Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Âm nhạc)

docx 18 trang hongtran 04/01/2023 14700
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Âm nhạc)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.docx
  • docx0.Danh mục tài liệu.docx
  • docx1. Chương trình tổng thể (Theo TT 32).docx
  • docx3. Kiến thức trọng tâm.docx
  • docx4. 20 tiết bài soạn.docx
  • pdf5.CV 2345.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Tiểu học (Môn Âm nhạc)

  1. 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát 2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp LỚP 1 LỚP 2 LỚP 3 LỚP 4 LỚP 5 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được
  2. phân chia theo hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan còn được chọn thêm các chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, các quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình: 1. Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 2. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. 3. Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. 4. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền.
  3. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh. 2. Mục tiêu cấp tiểu học Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). 3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học. 4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc, những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp trung học cơ sở; định hình thị hiếu thẩm mĩ; mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào đời sống; có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Chương trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn
  4. học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau: - Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác. Yêu cầu cần đạt ở các cấp học: Thành phần Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông năng lực Thể hiện âm - Bước đầu biết hát một - Biết hát một mình và hát - Biết hát một mình và hát nhạc mình và hát cùng người cùng người khác, thể hiện cùng người khác; thể hiện khác, thể hiện đúng giai đúng giai điệu và lời ca, đúng giai điệu và lời ca, điệu và lời ca, diễn tả diễn tả được sắc thái và diễn tả được sắc thái và được sắc thái và tình cảm tình cảm của bài hát, biết tình cảm của bài hát, có kĩ của bài hát. hát bè đơn giản. năng hát bè. - Đọc nhạc đúng tên nốt, - Đọc nhạc đúng tên nốt, - Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường cao độ và trường độ, thể cao độ và trường độ, thể độ. hiện được tính chất âm hiện được tính chất âm - Biết chơi nhạc cụ một nhạc; biết đánh nhịp một nhạc; biết đánh nhịp một mình và cùng người khác, số loại nhịp. số loại nhịp. thể hiện đúng tiết tấu và - Biết chơi nhạc cụ một - Biết chơi nhạc cụ với giai điệu. mình và cùng người khác, hình thức độc tấu và hoà thể hiện đúng tiết tấu, giai tấu, thể hiện đúng tiết tấu, điệu và hoà âm đơn giản. giai điệu, hoà âm và sắc thái âm nhạc. Cảm thụ và - Bước đầu cảm nhận - Cảm nhận được vẻ đẹp - Cảm nhận và đánh giá hiểu biết âm được vẻ đẹp của tác phẩm của tác phẩm âm nhạc; được vẻ đẹp, giá trị nghệ nhạc âm nhạc, phân biệt được cảm nhận và phân biệt thuật của tác phẩm âm sự khác nhau trong từng được các phương tiện diễn nhạc; cảm nhận và phân thuộc tính âm nhạc. tả của âm nhạc; nhận thức tích được các phương tiện - Biết vận động cơ thể phù được sự đa dạng của thế diễn tả của âm nhạc và hợp với nhịp điệu. giới âm nhạc và mối liên phong cách trình diễn; hệ giữa âm nhạc với văn nhận thức được sự đa - Nhận biết được câu, hoá, lịch sử, xã hội cùng dạng của thế giới âm nhạc đoạn trong bài hát có hình các loại hình nghệ thuật và mối tương quan giữa thức rõ ràng, nhận biết khác. âm nhạc với các yếu tố
  5. được sự giống nhau hoặc - Vận động cơ thể phù hợp lịch sử, văn hoá và xã hội. khác nhau của các nét với nhịp điệu và tính chất - Biết biểu lộ thái độ và nhạc. âm nhạc; biết chia sẻ cảm cảm xúc âm nhạc thông - Bước đầu biết đánh giá xúc âm nhạc với người qua vận động hoặc ngôn kĩ năng thể hiện âm nhạc khác. ngữ cơ thể; biết chia sẻ của bản thân và người - Nhận biết được câu, cảm xúc âm nhạc với khác. đoạn trong bài hát, bản người khác. nhạc có hình thức rõ ràng. - Nhận biết được câu, - Biết nhận xét và đánh giá đoạn trong bài hát, bản kĩ năng thể hiện âm nhạc. nhạc có hình thức rõ ràng. - Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc. Ứng dụng - Bước đầu biết mô phỏng, - Mô phỏng, tái hiện được - Biết kết hợp và vận dụng và sáng tạo tái hiện một số âm thanh một số âm thanh quen kiến thức, kĩ năng âm âm nhạc quen thuộc trong cuộc thuộc trong cuộc sống; nhạc vào các hoạt động sống; biết lặp lại có thay biết lặp lại có thay đổi nghệ thuật; biết ứng tác đổi mẫu tiết tấu và giai