Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên THPT (Môn Hóa học)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên THPT (Môn Hóa học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_nghiep_vu.docx
- 0. Danh mục tài liệu.docx
- 1. Chương trình tổng thể (Theo TT 32).docx
- 3. Kiến thức trọng tâm.docx
- 4. 20 tiết bài soạn.docx
- 5. CV 4040.pdf
- Kèm CV 4040 (môn Hóa học).pdf
Nội dung text: Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên THPT (Môn Hóa học)
- 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT V. NỘI DUNG GIÁO DỤC LỚP 10 LỚP 11 LỚP 12 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu. Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
- II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: 1. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển a) Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. b) Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết. 2. Bảo đảm tính thực tiễn Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. 3. Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp. 4. Phát huy tính tích cực của học sinh Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
- Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học - một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Các biểu hiện cụ thể của năng lực hoá học được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây: Thành phần năng lực Biểu hiện Nhận thức hoá học Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: - Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. - Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. - Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. - So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. - Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả, ). - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. - Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề. Tìm hiểu thế giới tự Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự nhiên dưới góc độ hoá đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự học nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể: - Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. - Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, ); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết
- được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. Vận dụng kiến thức, kĩ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề năng đã học trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể: - Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. - Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. - Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. - Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát 1.1. Nội dung cốt lõi: Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Kiến thức cơ sở hoá học chung Cấu tạo nguyên tử x Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học x Liên kết hoá học x Năng lượng hoá học x Tốc độ phản ứng hoá học x Phản ứng oxi hoá - khử x Cân bằng hoá học x Pin điện và điện phân x Hoá học vô cơ Nguyên tố nhóm VIIA x Nitrogen và Sulfur x Đại cương về kim loại x Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA x Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức x chất Hoá học hữu cơ
- Đại cương về Hoá học hữu cơ x Hydrocarbon x Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol x Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic x acid Ester - Lipid x Carbohydrate x Hợp chất chứa nitrogen x Polymer x Các chuyên đề học tập x x x 1.2. Chuyên đề học tập a) Mục tiêu Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là: - Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông. - Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. - Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. b) Nội dung các chuyên đề học tập Chuyên đề học tập Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học x Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất x Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ x CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin x Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ x Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ x CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ x Chuyên đề 11.1. Phân bón x Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ x 2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
- LỚP 10 Nội dung Yêu cầu cần đạt Nhập môn hoá học - Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học. - Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học. - Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất, CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Các thành phần của - Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). - So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử. Nguyên tố hoá học - Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. - Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. - Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. Cấu trúc lớp vỏ - Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình electron nguyên tử hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử. - Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO. - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. - Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Cấu tạo của bảng - Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn tuần hoàn các các nguyên tố hoá học. nguyên tố hoá học - Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm). - Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron). - Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm). Xu hướng biến đổi - Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu một số tính chất của kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân
- nguyên tử các với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nguyên tố trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới). chu kì và trong một - Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim nhóm loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A). Xu hướng biến đổi - Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base thành phần và một số của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá tính chất của hợp học minh hoạ. chất trong một chu kì Định luật tuần hoàn - Phát biểu được định luật tuần hoàn. và ý nghĩa của bảng - Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: tuần hoàn các Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với nguyên tố hoá học tính chất và ngược lại. LIÊN KẾT HOÁ HỌC Quy tắc octet - Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. Liên kết ion - Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet). - Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion). Liên kết cộng hoá trị - Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet. - Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản. - Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận. - Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm điện. - Giải thích được sự hình thành liên kết và liên kết qua sự xen phủ AO. - Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị). - Lắp được mô hình phân tử, tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn). Liên kết hydrogen và - Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. Vận dụng để giải thích tương tác (liên kết) được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: van der Waals N, O, F). - Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của H2O. - Nêu được khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ Phản ứng oxi hoá - - Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các khử nguyên tố trong hợp chất. - Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá - khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử.
- - Mô tả được một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống. - Cân bằng được phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron. NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC Sự biến thiên - Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện enthalpy trong các chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298 K); enthalpy phản ứng hoá học Ho tạo thành (nhiệt tạo thành) ∆f 298 , và biến thiên enthalpy (nhiệt phản Ho ứng) của phản ứng ∆r 298 . Ho - Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị ∆r 298 . Ho - Tính được ∆r 298 của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành cho sẵn, vận dụng công thức: E b (cđ ) , E b (sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Phương trình tốc độ - Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ phản ứng và hằng số trung bình của phản ứng. tốc độ của phản ứng - Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng khối lượng (M. Guldberg và P. Waage, 1864) chỉ đúng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho mọi phản ứng). Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng. Các yếu tố ảnh - Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng hưởng tới tốc độ tới tốc độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất phản ứng xúc tác). - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. -Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ). - Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất. NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA Tính chất vật lí và - Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. hoá học các đơn chất - Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nhóm VIIA các đơn chất halogen. - Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals. - Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu hình electron. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu
- hướng giảm dần tính oxi hoá của các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước. - Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H-X (điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng). - Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá - khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine, nước bromine tương tác với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium iodide). Hydrogen halide và - Nhận xét (từ bảng dữ liệu về nhiệt độ sôi) và giải thích được xu hướng một số phản ứng của biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào ion halide tương tác van der Waals. Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi (halogenua) của HF so với các HX khác. - Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid. - Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- bằng cách cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch muối của chúng. - Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hoá là sulfuric acid đặc. - Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Nội dung Yêu cầu cần đạt Chuyên đề 10.1: CƠ SỞ HOÁ HỌC Liên kết hoá học - Viết được công thức Lewis, sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán hình học cho một số phân tử đơn giản. - Trình bày được khái niệm về sự lai hoá AO (sp, sp2, sp3), vận dụng giải thích liên kết trong một số phân tử (CO2; BF3; CH4; ). Phản ứng hạt nhân - Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên; Lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên. -Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân. - Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân. - Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất. - Nêu được các ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng, Năng lượng hoạt hoá - Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hoá (theo khía cạnh ảnh
- của phản ứng hoá học hưởng đến tốc độ phản ứng). - Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hoá và nhiệt độ tới tốc độ ( E / RT) phản ứng thông qua phương trình Arrhenius k = A. e a . - Giải thích được vai trò của chất xúc tác. Entropy và biến thiên - Nêu được khái niệm về Entropy S (đại lượng đặc trưng cho độ mất năng lượng tự do trật tự của hệ). Gibbs - Nêu được ý nghĩa của dấu và trị số của biến thiên năng lượng tự do Gibbs (không cần giải thích ΔrG là gì, chỉ cần nêu: Để xác định chiều hướng phản ứng, người ta dựa vào biến thiên năng lượng tự do ΔrG) của phản ứng (ΔG) để dự đoán hoặc giải thích chiều hướng của một phản ứng hoá học. o o o o - Tính được ΔrG theo công thức ΔrG = ΔrH - T.ΔrS từ bảng cho sẵn o o các giá trị ΔfH và S của các chất. Chuyên đề 10.2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Sơ lược về phản ứng - Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy (thuộc loại phản cháy và nổ ứng oxi hoá - khử và là phản ứng toả nhiệt, phát ra ánh sáng). - Nêu được một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ và hữu cơ (xăng, dầu cháy trong không khí; Mg cháy trong CO2, ). - Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra. - Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ (xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và toả lượng nhiệt lớn) - Nêu được khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học. - Trình bày được khái niệm về “nổ bụi” (nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả năng tác dụng với oxi và toả nhiệt mạnh) trong không khí) - Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy: CO2, CO, HCl, SO2, và tác hại của chúng với con người. (CO rất độc với con người. Ở nồng độ 1,28%CO, con người bất tỉnh sau 2 - 3 hơi thở, chết sau 2 - 3 phút) Điểm chớp cháy - Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy (là nhiệt độ thấp nhất ở áp (Nhiệt độ chớp cháy), suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi nhiệt độ tự bốc cháy (có thể thay bằng cụm từ chất lỏng cháy dễ bay hơi vì nhiều hợp chất và nhiệt độ cháy hữu cơ không có khả năng cháy) tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa). - Nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy (là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển). - Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy. (chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C được gọi là chất lỏng dễ cháy. Trong khi các chất lỏng có điểm chớp cháy trên nhiệt độ đó gọi là chất lỏng có thể gây cháy).
- - Trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy. - Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ. (Chú ý tìm hiểu, thu thập thông tin về điểm chớp cháy, nhiệt độ cháy của những chất hay gặp trong cuộc sống như: xăng, dầu, vật liệu xây dựng) o o Hoá học về phản ứng - Tính được ΔrH một số phản ứng cháy, nổ (theo ΔfH hoặc năng cháy, nổ lượng liên kết) để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ. - Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, “tốc độ phản ứng hô hấp” theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ O2. - Nêu được các nguyên tắc chữa cháy (làm giảm tốc độ phản ứng cháy) dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. - Giải thích được vì sao lại hay dùng CO2 để chữa cháy (cách li và làm giảm nồng độ O2; CO2 nặng hơn không khí). - Giải thích được vì sao lại hay dùng nước để chữa cháy (làm giảm nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy, ). - Giải thích được lí do vì sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng, dầu; đám cháy chứa hoá chất phản ứng với nước, ) mà lại phải dùng cát, CO2 - Giải thích được tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy. Chuyên đề 10.3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Chọn 2 trong 3 nội dung dưới đây) - Vẽ cấu trúc phân tử - Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của một số chất vô cơ và hữu cơ. - Lưu được các file, chèn được hình ảnh vào file Word, PowerPoint. - Thực hành thí - Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ nghiệm hoá học ảo giáo viên. Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo. - Tính tham số cấu trúc - Nêu được quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm và năng lượng (nhập file đầu vào, chọn phương pháp tính, thực hiện tính toán, lưu kết quả). - Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, chu kì, dãy đồng đẳng, ). LỚP 11 Nội dung Yêu cầu cần đạt CÂN BẰNG HOÁ HỌC Khái niệm về cân - Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng bằng hoá học của một phản ứng thuận nghịch. - Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch.
- - Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng: (1) Phản ứng: 2NO2 N2O4 (2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate. - Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học. Cân bằng trong - Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li. dung dịch nước - Trình bày được thuyết Brønsted - Lowry về acid - base. - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật, ). - Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein, - Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. - Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid). - Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion 2 Al3+, Fe3+ và CO3 . NITROGEN VÀ SULFUR Đơn chất nitơ - Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen. (nitrogen) - Giải thích được tính trơ của đơn chất nitơ ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. - Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa. - Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. Ammonia và một - Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. số hợp chất - Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất ammonium vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ. - Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen trong quá trình Haber. - Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. - Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón
- như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi ); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium. Một số hợp chất - Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và với oxygen của nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid. nitrogen - Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid. - Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá (eutrophication). Lưu huỳnh và - Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. sulfur dioxide - Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. - Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen). - Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide trong không khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc, ). - Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. Sulfuric acid và - Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử muối sulfate lí sơ bộ khi bỏng acid. - Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. - Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo, ). - Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc. - Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate (bari sunfat), ammonium sulfate (amoni sunfat), calcium sulfate (canxi 2 sunfat), magnesium sulfate (magie sunfat) và nhận biết được ion SO4 trong dung dịch bằng ion Ba2+. ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỌC HỮU CƠ Hợp chất hữu cơ - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung và hoá học hữu của các hợp chất hữu cơ. cơ - Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất). - Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản. - Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản.