Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 3: Công vụ, công chức

pptx 34 trang hongtran 04/01/2023 13120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 3: Công vụ, công chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxtai_lieu_kien_thuc_chung_chuyen_de_3_cong_vu_cong_chuc.pptx

Nội dung text: Tài liệu Kiến thức chung - Chuyên đề 3: Công vụ, công chức

  1. Chuyên đề 3 CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Người trình bày: GVC. ThS Lê Hồng Cậy  VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN IAAF
  2.  Nội dung  I. CÔNG VỤ  II. CÔNG CHỨC
  3.  I. CÔNG VỤ  1. Những vấn đề chung về công vụ  1.1. Khái niệm  Theo cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công. Trong khi đó, ở một phạm vi hẹp hơn, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của nhà nước.
  4.  Công vụ là các hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước (ví dụ hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý hành chính )
  5.  Công vụ là hoạt động đem lại quyền lợi chung cho mọi người.  Công vụ gắn liền trực tiếp với con người là công chức.  Công vụ là hoạt động của Nhà nước nhằm thực hiện ý chí của nhân dân
  6.  Công vụ là "hoạt động thực thi nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước do chính những con người của Nhà nước thực hiện".  Tóm lại, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước.
  7.  1.2. Đặc trưng công vụ  1.2 1. Về mục tiêu hoạt động công vụ  công vụ là phục vụ nhân dân; đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nhân dân, của tổ chức.  1.2.2.Về quyền lực và quyền hạn trong thực thi công vụ  Trong hoạt động công vụ, các cơ quan nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước. Đây là loại quyền lực đặc biệt nhằm thực hiện hoạt đông quản lý nhà nước của cả cơ quan nhà nước.
  8.  1.2.3. Về nguồn lực để thực thi công vụ  Hoạt động công vụ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước. Một đặc trưng của nhà nước được thừa nhận chung là nhà nước đặt ra thuế và tiến hành thu thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng.
  9.  1.2.4. Về quy trình thực thi công vụ  Do công vụ là một dạng hoạt động đặc biệt, khác với các hoạt động thông thường khác nên quy trình thực thi công vụ có một số đặc trưng cơ bản sau đây:  Tính pháp lý  Tuân thủ theo quy định  Công khai  Bình đẳng  Có sự tham gia của các chủ thể có liên quan
  10.  1.3. Các điều kiện để đảm bảo công vụ được thực thi  Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ  Hệ thống các quy tắc, luật lệ quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành  Công chức, với tư cách là những chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể.
  11.  Để hoạt động quản lý hành chính nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tổ chức và thực hiện một cách có hiệu quả, không thể không chú trọng đến hệ thống công chức kiểm lâm. Đây là đội ngũ quan trọng, cần được xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một cách có hệ thống, thống nhất để hoạt động công vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt và hiệu quả.
  12.  2. Các nguyên tắc hoạt động công vụ  Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, quy định chung,v.v.)  Đúng quyền hạn được trao  Chịu trách nhiệm với công vụ thực hiện  Thống nhất trong quá trình thực thi công vụ giữa các cấp, ngành, lãnh thổ;  Nguyên tắc công khai  Nguyên tắc minh bạch
  13.  3. Các xu hướng cải cách công vụ  3.1. Quy mô công vụ thu hẹp lại  Các cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào các công vụ cốt lõi, quan trọng. Xã hội hoá hoạt động cung cấp dịch vụ vốn được coi là công vụ như giáo dục, y tế, môi trường.
  14.  3.2. Nhấn mạnh đến hiệu quả trong hoạt động công vụ  Nhấn mạnh đến hiệu quả trong hoạt động công vụ đồng thời nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ; gắn việc trả lương với kết quả làm việc của từng cá nhân.
  15.  3.3. Hoàn thiện các thể chế nhà nước và thể chế hành chính nhà nước  Hoàn thiện các văn bản pháp luật,  Tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt  Phân quyền cho các bộ, các cơ quan tổ chức cấp dưới trong quản lý công chức.  Đơn giản hóa các quy tắc, thủ tục. Các chính sách quản lý công chức mang tính linh hoạt hơn.
  16.  II. CÔNG CHỨC  1. Những vấn đề chung về công chức  1.1 Khái niệm công chức  Dấu hiệu chung của công chức thường là:  Là công dân của nước đó (QT)  Được tuyển dụng qua thi tuyển  Được bổ nhiệm vào một ngạch hoặc một vị trí công việc  Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
