Hệ thống hóa kiến thức Xuất xứ hàng hóa

docx 7 trang Viên Minh 14/07/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống hóa kiến thức Xuất xứ hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_hoa_kien_thuc_xuat_xu_hang_hoa.docx

Nội dung text: Hệ thống hóa kiến thức Xuất xứ hàng hóa

  1. XUẤT XỨ HÀNG HÓA Câu 1: Chọn khái niệm đúng: A. “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó” B. “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện những công đoạn chế biến cơ bản đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó” C. “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”. Câu 2: Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi đáp ứng được các điều kiện gì? A. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi mà hàng hóa đó được sản xuất hoàn toàn tại nước xuất khẩu và từ nguyên vật liệu cũng hoàn toàn của nước đó. B. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi mà hàng hóa đó được sản xuất hoàn toàn tại nước xuất khẩu và nguyên vật liệu có. C. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi mà hàng hóa đó được sản xuất hoàn toàn tại nước xuất khẩu và từ nguyên vật liệu cũng hoàn toàn của nước đó. Câu 3: Các sản phẩm nào trong số các sản phẩm dưới đây là hàng hóa có xuất xứ thuần túy? A. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó. B. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó. C. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, 1
  2. không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế. D. Không có đáp án đúng. Câu 4: Hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng được A. tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định. B. tiêu chí nguyên liệu không có xuất xứ. C. nguyên tắc cộng gộp đầy đủ và chuyển đổi cơ bản. Câu 5: Thế nào là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? A. Là văn bản giấy hoặc điện tử có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. B. Là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. C. Là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Câu 6: Chọn đáp án đúng: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là gì? A. Là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian đầu tiên dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. B. Là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên nhập khẩu trung 2
  3. gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. C. Là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Câu 7: Chọn đáp án đúng: Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là gì? A. Là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên. B. Là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho bảo thuế của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên. C. Là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho CFS của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên. Câu 8: Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức như thế nào? A. Thương nhân tự khai báo dưới sự hướng dẫn của cơ quan hải quan và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. B. Thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. C. Thương nhân tự khai báo theo quy định của pháp luật. Câu 9: Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng do tổ chức, cá nhân nào phát hành? A. Thương nhân. B. Bộ Công thương . C. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 3
  4. D. Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan Câu 10: Điền vào chỗ khuyết: Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá . năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. A. 1 năm - “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY”. B. 12 tháng - “ISSUE RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY”. C. 1 năm - “ISSUED ACTIVELY/ ISSUED SPECTIVELY”. Câu 11: Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong giai đoạn nào? A. Quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ thuần túy của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này. B. Quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này. C. Quá trình sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này. Câu 12: CTC là gì? A. Chuyển đổi mã số hàng hóa. B. Thay đổi về mã số HS. C. Chuyển đổi tỷ lệ phần trăm giá trị khu vực Câu 13: Khi người khai hải quan đã nộp C/O điện tử qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia thì có cần nộp bổ sung C/O bản giấy cho cơ quan hải quan không? A. Có. B. Không. 4
  5. C. Tùy từng trường hợp cụ thể. Câu 14: Thời gian hiệu lực của C/O trong bao lâu, kể từ ngày cấp? A. 06 tháng. B. 12 tháng. C. 24 tháng. Câu 15: Thông báo xác định trước xuất xứ có hiệu lực trong 03 năm kể từ thời điểm nào? A. Cơ quan hải quan ký quyết định ban hành. B. Cơ quan hải quan ban hành. C. Doanh nghiệp và cơ quan hải quan thống nhất về xuất xứ hàng hóa. Câu 16: Liệt kê các form C/O? Câu 17: Người khai hải quan được miễn nộp C/O mẫu D đối với hàng hóa có trị giá không quá 200 USD tính theo trị giá nào sau đây theo quy định trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN? A. Trị giá tính thuế B. FOB C. CIF Câu 18: Bản gốc C/O mẫu E do Trung Quốc cấp cho hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu vào các nước ASEAN (Việt Nam) có màu sắc như thế nào kể từ ngày 01/9/2019? A. Màu be (mã màu: 727c) B. Màu xanh nhạt (mã màu Pantone: 622c) C. Màu trắng. Câu 19: Ô "Third country invoicing" trên C/O mẫu AK thể hiện nội dung gì? 5
  6. A. Hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu có hóa đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên. B. Hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu có hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty đặt tại nước thứ ba hoặc bởi người xuất khẩu thay mặt cho công ty đó. C. Hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu có hóa đơn thương mại được cấp bởi một nước thứ ba. Câu 20: Cơ quan cấp C/O phải thực hiện lưu trữ chứng từ xin cấp C/O mẫu AANZ là bao lâu? A. Trong thời hạn ít nhất là 02 năm kể từ ngày xuất khẩu. B. Trong thời hạn ít nhất là 03 năm kể từ ngày xuất khẩu. C. Trong thời hạn ít nhất là 04 năm kể từ ngày xuất khẩu. Câu 21: Một bộ C/O của Nhật Bản được quy định như thế nào theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản? A. Bao gồm 01 bản sao. B. Bao gồm 02 bản sao. C. Bao gồm 01 bản gốc. Câu 22: Bò con được nhập khẩu từ Mỹ vào In đô nê xi a nuôi trong 03 năm rồi xuất khẩu sang Việt Nam thì theo quy định của Thông tư số 22/2016/TT-BCT có thỏa mãn xuất xứ In đô nê xi a không? A. Không. Vì con bò không được sinh ra và nuôi lớn tại nước thành viên. B. Không. Vì con bò chỉ được nuôi trong vòng 2 năm nên không đủ đáp ứng giá trị hàm lượng khu vực. C. Có. Vì con bò được nuôi 2 năm tại Indonesia và đây là nước thành viên. Câu 23: Bò mẹ được nhập khẩu từ Mỹ vào In đô nê xi a nuôi trong 03 năm. Bê con được sinh ra ở In đô nê xi a và xuất khẩu sang Việt Nam thì theo quy định 6
  7. của Thông tư số 22/2016/TT-BCT có thỏa mãn xuất xứ nước In đô nê xi a hay không? A. Không. Do bò mẹ không có xuất xứ In đô nê xi a nên bò con cũng không có. B. Có. Bê con có xuất xứ thuần túy, được sinh ra và lớn lên tại In đô nê xi a. C. Không. Vì bê con có 2 xuất xứ: Mỹ, In đô nê xi a. Câu 24: Tôm đánh bắt được ở Việt Nam có được cấp C/O mẫu xác nhận xuất xứ Việt Nam hay không? A. Có. Vì RVC 40% B. Không. Vì không xác định được tôm đến từ nước nào? C. Có. Vì tôm là sản phẩm có được từ hoạt động săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt hay nuôi trồng diễn ra tại Việt Nam nên tôm có xuất xứ thuần túy. Câu 25: Tôm đánh bắt được ở Việt Nam được cấp C/O mẫu D. Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là gì? A. LVC 50% B. RVC 100% C. WO D. PE 7