Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Mầm non

docx 14 trang hongtran 04/01/2023 8760
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_khoi_giao_vien_cap_mam_non.docx
  • docx0. Danh mục tài liệu.docx
  • pdf1. Chuong trinh GDMN.pdf
  • pdf2. Điều lệ trường Mầm non.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Giáo viên Mầm non

  1. 3. GIỚI HẠN 20 BÀI SOẠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lĩnh vực Tên Đề tài Chủ đề Độ tuổi STT giáo dục hoạt động Giáo dục Hoạt động học: 1 phát triển Làm quen với Làm quen chữ cái: m, n, l Thực vật 5-6 tuổi ngôn ngữ chữ cái Giáo dục Hoạt động học: 2 phát triển Làm quen với Giao thông 5-6 tuổi ngôn ngữ chữ cái Làm quen chữ cái: h, k Giáo dục Hoạt động học: Nước và phát triển Làm quen với các hiện 3 Làm quen chữ cái: g, y 5-6 tuổi ngôn ngữ chữ cái tượng tự nhiên Giáo dục Hoạt động học: Quê hương- 4 phát triển Làm quen với Làm quen chữ cái: s, x Đất nước - 5-6 tuổi ngôn ngữ chữ cái Bác Hồ Giáo dục Hoạt động học: Trường tiểu 5 phát triển Làm quen với Làm quen chữ cái: v, r 5-6 tuổi học ngôn ngữ chữ cái Giáo dục Hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: Ai phát triển Làm quen với 6 đáng khen nhiều hơn Bản thân 5-6 tuổi ngôn ngữ tác phẩm văn (Theo truyện tại phụ lục I) học Giáo dục Hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: phát triển Làm quen với 7 Tích Chu (Theo truyện tại Gia đình ngôn ngữ tác phẩm văn phụ lục I) học Giáo dục Hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: phát triển Làm quen với 8 Quả bầu tiên (Theo truyện Thực vật 4-5 tuổi ngôn ngữ tác phẩm văn tại phụ lục I) học Giáo dục Hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: Một số hiện phát triển Làm quen với 9 Giọt nước tí xíu (Theo tượng tự 5-6 tuổi ngôn ngữ tác phẩm văn truyện tại phụ lục I) nhiên học Giáo dục Hoạt động học: Kể chuyện cho trẻ nghe: Sự Quê hương- phát triển Làm quen với 10 tích Hồ Gươm (Theo Đất nước - 5-6 tuổi ngôn ngữ tác phẩm văn truyện tại phụ lục I) Bác Hồ học
  2. Giáo dục Hoạt động học: - Nội dung trọng tâm: Dạy phát triển hát: Em yêu cây xanh Âm nhạc thẩm mĩ Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến (Theo bản nhạc tại phụ lục 11 II) Thực vật 5-6 tuổi - Nội dung kết hợp: + Nghe hát + Trò chơi âm nhạc (Tự chọn) Giáo dục Hoạt động học: Nội dung trọng tâm: Dạy phát triển trẻ hát: Cho tôi đi làm Âm nhạc thẩm mĩ mưa với. Nhạc và lời: Hoàng Hà (Theo bản nhạc tại phụ lục Một số hiện 12 II) tượng tự 5-6 tuổi nhiên - Nội dung kết hợp: + Nghe hát + Trò chơi âm nhạc (Tự chọn) Giáo dục Hoạt động học: Nội dung trọng tâm: Dạy phát triển vận động theo bài hát: Chú Âm nhạc thẩm mĩ Bộ đội. Nhạc và lời: Hoàng Hà (Theo bản nhạc tại phụ lục Nghề 13 5-6 tuổi II) nghiệp - Nội dung kết hợp: + Nghe hát + Trò chơi âm nhạc (Tự chọn) Giáo dục Hoạt động học: Nội dung trọng tâm: Dạy phát triển vận động theo bài hát: Cá Âm nhạc thẩm mĩ vàng bơi Nhạc và lời: Nguyễn Hà Hải 14 (Theo bản nhạc tại phụ lục Động vật 4-5 tuổi II) - Nội dung kết hợp: + Nghe hát + Trò chơi âm nhạc (Tự chọn) Giáo dục Hoạt động học: Nội dung trọng tâm: Dạy 15 phát triển vận động theo bài hát: Một Động vật 4-5 tuổi Âm nhạc con vịt
  3. thẩm mĩ Nhạc và lời: Kim Duyên (Theo bản nhạc tại phụ lục II) - Nội dung kết hợp: + Nghe hát + Trò chơi âm nhạc (Tự chọn) Giáo dục Hoạt động học: Tìm hiểu một số con vật 16 phát triển Khám phá Động vật 4-5 tuổi nuôi trong gia đình nhận thức khoa học Giáo dục Hoạt động học: Tìm hiểu một số con vật 17 phát triển Khám phá Động vật 4-5 tuổi sống dưới nước nhận thức khoa học Giáo dục Hoạt động học: 18 phát triển Khám phá Tìm hiểu một số loại hoa Thực vật 5-6 tuổi nhận thức khoa học Giáo dục Hoạt động học: 19 phát triển Khám phá Tìm hiểu một số loại rau Thực vật 5-6 tuổi nhận thức khoa học Giáo dục Hoạt động học: 20 phát triển Khám phá Tìm hiểu một số loại quả Thực vật 5-6 tuổi nhận thức khoa học
