Tài liệu Đào tạo thực hành lâm sang cho điều dưỡng viên mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đào tạo thực hành lâm sang cho điều dưỡng viên mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_dao_tao_thuc_hanh_lam_sang_cho_dieu_duong_vien_moi.docx
Nội dung text: Tài liệu Đào tạo thực hành lâm sang cho điều dưỡng viên mới
- Bé Y TÕ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG MỚI TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Tập 1
- DANH SÁCH TÁC GIẢ CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: TS. Nguyễn Minh Lợi Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế TS. Horii Satoko Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: TS. Nguyễn Minh Lợi Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế TS. Horii Satoko Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng ThS. Phạm Đức Mục Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam ThS. Nguyễn Thanh Đức Nguyên Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau đại học và đào tạo liên tục, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. ThS. Lại Vũ Kim Nguyên chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế TS. Nguyễn Thị Minh Chính Giám đốc Trung tâm thực hành tiền lâm sàng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ThS. Huỳnh Thị Bình Nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ThS. Nguyễn Minh Nguyệt Nguyên giảng viên khoa Y học lâm sàng, Trường Đại học Y tế Công cộng ThS. Nguyễn Bích Lưu Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam CN. Tô Thị Điền Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam TS. Phan Thị Dung Chi hội trưởng Chi hội Điều dưỡng Ngoại khoa, Hội Điều dưỡng Việt Nam ThS. Phạm Thu Hà Ủy viên thường vụ Ban chấp hành, Hội Điều dưỡng Việt Nam ThS. Hà Thị Kim Phượng Trưởng phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế ThS. Bùi Minh Thu Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai ThS. Nguyễn Thị Anh Cán bộ phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai ThS. Nguyễn Thị Việt Nga Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội ThS. Nguyễn Đình Khang Chuyên viên phòng Quản lý hành nghề, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc ĐDCKI. Đinh Thị Ngọc Thủy Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc TS. Nguyễn Thị Như Tú Phó Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Bình Định ĐDCKI. Trương Thị Hương Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định ĐDCKI. Lê Hồ Thị Huyền Điều dưỡng Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định ThS. Huỳnh Tú Anh Phó Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai CNĐD. Trần Thị Hường Phó Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai ThS. Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ĐDCKI. Tạ Văn Hiền Phó Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Điện Biên CN. Đặng Thị Tú Loan Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên CN. Cao Thị Mỹ Cán bộ phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên BSCKII. Trương Thị Thu Hương Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai ThS. Nguyễn Thanh Thủy Nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội ThS. Lý Thị Phương Hoa Phó Trưởng khoa Y Dược, Trường Đại học Trà Vinh 5
- NHÓM CHỈNH SỬA, HIỆU ĐÍNH: ThS. Phạm Đức Mục Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam ThS. Nguyễn Thanh Đức Nguyên Trưởng Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Đào tạo liên tục, Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế TS. Nguyễn Thị Minh Chính Giám đốc Trung tâm thực hành tiền lâm sàng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ThS. Huỳnh Thị Bình Nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ThS. Nguyễn Minh Nguyệt Nguyên giảng viên khoa Y học lâm sàng, Trường Đại học Y tế Công cộng NHÓM HỖ TRỢ BIÊN SOẠN: PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế Nguyên chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công ThS. Lại Vũ Kim nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế ThS. Phạm Ngọc Bằng Chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế