Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm điển hình thuế thu nhập cá nhân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm điển hình thuế thu nhập cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_thue_thu_nhap_ca_nhan_phuong_phap_giai_cac_d.pdf
Nội dung text: Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm điển hình thuế thu nhập cá nhân
- Lưu Ngọc Hải Khóa 49, Học Viện Tài Chính, Hà Nội, Việt Nam PHƢƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM ĐIỂN HÌNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Bám sát Luật Thuế TNCN hiện hành. Ôn công chức thuế ; CPA 2017. Thanh Hóa, 8/3/2017 1 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- A.Lƣu ý khi giải bài tập: 1/ Đối với các khoản chi văn phòng phẩm, công tác phí và điện thoại thì cần giả định những khoản chi này phù hợp với quy chế tài chính của công ty, do đó không cần phải tính 3 khoản này vào thu nhập chịu thuế. 2/ Tiền trang phục có mức quy định: 5 triệu / 1 người/ 1 năm . Bài tập cho khoản chi tiền thu nhập là a. Nếu a> 5 thì (a-5) triệu đồng được tính vào thu nhập chịu thuế đối với khoản thi cho trang phục. Nếu a 0,73 thì (a-0,73)*12 triệu được tính vào thu nhập chịu thuế trong năm. a Không tính vào thu nhập chịu thuế. +Chi phương tiện đưa đón > Không tính vào thu nhập chịu thuế. +Tiền nghỉ mát, con thi đỗ Đại Học > Tính vào thu nhập chịu thuế. +Phụ cấp độc hại, đặc thù nghề nghiệp > Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. +Phụ cấp lãnh đạo , phụ cấp trách nhiệm > Tính vào thu nhập chịu thuế. Đặc biệt phụ cấp lãnh đạo nhưng là những lãnh đạo cấp cao trong quân đội thì khoản này được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. 2 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- +Tiền thưởng tăng năng suất lao động, tiền lương tháng thứ 13 vẫn tính vào thu nhập chịu thuế. +Thu nhập từ kiều hối thuộc khoản thu nhập được miễn thuế. +Các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo luôn luôn được giảm trừ không kể lấy từ nguồn nào. Các bạn muốn tham khảo thêm có thể tải Công văn 1381/TNCT-TCT ngày 24/04/2014 về để xem. 7/Thu nhập từ kinh doanh thì đối với những cá nhân có khoản thu nhập <100 triệu đồng thì không phải nộp thuế. Các bạn lưu ý nếu đề bài chỉ cho thu nhập từ kinh doanh là 95 triệu lại đi tính thuế là thành sai. +Cần phải để ý xem doanh thu tính thuế này đã bao gồm thuế VAT hay chưa? 8/Các khoản tiền thù lao nhận được đã khấu trừ thuế TNCN tại nguồn hay chưa? Nếu đã được khấu trừ tại nguồn thì : TNCT= Khoản thù lao đề bài / (1- thuế suất) 9/Giảm trừ gia cảnh: Cần lưu ý là có thể có trường hợp số người phụ thuộc buộc phải tính tháng? 10/Dạng bài tập cho lương chưa bao gồm bảo hiểm thì khi trình bày phía dưới các khoản giảm trừ không có bảo hiểm. 3 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- SƢỜN TRÌNH BÀY 1 BÀI TẬP THUẾ TNCN 1/ Thuế TNCN phải nộp từ TL-TC: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công: - > Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. - > Thu nhập được miễn thuế. - Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công= (1) Các khoản giảm trừ: -Giảm trừ bản thân: (2) -Giảm trừ người phụ thuộc: (3) -Bảo hiểm bắt buộc: (4) -Đóng góp từ thiện, nhân đạo: (5) Tổng các khoản giảm trừ= (2) + (3) + (4) + (5) = (6) Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công = (1) – (6) Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương – tiền công : = (7) Bậc 1: = Bậc 2 = Bậc 7= 2/Thuế TNCN phải nộp từ kinh doanh = (8) 3/Thuế TNCN phải nộp từ các khoản thu nhập khác = (9) Kết luận: Thuế TNCN phải nộp trong năm = (7) + (8) + (9) 4 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- {Cũng có thể tham khảo thêm cách trình bày của thầy Trƣờng, tựu chung vẫn là đi cùng 1 con đƣờng, cứ trình bày dễ nhìn dễ hiểu ko bỏ sót ý cho ngƣời chấm thi là đƣợc} B. Các bƣớc giải 1 bài tập thuế TNCN Bước 1: Tính tổng thu nhập chịu thuế Bước 2: Tổng các khoản giảm trừ Bước 3: Tổng thu nhập tính thuế TNTT = TNCT – Các khoản giảm trừ (bao gồm bảo hiểm ) – Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo Bước 4: Áp dụng công thức tính thuế TNCN phải nộp dựa vào biểu thuế lũy tiến từng phần Cách 1: Tính lần lượt Cách 2: Sử dụng công thức rút gọn Bước 5: Kết luận 5 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Dạng 1: Bài toán thông thƣờng Bài 1.1: Bà Nguyễn Khánh Huyền là cử nhân kế toán, đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP HCM, có thu nhập trong năm tính thuế 2015 như sau: - Tiền lương cơ bản theo hợp đồng lao động chưa trừ BHBB 25trđ/tháng - Phụ cấp chức vụ kế toán trưởng 24trđ/năm - Thù lao giảng dạy cho sinh viên của một trường đại học vào các buổi tối trong tuần sau khi đã khấu trừ tại nguồn 45tr - Tiền thưởng tính theo năng suất lao động 36trđ/năm - Trong kỳ bà Huyền nhận được khoản tiền lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng 36trđ - Tiền bồi thường nhận được từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe mô tô 2 bánh 10trđ Yêu cầu: Hãy tính số thuế tncn bà Huyền phải nộp trong năm. Biết rằng: Phí BHBB trừ vào lương của bà Huyền 24tr . Bà Huyền đã được cấp MST và bà không có người phụ thuộc. Hƣớng dẫn: Bước 1: Tính tổng thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương : - Tiền lương: 25tr* 12 = 300tr - Phụ cấp chức vụ kế toán trưởng: 24trđ - Thù lao giảng dạy cho sinh viên của một trường đại học vào các buổi tối trong tuần sau khi đã khấu trừ tại nguồn 45tr = 45tr / (1+10%) = 50tr - Tiền thưởng tính theo năng suất lao động: 36trđ - Trong kỳ bà Huyền nhận được khoản tiền lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng 36trđ=>Thuộc thu nhập miễn thuế. - Tiền bồi thường nhận được từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe mô tô 2 bánh: 10trđ=>Thuộc thu nhập miễn thuế. 6 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- =>Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương: 300tr+24tr+50tr+36tr = 410tr Bước 2: Tính tổng các khoản giảm trừ Các khoản được giảm trừ: - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 108tr - Các khoản BHBB: 24tr =>Tổng các khoản được giảm trừ: 108tr+24tr = 132tr Bước 3: Tính tổng thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản được giảm trừ= 410tr- 132tr = 278tr. Bước 4+ 5: Kết luận Thuế TNCN phải nộp trong năm của bà Huyền: 20%* 278tr – 19,8tr = 35,8tr Bài 1.2: Bà A đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2015 bà phát sinh các khoản thu nhập sau: 1. Thu nhập từ tiền lương tiền công theo hợp đồng lao động ký với công ty TNHH X: - Lương 28trđ/tháng (trong đó bao gồm các khoản bảo hiểm bắt buộc: 3trđ) - Ăn trưa 0,98 trđ/tháng. - Trang phục 2015: 7trđ - Thưởng tết, lễ + lương tháng 13: 73,6trđ 2. Tháng 7/2015 bà nhận thừa kế từ ông nội các tài sản sau: - Một mảnh đất 120m2 huyện CG, tp Hồ Chí Minh. Tháng 10/2015 bà đã đi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên. - Một chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi đã sử dụng được 2 năm giá trị còn lại theo quy định tính lệ phí trước bạ 70%. 7 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Yêu cầu: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, thu nhập tính thuế, các khoản giảm trừ và thuế thu nhập cá nhân năm 2015. Biết rằng: + Các khoản tiền ăn trưa, trang phục được công ty TNHH X chi theo định mức quy định tại quy chế tài chính của công ty. + Bà A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 2 người: Con gái 10t, mẹ chồng 60t ở cùng nhà lương hưu 2,8trđ/tháng. + Giá đất theo bảng giá UBND TP.Hồ Chí Minh áp dụng tại thời điểm bà được thừa kế: 1,2trđ/m2 + Giá xe mới để tính lệ phí trước