Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Tiếng Anh)

docx 18 trang hongtran 04/01/2023 11680
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Tiếng Anh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.docx
  • docx0. Danh mục tài liệu.docx
  • docx1. Chương trình tổng thể (Theo TT 32).docx
  • docx3. Kiến thức trọng tâm.docx
  • docx4. 20 tiết bài soạn.docx
  • pdf5.CV 2345.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Tiếng Anh)

  1. 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG ANH (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát 2. Nội dung cụ thể VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời. Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình. Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3. Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ
  2. bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là: Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình. Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực hiện chương trình. 2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học (lớp 3- 5), cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng giao tiếp nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển và thông qua luyện tập kết hợp các kỹ năng để tiến tới phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp trung học phổ thông. 3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi. 4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện ở chỗ sau mỗi cấp học, học sinh đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 6. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung 1.1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ
  3. năng nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các quốc gia đó. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh còn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới. 2. Mục tiêu các cấp học 2.1. Mục tiêu cấp tiểu học Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể: - Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói. - Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới. - Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình. - Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể: - Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật. - Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình. - Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. - Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học. 2.3. Mục tiêu cấp trung học phổ thông Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể: - Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và thiết thực về những chủ đề quen thuộc liên quan đến nhà trường, hoạt động vui chơi, giải trí, nghề nghiệp, - Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá Việt Nam bằng tiếng Anh. - Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình
  4. giáo dục phổ thông. - Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi học xong cấp trung học phổ thông. - Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau để quản lý thời gian học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học và tự học, củng cố phương pháp tự học, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 2.1. Cấp tiểu học - Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 1 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè, Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”. - Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng ngôn ngữ và nền văn hoá của dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè, gia đình, môi trường, chăm chỉ và trung thực. 2.2. Cấp trung học cơ sở - Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm, ). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”. - Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh; đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như nhân ái, yêu thương gia đình, tự hào về quê hương, bảo vệ môi trường, có ý thức tự rèn luyện học tập, có trách nhiệm với bản thân và gia đình. 2.3. Cấp trung học phổ thông - Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”. - Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn
  5. hoá của Việt Nam bằng tiếng Anh; phát triển các phẩm chất yêu đất nước, con người, trung thực, nhân ái và có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát Nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: (i) hệ thống các chủ điểm (khái quát), các chủ đề (cụ thể); (ii) các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ điểm, chủ đề; (iii) danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ điểm, chủ đề. 1.1. Hệ thống chủ điểm, chủ đề 1.1.1. Hệ thống chủ điểm Nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm phù hợp với mỗi cấp học. Các chủ điểm liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học ở mỗi cấp học, theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Tên gọi của các chủ điểm có thể được thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của học sinh cũng như yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học. Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là: - Cấp tiểu học: Em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em. - Cấp trung học cơ sở: Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai. - Cấp trung học phổ thông: Cuộc sống của chúng ta, Xã hội của chúng ta, Môi trường của chúng ta, Tương lai của chúng ta. 1.1.2. Hệ thống chủ đề Hệ thống chủ đề được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm. Mỗi chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề để có thể bao phủ 1155 tiết học. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh. Các chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi cấp học. Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình. Dưới đây là ví dụ minh hoạ mang tính gợi ý cho các chủ đề theo chủ điểm ở ba cấp học. Cấp tiểu học Chủ điểm Chủ đề Em và những người bạn của em - Bản thân - Những người bạn của em - Những việc có thể làm - Hoạt động hằng ngày - Hoạt động tương lai - Thói quen, sở thích Em và trường học của em - Trường học của em - Lớp học của em - Đồ dùng, phương tiện học tập
  6. - Thời khoá biểu và các môn học ở trường - Hoạt động học tập ở trường - Hoạt động ngoại khoá ở trường Em và gia đình em - Ngôi nhà của em - Phòng và đồ vật trong nhà - Thành viên trong gia đình - Ngoại hình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình - Hoạt động của các thành viên trong gia đình Em và thế giới quanh em - Đồ chơi của em - Động vật - Màu sắc yêu thích - Quần áo - Chỉ đường và biển chỉ dẫn - Mùa và thời tiết - Phương tiện giao thông Cấp trung học cơ sở Chủ điểm Chủ đề Cộng đồng của chúng ta - Ngôi trường của tôi - Sở thích - Những người bạn của tôi - Tuổi thiếu niên - Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi - Môi trường địa phương - Dịch vụ cộng đồng Di sản của chúng ta - Kỳ quan và địa danh nổi tiếng - Lễ hội - Phong tục và tập quán - Thức ăn và đồ uống - Âm nhạc và mỹ thuật Thế giới của chúng ta - Các thành phố trên thế giới - Văn hoá của các quốc gia trên thế giới - Lễ hội - Giao thông - Các môn thể thao và trò chơi - Du lịch - Giải trí
  7. Tầm nhìn tương lai - Cuộc sống tương lai - Ngôi nhà mơ ước - Nghề nghiệp tương lai - Thế giới xanh - Bảo vệ môi trường - Truyền thông trong tương lai - Giải trí trong tương lai Cấp trung học phổ thông Chủ điểm Chủ đề Cuộc sống của chúng ta - Cuộc sống gia đình - Khoảng cách thế hệ - Giải trí - Lối sống lành mạnh - Cuộc sống tự lập - Câu chuyện cuộc sống - Tốt nghiệp và chọn nghề Xã hội của chúng ta - Các vấn đề xã hội - Giáo dục - Phục vụ cộng đồng - Phương tiện truyền thông đại chúng - Bản sắc văn hoá - Việt Nam và các tổ chức quốc tế Môi trường của chúng ta - Bảo tồn di sản - Biến đổi khí hậu - Bảo tồn môi trường tự nhiên - Con người và môi trường - Môi trường xanh - Du lịch sinh thái Tương lai của chúng ta - Giáo dục trong tương lai - Học tập suốt đời - Trí tuệ nhân tạo - Tương lai của các thành phố - Sức khoẻ và tuổi thọ - Thế giới công việc 1.2. Năng lực giao tiếp