ThS. Phạm Thị Kim Thanh Chuyên viên Văn phòng, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế TS. Horii Satoko Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng ThS. Amaike Naomi Chuyên gia dài hạn, Dự án JICA Điều dưỡng ThS. Desilva Tomomi Điều phối viên, Dự án JICA Điều dưỡng CN. Fukatani Karin Nguyên chuyên gia dài hạn, Dự án JICA Điều dưỡng ThS. Sugita Shio Nguyên Cố vấn trưởng, Dự án JICA Điều dưỡng CN. Ikarashi Megumi Nguyên chuyên gia dài hạn. Dự án JICA Điều dưỡng Bà Trần Thu Hương Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng Bà Nguyễn Thu Hiền Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng Bà Nguyễn Ngọc Lan Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng Bà Trần Thị Duyên Cán bộ Dự án JICA Điều dưỡng NHÓM CỐ VẤN CHUYÊN MÔN: TS. Kurosu Hitomi Chuyên gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn/ Quản lý điều dưỡng, Dự án JICA Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện ThS. Moriyama Jun Trung tâm y tế sức khỏe toàn cầu, Cục Hợp tác quốc tế y tế, Phòng phát triển nguồn nhân lực, Ban tăng cường năng lực cán bộ TS. Suenaga Yuri Giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo TS. Yokoyama Miki Giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo ThS. Adachi Yoko Trợ lý giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo ThS. Kawano Megumi Cựu sinh viên, Trường Đại học Chăm sóc sức khỏe Tokyo TS. Sakai Shima Giáo sư, Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Kyorin 6
- LỜI GIỚI THIỆU Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã quy định điều dưỡng viên mới tốt nghiệp phải trải qua thời gian 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp xác nhận thực hành trước khi đăng ký hành nghề. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo cũng như phương pháp dạy/học, kiểm tra, đánh giá trước khi cấp xác nhận thực hành. Dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp” gọi tắt là dự án JICA Điều dưỡng, với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế của Việt Nam thông qua việc nhân rộng toàn quốc hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo được Lãnh đạo Bộ giao nhiệm vụ làm chủ dự án. Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Phúc, Bình Định, Đồng Nai được lựa chọn làm địa điểm triển khai dự án từ năm 2016 đến năm 2020. Bộ chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp gồm 04 đầu sách do dự án JICA Điều dưỡng chủ trì xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, cán bộ quản lý, giảng viên và Hội Điều dưỡng Việt Nam. Sau nhiều lần chỉnh sửa thông qua việc tổ chức đào tạo thử nghiệm tại các tỉnh tham gia dự án, bộ chương trình và tài liệu đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đánh giá cao và nghiệm thu. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế; chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả của JICA, đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp đến làm việc tại Việt Nam; chân thành cảm ơn Ban biên soạn, các cá nhân đã góp phần hoàn thành bộ sách này và trân trọng giới thiệu với đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! CỤC TRƯỞNG CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO TS. Phạm Văn Tác 7
- LỜI NÓI ĐẦU Công tác điều dưỡng có vị trí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân với nhiều chuyên khoa, nhiều trình độ đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, đại học đến sau đại học. Ở nước ta, hằng năm có khoảng 30 ngàn điều dưỡng viên mới tốt nghiệp từ các trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Nghị định số 109/2016/NĐ- CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã quy định điều dưỡng viên mới tốt nghiệp phải trải qua thời gian 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp xác nhận thực hành trước khi đăng ký hành nghề. Bộ tài liệu này được xây dựng để hỗ trợ cho các đơn vị khi triển khai đào tạo thực hành lâm sàng theo đúng quy định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ tài liệu bao gồm 04 đầu sách: (1) Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới; (2) Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (hai