng: V (ml) = 75(ml) x m (kg) Trong đó:V: thể tích dịch cần tính;m: cân nặng của bệnh nhân Bảng 3: Tính lượng dịch theo tuổi nếu không biết cân nặng Cân 12 tháng Trong 1 giờ Trong 2,5 giờ Trong 30 phút TTruyền lại liều đầu nếu mạch quay yếu hoặc Không không bắt được 1h - 2h đánh giá lại. 3 - 6h đánh giá thay đổi phác đồ điều trị.
- 10 + Khi uống được cho ORS 5ml/kg/h Có chuyển bệnh nhi đến cơ sở y tế truyền được có chuyển đến nơi truyền được tĩnh mạch dịch tĩnh mạch trong vòng 30 phút? Không Đặt ống thông dạ dày có được không Có ORS 20 ml/kg/h x 6h 1 - 2h đánh lại nôn nhiều chướng bụng cho dịch chậm lại. Không Sau 3h mất nước không tiến triển chuyển tuyến trên điều trị. Sau 6h đánh giá lại. Trẻ uống được không có: ORS 20 ml/kg/h x 6h 1 - 2h đánh giá lại. Nôn nhiều chướng bụng cho dịch chậm lại Không Sau 3h mất nước không tiến triển chuyển tuyến Sau 6h đánh giá lại. Chuyển lên tuyến trên ORS 20 ml/kg/h x 6h Đánh giá lại như đặt ống thông 2.6. Phòng bệnh 2.6.1. Nuôi con bằng sữa mẹ Vì trong sữa mẹ có kháng thể IgA, vô khuẩn và sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất giúp cho trẻ phát triển và không mắc tiêu chảy trong vài tháng đầu sau sinh. Vì vậy, để phòng bệnh tiêu chảy cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu sau đẻ và bú kéo dài đến 18 - 24 tháng 2.6.2. Cải thiện tập quán ăn bổ sung Tại Việt Nam, mỗi một dân tộc có một cách cho trẻ ăn bổ sung khác nhau và thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là thời kỳ dễ mắc tiêu chảy nhất do chế biến không vệ sinh, thức ăn không hợp với trẻ, không đủ chất dinh dưỡng Vì vậy, cho trẻ ăn bổ sung đúng là cho ăn sau 4 tháng với các loại thức ăn theo ô vuông thức ăn, thức ăn cần nghiền nhỏ ninh nhừ, cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến thức ăn. 2.6.3. Sử dụng nguồn nước sạch Do đường lây truyền bệnh tiêu chảy chủ yếu qua đường nước uống nhiễm bẩn, nguồn nước sạch là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng, nguồn phân gia súc phải cách xa nguồn nước. 2.6.4. Rửa tay sạch Bằng nước sạch và xà phòng sẽ giúp trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy nhất là mắc lỵ 2.6.5. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
- 11 Là hố xí hai ngăn hay hố xí tự hoại, không được dùng hố xí không hợp vệ sinh sẽ làm vi khuần gây tiêu chảy phân tán gây dịch. 2.6.6. Xử lý phân của trẻ 2.6.6. Xử lý phân của trẻ Bằng cách chôn phân sâu xuống đất, đổ vào hố xí tự hoại, không để cho chó ăn, hoặc đổ bừa bãi ra môi trường xung quanh. 2.6.7. Tiêm phòng sởi Những trẻ mắc sởi hoặc đã mắc sởi trong vòng 1 tháng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy do đó biện pháp đơn giản và hữu hiệu để phòng tiêu chảy là cho trẻ tiêm phòng sởi đúng tuổi