Điểm mới về Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp

docx 4 trang hongtran 04/01/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Điểm mới về Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxdiem_moi_ve_thue_gia_tri_gia_tang_thue_thu_nhap_ca_nhan_va_t.docx

Nội dung text: Điểm mới về Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Điểm mới về Thuế GTGT, TNCN và TNDN có hiệu lực từ T5/2018 Thông tư 25/2018/TT-BTC vừa được ban hành với nhiều chính sách mới liên quan đến lĩnh vực thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp và sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01- 05-2018. Cùng điểm qua một số điểm mới đáng chú ý về Thuế GTGT, TNCN và TNDN trong thông tư này nhé: 1. Thuế thu nhập doanh nghiệp Sửa đổi 4 quy định quan trọng như sau: – Đối với TSCĐ được chuyển giao theo hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, bên nhận chuyển nhượng chỉ được khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của bên chuyển nhượng. – Tăng hạn mức hạch toán chi phí mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động từ 1 lên 3 triệu đồng/người/tháng. – Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động lại bị khống chế ở hạn mức không quá 3 triệu đồng/người, thay vì trước đó không khống chế. – Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không cần đáp ứng điều kiện có quy định trong HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể hoặc Quy chế thưởng, Quy chế tài chính. 2. Thuế thu nhập cá nhân Sửa đổi quy định về thuế TNCN liên quan đến thu nhập từ chuyển nhượng vốn: khoản thu nhập bị đánh thuế theo diện “chuyển nhượng chứng khoán” không bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, chỉ gồm thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu trong công ty cổ phần. 3. Thuế gía trị gia tăng Trích điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi như sau: “ 4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
  2. Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ. b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành .” ==> Theo nội dung thông tư mới quy định rằng doanh nghiệp được phục hồi chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu. Ngoài ra, hàng xuất khẩu sản xuất từ tài nguyên khoáng sản nếu đã chế biến thành sản phẩm khác hoặc chế biến theo quy trình khép kín sẽ được hưởng thuế GTGT 0%. MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/02/2018 Ngày 15/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ. Một số nội dung mới của Nghị định này như sau: Về thuế suất thuế giá trị gia tăng. Sửa đổi, bổ sung các trường hợp áp dụng thuế suất 0% đối với sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản: – Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng. – Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng. – Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
  3. Trước: Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hoàn thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu ra nước ngoài nếu hàng hóa xuất khẩu này thực hiện tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. Trước: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước: Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không bị khống chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Những đổi mới quan trọng trong TT 25/2018/TT-BTC về Thuế TNDN, Thuế GTGT và Thuế TNCN Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính Quy định mới về khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung Thông tư 78/2014/TT- BTC, Thông tư 111/2013/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành ngày 16/03/2018. Thông tư này bổ sung các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN. Trong đó, doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: • Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; • phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với: • Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; • chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; • chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; • chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau • Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp Từ 01/02/2018, Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu được hoàn thuế
  4. Trong giai đoạn từ 01/07/2016 đến 31/01/2018, theo quy định tại thông tư số 130/2016/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu không được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, theo quy định mới tại thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP, từ ngày 01/02/2018, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu cũng được hoàn thuế GTGT. Thông tư cũng thay đổi một số điểm khác liên quan đến hoàn thuế với sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc từ tài nguyên khoáng sản, chi phí khấu hao tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp và có hiệu lực từ 01/05/2018. Tóm lược lại một số điểm lưu ý tại thông tư này như sau Sắc Nội dung Quy định mới (TT Thuế thay đổi Quy định cũ 25/2018/TT-BTC) Hiệu lực 01 triệu đồng/người/tháng là mức 03 triệu đồng/người/tháng là tối đa được tính vào chi phí được mức tối đa được tính vào chi trừ khi doanh nghiệp: phí được trừ khi doanh • Trích nộp quỹ hưu trí tự nghiệp: Mức khống nguyện; • Trích nộp quỹ hưu trí chế chi phí TNDN • Mua bảo hiểm hưu trí tự tự nguyện; 01/05/2018 bảo hiểm nguyện. • Mua bảo hiểm hưu trí không bắt tự nguyện. buộc Không không chế chi phí mua bảo • Mua bảo hiểm nhân hiểm nhân thọ cho người lao động thọ cho người lao nếu đáp ứng điều kiện động Hoàn thuế hàng hóa GTGT nhập khẩu Không được hoàn thuế GTGT ĐƯỢC hoàn thuế GTGT 01/02/2018 sau đó xuất khẩu