tập); (3) Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới; (4) Hướng dẫn tổ chức và quản lý đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Mỗi cuốn sách đều đặt mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cần thiết cho điều dưỡng ở các cấp khác nhau vì năng lực của của đội ngũ quản lý điều dưỡng về công tác lập kế hoạch, giám sát và đánh giá đào tạo và năng lực của người hướng dẫn lâm sàng về kỹ năng giảng dạy, hỗ trợ và lượng giá học viên là hết sức cần thiết trong công tác triển khai đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Các hoạt động hỗ trợ từ các cơ quan quản lý cấp trung ương, các chuyên gia điều dưỡng của các hội nghề nghiệp và từ các trường đào tạo y tế cũng rất quan trọng. Do đó, chúng tôi đã làm rõ vai trò của từng thành phần trong cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện. Hơn nữa, trong cuốn giáo trình tài liệu đào tạo chúng tôi đã cố gắng cập nhật, bổ sung các kiến thức liên quan đến các quy định pháp luật và chuyên môn, cùng với việc đưa vào áp dụng hình thức học tập thông qua các bài tập tình huống lồng ghép các nội dung lý thuyết và thực hành. Chúng tôi, những thành viên của nhóm biên soạn hy vọng rằng với bộ sách gồm 04 cuốn tài liệu này sẽ hỗ trợ tất cả các thành phần tham gia vào hệ thống đào tạo và sẽ góp phần nâng cao năng lực của họ để đảm bảo chất lượng và 9
- chuẩn hóa chương trình đào tạo, giúp cho điều dưỡng viên mới đạt được chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam và đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh. Cuối cùng, Ban biên soạn chân thành cảm ơn sự chỉ đạo của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế; Ban quản lý dự án JICA Điều dưỡng; các chuyên gia trong và ngoài nước; các Thầy/Cô giáo của các cơ sở đào tạo điều dưỡng; lãnh đạo Sở Y tế/Bệnh viện và điều dưỡng trưởng các Sở Y tế/Bệnh viện tham gia dự án; các thành viên Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đã đóng góp nhiều công sức, hỗ trợ tích cực góp phần hoàn thành bộ tài liệu này. Trân trọng cảm ơn! THAY MẶT NHÓM BIÊN SOẠN DỰ ÁN JICA-ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG NHÓM BIÊN SOẠN HORII Satoko Phạm Đức Mục Cố vấn trưởng Dự án Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam 10
- MỤC LỤC QuyÕt ®Þnh cña Bé Y tÕ 3 Danh s¸ch t¸c gi¶ 5 Lòi giíi thiÖu 7 Lòi nói ®Çu 9 Danh môc tõ viÕt t¾t 12 Chương 1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNH NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG 13 Bài 1. Giới thiệu tổ chức, quy định của bệnh viện tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp học thực hành lâm sàng đối với điều dưỡng viên mới 14 Bài 2. Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam 27 Bài 3. Áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng Việt Nam vào thực hành chăm sóc người bệnh 38 Bài 4. Các quy định liên quan tới hành nghề điều dưỡng và chăm sóc người bệnh 46 Chương 2. AN TOÀN NGƯỜI BỆNH 63 Bài 5. Áp dụng phòng ngừa chuẩn trong chăm sóc người bệnh 64 Bài 6. Phòng ngừa sự cố y khoa liên quan đến chăm sóc người bệnh 93 Chương 3. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH (PHẦN 1) 115 Bài 7. Chăm sóc giảm đau 116 Bài 8. Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh 134 Bài 9. Đón tiếp người bệnh, chuyển viện, xuất viện 157 Bài 10. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 170 Bài 11. Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm (Máu, đờm, phân, nước tiểu) 194 Bài 12. Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh 217 Bài 13. Hỗ trợ người bệnh di chuyển 237 Bài 14. Hỗ trợ người bệnh ăn uống 252 Bài 15. Thực hành dùng thuốc cho người bệnh 268 11
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CBYT Cán bộ y tế CNL Chuẩn năng lực CSNB Chăm sóc người bệnh ĐD Điều dưỡng ĐDV Điều dưỡng viên ĐDT Điều dưỡng trưởng GĐNB Gia đình người bệnh JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NHD Người hướng dẫn NQLĐT Người quản lý đào tạo SYT Sở Y tế TDGS Theo dõi giám sát TCNL Tiêu chuẩn năng lực 12
- Chương 1 §ÞNH H¦íNG Vµ C¸C QUY §ÞNH VÒ HµNH NGHÒ §IÒU D¦ìNG 13
