Tài liệu Khái quát về hoạt động Ngoại thươngvà một số phương thức mua bán hàng hóa quốc tế

pdf 16 trang Viên Minh 14/07/2023 7080
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Khái quát về hoạt động Ngoại thươngvà một số phương thức mua bán hàng hóa quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_khai_quat_ve_hoat_dong_ngoai_thuongva_mot_so_phuong.pdf

Nội dung text: Tài liệu Khái quát về hoạt động Ngoại thươngvà một số phương thức mua bán hàng hóa quốc tế

  1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
  2. I. Khái quát về hoạt động ngoại thƣơng - Hoạt động ngoại thƣơng là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. - Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  3. II. Một số phƣơng thức mua bán hàng hóa quốc tế 1. Mua bán thông thường 2. Buôn bán đối lưu 3. Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất
  4. 1. Mua bán thông thường trực tiếp  Bên mua và bên bán giao dịch trực tiếp với nhau  Thường gồm 6 bước: - Hỏi hàng - Chào hàng - Đặt hàng - Hoàn giá - Chấp nhận - Xác nhận
  5. Hỏi hàng (Enquiry)  Là lời đề nghị giao dịch/đề nghị thiết lập quan hệ mua bán xuất phát từ phía người mua.  Không ràng buộc nghĩa vụ của người hỏi hàng, ko mua cũng ko bị kiện hoặc khiếu nại
  6. Chào hàng (Offer)  Là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán  2 loại: - Chào hàng tự do: người bán không bị ràng buộc trách nhiệm với thư chào hàng; thường được gửi cho nhiều người mua tiềm năng chào bán 1 lô hàng - Chào hàng cố định: Người bán cam kết 1 cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho người mua trong một khoảng thời gian nhất định; chỉ gửi cho 1 người
  7. Đặt hàng (Order)  Là lời đề nghị từ phía người mua muốn mua hàng; nêu cụ thể tên hàng, đề nghị người bán cung cấp hàng cho mình theo những điều kiện do mình tự đặt ra.  Nếu người bán chấp nhận hoàn toàn đơn đặt hàng trong thời hạn quy định => hợp đồng coi như được thành lập giữa hai bên mua và bán
  8. Hoàn giá (Counter - offer) Là hành động mặc cả giá. Hành động hoàn giá có thể biến một thư chào hàng cố định thành một thư chào hàng tự do. người được chào giá khước từ đề nghị của người chào giá, tự mình trở thành người chào giá và đưa ra đề nghị mới làm cơ sở ký kết hợp đồng
  9. Chấp nhận (Acceptance)  Là việc người được chào giá đồng ý hoàn toàn với giá được chào => việc ký kết hợp đồng mua bán  Điều kiện hiệu lực của Chấp nhận: - Phải theo hình thức pháp luật quy định; - Phải làm trong thời hạn hiệu lực của chào hàng/đặt hàng; - Phải được chính người nhận giá chấp nhận; - Phải được gửi tận tay người chào hàng hoặc người đặt hàng;
  10. Xác nhận (Confirmation) Là việc khẳng định lại sự thỏa thuận mua bán để tăng thêm tính chắc chắn và để phân biệt những điều khoản cuối cùng với những điều kiện đàm phán ban đầu
  11. 2. Giao dịch qua trung gian Bên mua và bên bán phải thông qua người thứ ba để ký kết và thực hiện hợp đồng Một số trung gian phổ biến: - Môi giới thương mại - Đại lý thương mại - Ủy thác mua bán hàng hóa
  12. Môi giới thương mại - Là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. - Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới: dựa trên sự ủy thác từng lần
  13. Đại lý thương mại - Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. - Quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.
  14. Ủy thác mua bán hàng hóa quốc tế - Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác
  15. Buôn bán đối lƣu  Khái niệm: là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về  Đặc điểm: - Giá trị sử dụng của hàng hóa được quan tâm chính; - Tiền chỉ là phương tiện tính toán; - Yêu cầu cân bằng về quyền lợi giữa các bên: cân bằng về mặt hàng; cân bằng về điều kiện giao hàng; cân bằng về tổng giá trị.
  16. Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất  Gia công quốc tế: là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất, sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó (gọi là phí gia công)  Giao dịch tái xuất: hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất