Hệ thống hóa kiến thức Trị giá Hải quan

docx 6 trang Viên Minh 14/07/2023 7020
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống hóa kiến thức Trị giá Hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_hoa_kien_thuc_tri_gia_hai_quan.docx

Nội dung text: Hệ thống hóa kiến thức Trị giá Hải quan

  1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRỊ GIÁ HẢI QUAN I. Bài tập về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu 1. Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng M theo điều kiện CIF Busan, đơn giá 150 USD/tấn, trong đó I quốc tế: 5 USD/tấn, F quốc tế: 25 USD/tấn. Tính trị giá hải quan? 2. Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng N theo điều kiện FOB Hải Phòng, đơn giá 150 USD/tấn, do năng suất bốc hàng tốt, nhanh hơn so với thỏa thuận nên được người mua thưởng thêm 5 USD/tấn/ngày. Tính trị giá hải quan? 3. Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng A, giao hàng theo điều kiện FOB Hà Nội, đơn giá 100 USD/tấn, số lượng 1.000 tấn.Trong hợp đồng thỏa thuận người mua phải thuê cần cẩu nổi để bốc hàng lên tàu với giá 2 USD/tấn. Tính trị giá hải quan? 4. Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng C, giao hàng theo điều kiện EXW, đơn giá 180 USD/tấn; chi phí bốc dỡ, vận chuyển hàng từ kho người bán đến cảng xuất hàng là 30 USD/tấn; chi phí bốc hàng lên tàu tại cảng xuất là 5 USD/tấn. Tính trị giá hải quan? 5. Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng K, giao hàng theo điều kiện CIF, đơn giá 1100 USD/tấn, số lượng 5.000 tấn, phí vận tải quốc tế: 20 USD/tấn, phí bảo hiểm quốc tế: 5 USD/tấn. Tính trị giá hải quan? II. Bài tập về trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu 1. Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu trên hợp đồng là CIF Hải Phòng 5.000 USD/tấn, người mua phải trả các chi phí sau tại Việt Nam: chi phí bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện xuống cảng là 8 USD/tấn, thuế nhập khẩu phải nộp 50 USD/tấn.Tính trị giá hải quan? 1
  2. 2. Giá mua bán trên hợp đồng là CIF Hải Phòng 3.000 USD/tấn, người mua phải trả các chi phí sau tại Việt Nam: chi phí bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện xuống cảng là 15 USD/tấn, thuế nhập khẩu phải nộp 30 USD/tấn, phí vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho doanh nghiệp là 25 USD/tấn. Tính trị giá hải quan? 3. Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng A, điều kiện giao hàng EXW, đơn giá 100 USD/bộ, phí vận tải từ kho người bán đến cửa khẩu X là 30 USD/bộ, phí bảo hiểm nước ngoài là 5 USD/bộ, tiền thuế phải nộp tại khâu nhập khẩu là 11 USD/bộ. Tính trị giá hải quan? 4. Doanh nghiệp nhập khẩu miễn thuế tạo tại sản cố định mặt hàng A, trị giá khai báo: 25 triệu USD = 500 tỷ đồng. Hiện nay, do máy móc đã cũ, doanh nghiệp có nhu cầu nhượng bán tại Việt Nam, giá chuyển nhượng là 10 tỷ đồng. Hàng hóa đã khấu hao còn lại 3 tỷ đồng trên sổ kế toán. Hỏi khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng bằng hình thức nhượng bán tại Việt Nam thì trị giá hải quan là bao nhiêu? 5. Một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hóa là phần mềm quản trị hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (phần mềm ghi vào 1 đĩa CD), giá mua theo hóa đơn thương mại là 20.000 USD/bộ phần mềm (bao gồm trị giá của đĩa CD và không ghi cụ thể trị giá của phần mềm của đĩa CD). Giá một đĩa CD trắng tra cứu được trên cơ sở dữ liệu là 1 USD/cái. Tính trị giá hải quan? III. Câu hỏi lý thuyết 1. Theo anh/chị, trị giá hải quan hàng nhập khẩu là gì? a. Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế. b. Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. c. Giá mua bán ghi trên hợp đồng ngoại thương. d. Giá mà ngân hàng của người mua thanh toán cho người bán. 2
  3. 2. Các khoản điều chỉnh cộng phải thỏa mãn các điều kiện nào khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng nhập khẩu? a. Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán. b. Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan. c. Phải liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. d. (a, b, c) đều đúng. 3. Khoản nào sau đây không phải là khoản điều chỉnh cộng khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng nhập khẩu? a. Phí môi giới. b. Phí bản quyền. c. Phí giấy phép d. Hoa hồng mua bán hàng hóa e. Hoa hồng mua hàng 4. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu? a. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt tại Việt Nam. b. Phương pháp giá bán tại thị trường Việt Nam. c. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đầu tiên. d. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt. 5. Trường hợp nào dưới đây thì người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt? a. Cùng là nhân viên hoặc một người là nhân viên, người kia là giám đốc trong doanh nghiệp khác. b. Có một trong các mối quan hệ gia đình: Vợ chồng, bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận, ông bà và cháu có quan hệ huyết thống với nhau, cô chú bác và cháu ruột, anh chị em ruột, anh chị em dâu, rể; 3