mẫu tiết tấu hoặc giai điệu hoặc biến tấu đơn giản. điệu đơn giản theo hướng theo hướng dẫn của giáo - Biết làm dụng cụ học tập dẫn của giáo viên. viên. âm nhạc; biết tưởng tượng - Biết làm dụng cụ học tập - Biết làm dụng cụ học tập khi nghe nhạc không lời. đơn giản theo hướng dẫn đơn giản; biết tưởng tượng - Biết cách phổ biến kiến của giáo viên; biết tưởng khi nghe nhạc không lời. thức và kĩ năng âm nhạc; tượng khi nghe nhạc - Có ý thức bảo vệ và phổ biết dàn dựng và biểu diễn không lời. biến các giá trị âm nhạc các tiết mục âm nhạc với - Biết chia sẻ hiểu biết về truyền thống; biết chia sẻ hình thức phù hợp; nhận âm nhạc với người khác; kiến thức âm nhạc với ra khả năng âm nhạc của biết biểu diễn các tiết mục người khác, nhận ra khả bản thân, định hình thị âm nhạc với hình thức phù năng âm nhạc của bản hiếu âm nhạc, có định hợp. thân, bước đầu định hình hướng nghề nghiệp phù thị hiếu âm nhạc; biết dàn hợp. dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát a) Nội dung giáo dục cốt lõi Lớp Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hát Bài hát tuổi học sinh x x x x x x x x x x x x Dân ca Việt Nam x x x x x x x x x x x x Bài hát nước ngoài x x x x x x x x x x x x Nghe nhạc Nhạc có lời x x x x x x x x x x x x
  6. Nhạc không lời x x x x x x x x x x x x Đọc nhạc Giọng Đô trưởng x x x x x x x x x Giọng La thứ x x x x Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, x x x Rê thứ Nhạc cụ Tiết tấu x x x x x x x x x x x x Giai điệu x x x x x x x x x Hoà âm x x x x x x x Lí thuyết âm nhạc Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp x x x x x x Một số kiến thức cơ bản khác x x x x x x x Thường thức âm nhạc Tìm hiểu nhạc cụ x x x x x x x x x Câu chuyện âm nhạc x x x x x Tác giả và tác phẩm x x x x x x Hình thức biểu diễn và thể loại âm nhạc x x x x x x x x x Âm nhạc và đời sống x x x x x x x b) Chuyên đề học tập Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu x thức Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm x cho ca khúc và bản nhạc Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm x Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc x Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ x Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy x Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc x Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm x Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động x 2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp Căn cứ yêu cầu cần đạt về năng lực và nội dung giáo dục âm nhạc đối với từng cấp học, chương trình môn Âm nhạc xác định nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp. Các yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp vừa cụ thể hoá yêu cầu đối với cấp học vừa thể hiện kết quả giáo dục gắn với mỗi nội dung giáo dục, chủ đề học tập
  7. cụ thể. Mỗi lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm yêu cầu đối với các lớp học trước đó. Một số yêu cầu cần đạt tuy được lặp lại ở nhiều lớp hoặc tất cả các lớp nhưng gắn với nội dung giáo dục, chủ đề học tập cụ thể nên vẫn thể hiện mức độ cao hơn của lớp sau so với lớp trước. LỚP 1 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát - Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Bài hát tuổi học sinh (6 - Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ. - 7 tuổi), đồng dao, dân - Hát rõ lời và thuộc lời. ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài - Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca. hát ngắn gọn, đơn giản, - Nêu được tên bài hát. có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa - Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi. dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - Quốc ca Việt Nam. - Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống - Một số bản nhạc có và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn. lời và không lời phù - Nêu được tên bản nhạc. hợp với độ tuổi. Đọc nhạc - Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt Giọng Đô trưởng. Các nhạc. mẫu âm ngắn, đơn - Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao - thấp, dài - giản, dễ đọc, âm vực ngắn, to - nhỏ. phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Nhạc cụ - Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. Một số mẫu tiết tấu - Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. ngắn, đơn giản. Chủ - Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Thường thức âm nhạc - Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. - Tìm hiểu nhạc cụ: - Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài. - Câu chuyện âm nhạc: - Nêu được tên các nhân vật yêu thích. Một số câu chuyện âm - Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. nhạc phù hợp với độ tuổi.