bạ với loại xe bà A thừa kế áp dụng: 900trđ Hƣớng dẫn: Bước 1:Tính tổng thu nhập chịu thuế *Thu nhập chịu thuế từ tiền lương: - Tiền lương: 28tr *12 = 336tr - Ăn trưa: (0,98tr – 0,68tr) * 12 = 3,6tr - Trang phục: 7tr -5tr = 2tr - Thưởng tết, lễ + lương tháng 13: 73,6tr => Tổng thu nhập chịu thuế : 336tr + 3,6tr + 2tr + 73,6tr = 415,2tr Bước 2: Tính tổng các khoản giảm trừ: Các khoản được giảm trừ : - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân : 108tr - Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc : 3,6tr * 12 = 43,2tr - Các khoản BH bắt buộc : 3tr*12 = 36tr => Tổng các khoản được giảm trừ : 108tr + 43,2tr + 36tr = 187,2tr Bước 3: Tính tổng thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế = 415,2tr – 187,2tr = 228tr 8 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Bước 4+ 5: Kết luận Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương : 20%*228tr – 19,8tr = 25,8tr *Thu nhập miễn thuế : - Một mảnh đất 120m2 huyện CG, tp Hồ Chí Minh được nhận thừa kế từ ông nội: 1,2tr *120 = 144tr * Thu nhập chịu thuế từ thu nhập nhận thừa kế : - Một chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi đã sử dụng được 2 năm giá trị còn lại theo quy định tính lệ phí trước bạ 70%: (900tr * 70% - 10tr) * 10% = 62tr Kết luận: Thuế TNCN của bà A phải nộp trong năm 2015: 25,8tr+ 62tr = 87,8tr Bài 1.3: Một người Việt Nam làm việc tại một doanh nghiệp liên doanh, trong năm tính thuế 2015 có tài liệu sau: - Tiền lương 315 triệu đồng, trong đó phí bảo hiểm bắt buộc phải nộp 18.9 triệu đồng - Tiền thưởng do vượt doanh thu bán hàng 6 triệu đồng - Tiền thưởng đột xuất nhân kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp 4 triệu đồng - Tiền thưởng cải tiến kỹ thuật được sở KHCN công nhận 20 triệu đồng - Thực hiện 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ, tổng thu nhập nhận được là 40 triệu đồng, trong đó thu nhập nhận từ mỗi hợp đồng tương ứng là 8 triệu đồng và 32 triệu đồng - Phụ cấp trách nhiệm 24 triệu đồng - Trúng thưởng sổ xố kiến thiết với giá trị giải thưởng (chưa trừ thuế thu nhập) 15 triệu đồng. - Lãi tiền gửi ngân hàng 25 triệu đồng. - Cổ tức được chia sau khi đã khấu trừ thuế tại doanh nghiệp: 28,5 triệu đồng. - Trong năm cá nhân này đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài, tiền công tác phí theo chế độ quy định là 60 triệu đồng. 9 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- - Cá nhân này có một con dưới 18 tuổi và một con 20 tuổi đang học đại học không có thu nhập. Đủ hồ sơ theo quy định. Yêu cầu: Tính thuế TNCN mà cá nhân này phải nộp trong năm tính thuế. Biết rằng, 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ là hoàn toàn độc lập nhau. Hƣớng dẫn: Bước 1: Tính tổng thu nhập chịu thuế * Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: - Tiền lương: 315tr - Tiền thưởng do vượt doanh thu bán hàng: 6tr - Tiền thưởng đột xuất nhân kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp: 4tr - Tiền thưởng cải tiến kỹ thuật được sở KHCN công nhận: 20tr=> Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế - Phụ cấp trách nhiệm: 24tr - Trong năm cá nhân này đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài, tiền công tác phí theo chế độ quy định là 60 triệu đồng => Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. =>Tổng thu nhập chịu thuế: 315tr + 6tr + 4tr +24tr = 349triệu Bước 2: Tính tổng các khoản giảm trừ Các khoản được giảm trừ: - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 108triệu - Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 3,6tr *2 *12 = 86,4triệu - Các khoản BH bắt buộc: 18,9triệu =>Tổng các khoản được giảm trừ: 108 + 86,4 + 18,9 = 213,3triệu =>Thu nhập tính thuế = 349 – 213,3 = 135,7triệu =>Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương: 15% * 135,7 – 9 = 11,355triệu * Thuế