  4. c. Người bán và người mua là bạn bè lâu năm. d. (a, b, c) đều đúng 6. Khoản chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu được xử lý như thế nào theo phương pháp trị giá khấu trừ? a. Không được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng bên ngoài thị trường nội địa Việt Nam. b. Phải cộng vào đơn giá bán hàng trên thị trường Việt Nam. c. Không phải cộng vào đơn giá bán hàng trên thị trường nội địa Việt Nam d. Được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng trên thị trường nội địa Việt Nam. 7. Khi xem xét các khoản điều chỉnh trừ theo quy định, chi phí nào dưới đây là chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu theo quy định: (a). Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu; (b). Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu; (c). Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu; (d). Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới. A. a, b, c và d. B. b, c và d. C. a, b và d. D. a, c và d. 8. Khoản chi phí nào dưới đây không phải là khoản điều chỉnh cộng khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch? a. Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới hàng hóa nhập khẩu, phí bản quyền. b. Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu phát sinh sau nhập khẩu. c. Chi phí bao bì và chi phí đóng gói có liên quan đến hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập, phí giấy phép. d. Phí vận chuyển quốc tế từ nước xuất khẩu đến cửa khẩu nhập. 4
  5. 9. Khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan đối với lô hàng của công ty TNHH Toàn Phát, để xác minh tính chính xác và trung thực của trị giá khai báo, cơ quan hải quan có quyền làm gì? a. Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá khai báo. b. Đề nghị mở container kiểm tra thực tế hàng hóa lô hàng. c. Không cho lô hàng thông quan, chuyển đơn vị hải quan chống buôn lậu. d. Soi chiếu hàng hóa và xác định lại trị giá hải quan cho doanh nghiệp. 10. Theo anh/chị, phí môi giới được hiểu là gì thì chính xác nhất? a. Khoản tiền mà cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu. b. Khoản tiền mà người mua phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu. c. Khoản tiền mà người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu. d. Khoản tiền mà người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu. 11. Trên Hệ thống VNACCS, tại ô 1 của Tổng trị giá hóa đơn, khai mã phân loại giá hóa đơn là "B" có ý nghĩa là gì? a. Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền. b. Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền. c. Cước phí bảo hiểm d. Cước phí vận tải 12. Thời gian tham vấn và xử lý kết quả tham vấn là bao nhiêu ngày? 5
  6. a. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu nhập đầu tiên. b. Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. c. Tối đa là 30 ngày kể từ ngày hàng hóa được giải phóng d. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan gửi giấy mời tham vấn. 13. Qua tham vấn, cơ quan hải quan đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ thì thời hạn khai báo bổ sung là bao lâu? a. 05 ngày làm việc. b. 05 ngày kể từ ngày tham vấn kết thúc c. 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày theo lịch kể từ ngày đăng ký tờ khai. d. 15 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn 14. Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá hàng nhập khẩu không bao gồm chứng từ nào sau đây? a. Hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng tại Việt Nam. b. Vận đơn, hóa đơn ngoại thương. c. Hợp đồng mua bán hàng hóa, bảng công bố giảm giá, chứng từ thanh toán cho toàn bộ hàng thuộc hợp đồng. d. Bảng chào giá trước khi mua bán ngoại thương. 15. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện nào sau đây? a. Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. b. Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá. c. Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán. d. Cả (a, b, c). 6