  8. LỚP 2 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát - Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Bài hát tuổi học sinh (7 - Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. - 8 tuổi), đồng dao, dân - Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. hát ngắn gọn, đơn giản, - Nêu được tên bài hát và tên tác giả. có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi. dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp Một số bản nhạc có lời điệu. và không lời phù hợp - Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống với độ tuổi. và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn, to - nhỏ, các loại âm sắc, nhịp độ nhanh - chậm. - Nêu được tên bản nhạc. Đọc nhạc - Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm. mẫu âm ngắn, đơn - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao - thấp, dài - ngắn, to - giản, dễ đọc, âm vực nhỏ. phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Nhạc cụ - Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. Một số mẫu tiết tấu - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc ngắn, đơn giản. Chủ độ ổn định. yếu sử dụng trường độ: - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Thường thức âm nhạc - Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. - Tìm hiểu nhạc cụ: - Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài. - Câu chuyện âm nhạc: - Nêu được tên các nhân vật yêu thích. Một số câu chuyện âm - Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. nhạc phù hợp với độ tuổi. - Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên. LỚP 3 Nội dung Yêu cầu cần đạt
  9. Hát - Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. - Quốc ca Việt Nam. - Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. - Bài hát tuổi học sinh - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. (8 - 9 tuổi), đồng dao, - Cảm nhận được tình cảm của bài hát. dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các - Nêu được tên bài hát và tên tác giả. bài hát ngắn gọn, đơn - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm Một số bản nhạc có lời phù hợp với nhịp điệu. và không lời phù hợp - Cảm nhận về đặc trưng của các loại âm sắc khác nhau; bước đầu biết với độ tuổi. tưởng tượng khi nghe nhạc. - Nêu được tên bản nhạc. Đọc nhạc - Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. Giọng Đô trưởng. Các - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao - thấp, dài - ngắn, to - mẫu âm ngắn, đơn nhỏ. giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Nhạc cụ - Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn Một số mẫu tiết tấu định. ngắn, đơn giản. Chủ - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. yếu sử dụng trường độ: - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. Thường thức âm nhạc - Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến; mô tả được động tác - Tìm hiểu nhạc cụ: chơi nhạc cụ. Một số nhạc cụ phổ - Nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn. biến của Việt Nam và nước ngoài. - Câu chuyện âm nhạc: - Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Một số câu chuyện âm - Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. nhạc phù hợp với độ tuổi. - Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác. LỚP 4 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
  10. Bài hát tuổi học sinh (9 - Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. - 10 tuổi), dân ca Việt - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có - Cảm nhận được tình cảm của bài hát. nội dung, âm vực phù - Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và - Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát. tính chất âm nhạc. - Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. - Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm Một số bản nhạc có lời phù hợp với nhịp điệu. và không lời phù hợp - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng với độ tuổi. tượng khi nghe nhạc. - Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. Đọc nhạc - Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng. Giọng Đô trưởng. Các - Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc. bài đọc nhạc ngắn, dễ - Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc. đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và các dấu lặng. Nhạc cụ - Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. Một số bài tập tiết tấu - Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy và giai điệu đơn giản. trì được tốc độ ổn định. Sử dụng trường độ: - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. các dấu lặng. - Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có (vỏ chai nhựa, cốc nhựa, mảnh gỗ, ). - Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Lí thuyết âm nhạc - Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành. - Khuông nhạc, khoá Son, dòng kẻ phụ, nốt - Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên. nhạc. - Các hình nốt: tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. - 7 bậc cơ bản và vị trí trên khuông.