TNCN phải nộp đối với các thu nhập khác: 10 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- -Thu nhập từ bản quyền = (32-10)*5% = 1,1triệu - Thu nhập từ trúng thưởng: (15- 10) *10% = 0,5triệu -Lãi tiền gửi ngân hàng 25 triệu đồng => Thu nhập miễn thuế -Thu nhập từ đầu tư vốn: 28,5 / (1-5%) * 5% = 1,5triệu Kết luận: Tổng số thuế TNCN phải nộp là : 11,355 + 1,1 + 0,5 + 1,5 = 14,455 triệu Bài 1.4: Bà Hoa trong năm 2015 có: - Thu nhập từ tiền công tiền lương sau khi trừ BHXH; BHYT; BHTN là 480 triệu - Trợ cấp 1 lần sinh còn là 5 triệu - Tiền thưởng là 160 triệu - Tiền thù lao do tham gia đề tài khoa học là 12 triệu - Phí BH nhân thọ do công ty mua cho là 15 triệu - Lãi cho DN vay là 40 triệu - Thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà là 60 triệu - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 500 triệu. Trong năm chỉ khai giảm trừ gia cảnh cho mẹ đẻ, con thứ nhất, con thứ 2 sinh đầu tháng 8/2015. Xác định thuế TNCN bà Hoa phải nộp trong năm? Hƣớng dẫn: Đơn vị: Triệu đồng a.Thu nhập chiụu thuế từ tiền Lương- Tiền công: - Tiền lương tiền công sau khi trừ BHXH; BHYT; BHTN là 480 - Trợ cấp 1 lần sinh con 5 triệu > được trừ khi tính TNCT - Tiền thưởng là 160 triệu 11 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- - Triền thù lao do tham gia đề tài khoa học: 12 triệu - Phí bảo hiểm nhân thọ do công ty mua cho bà hoa: 15 Triệu > Không tính vào TNCN ( Thời điểm đáo hạn mới được tính vào TNCT). Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: 480+160+12=652 Triệu • Các khoản giảm trừ: - Giảm trừ bản thân: 108 triệu - Giảm trừ người phụ thuộc: 2*3.6*12+ 5*3.6= 104.4 triệu ( Con thứ 2 sinh vào tháng 8 nên tính cả tháng 8 , giảm trừ 5 tháng 8,9,10,11,12) Tổng các khoản giảm trừ: 108+104.4=212.4 triệu Tổng TNTT= Tổng TNCT- Các khoản giảm trừ( gồm :bảo hiểm bắt buộc)- Các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo TNTT=652-212.4=439.6 triệu • Thuế TNCN phải nộp: Bậc1: 60*5%=3 triệu Bậc 2: (120-60)*10%= 6 triệu Bậc 3: ( 216-120)*15%=14.4 triệu Bậc 4: ( 384-216)20%=33.6 triệu Bậc 5: (439.6-384)*25%= 13.9 triệu Vậy thuế TNCN phải nộp= 3+6+14.4+33.6+13.9= 70.9 triệu Thuế TNCN từ thu nhập khác: -Thuế TNCN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn: 500*20%= 100 triệu - Thuế TNCN từ đầu tư vốn ( Lãi cho DN vay): 40*5%= 2 triệu - Thu nhập hoạt động kinh doanh ( Hoạt động cho thuê nhà) có thu nhập 60 triệu< 100 triệu nên không phải niộp thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh 12 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- ế TNCN từ thu nhập khác: 100+2= 102 triệu Kết luận: Vậy thuế TNCN bà Hoa phải nộp: 70.9+102= 172.9 triệu. Bài 1.5: Cô Mai giáo viên trường Đại học Hà nội trong năm 2015 có tài liệu sau: - Tiền lương hưởng theo chế độ hàng tháng 12tr/tháng - Phụ cấp trách nhiệm 1tr/tháng - Tiền thưởng nhân dịp lễ tết trong năm 20 tr - Tiền lương dạy ngoài giờ trong năm 30tr (nhà trường trả lương dạy ngoài giờ tương đương 150% mức lương làm trong giờ) - Thù lao nhận được từ việc dạy tại các trường Đại học khác (sau khi khấu trừ tại nguồn 10%) là 36tr - Thu nhập nhận được từ việc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 18tr - Tiền văn phòng phẩm trong năm 1tr500 - Cô Mai có 3 phòng dôi dư cho thuê, toàn bộ số tiền cho thuê thu được trong năm là 140tr. - Trong năm cô Mai chi 10tr để ủng hộ cho trường trẻ em khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu Yêu cầu: Quyết toán số thuế TNCN cô Mai phải nộp trong năm tính thuế 2015. Biết rằng: - Cô Mai đủ điều kiện giảm trừ cho 2 người phụ thuộc. Khoản chi ủng hộ có chứng từ theo đúng quy định, khoản thuế TNCN khấu trừ tại nguồn có chứng từ khấu trừ của cơ quan chi trả thu nhập. Tổng số tiền BHBB đã đóng trong năm là 12triệu. Hƣớng dẫn: *Bước 1: Tính tổng thu nhập chịu thuế: Thuế TNCN phải nộp của cô Mai từ thu nhập tiền lương, tiền công: 13 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Giả định khoản tiền văn phòng phẩm của cô Mai phù hợp với quy chế tài chính của trường. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: - Tiền lương: 12*12= 144triệu - Phụ cấp trách nhiệm: 1*12 = 12triệu - Tiền thưởng nhân dịp lễ tết trong năm: 20triệu - Tiền lương dạy ngoài giờ trong năm 30triệu (nhà trường trả lương dạy ngoài giờ tương đương 150% mức lương làm trong giờ)=> Tiền lương làm trong giờ chịu thuế = (30/150%) = 20triệu - Thù lao nhận được từ việc dạy tại các trường Đại học khác (sau khi khấu trừ tại nguồn 10%) là 36triệu = 36tr/ (1-10%) = 40tr - Thu nhập nhận được từ việc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 18triệu. - Tiền văn phòng phẩm trong năm: 1tr500 => Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế =>Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương: 144+12+20+20+40+18= 254triệu Bước 2: Tính tổng các khoản được giảm trừ Các khoản được giảm trừ: - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 108triệu - Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 3,6*2*12 = 86,4triệu - Các khoản BH bắt buộc: 12triệu - Chi để ủng hộ cho trường trẻ em khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu: 10tr =>Tổng các khoản được giảm trừ: 108+86,4+12+10 = 216,4triệu Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản được giảm trừ = 254– 216,4 = 37,6triệu => Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương: 37,6*5% = 1,88triệu đồng. II/ Thuế TNCN phải nộp của cô Mai đối với khoản thu nhập từ kinh doanh: 14 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Cô Mai có 3 phòng dôi dư cho thuê, toàn bộ số tiền cho thuê thu được trong năm là 140triệu: 140*5% = 7tr Tổng số thuế TNCN cô Mai phải nộp: 1,88tr+ 7tr = 8,88tr Kết luận: Số thuế mà Cô Mai còn phải nộp sau quyết toán: 8,88 – 4 = 4,88 triệu đồng. Bài 1.6: Ông Trần Quốc Khánh (Quốc tịch Việt Nam) đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, là giảng viên trường Đại học quốc gia, đã có thâm niên 26 năm làm công tác giảng dạy, có thu nhập trong năm tính thuế 2015 như sau: - Tiền lương trước khi trừ bảo hiểm bắt buộc 140tr - Phụ cấp nghề nghiệp tính theo số năm công tác (phụ cấp thâm niên đối với giảng viên) 36,4 triệu - Phụ cấp nghề giáo 35triệu - Thù lao nghiên cứu khoa học và bài báo đăng ở các tạp chí sau khi đã khấu trừ tại nguồn 10%: 18 triệu - Giảng vượt giờ 200 giờ, tính thành tiền 10tr. Định mức giờ giảng của ông Khánh theo quy định là 300 giờ. - Thu nhập từ hoạt động tư vấn cho một doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập tại nguồn 10%: 27 triệu - Ông Khánh có 1 căn nhà ở quận Cầu giấy cho thuê, doanh thu đã bao gồm thuế từ hoạt động cho thuê cả năm là 240 triệu. Yêu cầu: Hãy xác định số thuế thu nhập cá nhân ông Khánh phải nộp trong năm 2015. Biết rằng: - Ông Khánh có đủ điều kiện giảm trừ 01 người phụ thuộc - Phí bảo hiểm bắt buộc trừ vào lương của ông Khánh là 14triệu. Hƣớng dẫn: I/ Thuế thu nhập cá nhân phải nộp của ông Khánh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: 15 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- 1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: -Tiền lương: 140 triệu -Phụ cấp nghề nghiệp tính theo số năm công tác (phụ cấp thâm niên đối với giảng viên) :36,4 triệu =>Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. -Phụ cấp nghề giáo: 35 triệu => Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. -Thù lao nghiên cứu khoa học và bài báo đăng ở các tạp chí sau khi đã khấu trừ tại nguồn 10% là 18triệu: 18 / (1-10%) = 20 triệu -Giảng vượt giờ 200 giờ, tính thành tiền 10tr. Định mức giờ giảng của ông Khánh theo quy định là 300 giờ => Tiền lương giảng trong giờ chịu thuế: 10 / (300+200) * 300 = 6 triệu. -Thu nhập từ hoạt động tư vấn cho một doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập tại nguồn 10% là 27tr: 27 / (1-10%) = 30tr =>Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: 140 + 20+ 6 + 30= 196 triệu. Bước 2: Tính tổng các khoản giảm trừ Các khoản được giảm trừ: - Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 108 triệu - Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 3,6 * 12 = 43,2 triệu - Các khoản BH bắt buộc: 14 triệu => Tổng các khoản được giảm trừ: 108 + 43,2 + 14= 165,2 triệu => Thu nhập tính thuế: 196t– 165,2 = 30,8 triệu =>Thuế TNCN phải nộp: 30,8 * 5% = 1,54 triệu II/ Thuế TNCN phải nộp của ông Khánh đối với thu nhập từ kinh doanh Ông Khánh có 1 căn nhà ở quận Cầu giấy cho thuê, doanh thu đã bao gồm thuế từ hoạt động cho thuê cả năm là 240tr: 240 * 5% = 12 triệu 16 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Kết luận: Tổng số thuế TNCN phải nộp của ông Khánh: 1,54 + 12 = 13,54triệu đồng. Bài 1.7: Ông B là công dân Việt Nam làm việc trong một công ty liên doanh, trong năm tính thuế 2015 có các khoản thu nhập sau: - Tiền lương trên hợp đồng lao động bao gồm cả thuế TNCN 360tr. Các khoản bảo hiểm bắt buộc ông B phải nộp theo quy định của pháp luật: 25triệu - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: 36 triệu - Phụ cấp độc hại: 12 triệu - Tiền thưởng lễ tết: 30 triệu - Các khoản tiền điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí và trang phục do công ty chi trả bằng tiền mặt trong năm phù hợp với định mức quy định: 30tr - Trợ cấp bệnh nghề nghiệp: 30 triệu - Nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ một căn hộ. Sau khi nhận thừa kế, do đã có nhà để ở nên ông B đã bán căn nhà được thừa kế với giá bán 2.500 triệu. Với số tiền này ông đã ủng hộ Quỹ “vì người nghèo” của thành phố 50 triệu. - Số thuế TNCN từ tiền lương do công ty chi trả thu nhập tạm khấu trừ trong năm là 5triệu. Yêu cầu: Xác định thuế TNCN ông B phải nộp, còn phải nộp trong năm tính thuế. Biết ông đủ điều kiện giảm trừ cho một người phụ thuộc. Giá tính lệ phí trước bạ cho ngôi nhà mà ông nhận thừa kế là 1.700triệu. Hƣớng dẫn: Thuế TNCN phải nộp từ tiền lƣơng, công: *TNCT từ tiền lương, công: -Lương trên hợp đồng đã bao gồm thuế TNCN: 360 -Phụ cấp chức vụ lành đạo: 36 -Phụ cấp độc hạo: 12tr - - > Không tính vào TNCT 17 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- -Tiền thưởng tết: 30 -Văn phòng phẩm đúng quy định: 30tr > Không tính vào TNCT -Trợ cấp bệnh nghề nghiệp: 30 > Không tính vào TNCT Tổng TNCT từ tiền lương: 360+36+30=426 triệu Các khoản giảm trừ: +Gia cảnh: Bản thân: 9*12=108 triệu Người phụ thuôc: 3,6*12=43,2 triệu + Bảo hiểm bắt buộc : 25 triệu + Đóng góp: 50 triệu Tổng các khoản giảm trừ: 108+43,2+25+50=226,2 triệu Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công: TNTT=TNCT- Các khoản giảm trừ = 426-226,2=199,8 triệu Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương, tiền công: ( 199,8/12*15%-0,75)*12=20,9 7 triệu. Thuế TNCN phải nộp đối với các khoản thu nhập khác: -Nhận thừa kế từ mẹ để- TN miễn thuế -Chuyển nhượng nhà ở: Thuế TNCN phải nộp : 2500*2%=50 triệu Kết luận: Tổng thuế TNCN ông B còn phải nộp: 20,97+ 50-5=65,97 triệu đồng. 18 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Dạng 2: Ngƣời nƣớc ngoài đến làm việc tại Việt Nam Bài 2.1: Ông Pura, là người Bờ Biển Ngà, đến công tác và có thu nhập Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/3/năm N. Tính đến ngày 29/2/năm N+1 ông có mặt ở Việt Nam 190 ngày, trong đó có 40 ngày ở trong quãng thời gian từ 1/1/năm N+1 đếnngày 29/2/năm N+1. Các đợt ông sang làm việc ở Việt Nam không có đợt nào dài quá 2 tháng. - Trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N, số thu nhập từ tiền lương ông nhận được ở Việt Nam là 180 triệu đồng. Trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1, thu nhập từ tiền lương ông nhận được tại Việt Nam là 80 triệu đồng. - Trong quãng thời gian từ ngày 1/3/năm N+1 đến hết năm N+1 ông công tác ở Việt Nam 145 ngày. Thu nhập từ tiền lương trong quãng thời gian này ở Việt Nam là 200 triệuđồng. - Theo các chứng từ ông Pura xuất trình, thu nhập của ông trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N ở Bờ Biển Ngà quy ra tiền Việt Nam là 180trđ sau khi đã nộp thuế cho Bờ Biển Ngà 20trđ; thu nhập trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1 ở Bờ Biển Ngà là 60 trđ sau khi đã nộp thuế cho Bờ Biển Ngà 3trđ; thu nhập cho thời gian còn lại của năm N+1 là 200trđ sau khi đã nộp thuế cho Bờ Biển Ngà 25trđ. Yêu cầu: Xác định số thuế TNCN ông Pura phải nộp trong 2 năm tính thuế nói trên. Biết rằng: • Ông Pura có xuất trình được giấy tờ chứng minh đang nuôi một con 15 tuổi. Vợ ông chưa giảm trừ. • Việt Nam và Bờ Biển Ngà chưa ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Hƣớng dẫn: Nếu tính theo năm N, ông P là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày 1/3/N đến hết ngày 29/2/N+1, tổng thời gian ông P có mặt tại Việt Nam là 190 ngày. Vì vậy ông P là cá nhân cư trú tại VIệt Nam. + Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày 1/3/N đến ngày 29/2/N+1): - Thu nhập chịu thuế tại Việt Nam: 180+80 = 260triệu 19 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- - Thu nhập chịu thuế tại nước ngoài: 180+20+60+3= 263triệu =>Tổng thu nhập chịu thuế: 260+ 263t=523triệu - Các khoản được giảm trừ: 108+ (3,6*12) = 151,2triệu =>Thu nhập tính thuế = 523 – 151,2= 371,8triệu =>Thuế TNCN phải nộp: 20%*371,8– 19,8 = 54,56triệu - Số thuế TNCN được trừ ở nước ngoài = Thuế TNCN phải nộp *( TNCT ở nước ngoài/ Tổng TNCT) = 54,56tr * (263tr / 523tr) = 27, 436triệu. Vì số thuế đã nộp ở nước ngoài là 23triệu Số thuế TNCN còn phải nộp trong năm thứ nhất: 54,56 – 23 = 31,56triệu + Năm tính thuế thứ hai (từ ngày 1/1/N+1 đến ngày 31/12/N+1). Ông P có mặt tại Việt Nam 185 ngày (145 ngày+ 40 ngày) nên ông P là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế thứ hai: - Thu nhập chịu thuế tại Việt Nam: 80+ 200 = 280triệu - Thu nhập chịu thuế tại nước ngoài: 60+3+200tr+25= 288triệu =>Tổng thu nhập chịu thuế: 280 + 288= 568triệu - Các khoản được giảm trừ: 108+ (3,6*12) = 151,2 triệu =>Thu nhập tính thuế: 568 – 151,2 = 416,8triệu =>Thuế TNCN phải nộp: 25%*416,8– 39 = 65,2triệu - Số thuế TNCN được trừ ở nước ngoài= Số thuế TNCN phải nộp * (Thu nhập chịu thuế tại nước ngoài / Tổng thu nhập chịu thuế) = 65,2t* ( 288/ 568) = 33,06triệu. Vì số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài là 28triệu Số thuế TNCN còn phải nộp trong năm thứ hai: 65,2 – 28 = 37,2triệu + Quyết toán thuế năm N+1 có 2 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ tháng 01/N+1 đến tháng 2/N+1): - Số thuế tính trùng được trừ = (Số thuế phải nộp trong năm N / 12) * 2 = (31,56/12)*2 = 5,26triệu. 20 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Số thuế TNCN phải nộp của ông P trong 2 năm: 31,56+37,2 – 5,26 = 63,5 triệu. 21 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Dạng 3: Dạng bài tập có các yếu tố gây nhiễu đề Chỉ cần chú ý: - Thuế TNCN đối với các khoản thu nhập khác ko có giảm trừ. - Chuyển nhƣợng 1 phần BĐS có là chuyển nhƣợng bđs duy nhất ko? - Cách tính thuế TNCN đối với chuyển nhƣợng BĐS, chuyển nhƣợng chứng khoán theo quy định hiện hành. Bài 3.1: Bà H là cá nhân cư trú trong năm 2015 có phát sinh các hoạt động sau: -Chuyển nhượng 1 mảnh đất , diện tích 50m2 giá chuyển nhượng : 30 trd /m2 -Mua 2000c cổ phiếu công ty X (CPX) giá 35.000 đồng /cp; -Mua 1500 cp Công ty Y (CPY) giá 60.000 đ/cp -Bán 1.500 cp X với giá 50.000 đ/cp -Bán 1.000 cp Y với giá 55.000 đ/cp Xác định số thuế TNCN bà H