Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Những lưu ý về thuế tncn đối với cá nhân cư trú

pdf 4 trang hongtran 04/01/2023 11261
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Những lưu ý về thuế tncn đối với cá nhân cư trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_thue_thu_nhap_ca_nhan_nhung_luu_y_ve_thue_tn.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi Thuế thu nhập cá nhân - Những lưu ý về thuế tncn đối với cá nhân cư trú

  1. NHỮNG LƯU Ý VỀ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ * Thuế TNCN đối với Tiền lương, tiền công: 1. Bài Thu nhập thuận: TNTT=TNCT- Các khoản giảm trừ: + Thu nhập chịu thuế: (Bài tập cho bao nhiêu nghiệp vụ thì liệt kê bấy nhiêu nghiệp vụ) - Tiền lương: 300 tr - Phụ cấp trách nhiệm: 50 tr - Phụ cấp độc hại-> Được trừ khỏi thu nhập chịu thuế - Tiền lương làm thêm giờ vượt mức quy định-> Thu nhập miễn thuế -> Thu nhập chịu thuế= + Các khoản giảm trừ: - Giảm trừ bản thân: - Giảm trừ NPT: - BHBB: - Đóng góp từ thiện nhân đạo -> Các khoản giảm trừ= -> TNTT= -> Thuế TNCN phải nộp= 2. Bài thu nhập nghịch: TNTT=TNCT- Các khoản giảm trừ: + Thu nhập chịu thuế: - Các khoản được trừ khỏi TNCT: (Chỉ liệt kê những khoản được trừ hoặc miễn) Phụ cấp độc hại: 45 tr Tiền lương làm thêm giờ vượt mức quy định: 55r -> Tổng các khoản được trừ= -> Thu nhập chịu thuế= Tổng thu nhập- Tổng các khoản được trừ + Các khoản giảm trừ: - Giảm trừ bản thân: - Giảm trừ NPT: - BHBB: - Đóng góp từ thiện nhân đạo -> Các khoản giảm trừ= -> TNTT= Page 1
  2. -> Thuế TNCN phải nộp= 3. Bài tập có tiền thuê nhà: + Thu nhập chịu thuế: - Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà + Tiền lương: + Phụ cấp chức vụ -> TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà= -> 15% TNTC chưa bao gồm tiền thuê nhà -> Tiền thuê nhà tính vào TNCT= Min( 15% TNTC chưa bao gồm tiền thuê nhà; Tiền thuê nhà đề bài cho) -> TNCT= TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà+ Tiền thuê nhà tính vào TNCT + Các khoản giảm trừ: - Giảm trừ bản thân: - Giảm trừ NPT: - BHBB: - Đóng góp từ thiện nhân đạo -> Các khoản giảm trừ= -> TNTT= -> Thuế TNCN phải nộp= 4. Bài tập có thu nhập ở nước ngoài: (ngại viết ) 5. Bài tập Lương net có tiền thuê nhà: (đọc cho bik chứ công chức chak ko ra nên không viết cụ thể) Sơ đồ giải: TNQĐ chưa bao gồm tiền thuê nhà-> TNTT chưa bao gồm tiền thuê nhà-> TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà-> Tiền thuê nhà tính vào TNCT-> TNQĐ bao gồm tiền thuê nhà->TNTT bao gồm tiền thuê nhà-> Thuế TNCN phải nộp 6. Một số chú ý về các khoản Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ: + Thu nhập chịu thuế: - Tiền lương, tiền công: Về nguyên tắc tiền lương tính vào TNCT là tiền lương đã bao gồm thuế TNCN và BHBB. Tuy nhiên có 1 dạng đề cho Tiền lương là Tiền lương đã trừ bảo hiểm, và phía dưới không đề cập gì tới tỷ lệ BHBB hoặc nói thí sinh không cần tính BHBB. Đối với dạng này khi tổng hợp TNCT thì Tiền lương là Tiền lương đã trừ BHBB và khi tính các khoản giảm trừ bạn không đề cập tới BHBB. (Trên mạng vẫn tranh cãi loại này phải quay tiền lương về tiền lương đã bao gồm bảo hiểm :-p) Page 2
  3. - Phụ cấp, trợ cấp: Cần phải thuộc lòng những khoản phụ cấp, trợ cấp nào được trừ khỏi TNCT - Các khoản thù lao nhận được sau khi đã khấu trừ thuế: khi tính TNCT phải quay những khoản này về thu nhập đã bao gồm thuế. TN bao gồm thuế = TNST/(1- tỷ lệ khấu trừ) - Tiền thuê nhà chi trả hộ tính vào TNCT không vượt quá 15% tổng TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà. - BH nhân thọ, BH có tích lũy phí bảo hiểm: Về nguyên tắc khoản này tính vào TNCT nhưng cần lưu ý là tính ở thời điểm nào. Thời điểm doanh nghiệp chi mua những khoản này cho NLĐ, thì chưa tính vào TNCT của NLĐ. Chỉ tính khi đáo hạn hợp đồng, khi đó DN bảo hiểm sẽ tự khấu trừ 10%. - BH sức khỏe, BH tử kỳ: Không tính vào TNCT - Tiền trang phục: Giới hạn 5trđ/người/năm, tính vào TNCT phần vượt 5trđ. - Tiền ăn ca: Năm 2015 giới hạn 680.000 đ/tháng, Năm 2016 giới hạng 730.000 đ/tháng; phần vượt mới tính vào TNCT. ( Đặc biệt lưu ý khi tính số liệu năm nhớ nhân với 12, rất nhiều người sai khi tổng hợp số liệu năm không nhân với 12, cảnh báo không thừa :v) - Tiền điện thoại, công tác phí, văn phòng phẩm: Nhà nước không có quy định về giới hạn, chỉ bị giới hạn bởi Quy chế tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ của công ty Khi phù hợp với những quy chế đó thì Không tính vào TNCT. - Các khoản chi về phương tiện đưa đón: Dùng chung hay dùng riêng đều không tính vào TNCT theo quy chế của đơn vị - Các khoản tiền thưởng: + Cần lưu ý nhận lương bằng cổ phiếu. Khi nhận lương bằng cổ phiếu chưa tính vào TNCT từ tiền lương. Khi bán cổ phiếu đó mới tính vào TNCT từ tiền lương (Khi bán cổ phiếu thưởng này sẽ phải tính 2 loại thuế: Một từ tiền lương, tiền công, hai là từ Chuyển nhượng chứng khoán) + Cần thuộc lòng những khoản thưởng nào được trừ khỏi TNCT như Tiền thưởng kèm theo danh hiệu CSTĐ; - Không tính vào TNCT đối với các khoản sau (cần đọc kỹ trong TT gồm những khoản nào): Khoản tiền do DN chi cho đám hiếu, đám hỉ (Chi thưởng con đậu đại học vẫn tính vào TNCT) - Về Bảo hiểm bắt buộc: Bài tập không đánh đố nhiều ở phần này. Cần lưu ý những điểm sau: + Điều kiện là NPT như Đối tượng trên 18 tuổi nếu có Thu nhập bình quân tháng trên 1 triệu đồng sẽ không thỏa mãn điều kiện là NPT + Thời điểm phát sinh NPT. Ví dụ Tháng 8/2016 mới sinh con thì tính giảm trừ NPT từ tháng 8/2016. Page 3
  4. * Thuế TNCN đối với các khoản Thu nhập khác: + Thuế TNCN từ kinh doanh: Gặp bài tập có Thu nhập từ Kinh doanh, điều đầu tiên cần nhớ là kiểm tra Doanh thu từ kinh doanh có trên 100tr/ năm không. Nếu Doanh thu từ 100tr trở xuống không phải tính, ngược lại mới tính. Thứ 2, Doanh thu tính thuế là doanh thu đã bao gồm thuế, vì vậy phải xem kỹ đề cho doanh thu đã bao gồm thuế hay chưa. Có thể đề bài cho là DT đã bao gồm thuế, DT không bao gồm thuế: - DT không bao gồm thuế GTGT (hoặc không bao gồm thuế TNCN): DTTT= DT không bao gồm thuế/ 1- Tỷ lệ thuế GTGT (hoặc tỷ lệ thuế TNCN) - DT không bao gồm thuế GTGT= DT chưa bao gồm thuế/ 1- tỷ lệ GTGT- tỷ lệ TNCN + Thu nhập từ đầu tư vốn: Chú ý trường hợp nhận cổ phiếu thưởng bằng cổ phiếu. Khi nhận cổ phiếu thưởng chưa tính thuế. Khi bán cổ phiếu thưởng đó nộp 2 loại từ Đầu tư vốn và từ chuyển nhượng chứng khoán + Thu nhập từ trúng thưởng, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ thừa kế, từ quà tặng: Chú ý trường hợp nhận được Thu nhập nhận được sau khấu trừ. Khi đó công thức tính thu nhập tính thuế là: TNTT= (TN sau khấu trừ-10)/(1- thuế suất) Ví dụ: Nhận được 1 khoản trúng thưởng sau khi đã khấu trừ thuế là 55tr. Tính số thuế TNCN phải nộp từ trúng thưởng -> TNTT= (55-10)/(1-10%)=50tr -> Thuế TNCN phải nộp= 50x 10%=5tr + Thu nhập từ thừa kế, quà tặng: - Thừa kế, quà tặng là BĐS, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mới phải tính thuế TNCN (quà tặng iphone, laptop có giá trị thì khỏi tính thuế nhé ) - Nếu thừa kế, quà tặng là BĐS thì phải xem có thuộc nhóm đối tượng được miễn thuế không Page 4