  4. PHỤ LỤC I 1. Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn Một nhà kia, có hai anh em Thỏ ở với mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra là đứa bé ngoan, biết thương mẹ nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song Thỏ em thì cứ muốn được mẹ khen nhiều hơn anh. Một hôm,Thỏ mẹ bảo hai anh em: – Hôm nay, các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương. Thỏ anh vào đồng cỏ hái cho mẹ mười bông hoa thật đẹp. Đường hơi xa, các con đi phải cẩn thận, đừng có la cà ở đâu nhé! Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay. Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ.Tới nơi,chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy,cậu ta đi vòng một lượt,chọn khóm đẹp nhất,bông nào rực rỡ nhất mới hái.Ra khỏi đồng cỏ,cậu ta chạy một mạch về nhà khoe với mẹ: – Mẹ ơi,con mang hoa đẹp về đây này ! Mẹ khen con đi ! Mẹ đón lấy bó hoa xuýt xoa: – Hoa đẹp quá ! Hoa đẹp quá ! Thỏ em hớn hở: – Mẹ khen con đi ! Con không la cà tí nào ở dọc đường đâu mẹ ạ ! Thỏ mẹ nhìn con âu yếm: – Con mẹ ngoan quá ! Thế trên đường đi con có gặp ai, có thấy gì không ? Thỏ em nhanh nhảu: – Có. Con thấy cái Sóc – con bé con nhà bác Sóc Vàng – đứng khóc ở bên gốc ổi. Nó hư,mẹ nhỉ? – Con có hỏi vì sao Sóc khóc không ? – Không , mẹ ạ ! Con sợ ở nhà mẹ mong. Thỏ mẹ nghe xong không hỏi thêm gì nữa. Một lúc, khá lâu sau mới thấy Thỏ anh về, chiếc giỏ đeo bên sườn đầy những nấm hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho em : – Em thích hạt dẻ, anh mang về cho em đây ! Thỏ mẹ hỏi : – Sao con hái nhiều nấm thế ? Thỏ anh tươi cười: – Cũng một công đi,con hái nhiều để dành lần sau, mẹ ạ ! Thỏ mẹ lại hỏi : – Sao con đi lâu vậy ?
  5. Thỏ anh thưa : – Thưa mẹ, trên đường về, con còn giúp cô Gà Hoa Mơ. – Cô Gà Hoa Mơ làm sao? – Dạ, Cô Gà Hoa Mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa. Con phải dừng lại giúp cô tìm cậu Gà Nhép. Vì vậy, con về chậm, mẹ ạ ! Nghe Thỏ anh nói xong, Thỏ mẹ mỉm cười gật đầu, gọi cả hai anh em đến gần, nói: – Các con của mẹ ! Các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ. Thỏ em luôn luôn nghĩ tới mẹ là đúng. Song Thỏ anh còn biết nghĩ tới người khác, biết hái thêm nấm cho mẹ, mang quà về cho em, giúp cô cô Hoa Mơ lúc khó khăn. Các con nên nhớ rằng: Làm việc tốt không phải chỉ để được khen mà trước hết vì được giúp ích cho người khác. Thỏ em hiểu ra,bẽn lẽn nói : – Thưa mẹ, vâng ạ! Phong Thu 2. Truyện: Tích Chu Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo: – Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi: – Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi! Bà gọi một lần, hai lần rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên: – Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi! – Cúc cu cu! Cúc cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
  6. Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi: – Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa! – Cúc cu cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu! Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu: – Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không? Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Phỏng theo truyện cổ Việt Nam 3. Truyện: Quả bầu tiên Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới đây làm tổ, hót vang quanh nhà cậu bé. Một hôm có một con cáo ở đâu mò tời bắt chim én ở đầu nhà chú bé. Con én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con én đã mau khỏi. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn chim én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng én, chú bé âu yếm bảo: - Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì én lại trở về với anh. Nói xong chú bé tung con én nhỏ lên trời. Con én dang cánh chấp cánh chấp chới bay trên nền xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn én lớn đang trên đường đi di cư về những xứ sở ấm áp phương Nam. Con én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé được. Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh én chao liệng, xà xuống và én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.