  8. Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Các năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề. Dưới đây là danh mục gợi ý các năng lực giao tiếp cho từng cấp học: 1.2.1. Cấp tiểu học Chủ điểm Năng lực giao tiếp Em và những người bạn - Chào hỏi và tạm biệt của em - Cảm ơn - Xin lỗi - Đánh vần - Giới thiệu (về mình, về người khác) - Hỏi và xác định các bộ phận cơ thể - Hỏi và trả lời về ngày tháng - Hỏi và trả lời về bạn bè - Hỏi và trả lời về khả năng, ước mơ, sở thích - Hỏi và trả lời về địa điểm - Hỏi và trả lời về nghề nghiệp - Mô tả các khả năng đơn giản của bản thân - Miêu tả địa điểm - Nêu tên quốc gia và quốc tịch - Hỏi và trả lời về kế hoạch tương lai Em và trường học của em - Hỏi và trả lời về trường học (địa điểm, tên trường, đồ dùng học tập, môn học, ) - Mô tả đơn giản về vị trí, số lượng, tính chất, đặc điểm của sự vật và người - Hỏi và định danh các vật cụ thể, đơn giản - Hỏi và trả lời về các hoạt động học tập và giải trí ở trường - Hỏi và trả lời về một người/vật/sự kiện yêu thích - Hỏi và trả lời về mức độ thường xuyên - Thực hiện và hồi đáp các xin phép và đề xuất đơn giản - Diễn đạt và hồi đáp các mệnh lệnh phổ biến trong lớp học - Hỏi và trả lời ai đang làm gì Em và gia đình em - Giới thiệu các thành viên trong gia đình (tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, ) - Xác định địa chỉ nhà và vị trí các đồ vật trong nhà - Hỏi và trả lời về nhà cửa, đồ dùng, tiện ích trong gia đình - Hỏi và trả lời về các hoạt động của các thành viên trong gia đình
  9. - Hỏi và trả lời về vị trí và số lượng - Miêu tả công việc thường ngày - Hỏi và trả lời về sở thích ăn, uống - Đưa ra lời khuyên về các vấn đề sức khoẻ thông thường - Diễn đạt sự sở hữu - Hỏi và trả lời về thời gian Em và thế giới quanh em - Hỏi và trả lời về đồ chơi, thú cưng, động vật trong sở thú - Hỏi và trả lời về quần áo (số lượng, màu sắc, giá cả, ) - Hỏi và trả lời về các phương tiện giao thông - Hỏi và trả lời về khoảng cách - Đưa ra chỉ dẫn - Hỏi và trả lời về mùa và thời tiết - Hỏi và trả lời về vị trí của sự vật/hiện tượng/người - Hỏi và đưa ra ý kiến về một địa điểm - Diễn đạt các so sánh hơn, kém đơn giản - Hỏi và diễn đạt lý do đơn giản - Thực hiện các gợi ý đơn giản và phản hồi gợi ý 1.2.2. Cấp trung học cơ sở Chủ điểm Năng lực giao tiếp Cộng đồng của chúng ta - Miêu tả hoạt động yêu thích ở trường - Miêu tả một người cụ thể (ngoại hình, tính cách, ) - Miêu tả trải nghiệm đơn giản - Hỏi và miêu tả những địa danh nổi tiếng - Nói về các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi - Nói về các loại dịch vụ cộng đồng - Viết các văn bản đơn giản (lời nhắn, ghi chép, thiệp mời, ) Di sản của chúng ta - Diễn đạt sự đồng ý/không đồng ý và giải thích lý do - Đưa ra lời khuyên đơn giản - Miêu tả và so sánh một kỳ quan, thảo luận cách thức bảo vệ, bảo tồn các kỳ quan - Miêu tả gia đình truyền thống - Miêu tả các lễ hội - Miêu tả thức ăn và đồ uống của một địa phương - Thảo luận về phong tục và truyền thống gia đình Thế giới của chúng ta - Nói về các lợi ích của việc sử dụng tiếng Anh - Giới thiệu con người và địa điểm du lịch ở các quốc gia trên thế giới
  10. - Hỏi và trả lời về những người nổi tiếng - Miêu tả lịch trình của một chuyến du lịch - Nói về các vấn đề về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường - Nói về các thắng cảnh trên thế giới - Nói về các hình thức giải trí phổ biến - Thảo luận đặc điểm của phong cách sống lành mạnh - Hỏi và chỉ đường - Thảo luận về các phương tiện giao thông - Viết bưu thiếp đơn giản Tầm nhìn tương lai - Dự đoán về cuộc sống tương lai - Diễn đạt sự quan tâm và đưa ra lời khuyên - Miêu tả nghề nghiệp trong tương lai - Diễn đạt ý kiến về các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai - Trình bày cách thức bảo vệ môi trường và xây dựng một thế giới tốt đẹp - Nói về truyền thông và các hình thức giải trí trong tương lai - Viết về một ngôi nhà, công việc, cuộc sống mơ ước 1.2.3. Cấp trung học phổ thông Chủ điểm Năng lực giao tiếp Cuộc sống của chúng ta - Nói về cuộc sống gia đình - Trao đổi ý kiến về công việc nhà và vai trò của các thành viên trong gia đình - Viết về việc làm/việc nhà trong gia đình - Thảo luận về chế độ ăn uống lành mạnh - Thảo luận về các loại hình giải trí ưa thích - Hỏi và đưa ra lời khuyên về nghề nghiệp - Viết/điền các biểu mẫu đơn giản (biểu mẫu đăng kí khoá học, mẫu đơn xin việc làm, ) Xã hội của chúng ta - Hiểu và diễn đạt ý kiến về các hoạt động cộng đồng - Diễn đạt quan điểm về các vấn đề xã hội, giáo dục đơn giản - Nói về sự lựa chọn phong cách sống và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ - Đọc hiểu một bài viết về bình đẳng giới - Chia sẻ ý kiến về những nghề nghiệp khác nhau - Nói về các hoạt động tình nguyện - Hỏi và trả lời các thông tin cơ bản về đất nước, con người, văn hoá của một đất nước Môi trường của chúng ta - Nói về các cách thức đơn giản để bảo tồn di sản
