Đề thi thử công chức thuế môn Kiến thức chung
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử công chức thuế môn Kiến thức chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_cong_chuc_thue_mon_kien_thuc_chung.pdf
Nội dung text: Đề thi thử công chức thuế môn Kiến thức chung
- ĐỀ THI THỬ CÔNG CHỨC THUẾ SCLASS MÔN: KIẾN THỨC CHUNG Mã đề 009 Họ và tên: Lưu ý: - Không sử dụng tài liệu Ngày sinh: - Khoanh tròn phương án đúng Thi tuyển vào cục thuế: - Viết họ tên, ngày sinh, cục thuế dự tuyển 1/ Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ, quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008? a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật b) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng c) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân d) Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát 2/ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 là một trong những a) Nguyên tắc tuyển dụng công chức b) Nguyên tắc trong thi hành công vụ c) Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức d) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu 3/ Luật cán bộ, công chức 2008 quy định việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên a) Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật b) Phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ c) Nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân d) Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 4/ Định nghĩa nào sau đây sai trong các định nghĩa tại Luật cán bộ, công chức 2008 a) Ngạch là tên gọi thể hiện thức bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Đề 009 Trang 1/9
- b) Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật c) Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm d) Bãi nhiệm là việc cán bộ khôngđược tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ 5/ Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “từ chức” được định nghĩa như thế nào? a) Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh, khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm b) Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm c) Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ d) Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm 6/ Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân được quy định tại a) Văn hóa giao tiếp với nhân dân b) Nguyên tắc trong thi hành công vụ c) Đạo đức của cán bộ, công chức d) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức 7/ Theo luật Cán bộ, công chức năm 2008, đâu không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân a) Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia b) Đại diện quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân c) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân d) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân 8/ Phương án nào dưới đây là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Luật cán bộ, công chức? a) Thực hiện đúng, đầy đủ vàchịu trách nhiệm về kếtquả thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao Đề 009 Trang 2/9
- b) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt nam và pháp luật của Nhà nước c) Có nếpsống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư d) Thường xuyên học tập nângcao trình độ, kỹnăng chuyên môn, nghiệp vụ 9/ Nội dung nào dưới đây là quyền của cán bộ, công chức được bảo đàm các điều kiện thi hành công vụ quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008? a) Được nhân dân tôn trọng, được tận tụy phục vụ nhân dân b) Được tạo điều kiện liên hệ chặt chẽ với nhân dân, được lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân c) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ d) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 10/ Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ được quy định trong nội dung nào sau đây? a) Đạo đức của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý b) Đạo đức của cán bộ, công chức c) Văn hóa giao tiếp ở công sở d) Văn hóa giao tiếp với nhân dân 11/ Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào sau đây không nằm trong văn hóa giao tiếp ở công sở a) Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp b) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân c) Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp d) Cán bộ, công chức phải công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ 12/ Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào sau đây không nằm trong văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức? a) Gần gủi với nhân dân b) Không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ c) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân Đề 009 Trang 3/9
- d) Có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc 13/ Việc nào dưới đây không thuộc quy định những việc cán bộ, công chức không được liên quan đến đạo đức công vụ? a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái mác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công b) Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật c) Làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước d) Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi 14/ Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật được quy định trong luật cán bộ, công chức 2008 thuộc nội dung nào sau đây? a) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước b) Những việc cán bộ, công chức không được làm khi thi hành công vụ c) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ d) Những việc khác cán bộ, công chức không được làm 15/ Căn cứ để phân loại công chức theo quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008 dựa vào căn cứ nào sau đây? a) Ngạch được bổ nhiệm; vị trí tuyển dụng b) Ngạch được bổ nhiệm; vị trí công tác c) Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; vị trí tuyển dụng d) Kết quả tuyển dụng công chức 16/ Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, thì việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào? a) Trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, chi tiêu biên chế b) Chỉ tiêu biên chế, trình độ chuyên môn, thi tuyển hoặc xét tyển c) Yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế d) Thi tuyển hoặc xét tuyển, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế 17/ Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc trong công tác tuyển dụng công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008? a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật b) Nguyên tắc dân chủ Đề 009 Trang 4/9
- c) Bảo đảm tính cạnh tranh d) Tuyển chọn đúng nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí làm việc 18/ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp nào? a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương d) Cả 3 phương án còn lại 19/ Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng a) Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sử quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng b) Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật c) Công chức đạt kế quả xuất sắt trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng d) Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu bị buộc thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật 20/ Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008, nội dung nào sau đây không phải là nội dung đánh giá công chức? a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước b) Hiệu suất sử dụng tài sản nhà nước được giao trong thi hành công vụ c) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ d) Thái độ phục vụ nhân dân 21/ Luật cán bộ, công chức 2008 quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác đối với công chức a) 02 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực b) 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ c) 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ d) Không có phương án nào ở cả 3 phương án còn lại Đề 009 Trang 5/9
- 22/ Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế là nội dung nào sau đây? a) Tuyển dụng công chức b) Quản lý cán bộ, công chức c) Đánh giá công chức d) Phân loại công chức 23/ Phương án nào dưới đây đúng với quy định về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức trong Luật cán bộ, công chức 2008? a) Bộ Nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND b) Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát c) Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước d) Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng UBND 24/ Theo Luật cán bộ, công chức 2008, đâu không phải là hình thức kỷ luật đối với công chức? a) Khiển trách b) Bãi nhiệm c) Cảnh cáo d) Cách chức 25/ Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, phát biểu nào sau đây đúng về thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức? a) Là khoảng thời gian từ khi công chức thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền b) Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 24 tháng c) Là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền d) Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 12 tháng 26/ Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động công vụ Đề 009 Trang 6/9
- a) Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích công b) Nguyên tắc hiệu quả kinh tế c) Nguyên tắc chịu trách nhiệm d) Nguyên tắc công khai 27/ Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”? a) Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng (khiển trách) b) Sử dụng tài sản công trái pháp luật (khiển trách) c) Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (cảnh cáo) d) Cả 3 phương án còn lại 28/ Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”? a) Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ b) Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện c) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức d) Cả 3 phương án còn lại 29/ Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “hạ bậc lương” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”? a) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý b) Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị c) Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng d) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị Đề 009 Trang 7/9
- 30/ Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “buộc thôi việc” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”? a) Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác b) Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật 31/ Phát biểu nào sau đây không đúng về quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ a) Quyền lực nhà nước khó có thể lượng hóa, được quy định trên cơ sở pháp luật b) Quyền lực nhà nước trao cho từng tổ chức mang tính pháp lý c) Quyền lực nhà nước trao cho tổ chức được quy định trong các quyết định thành lập d) Quyền lực nhà nước trao cho cá nhân trong quyết định cụ thể. Khi muốn thay đổi, bổ sung và rút bớt quyền lực đòi hỏi phải có quyết định mới bổ sung cho quyết định đã có 32/ Mục tiêu của hoạt động công vụ bao gồm các mục tiêu nào sau đây? a) Phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, không có mục đích riêng của mình b) Xã hội hóa cao vì phục vụ nhiều người, duy trì an ninh, an toàn trật tự xã hội c) Tăng trưởng và phát triển, không vì lợi nhuận d) Cả 3 phương án còn lại 33/ Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hợp thành nguồn lực thực thi công vụ? a) Quyền lực Nhà nước b) Ngân sách Nhà nước, quỹ công Đề 009 Trang 8/9
- c) Cán bộ, công chức d) Không có phương án nào ở cả 3 phương án còn lại 34/ Phát biểu nào sau đây không đúng về quy trình thực thi công vụ? a) Tính pháp lý, quá trình thực hiện hoạt động công vụ mang tính pháp lý cao b) Tuân thủ theo quy định, cách thức thực thi công việc mang tính cứng nhắc c) Bí mật, hoạt động công vụ cần phải được giữ bí mật d) Bình đẳng, hoạt động công vụ phải đảm bảo mọi người được cung cấp dịch vụ thông qua công vụ bình đẳng 35/ Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính (đặc điểm) của quản lý hành chính Nhà nước? a) Tính liên tục và thứ bậc trên dưới b) Tính nhân đạo c) Tính quyền lực đặc biệt d) Tính xã hội hóa cao 36/ Theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ quan nào sau đây không nằm trong cơ quan Nhà nước? a) Cơ quan quyền lực Nhà nước b) Các cơ quan Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh c) Các cơ quan kiểm sát d) Các cơ quan xét xử 37/ Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta? a) Nguyên tắc tập trung, dân chủ b) Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật c) Nguyên tắc bình đẳng d) Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ 38/ Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung? a) Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đề 009 Trang 9/9
- c) Thanh tra Chính phủ d) Bộ Tài Chính 39/ Chức năng nào dưới đây không phải của Chính phủ? a) Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật b) Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước c) Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội d) Lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở 40/ Tổ chức nào dưới đây thuộc bộ máy hành chính Nhà nước? a) Văn phòng Quốc hội b) Tòa án nhân dân Tối cao c) Bộ Giáo dục và đào tạo d) Ban Tổ chức Trung ương Đảng 41/ Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cơ quan nhà nước ta? a) Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định b) Cơ quan nhà nước có tính quyền lực nhà nước c) Thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động d) Có thẩm quyền ban hành các chính sách nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong nước 42/ Tổ chức nào dưới đây thuộc bộ máy hành chính nhà nước? a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam b) Văn phòng Chính phủ c) Quốc hội và Văn phòng Quốc hội d) Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 43/ Hoạt động nào dưới đây thuộc chức năng của Quốc hội? a) Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước b) Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước c) Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Đề 009 Trang 10/9
- d) Tổ chức các kỳ họp Quốc hội 44/ Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam có quyền nào sau đây? a) Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả b) Quyền tham gia các tổ chức quốc tế c) Quyền lập pháp d) Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 45/ Quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế cần tuân thủ nguyên tắc nào dưới đây? a) Phân định hoạt động thực thi quyền lập pháp với quyền tư pháp b) Bí mật trong các hoạt động kinh tế c) Phân định quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh của doanh nghiệp d) Tôn trọng quyền tự quyết của các doanh nghiệp 46/ Nội dung nào dưới đây là đặc tính của bộ máy hành chính nhà nước ta? a) Hài hòa các lợi ích b) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức c) Là hệ thống cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước d) Tính ưu tiên 47/ Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế mang tính khách quan, nhưng không phải vì lý do nào sau đây? a) Khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường b) Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến c) Nhà nước luôn phải là tổ chức kinh tế lớn nhất nhằm đem lại hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia d) Tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế 48/ Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế bao gồm các chức năng nào sau đây? a) Định hướng; tạo lập; phân bổ; kiểm tra; giám sát Đề 009 Trang 11/9
- b) Định hướng; tạo lập; điều tiết; kiểm tra; giám sát c) Hành chính; tạo lập; phân bổ; kiểm tra; giám sát d) Định hướng; tạo lập; dẫn dắt; kiểm tra; giám sát 49/ Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về kinh tế? a) Tập trung dân chủ b) Phân định và kết hợp quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh c) Hiệu quả kinh tế d) Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước về kinh tế 50/ Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế? a) Kinh tế b) Giáo dục c) Hành chính d) Tập trung HẾT Đề 009 Trang 12/9