  7. Chú bé vùi hạt bầu dưới đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà của chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra. Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon nữa! Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con én con rồi bẻ gãy cánh của nó. Sau đó hắn giả vờ thương xót con én rồi đem về nuôi. Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con én lên trời và bảo: - Bay đi én con! Mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta! Con én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả nhà ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc đâu chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam, độc ác. Phỏng theo truyện cổ tích Việt Nam 4. Truyện: Giọt nước tí xíu Tí Xíu là một giọt nước, quê ở biển cả. Họ hàng anh em nhà Tí Xíu đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ở ao hồ, ở trên trời, ở tất cả dưới mặt đất. Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn bè đuổi theo các ngọn sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả những tia nắng xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên: - Tí Xíu ơi ! Cháu có đi với ông không. Tí Xíu ngẩng nhìn, chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy: - Đi làm gì ạ ? Ông Mặt Trời cười bảo: -Trên mặt đất thiếu gì việc, chổ nào chẳng cần. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được, chú nói: - Cháu nặng lắm, làm sao bay lên được. - Không lo - ông Mặt Trời ồm ồm nói .Ông sẽ làm cháu biến thành hơi. Nói rồi ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều tia sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả: - Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về.
  8. Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu, chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như ánh bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời chiếu những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức Bỗng, từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên: -Mát quá các bạn ơi ! Mát quá ! Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn của chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một khối đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay lên cao được nữa, chúng sà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuôn xuống đất Cơn giông bắt đầu. Nguyễn Linh 5. Truyện: Sự tích Hồ Gươm Ngày xưa giặc Minh tàn bạo sang xâm chiếm nước ta. Chúng giết người cướp của đốt nhà khắp nơi nhân dân ta vô cùng khổ cực. Thuở ấy ở nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh tàn bạo đến cướp nước ta lại còn giết dân ta thì vô cùng căm giận bèn nổi lên để đánh lại chúng. Năm ấy sau một trân đánh lớn Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏ ven sông, nhân luc rỗi rãi mấy người lính rủ nhau đi đánh cá ở một khúc sông sâu, vừa buông lưới được một lúc họ thấy mặt nước sóng xao động, đoán chắc là có cá to mắc lưới họ bèn bảo nhau kéo lưới lên thì thấy trong lưới có một thanh gươm, ngạc nhiên mọi người xúm lại gỡ thanh gươm ra khỏi lưới rồi truyền tay cho nhau xem. Biết là một thanh gươm chuôi nạm ngọc rất đẹp một người lên tiếng hỏi: – Không hiểu ai có thanh gươm quý thế này mà lại để rơi xuống sông nhỉ? Vừa dứt lời thì từ dưới mặt sông có tiếng nói vọng lên: – Thanh gươm đó là của ta ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc minh, các ngươi hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi. Đột nhiên nghe tiếng nói lạ mấy người lính sợ hãi nhìn nhau, người lớn tuổi nhất hỏi: – Tên người là gì xin hãy cho chúng tôi biết để chúng tôi về tâu lại với chủ tướng Lê Lợi. Tiếng nói lúc nãy lại vọng lên lần này thì rành rọt hơn: – Ta là Long Quân, lưỡi gươm ấy là gươm thần ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh, các ngươi hãy đem thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi. Từ khi có thanh gươm thần nghĩa quân của Lê Lợi càng đánh càng mạnh giặc Minh thua chạy tơi bời nhiều trận quân giặc chết như rạ, về sau giặc Minh sợ quá cả tướng lẫn quân phải kéo nhau ra xin đầu hàng, nghĩa quân của Lê Lợi đại thắng Lê Lợi lên ngôi vua nhân dân ta được sống yên vui thanh bình.
  9. Một năm sau nhân ngày trời trong xanh gió mát Lê Lợi cùng các quan đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, thuyền vừa đến giữa hồ thì có một con Rùa Vàng rất to từ dưới nước nhô lên hướng về phía thuyền nhà vua, gật đầu ba cái chào vua Lê rồi nói: – Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân. Thoạt nghe Rùa Vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên nhưng sau nhớ lại thanh gươm mấy người lính đã dâng cho mình dạo nọ Lê Lợi mới hiểu ra. Ông liền quay lại rút thanh gươm đeo bên mình ra khỏi vỏ thì lạ chưa thanh gươm rời khỏi tay nhà vua bay vụt về phía rùa vàng, nhanh như cắt Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm gật đầu chào vua Lê Lợi rồi lặn xuông nước. Từ đó để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc Minh, Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm. Hoàn Kiếm là trả lại gươm hồ này còn được gọi là Hồ Gươm. Phỏng theo truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
  10. PHỤ LỤC 2 1. Bài hát: Em yêu cây xanh - Nhạc và lới: Hoàng Văn Yến
  11. 2. Bài hát: Cho Tôi đi làm mưa với - Nhạc và lời: Hoàng Hà
  12. 3. Bài hát: Chú bộ đội - Nhạc và lời: Hoàng Hà
  13. 4. Bài hát: Cá vàng bơi - Nhạc và lời: Nguyễn Hà Hải
  14. 5. Bài hát: Cá vàng bơi - Nhạc và lời - Kim Duyên