  11. - Viết giới thiệu để quảng bá du lịch sinh thái - Nói về sự ảnh hưởng đến môi trường từ các hoạt động của con người - Đọc hiểu được một văn bản về các mối đe doạ đối với môi trường tự nhiên - Viết về các vấn đề môi trường và đưa ra giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên - Đề xuất các địa điểm du lịch sinh thái yêu thích - Viết một đoạn văn đơn giản về một địa danh nổi tiếng - Nói về cách sống thân thiện với môi trường Tương lai của chúng ta - Nói về công nghệ và cuộc sống - Viết về cách thức sử dụng mạng Internet - Diễn đạt các dự đoán về những thành phố trong tương lai - Nói về các lời khuyên chăm sóc sức khoẻ - Đọc hiểu một bài báo về các yếu tố làm tăng tuổi thọ - Đọc hiểu một bài viết về các cơ hội học đại học - Nói về công việc trong tương lai 1.3. Kiến thức ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Kiến thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ dạy học trong Chương trình bao gồm: 1.3.1. Cấp tiểu học Ngữ âm Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp tiểu học được thể hiện trong hai lĩnh vực: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Ngôn ngữ nói: các nguyên âm, phụ âm và một số tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu cơ bản. - Ngôn ngữ viết: mối quan hệ tương ứng giữa âm thanh và chữ viết để đánh vần, đọc và viết đúng những từ, ngữ đã học. Từ vựng Nội dung dạy học từ vựng ở cấp tiểu học là những từ thông dụng, đơn giản, cụ thể ở Bậc 1 trong tiếng Anh phục vụ cho các tình huống giao tiếp trong phạm vi hệ thống chủ điểm và chủ đề của Chương trình. Số lượng từ vựng được quy định ở cấp tiểu học khoảng 600 - 700 từ. Ngữ Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp tiểu học bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển pháp năng lực giao tiếp ở Bậc 1 như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì tương lai đơn, động từ tình thái, danh từ số ít, danh từ số nhiều, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, trạng từ, số đếm, số thứ tự, giới từ thông dụng, liên từ thông dụng, mạo từ 1.3.2. Cấp trung học cơ sở Ngữ âm Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học cơ sở bao gồm: các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản.
  12. Từ vựng Nội dung dạy học từ vựng ở cấp trung học cơ sở bao gồm những từ thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết liên quan đến các chủ điểm và chủ đề trong Chương trình. Số lượng từ vựng được quy định ở cấp trung học cơ sở khoảng 800 - 1000 từ ở Bậc 2 (không bao gồm các từ đã học ở tiểu học). Ngữ Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp trung học cơ sở tiếp tục củng cố và mở rộng các pháp nội dung đã học ở cấp tiểu học và bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 2 như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép đơn giản, câu điều kiện (loại 1), mệnh đề quan hệ, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì tương lai đơn, thì tương lai gần, động từ tình thái, động từ nguyên thể, danh động từ, tính động từ, danh từ đếm được, danh từ không đếm được, sở hữu cách của danh từ, số thứ tự, so sánh tính từ, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hữu, giới từ, trạng từ, liên từ, mạo từ xác định, mạo từ không xác định 1.3.3. Cấp trung học phổ thông Ngữ âm Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học phổ thông bao gồm: các nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, dạng phát âm mạnh và dạng phát âm yếu, tỉnh lược âm, đồng hoá âm, nối âm, trọng âm câu, nhịp điệu, ngữ điệu. Từ vựng Nội dung dạy học từ vựng ở cấp trung học phổ thông bao gồm những từ thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết liên quan đến các chủ điểm và chủ đề trong Chương trình. Số lượng từ vựng được quy định ở cấp trung học phổ thông khoảng 600 - 800 từ ở Bậc 3 (không bao gồm các từ đã học ở các cấp tiểu học và trung học cơ sở). Sau khi học xong chương trình phổ thông, số lượng từ vựng học sinh cần nắm được khoảng 2500 từ. Ngữ pháp Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp trung học phổ thông tiếp tục củng cố và mở rộng các nội dung đã học ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 3 như mệnh đề quan hệ, câu điều kiện (loại 2 và loại 3), câu chủ động, câu bị động, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu ghép, câu phức, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai đơn, thì tương lai tiếp diễn, thì tương lai gần, liên từ, động từ tình thái, ngữ động từ, thể bị động 2. Nội dung cụ thể Lớp 3 Chủ Chủ đề Kỹ năng ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ điểm - Em và - Bản thân Nghe Ngữ âm những - Những người bạn - Nghe hiểu các từ và cụm từ quen Nguyên âm đơn, nguyên người bạn của em thuộc, đơn giản. âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ của em - Sở thích - Nghe hiểu và làm theo những chỉ âm - Em và - Trường học của dẫn rất đơn giản trong lớp học. Từ vựng trường em - Nghe và trả lời các câu hỏi rất Các từ liên quan đến chủ học của - Lớp học của em đơn giản về các chủ đề quen thuộc điểm, chủ đề của lớp 3 em - Đồ dùng học tập được nói chậm và rõ ràng. Ngữ pháp - Em và - Ngôi nhà của em - Nghe hiểu các đoạn hội thoại Thì hiện tại đơn gia đình - Phòng và đồ vật ngắn, rất đơn giản khoảng 20 - 30 Thì hiện tại tiếp diễn em trong nhà từ về các chủ đề quen thuộc được Câu đơn - Em và - Thành viên trong nói chậm và rõ ràng. Đại từ chỉ định: thế giới gia đình Nói this/that/these/those
  13. quanh em - Đồ chơi của em - Nói các từ và cụm từ quen thuộc, There is/There are - Màu sắc yêu thích đơn giản. Câu hỏi có từ để hỏi: what, - Các con vật nuôi - Hỏi và trả lời các câu hỏi rất đơn where, who, how, how giản về bản thân và những người old khác. Câu hỏi nghi vấn (Yes/No - Hỏi và trả lời các câu hỏi thường question) dùng trong lớp học. Câu mệnh lệnh: Stand up, - Nói về một số chủ đề quen thuộc, please. Don’t talk, sử dụng các từ và cụm từ rất đơn please, giản (có sự trợ giúp). Động từ tình thái: may, can Đọc Đại từ nhân xưng: I, you, - Đọc đúng chữ cái trong bảng chữ he, she, it, we, they cái, chữ cái trong từ. Tính từ sở hữu: my, your, - Đọc hiểu nghĩa các từ và cụm từ his, her, its, our, their quen thuộc, rất đơn giản. Danh từ (số ít, số nhiều): - Đọc hiểu các câu ngắn, rất đơn pen(s), book(s), chair(s), giản. Tính từ miêu tả: big, small, - Đọc hiểu các văn bản ngắn, rất new, old, đơn giản khoảng 30 - 40 từ về các Từ chỉ số lượng: a lot, chủ đề trong nội dung Chương many, some, trình. Liên từ: and Viết Mạo từ: a/an, the - Viết các từ, cụm từ rất đơn giản. Giới từ (chỉ địa điểm): in, - Điền thông tin cá nhân vào các at, on, mẫu rất đơn giản (tên, địa chỉ ). - Viết các văn bản ngắn khoảng 10 - 20 từ (có gợi ý) trong phạm vi các chủ đề trong Chương trình. Lớp 4 Chủ Chủ đề Kỹ năng ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ điểm - Em và - Bản thân và bạn Nghe Ngữ âm những bè - Nghe hiểu và làm theo những chỉ Nguyên âm đơn, phụ âm, tổ người bạn - Những việc có thể dẫn đơn giản trong lớp học. hợp phụ âm, trọng âm từ của em làm - Nghe hiểu và làm theo những chỉ Từ vựng - Em và - Hoạt động hằng dẫn đơn giản được truyền đạt chậm Các từ liên quan đến chủ trường ngày và rõ ràng. điểm, chủ đề của lớp 4 học của - Thói quen, sở - Nghe và trả lời các câu hỏi rất Ngữ pháp em thích đơn giản về các chủ đề quen thuộc. Thì hiện tại đơn (củng cố - Em và - Hoạt động học tập - Nghe hiểu các đoạn hội thoại và mở rộng) gia đình ở trường ngắn, rất đơn giản khoảng 35 - 40 Thì hiện tại tiếp diễn (củng em - Hoạt động ngoại từ về các chủ đề quen thuộc. cố và mở rộng) - Em và khoá ở trường Nói Thì quá khứ đơn thế giới - Ngoại hình, nghề - Nói các cụm từ và các câu đơn Câu đơn quanh em nghiệp của các giản. Câu hỏi có từ để hỏi thành viên trong gia - Nói các chỉ dẫn và đề nghị ngắn Câu hỏi nghi vấn (Yes/No đình gọn, đơn giản. question) - Hoạt động của các - Hỏi và trả lời các câu hỏi đơn Động từ tình thái: can, thành viên trong gia giản về chủ đề trong nội dung would đình Chương trình. Đại từ chỉ định (củng cố và - Động vật - Nói về một số chủ đề quen thuộc, mở rộng) - Chỉ đường và biển sử dụng các từ và cụm từ đơn giản Liên từ: and, but, or,