- Bài 1 GIỚI THIỆU TỔ CHỨC, QUY ĐỊNH CỦA BỆNH VIỆN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, PHƯƠNG PHÁP HỌC THỰC HÀNH LÂM SÀNG ĐỐI VỚI ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI MỤC TIÊU 1. Mô tả được cơ cấu tổ chức của bệnh viện tổ chức đào tạo và nhận dạng được vị trí các khoa phòng, khu vực chuyên môn, hậu cần kỹ thuật trong bệnh viện. 2. Trình bày được các quy định của bệnh viện. 3. Trình bày được mục tiêu đào tạo thực hành lâm sàng cho ĐDV mới 4. Trình bày được các yêu cầu và nội dung thực hành lâm sàng đối với ĐDV mới. 5. Thực hiện hiệu quả các kỹ năng, phương pháp học và tự đánh giá lâm sàng trong quá trình học thực hành lâm sàng (CNL 23.1; 23.2). 6. Viết báo cáo: nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ĐDV mới đối với bệnh viện trong quá trình thực tập tiền hành nghề. NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC, QUY ĐỊNH CỦA BỆNH VIỆN – Quy mô, hệ thống tổ chức bệnh viện – Quy định của bệnh viện – Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện . 2. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI 2.1. Mục tiêu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới Yêu cầu đối với học viên sau 9 tháng thực hành lâm sàng phải đáp ứng được các Tiêu Chuẩn Năng Lực (TCNL) cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Trọng tâm vào các đầu ra sau đây: (1) Năng lực chuyên môn: Chăm sóc người bệnh và thực hành kỹ thuật cơ bản trên người bệnh đảm bảo an toàn, dựa trên bằng chứng; (2) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định về an toàn và kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc người bệnh; (3) Thực hành giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khoẻ với người bệnh, gia đình người bệnh; giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên phù hợp và hiệu quả; Có khả năng làm việc nhóm; (4) Năng lực quản lý và cải tiến chất lượng chăm sóc: Tham gia cải tiến, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc lĩnh vực chăm sóc được phân công; (5) Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên trong quá trình thực hành lâm sàng và hành nghề. 14 BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS
- 2.1.1. Mục tiêu chung Sau khóa học, Điều dưỡng viên mới đạt được các chuẩn năng lực thiết yếu của điều dưỡng Việt Nam và có khả năng thực hành chăm sóc người bệnh một cách chủ động, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở y tế. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể * Kiến thức 1. Giải thích được các bước của quy trình điều dưỡng. 2. Trình bày được các quy định về quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sử dụng các nguồn lực chăm sóc người bệnh. 3. Nhận dạng được các tình huống áp dụng phòng ngừa chuẩn trong chăm sóc người bệnh. 4. Nhận dạng được các hành vi nguy cơ và các giải pháp đảm bảo an toàn người bệnh liên quan đến công tác điều dưỡng. 5. Xác định được nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp với người bệnh và gia đình người bệnh. 6. Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan đến công tác điều dưỡng trong bệnh viện. * Kỹ năng 1. Áp dụng được quy trình điều dưỡng và thực hành dựa trên bằng chứng trong chăm sóc người bệnh (Nhận định người bệnh và xác định đúng vấn đề chăm sóc; Lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch và lượng giá phù hợp với người bệnh). 2. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản trên người bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả. 3. Phát hiện sớm các diễn biến bất thường trên người bệnh, phản vệ, ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp. Ra quyết định xử trí ban đầu và phối hợp với các thành viên trong nhóm thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời và hiệu quả. 4. Thực hiện đúng quy trình thực hành phòng ngừa chuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. 5. Thực hiện đúng các quy định về an toàn người bệnh trong thực hành chăm sóc và báo cáo sự cố y khoa. 6. Giao tiếp công sở, giao tiếp với người bệnh/GĐ người bệnh phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng; giao tiếp được với người bệnh có trở ngại (hôn mê, tâm thần, khiếm thính, khiếm thị ). 7. Cung cấp thông tin liên quan tới chăm sóc cho người bệnh/gia đình người bệnh đầy đủ và kịp thời; Giáo dục sức khỏe và tư vấn cho người bệnh/gia đình NB phù hợp. BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS 15