  17.  Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; một số vị trí ở xã và các đơn vị vũ trang
  18.  1.2 Phân biệt công chức với những nhóm người khác (với cán bộ, viên chức và những người làm hợp đồng trong các tổ chức của Nhà nước) 1.2.1. Phân biệt với cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
  19.  Như vậy nếu công chức là nhóm người được tuyển dụng, bổ nhiệm thì cán bộ là nhóm người được bầu và làm việc theo nhiệm kỳ.  1.2.2. Phân biệt với viên chức  Theo Luật Viên chức 2010, “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật)”
  20.  1.2.3. Phân biệt công chức với lao động hợp đồng  Đây là những người được tuyển vào làm việc theo cơ chế hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, những người Nhà nước thuê để làm việc cho Nhà nước và được nhà nước trả công.
  21.  1.3 Phân loại công chức và ý nghĩa của phân loại công chức  Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được phân loại theo ngạch như sau:  Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;  Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;  Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;  Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
  22.  2. Nghĩa vụ, quyền và quyền lợi của công chức  2.1 Nghĩa vụ của công chức  2.1.1. Những quy định chung  2.1.2. Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân  Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.  Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.  Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.  Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
  23.  2.1.3. Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ  Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.  2.1.4. Nghĩa vụ của công chức là người đứng đầu
  24.  2.1.5. Những điều công chức không được làm  Ngoài ra công chức phải thực hiện nghiêm những việc không được làm liên quan đến đạo đức công vụ, đến bí mật nhà nước;
  25.  2.2 Quyền và quyền lợi của công chức  2.2.1. Quyền của công chức  Quyền của công chức bao gồm quyền lực pháp lý được Nhà nước trao cho để thực thi công vụ và quyền lợi của công chức được hưởng khi làm việc cho Nhà nước.
  26.  2.2.2. Quyền lợi của công chức  Quyền lợi của người làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước là những gì mà người làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước được hưởng từ Nhà nước.
  27.  Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ:  Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.  Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.  Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.  Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.  Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
  28.  Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:  Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi:  Các quyền khác của cán bộ, công chức:  Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở,
  29.  3. Tiền lương và chế độ phúc lợi của công chức  3.1 Tiền lương của công chức  3.2. Chế độ phúc lợi của công chức  4. Khen thưởng và kỷ luật công chức  Khen thưởng và kỷ luật là những công cụ, biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng công chức.
  30.  4.1. Khen thưởng công chức  là sự ghi nhận và trao cho công chức có thành tích những giá trị tinh thần và vật chất để động viên, khích lệ sự cống hiến của họ  4.2 Kỷ luật công chức  Kỷ luật là việc xử lý, trừng phạt tùy theo tính chất và nội dung vi phạm các chế độ quy định, vi phạm pháp luật của công chức.
  31.  Đối với nhóm công chức áp dụng các hình thức sau:  - Khiển trách;  - Cảnh cáo;  - Hạ bậc lương;  - Giáng chức;  - Cách chức;  - Buộc thôi việc.
  32.  CÂU HỎI THẢO LUẬN  Trình bày những khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của công chức ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ thực tiễn tại cơ quan anh (chị) đang công tác.
  33.  CÂU HỎI ÔN TẬP  Trình bày điểm giống và khác nhau giữa hoạt động công vụ với các hoạt động của tổ chức tư nhân.  Nguyên tắc hoạt động công vụ với nguyên tắc hoạt động của tổ chức tư nhân có gì khác nhau.  Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức.  Phân tích các tiêu chuẩn về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn đối với công chức của ngành. 
  34. Chúc các bạn hạnh phúc, thành công.