phải nộp trong 2015. Biết rằng: -Bà H kê khai 2 người phụ thuộc và đã nộp hồ sơ chứng minh đủ điều kiện là ng phụ thuộc -Bà H sở hữu duy nhất mảnh đất 100m2, bà chia nhỏ mảnh đất này thành 2 mảnh có diện tích 50m2/mảnh để bán. Bà H đã mua mảnh đất 100m2 với giá 20 trđ/m2, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng mảnh đất 50m2 là 3tr. Hƣớng dẫn: Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: = 50* 30 * 2% = 30triệu Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn: = [(1.500 *50.000) + (1.000*55.000)]*0,1% = 130.000 Kết luận: Thuế TNCN phải nộp của bà H: 30 + 0,13 = 30,13 triệu đồng. 22 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Dạng 4: Dạng bài tập tiền thuê nhà của cá nhân do Doanh nghiệp đại diện chi trả hộ Phương pháp: Bước 1: Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà (1) Bước 2: Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế Lấy min (15% . Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà; tiền thuê nhà mà đầu bài cho do doanh nghiệp chi trả hộ) > Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế = Min (15% . Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà; tiền thuê nhà mà đầu bài cho do doanh nghiệp chi trả hộ) (2) Bước 3: Tổng thu nhập chịu thuế đã bao gồm tiền thuê nhà Sigma TTCT= (1) + (2) Bước 4: Tổng các khoản giảm trừ Bước 5: Sử dụng công thức tính số thuế TNCN phải nộp và kết luận. Bài 4.1: Ông Trần Kiên làm việc tại công ty Unilever Việt Nam. Số liệu về tình hình thu nhập và thuế TNCN của ông Kiên trong năm 2015 như sau: - Tổng tiền lương trên hợp đồng lao động chưa trừ các khoản đóng góp bắt buộc 660 triệu, trong đó phụ cấp trách nhiệm 66 triệu, phụ cấp độc hại 42 triệu. - Tiền nghỉ mát do công ty Unilever chi trả 14 triệu. -Thu nhập nhận được do tham gia hội thảo khoa học sau khi đã khấu trừ thuế TNCN 10% tại nguồn 18triệu (có chứng từ khấu trừ theo quy định). - Theo hợp đồng lao động, Unilever phải trả tiền thuê nhà cho ông Kiên. Số tiền thuê nhà phải trả mỗi tháng là 12triệu. - Thu nhập nhận được từ hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cải tiến kỹ thuật cho công ty Unilever 200 triệu. - Thu lãi tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng 60 triệu. - Cổ tức được chia sau khi khấu trừ thuế 38 triệu. 23 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam
- Yêu cầu: - Xác định tổng số thuế ông Kiên phải nộp trong năm 2015, biết: + Ông Kiên đăng ký giảm trừ 2 người + Tổng số BHXH, BHYT,BHTN đã trừ vào lương trong năm là 26 triệu. + Năm 2015 ông Kiên ủng hộ đồng bào bị bão lụt thông qua hội chữ thập đỏ Việt nam 15 triệu, có chứng từ theo quy định. Hƣớng dẫn: Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà TNCT từ tiền lương chưa bao gồm tiền thuê nhà: -Tổng tiền lương: 660 triệu [Lưu ý là tổng tiền lương] + Phụ cấp trách nhiệm: 66 triệu + Phụ cấp độc lại: 42 triệu > Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. TNCT từ tiền lương: 660-42= 618 triệu +Tiền nghỉ mát do công ty Unilever chi trả 14 triệu TNCT từ tiền lương, tiền công không bao gồm tiền thuê nhà là: 618+14=632 triệu. Bước 2:Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế +Tiền thuê nhà được tính vào TNCT: min(12*12; 632*15%)= 94,8 triệu. {Khi trình bày trong bài thi cần ghi trình bày như thế này: Tiền thuê nhà 1 năm do DN chi trả: 12 * 12= 144 triệu (1) 15% TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà: 15% *TNCT (2) Nếu (1) > (2) thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế = 15% * TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà. Nếu (1) < (2) thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế chính là tiền thuê nhà mà DN đã chi trả hộ như đề bài} – [Gặp dạng này mà không làm được thì phí công tôi hướng dẫn ~ Hải } 24 Lƣu Ngọc Hải – K49 - Học Viện Tài Chính - Hà Nội – Việt Nam