  11. Thường thức âm nhạc - Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác - Tìm hiểu nhạc cụ: chơi nhạc cụ. Một số nhạc cụ phổ - Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một biến của Việt Nam và số nhạc cụ khi xem biểu diễn. nước ngoài. - Câu chuyện âm nhạc: - Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Một số câu chuyện âm - Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng. nhạc phù hợp với độ tuổi. - Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác. - Tác giả và tác phẩm: - Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu Một số nhạc sĩ sáng tác biểu. ca khúc thiếu nhi. - Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc. - Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc. - Hình thức biểu diễn: - Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Đơn ca, song ca, tốp - Vận dụng phù hợp các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca ca, đồng ca. trong hoạt động âm nhạc. LỚP 5 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. Bài hát tuổi học sinh - Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. (10 - 11 tuổi), dân ca - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài - Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh hát có nội dung, âm giọng hát để tạo nên sự hài hoà. vực phù hợp với độ - Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm - Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát. nhạc. - Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. - Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động. - Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng với độ tuổi. tượng khi nghe nhạc. - Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. Đọc nhạc - Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng. Giọng Đô trưởng. Các - Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc. bài đọc nhạc ngắn, dễ - Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống đọc, âm vực phù hợp nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc. với độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
  12. có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng. Nhạc cụ - Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. Một số bài tập tiết tấu - Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu và giai và giai điệu đơn giản. điệu; duy trì được tốc độ ổn định. Sử dụng trường độ: - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù trắng, trắng có chấm hợp với tính chất âm nhạc. dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các - Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu. dấu lặng. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. - Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Lí thuyết âm nhạc - Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực - Trọng âm, phách, ô hành. nhịp, vạch nhịp. 2 3 - Cảm nhận được tính chất nhịp 4, 4 . 2 3 - Nhịp 4, 4 . - Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên. Thường thức âm nhạc - Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác - Tìm hiểu nhạc cụ: chơi nhạc cụ. Một số nhạc cụ phổ - Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một biến của Việt Nam và số nhạc cụ khi xem biểu diễn. nước ngoài. - Câu chuyện âm nhạc: - Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Một số câu chuyện âm - Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng. nhạc phù hợp với độ tuổi. - Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác. - Tác giả và tác phẩm: - Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu Một số nhạc sĩ sáng tác biểu. ca khúc thiếu nhi. - Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc. - Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc. - Hình thức biểu diễn: - Phân biệt được hình thức biểu diễn độc tấu, hoà tấu. Độc tấu, hoà tấu. - Vận dụng phù hợp các hình thức độc tấu, hoà tấu trong hoạt động âm nhạc. VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1. Định hướng chung Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo xu hướng giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc. Giáo viên chủ động xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng âm nhạc; linh hoạt kết hợp nhóm phương pháp dạy học dùng lời với nhóm phương pháp tổ chức hoạt động; tăng cường cho học sinh trải nghiệm và khám
  13. phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân; dành thời gian thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực hiện vai trò hạt nhân và phát triển năng lực âm nhạc cá nhân. Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình rèn luyện các kĩ năng thực hành, luyện tập, biểu diễn, một cách thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, trong mỗi tiết học, giáo viên cần linh hoạt xác định mục tiêu với một số yêu cầu cụ thể, phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học để tập trung hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập. 2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu Các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua nội dung học tập, cách thức tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá âm nhạc trong và ngoài nhà trường. Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi lòng yêu nước, giàu tính nhân văn, có nội dung giáo dục sâu sắc và hình thức hấp dẫn cùng với phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên sẽ góp phần tích cực giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc; cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp; ý thức học hỏi các nền văn hoá; hình thành, phát triển ở học sinh nhận thức thẩm mĩ trong tu dưỡng bản thân và ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình, cộng đồng và thiên nhiên. b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung Chương trình môn Âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể: - Năng lực tự chủ và tự học Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc với nhiều hình thức và thể loại khác nhau; tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm những hoạt động âm nhạc phong phú; có những định hướng cụ thể giúp học sinh biết suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức và phát huy ưu điểm, sở trường, khắc phục hạn chế, điều chỉnh hành vi trong học tập và sinh hoạt. Nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và năng lực của bản thân; biết tự chủ để có hành vi phù hợp, có sự tự tin, tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện. - Năng lực giao tiếp và hợp tác Giáo viên tổ chức các hoạt động âm nhạc tập thể, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm trong môi trường giao tiếp rộng rãi và có tính hợp tác cao; chú trọng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Nhờ đó, học sinh biết quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp với bạn bè và cộng đồng. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Giáo viên khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt