Hệ thống hóa kiến thức Phân loại hàng hóa

docx 5 trang Viên Minh 14/07/2023 6620
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống hóa kiến thức Phân loại hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_hoa_kien_thuc_phan_loai_hang_hoa.docx

Nội dung text: Hệ thống hóa kiến thức Phân loại hàng hóa

  1. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA Câu 1: Công ước HS có tên gọi đầy đủ và chính xác là gì? A. Công ước về Hệ thống hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa. B. Công ước về Hệ thống quốc tế của hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa. C. Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hóa hóa thủ tục hải quan. D. Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Câu 2: Mối quan hệ giữa Công ước HS và Hệ thống HS là gì? A. Đều là Công ước về Hệ thống hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa. B. Đều là công cụ pháp lý đảm bảo một hệ thống phân loại mới. C. Hệ thống HS là một phần không thể tách rời với Công ước HS. D. Đều cùng có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Câu 3: Công ước HS do cơ quan nào ban hành? A. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). B. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Câu 4: Công ước HS gồm mấy phần chính: A. Gồm 3 phần chính: Lời mở đầu, các Điều và Phụ lục. B. Gồm 2 phần chính: Phần thân Công ước và Phần Phụ lục Công ước C. Gồm 2 phần chính: Phần thân Công ước, Hệ thống HS và Phụ lục Câu 5: Cấu trúc của Hệ thống HS gồm mấy phần ? A. 03 phần. B. 04 phần. C. 05 phần Câu 6: Có bao nhiêu quy tắc phân loại hàng hóa ? 1
  2. A. 5 quy tắc. B. 6 quy tắc. C. 7 quy tắc. Câu 7 : Quy tắc phân loại hàng hóa được áp dụng theo trình tự nào? A. Năm quy tắc đầu liên quan đến phân loại hàng hóa ở cấp độ nhóm 4 số, trong đó quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì. Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp phân nhóm. B. Bốn quy tắc đầu liên quan đến phân loại hàng hóa ở cấp độ nhóm 4 số. Quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì. Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp phân nhóm. C. Năm quy tắc đầu liên quan đến phân loại hàng hóa ở cấp độ nhóm 6 số, trong đó quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì. Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp phần, chương. Bài tập phân loại hàng hóa Câu 8: Thịt bò xay dạng viên chưa thêm chất bảo quản và giữ ở nhiệt độ 0 0C, nhưng không đông lạnh được phân loại như thế nào ? Câu 9: Mô tả sản phẩm: Một bộ sản phẩm gồm 03 cái kìm, 01 cái búa. Hình ảnh minh họa: Các nhóm có liên quan: - 82.03 (Kìm). - 82.05 (Búa). - 82.06 (Bộ sản phẩm gồm hai chi tiết). Hãy lựa chọn một trong hai đáp án sau: - Áp dụng quy tắc 3(b) cho bộ sản phẩm, phân loại bộ sản phẩm vào nhóm 82.03 do kìm mang lại đặc trưng cho bộ sản phẩm. - Áp dụng quy tắc 1, phân loại vào nhóm 82.06, vì nội dung nhóm đã mô tả bộ sản phẩm gồm 2 chi tiết của 82.03 và 82.05. Câu 10: Phân loại ô tô không có bánh xe? 2
  3. Câu 11: Phân loại linh kiện đồng bộ xe đạp, xe máy chưa lắp ráp. Câu 12: Bộ gồm 6 chiếc dĩa đựng trong hộp nhựa; bộ gồm 1 chai rượu mạnh và 1 chai nước suối có là bộ sản phẩm theo Quy tắc 3b không? Câu 13: Bộ gồm 3 lọ thủy tinh dùng để đựng gia vị và giá bằng gỗ có thiết kế thích hợp để đựng 3 lọ này? Câu 14: Có mấy loại chú giải pháp lý ? A. 04 loại. B. 05 loại. C. 06 loại. Câu 15: Chú giải bổ sung (SEN) là gì? A. Chú giải chi tiết của Danh mục HS. B. Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO. C. Tên gọi khác của chú giải pháp lý. D. Chú giải bổ sung của Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN. Câu 16: Thẩm quyền ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hiện nay thuộc về tổ chức, cá nhân nào ? A. Thủ tướng Chính phủ. B. Chính phủ. C. Bộ trưởng Bộ Tài chính. D. Bộ trưởng Công thương. Câu 17: Cơ sở và mục đích xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là gì ? Câu hỏi tương tự: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nào? Câu hỏi tương tự : Mục đích xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để làm gì ? Câu 18: Khi mô tả hàng hóa ở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS khác nhau thì áp dụng theo Danh mục nào? A. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. B. Danh mục HS. 3
  4. C. Theo quyết định của Tổng cục Hải quan Câu 19: Nếu có tranh luận về việc phân loại hàng hóa, áp mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa thì cơ quan nào thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành để xử lý ? A. Cục Hải quan tỉnh, thành phố. B. Tổng cục Hải quan. C. Bộ Tài chính D. Chính phủ Câu 20: Tổ chức nào có thẩm quyền nhận và trả lời hồ sơ xác định trước mã số : A. Tổng cục Hải quan. B. Cục Hải quan tỉnh, thành phố. C. Chi cục Hải quan nơi người khai hải quan làm thủ tục hải quan. Câu 21: Hồ sơ xác định trước mã số gồm những loại giấy tờ nào sau đây ? A. Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. B. Đơn đề nghị xác định trước mã số. C. Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp. D. Tất cả các phương án trên. Câu 22: Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là bao lâu? A. Tối đa không quá 03 năm. B. Tối đa không quá 05 năm. C. Tối đa không quá 07 năm. Câu 23: Thẩm quyền ký ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là ai ? A. Bộ trưởng Bộ Tài chính. B. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. C. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Câu 24: Trong thời hạn bao nhiêu ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng, cá nhân, tổ chức đề nghị xác định trước mã số hàng hóa phải nộp đủ hồ sơ ? A. Ít nhất trước 30 ngày. B. Ít nhất trước 45 ngày. C. Ít nhất trước 60 ngày. Câu 25: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải trả lời doanh nghiệp kết quả xác định trước mã số hàng hóa trong thời hạn bao lâu ? 4
  5. A. 10 ngày. B. 30 ngày. C. 60 ngày. D. 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường); 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp, cần xác minh thêm). 5