- 8. Vận hành và bảo quản các thiết bị chuyên môn liên quan tới công việc đúng quy trình, đúng quy định, đảm bảo an toàn hiệu quả. 9. Thực hiện ghi chép, quản lý hồ sơ bệnh án đúng quy định. 10. Hợp tác làm việc theo nhóm trong chăm sóc người bệnh. 11. Ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc người bệnh. 12. Áp dụng được CNL cơ bản vào chăm sóc người bệnh. * Thái độ 1. Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật liên quan và Tiêu chuẩn đạo đức khi thực hành nghề nghiệp. 2. Học tập liên tục để duy trì, phát triển năng lực cho bản thân và nghề nghiệp. 3. Tác phong cẩn thận; tỉ mỉ; trung thực; tôn trọng, hợp tác với người bệnh và đồng nghiệp; đảm bảo an toàn khi chăm sóc người bệnh; chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hành nghề nghiệp. 2.2. Kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Xem Phụ lục 1: Kế hoạch khóa đào tạo thực hành lâm sàng trong cuốn “Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới”). 2.3. Nội dung thực hành lâm sàng đối với ĐDV mới Tổng thời gian học viên học thực hành lâm sàng là 38 tuần (1520 giờ), bao gồm cả học Lý thuyết và thực hành trên lớp (OFF-JT); Học thực hành tại khoa lâm sàng (OJT); Ôn tập, tự học, kiểm tra đánh giá (Bảng dưới - Chương trình tổng quát). TT Nội dung Tổng số tiết 1 Lý thuyết và thực hành trên lớp (OFF-JT) 76 2 Học thực hành tại khoa lâm sàng (OJT) 1.324 3 Ôn tập, tự học, kiểm tra đánh giá 120 Tổng số 1.520 Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới gồm 30 nội dung (30 bài), mỗi bài thực hành là một nhóm kỹ năng điều dưỡng cơ bản và chăm sóc người bệnh. Chương/nhóm bài 1: Định hướng và các quy định về hành nghề điều dưỡng – Bài 1: Giới thiệu tổ chức, quy định của bệnh viện tổ chức đào tạo; chương trình đào tạo, phương pháp học thực hành lâm sàng đối với ĐDV mới – Bài 2: Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam – Bài 3: Áp dụng Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng Việt Nam vào thực hành chăm sóc người bệnh 16 BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS
- – Bài 4: Các Quy định liên quan tới hành nghề Điều dưỡng và chăm sóc người bệnh Chương/nhóm bài 2: An toàn người bệnh – Bài 5: Áp dụng Phòng ngừa chuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc người bệnh – Bài 6: Phòng ngừa sự cố y khoa liên quan đến chăm sóc người bệnh Chương/nhóm bài 3: Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chăm sóc người bệnh – Bài 7: Chăm sóc giảm đau – Bài 8: Áp dụng Quy trình điều dưỡng trong CSNB – Bài 9: Đón tiếp người bệnh, chuyển viện, xuất viện – Bài 10: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn – Bài 11: Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm (máu, đờm, phân, nước tiểu) – Bài 12: Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh – Bài 13: Hỗ trợ người bệnh di chuyển – Bài 14: Hỗ trợ người bệnh ăn uống – Bài 15: Thực hành dùng thuốc cho người bệnh – Bài 16: Kỹ thuật truyền dịch, truyền máu – Bài 17: Theo dõi lượng dịch vào ra – Bài 18: Kỹ thuật chăm sóc vết thương và ống dẫn lưu – Bài 19: Dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè cho người bệnh – Bài 20: Chăm sóc bài tiết Chương/nhóm bài 4: Quản lý chăm sóc người bệnh – Bài 21: Quy định về ghi chép quản lý hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc – Bài 22: Sử dụng và quản lý các máy y tế: Monitor, máy truyền dịch, máy bơm tiêm điện, máy điện tim – Bài 23: Quản lý thuốc và vật tư tiêu hao y tế Chương/nhóm bài 5: Sơ cứu cấp cứu – Bài 24: Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow – Bài 25: Kỹ thuật hỗ trợ hô hấp và quản lý đường thở – Bài 26: Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản – Bài 27: Phòng và xử trí phản vệ BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS 17
