Tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

pdf 12 trang Viên Minh 14/07/2023 7600
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_quoc_te.pdf

Nội dung text: Tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
  2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? - Là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau mà theo đó, một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền hàng hóa.
  3. Đặc điểm của HĐMBHHQT  Chủ thể: các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau.  Đối tượng: là hàng hóa.  Đồng tiền thanh toán: có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với cả hai bên mua bán.  Nguồn luật điều chỉnh: đa dạng, phức tạp
  4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng MBHHQT  Chủ thể: thương nhân có đủ tư cách pháp lý, hợp pháp  Đối tượng: hợp pháp  Nội dung: gồm các điều khoản chủ yếu do pháp luật quy định  Hình thức: hợp pháp. Theo Đ27, Luật Thương mại 2005: văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản (điện báo, fax, telex, thông điệp dữ liệu )
  5. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
  6. 1. Điều khoản tên hàng hóa: . Là điều khoản chủ yếu của HĐ, nói lên chính xác đối tượng của HĐ . Có nhiều cách ghi tên hàng: ghi tên thương mại kèm tên khoa học; tên hàng kèm tên địa phương sx . 2. Điều khoản chất lượng/phẩm chất: . Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nói lên chính xác mặt chất của đối tượng mua bán. . Có một số cách ghi: - Theo mẫu hàng; - Dựa theo tiêu chuẩn và phẩm cấp; - Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu; - Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa; -
  7. 3. Điều khoản số lượng/trọng lượng: . Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng nói lên chính xác mặt lượng của đối tượng mua bán. . 2 cách quy định số lượng: - Quy định chính xác: dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc, hàng hóa dễ cân đong đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ; quy định chính xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay khi ký kết hợp đồng. Số lượng không được thay đổi trong suốt quá trình thực hiện HĐ - - Quy định phỏng chừng: cho phép một mức chênh lệch trong giao nhận số lượng hàng hóa. Khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng; dùng cho mặt hàng có khối lượng lớn hoặc có tỷ lệ hao hụt tự nhiên
  8. 4. Điều khoản giá cả:  Đồng tiền tính giá: có thể là đồng tiền nước XK, NK hoặc nước thứ ba  Phương pháp quy định giá: 04 phương pháp: - Giá cố định: giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. - Giá quy định sau: giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong lúc đàm phán, các bên thỏa thuận các điều kiện và thời gian xác định giá
  9. - Giá linh hoạt: giá được xác định khi ký kết hợp đồng nhưng có thể xem xét lại nếu sau này vào lúc giao hàng, giá cả thị trường biến động đến một mức độ nào đó. - Giá di động: giá cả hàng hóa được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng
  10.  Các quy định kèm theo giá cả: - Đơn giá; - Tổng giá; - Điều kiện cơ sở giao hàng. VD: Đơn giá 200 USD/MT. Tổng giá 20.000 USD. Giá trên được hiểu là giá FOB Cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2010
  11. 5. Điều khoản giao hàng: Gồm các vấn đề: - Thời hạn giao hàng; - Địa điểm giao hàng; - Phương thức giao hàng; - Thông báo giao hàng. 6. Điều khoản thanh toán: Gồm các vấn đề: - Đồng tiền thanh toán; - Thời hạn thanh toán; - Phương thức thanh toán - Bộ chứng từ thanh toán
  12. Ngoài ra, Hợp đồng còn có một số điều khoản khác: - Điều khoản bao bì, ký mã hiệu - Điều khoản bảo hành - Điều khoản bất khả kháng - Điều khoản khiếu nại - Điều khoản trọng tài