Quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025

pdf 5 trang manhthi 23/10/2022 10180
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_muc_tieu_va_cac_chi_tieu_chu_yeu_nhiem_ky_2020_202.pdf

Nội dung text: Quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025

  1. Phần thứ hai QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 2020 - 2025 I- DỰ BÁO BỐI CẢNH TÌNH HÌNH Tình hình thế giới những năm tới sẽ tiếp tục diễn biến khó lường. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp Đó là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam. Ở trong nước, sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 05 năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA tác động đến thu hút đầu tư, phát triển thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nông sản chế biến của tỉnh. Đối với tỉnh ta, trong những năm đến sẽ có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, chuyển hóa nhau. Cụ thể, những thuận lợi cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đó là: Có nhiều tiềm năng, lợi thế ở khu vực Tây Nguyên; có vị trí quan trọng trên tuyến hành lang Đông - Tây; có sân bay, cửa khẩu quốc tế và là địa phương có diện tích lớn thứ hai cả nước, đất đai, khí hậu thuận lợi, dân số khá đông, có bề dày truyền thống lịch sử, giàu bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên, tỉnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, như: Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong những năm đến, đòi hỏi phải thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế; chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn khá lớn; an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Tất cả những yếu tố nêu trên sẽ tác động không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để hội nhập, phát triển, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
  2. 1. Chiến lược và các chính sách phát triển của tỉnh được đặt trong quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, quy hoạch vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia. 2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước; tập trung nghiên cứu để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu. Phát triển nhanh các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh; chú trọng công tác giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; ổn định xã hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc. Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo nhằm tận dụng tốt mọi cơ hội phát triển, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng kinh tế số, xã hội số. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Gia Lai là tỉnh phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc và đến năm 2030 trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên, có vị thế quan trọng trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. 3. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. 4. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo. Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, hiệu quả hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. III. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế thị trường. Phát triển nhanh các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
  3. của nhân dân; thực hiện tốt chủ trương, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Giữ vững quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; năng động, sáng tạo. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực để xây dựng Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu 2.1. Về kinh tế (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng bình quân hằng năm 8,6% trở lên. GRDP theo giá hiện hành đến năm 2025 đạt 131.702 tỷ đồng (2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 79,5 triệu đồng/người/năm. (3) Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,89%; công nghiệp - xây dựng 31,22%; dịch vụ 35,40%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 3,49%. (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hằng năm 12,89%. (5) Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm từ 9% - 10%. (6) Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hằng năm 7,94%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hằng năm 5,92%. (7) Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 35%. 2.2. Về xã hội (8) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 0,8% trở lên (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020). (9) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 120 xã trở lên. Số địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 10 địa phương(i). (10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. (11) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm đạt 1,1%. (12) Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95%; số bác sỹ/vạn dân đạt 9 bác sỹ. (13) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 68%. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở cấp trung học cơ sở đến năm 2025 đạt 97%. 2.3. Về môi trường (14) Diện tích rừng trồng mới 40.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,75%(ii). (15) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98%.
  4. 2.4. Về xây dựng Đảng (16) Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt 80% trở lên. (17) Tỷ lệ kết nạp đảng viên hằng năm đạt 3% trở lên so với đầu nhiệm kỳ (tương đương 1.800 đảng viên trở lên/năm và 9.000 đảng viên trở lên/nhiệm kỳ).