- Chương/nhóm bài 6: Giao tiếp, tư vấn và làm việc nhóm – Bài 28: Kỹ năng giao tiếp trong chăm sóc người bệnh – Bài 29: Kỹ năng truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe – Bài 30: Kỹ năng làm việc nhóm trong chăm sóc y tế 3. PHƯƠNG PHÁP HỌC LÂM SÀNG 3.1. Các phương pháp/hình thức học lâm sàng 3.1.1. Học tại giường bệnh – Đây là hình thức học được thực hiện nhiều nhất trên lâm sàng. Học viên được chia thành các nhóm (3 - 7 HV/nhóm). Mỗi nhóm sẽ tiếp xúc, thăm khám lâm sàng và làm KHCS/bệnh án cho một người bệnh đã được giảng viên lựa chọn trước. – Đến giờ học, cả tổ tập trung tại giường bệnh, nhóm làm KHCS/bệnh án cử đại diện nhóm trình bày. Giảng viên giảng trực tiếp trên người bệnh. 3.1.2. Học tại bệnh phòng không có người bệnh – Một số buổi giảng lâm sàng có thể không có người bệnh do nhiều lý do: hiện tại không có loại bệnh cần giảng tại bệnh phòng, người bệnh quá nặng, người bệnh đi làm thủ thuật/xét nghiệm hoặc những nội dung giảng không tiện khi thảo luận khi có mặt người bệnh. – Giảng viên có thể giảng với người bệnh giả/đóng vai, mô hình, hay với các phương tiện khác như phim X quang, ảnh chụp người bệnh 3.1.3. Học trong đêm trực – Trong đêm trực, số lượng sinh viên và nhân viên y tế ít hơn ban ngày, nên người học sẽ có nhiều cơ hội và thời gian để tiếp xúc, thăm khám và cấp cứu người bệnh. Khi tham gia tiếp xúc, thăm khám, làm thủ thuật và cấp cứu người bệnh, học viên sẽ được GV/người hướng dẫn kèm cặp, hỗ trợ, giảng dạy trực tiếp trên người bệnh. Có nhiều cơ hội quan sát các bác sĩ, điều dưỡng làm việc nhóm. – Tích cực học trong tua trực (kíp trực ngoài giờ hành chính) sẽ tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng thực hành. 3.1.4. Học khi đi buồng – Đây là cơ hội tốt để người học biết được tổng quát tình hình người bệnh trong khoa. – Bác sĩ điều trị/điều dưỡng sẽ báo cáo tóm tắt quá trình bệnh lý và chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng, người học sẽ nhận biết được sơ lược tình trạng người bệnh, nhận định và KH chăm sóc phù hợp. 18 BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS
- – Với những người bệnh có bệnh lý hiếm gặp hoặc phù hợp với sinh viên, các bác sĩ hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm sẽ chỉ cho sinh viên những điều cần học ở người bệnh đó. 3.1.5. Học qua giao ban khoa, viện Mỗi buổi sáng tại khoa, phòng, bệnh viện sẽ có giao ban, đây là thời điểm trao đổi thông tin chuyên môn chung với tất cả nhân viên của khoa, người học sẽ được nghe các thông tin về điều trị, chăm sóc cho tất cả người bệnh vào viện, cấp cứu, chuyển viện, tử vong và những diễn biến đặc biệt trong ngày. 3.1.6. Học qua chăm sóc và theo dõi bệnh nhân – Mỗi sinh viên sẽ được phân công đi theo một giảng viên, hoặc điều dưỡng và phụ trách theo dõi từ 1- >2 giường bệnh. Nhiệm vụ người học là hàng ngày (thường là buổi sáng) đến tiếp xúc người bệnh, thăm khám lâm sàng và ghi chép diễn biến bệnh vào bệnh án, lên kế hoạch chăm sóc, sau đó trình kế hoạch chăm sóc cho giảng viên hoặc điều dưỡng xem và nhận xét. – Khi học qua chăm sóc, người học được tạo cơ hội thực hành như một điều dưỡng thực thụ với những người bệnh cụ thể, được tham gia chăm sóc người bệnh. Hoạt động này sẽ giúp người học áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ được học vào thực tế làm việc, nhận được những ý kiến phản hồi của GV phụ trách kịp thời; đồng thời nhận thức được vai trò và trách nhiệm của một người điều dưỡng. 3.1.7. Học tại phòng thủ thuật – Hàng ngày có nhiều thủ thuật thực hiện cho NB tại phòng thủ thuật hoặc tại bệnh phòng. Thủ thuật do điều dưỡng thực hiện, thời gian đầu người học quan sát điều dưỡng thực hiện các bước thủ thuật (dựa theo quy trình) trên người bệnh, có thể được tham gia làm thủ thuật trên NB dưới sự hỗ trợ của GV/người hướng dẫn. Người học cần thực hiện đúng quy định vô trùng tại phòng thủ thuật, nghiêm túc khi quan sát thủ thuật. Chú ý không được gây cản trở hay làm vướng tay của điều dưỡng đang thực hiện thủ thuật. – Khi học thủ thuật trên người bệnh, học viên cần phải đọc và hiểu rõ các bước của mỗi thủ thuật, nên đi theo nhóm, ít nhất 02 HV/nhóm. Mỗi khi làm thủ thuật thì một HV làm và 01 học viên quan sát, sau đó cùng thảo luận về những nội dung/ bước chưa làm được, để có kế hoạch học bổ sung trong thời gian kế tiếp. 3.1.8. Tự học trên lâm sàng Tự học là một hoạt động tích cực nhằm mục đích áp dụng kiến thức đã học vào thực hành một cách chủ động và hiệu quả. Có thể học theo nhóm nhỏ, tiếp xúc với một số người bệnh có những bệnh lý “hay” để hỏi bệnh và thăm khám, tự đưa ra chẩn đoán điều dưỡng và KHCS. Sau đó, hãy tham khảo ý kiến của các bạn trong nhóm. BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS 19
- 3.2. Phương pháp lượng giá 3.2.1. Tự lượng giá thực hành/lâm sàng Học viên sử dụng bảng kiểm (đã giới thiệu trong mỗi bài của tài liệu để tự lượng giá theo nhóm); sử dụng bảng kiểm đánh giá dựa theo chuẩn năng lực để tự đánh giá năng lực của bản thân qua các giai đoạn học tập. 3.2.2. Thi lâm sàng * Thi lâm sàng có người bệnh: là hình thức lượng giá chủ yếu áp dụng trong dạy - học lâm sàng. Thi lâm sàng có người bệnh thực hiện qua các bước: – Người học được yêu cầu bắt thăm tên của người bệnh, số giường, khoa phòng. – Thực hiện các nội dung thi: hỏi bệnh, lập KHCS, thực hiện kỹ thuật chăm sóc, tư vấn GDSK (tuỳ theo thời điểm lượng giá đánh giá); người học sẽ tiếp xúc với NB, thực hiện nội dung thi. – Người hướng dẫn/GV quan sát, hỏi thêm và cho nhận xét hoặc cho điểm. * OSCEs (Objective Structured Clinical Exams): Lượng giá lâm sàng theo cấu trúc khách quan. – OSCEs đã trở thành phương pháp lượng giá kỹ năng lâm sàng được thực hiện tại nhiều trường Đại học Y trên thế giới và là phương pháp quan trọng trong kỳ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ và điều dưỡng ở nhiều quốc gia. – Cách thức thi và tổ chức thi tương tự như thi OSPEs tại Skills lab: Người học phải thực hiện nhiều nội dung thi (mỗi nội dung là một Trạm thi, tuỳ theo quy định 10 trạm hoặc nhiều hơn). – Điểm thi được chấm theo bảng kiểm và là điểm trung bình cộng của tổng điểm tại tất cả các trạm thi. 3.3. Các kỹ năng học lâm sàng 3.3.1. Tạo môi trường an toàn để tiếp cận và giao tiếp với người bệnh – Tiếp cận người bệnh là bước đầu tiên quan trọng khi học lâm sàng. Khi người học tiếp cận người bệnh tốt, tạo được thiện cảm từ phía người bệnh/gia đình NB thì các bước tiếp theo như: khai thác thông tin, khám lâm sàng, làm KHCS/bệnh án sẽ thực hiện được thuận lợi hơn. – Trang phục đúng quy định: mặc đồng phục theo quy định, có biển tên, mũ, khẩu trang (nếu cần), tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn. – Môi trường giao tiếp tốt nhất với người bệnh là tại một phòng riêng, có đủ trang thiết bị chuyên môn để thăm khám. Nhưng do điều kiện thực tế tại các bệnh viện rất đông người bệnh, nên cuộc tiếp xúc với người bệnh thường được thực hiện tại giường bệnh. 20 BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS
- – Nếu người bệnh là người khác giới, đặc biệt đối với người bệnh nữ, cần có thêm một người thứ ba để làm chứng cho quá trình giao tiếp và thăm khám, thường là điều dưỡng, đồng nghiệp (sinh viên cùng nhóm) hoặc người nhà người bệnh. – Khi người bệnh cảm nhận được môi trường giao tiếp an toàn và thân thiện thì họ sẽ yên tâm, hợp tác cung cấp thông tin. 3.3.2. Giao tiếp với người bệnh – Mục đích của quá trình giao tiếp là tạo được mối quan hệ tốt với người bệnh: người bệnh tin tưởng vào sự thân thiện và trình độ chuyên môn của sinh viên/ người học, họ sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân và thông tin y khoa cho sinh viên/người học, cán bộ y tế để được chăm sóc sức khỏe. – Tâm lý người bệnh khá phức tạp. Mỗi người bệnh là một con người có tư duy và hành vi khác nhau trước mỗi sự việc. Nói chung, người bệnh thường bị hạn chế trong giao tiếp bởi đau đớn, lo lắng do bệnh tật . Trong bất kỳ trường hợp nào, kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế là chìa khóa để tiếp cận và tìm hiểu thông tin từ người bệnh. – Sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình để hỏi bệnh sử và làm bệnh án/KHCS. Kỹ năng giao tiếp người học đã được học ở nhiều môn học, đặc biệt là môn Kỹ năng giao tiếp và tại Skills lab khi học thực hành. Ngôn ngữ trong giao tiếp với người bệnh và gia đình bao gồm: + Ngôn ngữ có lời: chào người bệnh và tự giới thiệu tên của mình, hỏi tên người bệnh, lắng nghe; đặt câu hỏi đóng và mở, giải thích và phản hồi thông tin, thuyết phục, động viên + Ngôn ngữ không lời: sử dụng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, trang phục để tạo sự thân thiện, đồng cảm với người bệnh. Đối với người bệnh tỉnh, có thể giao tiếp được và đủ 18 tuổi trở lên, thì cần trao đổi trực tiếp với người bệnh để có được thông tin đầy đủ về quá trình diễn biến bệnh cho đến thời điểm hiện tại. Đối với người bệnh hôn mê hoặc trong tình trạng cấp cứu cần khẩn trương trao đổi với người nhà người bệnh đồng thời thực hiện đón tiếp, cấp cứu cho người bệnh. Đối với những người bệnh thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già , với người bệnh tâm thần hoặc không có khả năng giao tiếp: quá trình giao tiếp cần tuân thủ đúng quy định dành cho nhóm đối tượng này. Những người bệnh đang trong tình trạng bị kích động có thể gây nguy hiểm cho nhân viên y tế. Lúc này, nhân viên y tế cần đảm bảo được an toàn cho bản thân để có thể tiếp xúc với người bệnh, ví dụ như gọi thêm đồng nghiệp đến hỗ trợ, nhờ người nhà kiềm chế người bệnh. Thậm chí khi người bệnh quá xúc động, hay hung dữ, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thì nên tạm ngừng tiếp xúc để chờ người bệnh bình tĩnh lại. BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS 21
- 3.3.3. Khai thác thông tin của người bệnh – Chào người bệnh, tự giới thiệu tên, thông báo lý do của cuộc tiếp xúc và đề nghị người bệnh đồng ý cung cấp thông tin. – Xin phép người bệnh được ghi lại các thông tin vào trong bệnh án, và bệnh án sẽ được bảo mật theo đúng quy định. – Quá trình tìm hiểu thông tin bắt đầu bằng hỏi thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân – Tìm hiểu thông tin y khoa: bao gồm bệnh sử và tiền sử. – Bệnh sử: là quá trình diễn biến bệnh lý khiến cho người bệnh phải tới bệnh viện, tính cho đến thời điểm hiện tại. Bệnh sử có thể mới bắt đầu vài ngày/ vài giờ gần đây, nhưng cũng có thể kéo dài từ nhiều ngày trước. + Cần hỏi kỹ diễn biến bệnh: Tại sao người bệnh phải đến bệnh viện? Bệnh bắt đầu từ khi nào? Diễn biến ra sao? Người bệnh đã đi khám và điều trị ở đâu chưa? Đã dùng những thuốc gì, hàm lượng, liều lượng, thời gian dùng? Bệnh có những biểu hiện gì khác kèm theo không + Sử dụng câu hỏi lịch sự và đúng chuyên môn. Có hai dạng câu hỏi được sử dụng: câu hỏi mở và câu hỏi đóng. + Cần bắt đầu bằng các câu hỏi mở để thu nhận được nhiều thông tin. Câu hỏi mở thường được bắt đầu bằng cụm từ: Anh/chị/bác hãy kể lại ? và/hoặc kết thúc bằng như thế nào? Bác hãy nói cho cháu nghe về diễn biến bệnh của bác như thế nào? Anh bị sốt như thế nào? + Thông tin người bệnh cung cấp có thể dài dòng, lộn xộn. Lúc này cần đặt câu hỏi đóng để khẳng định lại thông tin và chuyển sang một vấn đề mới. Câu hỏi đóng thường được bắt đầu bằng: Có phải anh/chị/bác ? và/hoặc kết thúc bằng đúng không? Có phải bác bị bệnh bắt đầu từ một tuần trước không? Anh đã dùng 2 viên thuốc efferalgan 500mg để hạ sốt trong ngày hôm qua đúng không? + Khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong hỏi bệnh sử, thường có hai tình huống xảy ra: (1) Người bệnh không hợp tác trả lời đầy đủ câu hỏi nên không thu được đủ thông tin cần thiết để làm bệnh án. (2) Người bệnh nói quá lan man, dài dòng gây khó thu nhận thông tin chính xác. + Do vậy cần luyện tập kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự đồng cảm, thân thiện và kỹ năng đặt câu hỏi chính xác, đúng chuyên môn để có thể giao tiếp tốt với người bệnh. – Tiền sử: là những vấn đề về sức khỏe mà người bệnh đã từng trải qua trước thời điểm bị bệnh lần này. Tiền sử cũng bao gồm tiền sử cá nhân, gia đình và các mối quan hệ đặc biệt. + Tiền sử cá nhân: cần tìm hiểu xem người bệnh đã bao giờ mắc bệnh như lần này chưa? Các bệnh khác đã từng mắc? Những lần điều trị y khoa trước? Các loại thuốc đang dùng do điều trị bệnh mạn tính 22 BÀI 1: GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC THLS