Đề cương ôn tập Nghiệp vụ Hải quan

pdf 7 trang Viên Minh 15/07/2023 10881
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Nghiệp vụ Hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_nghiep_vu_hai_quan.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Nghiệp vụ Hải quan

  1. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1. Một số khái niệm Thủ tục hải quan điện tử Là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Là hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan. • Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin phục vụ cho người khai hải quan khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử. • Tờ khai hải quan điện tử Là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp các chỉ tiêu thông tin khai của người khai HQ. • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành Là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật • Chữ ký số trong thủ tục HQĐT Phải thoả mãn một số điều kiện: - Là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp. - Tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. - Đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan thông qua cổng thông tin điên tử HQ. - Được sử dụng trên phạm vi toàn quốc 2. Thời hạn khai HQĐT a. Đối với hàng hóa xuất khẩu, khai (nộp) sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. b. Đối với hàng hóa nhập khẩu, khai (nộp) trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. 3. Hồ sơ hải quan 3.1. Đối với hàng xuất khẩu: • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. 3.2. Đối với hàng nhập khẩu: • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 1
  2. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật • Tờ khai trị giá • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Quy định cụ thể các trường hợp phải nộp) 4. Khai bổ sung HSHQ • Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; • Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra; • Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; • Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; • Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan Hàng hóa xuất khẩu: Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng; Hàng hóa nhập khẩu Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến; 6. Các trường hợp hủy tờ khai: Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai: Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; Người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra; Người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra; Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan 7. Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan a. Khái niệm rủi ro: Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. b. Khái niệm quản lý rủi ro: 2
  3. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả. c. Nội dung chủ yếu:  Thu thập, xử lý thông tin hải quan;  Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan  Phân loại mức độ rủi ro  Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp. d. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan • Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế; • Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế; • Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan. • Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.  Doanh nghiệp ưu tiên;  Doanh nghiệp tuân thủ;  Doanh nghiệp không tuân thủ e. Các căn cứ phân loại rủi ro: • Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; • Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải; • Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải; • Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; • Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý; • Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp. 8. Hệ thống thông quan hàng hoá tự động a. Hệ thống VNACC-VCIS gồm:  Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) –Vietnam automated cargo clearance system)  Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS) • Là hệ thống xử lý thông tin nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc mã hoá các nghiệp vụ, các chỉ tiêu thông tin. • Tiếp nhận các thông tin khai báo trước của DN • Các bộ ngành cấp giấy phép thông qua hệ thống VNACCS. b. Ưu điểm của hệ thống - Tốc độ thông quan nhanh - Tập trung cả ba khâu: trước, trong và sau thông quan - Hạn chế hồ sơ giấy - Không cần khai riêng tờ khai trị giá - Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống thông tin của các bên liên quan - Chuẩn hoá các chế độ quản lý HQ với khoảng 40 mã loại hình XNK - Áp dụng chữ ký điện tử, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho DN. - Tự động xác định thuế xuất, phân bổ tính toán trị giá, tính thuế. - Tự động kiểm tra thanh toán thuế, tự động thông quan 3
  4. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] - Thanh toán thuế: bảo lãnh, nộp thuế. - Kết nối với các bộ ngành trong việc cấp giấy phép - Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch. c. Khai hải quan trên phần mềm ECUS-5 4
  5. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] NGHIỆP VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN 4.1 Kiểm tra hải quan 4.1.1 Khái niệm: Theo luật hải quan Việt Nam 2014, kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. 4.1.2 Ý nghĩa kiểm tra, giám sát hải quan Phát hiện tính bất hợp pháp của những hành vi di chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải và hành lý chuyển dịch qua biên giới; Tạo nên cơ sở đúng đắn, sát thực tế cho việc tính thuế và thu thuế xuất nhập khẩu; Buộc những người có liên quan đến hàng hóa , ngoại hối, phương tiện vận tải phải chấp hành đúng những quy định của pháp luật; Thông qua việc kiểm tra giám sát hải quan để phát hiện những sơ hở, những điều không rõ ràng của pháp luật, trên cơ sở đó góp ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước. 4.1.3 Đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hàng hóa trung chuyển, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý; văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bưu phẩm, bưu kiện; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu và chuyển cảng. Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến các đối tượng ở trên. Tổ chức cá nhân liên quan đến việc làm thủ tục hải quan. 4.1.4 Nguyên tắc chung khi kiểm tra hải quan Kiểm tra hải quan được thực hiện:  Trong quá trình làm thủ tục hải quan  Trong quá trình kiểm tra sau thông quan. Việc kiểm tra hải quan phải được giới hạn ở mức độ cần thiết để:  Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan  Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hình thức kiểm tra hải quan được quyết định:  Kết quả phân tích thông tin về lô hàng  Việc đánh giá kết quả chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng  Mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan. Nguyên tắc kiểm tra cụ thể (Điều 23, TT 38/2015) Các căn cứ quyết định kiểm tra hải quan:  Thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống  Quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa  Thông tin khai hải quan  Thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống 4.1.5 Kiểm tra hải quan bao gồm:Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá a. Kiểm tra hồ sơ hải quan - Kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra việc tuân thủ chế độ chính sách theo quy định của pháp luật HQ - Kiểm tra thuế 5
  6. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] b.Kiểm tra thực tế hàng hoá Khái niệm Kiểm tra thực tế hàng hóa là việc cơ quan hải quan kiểm tra tình hình thực tế của hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với các nội dung trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan. Căn cứ quyết định Quá trình chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng. Chính sách mặt hàng của nhà nước trong từng thời kỳ. Quá trình phân tích các thông tin liên quan đến người khai hải quan và lô hàng đang được làm thủ tục hải quan Các mức kiểm tra thực tế Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá Kiểm tra xác suất hàng hoá Kiểm tra toàn bộ Các hình thức kiểm tra thực tế Kiểm tra thủ công Sử dụng máy móc thiết bị Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hoá Nội dung kiểm tra gồm: - Kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế - Kiểm tra về lượng hàng hoá - Kiểm tra chất lượng hàng hoá - Kiểm tra trị giá hải quan - Kiểm tra xuất xứ hàng hoá - Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước - Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành 4.2. Giám sát hải quan 4.2.1. Khái niệm: Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. 4.2.2 Đối tượng giám sát hải quan: Hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. 4.2.3 Phương thức giám sát hải quan: - Niêm phong hải quan - Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện - Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. 4.2.4 Các tiêu chí lựa chọn phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh:  Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.  Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. 6
  7. Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]  Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Thời gian giám sát hải quan  Hàng hóa nhập khẩu: chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.  Hàng hóa xuất khẩu: Hàng XK miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động của hải quan. Hàng xuất khẩuphải kiểm tra thực tế: chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động của hải quan. 4.2.5 Phương thức giám sát hải quan Niêm phong hải quan  Khái niệm: - Niêm phong hải quan là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng kín đối tượng bằng các chất liệu thích hợp, nếu muốn xâm nhập đối tượng phải phá hủy niêm phong. - Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.  Các hình thức niêm phong o Niêm phong bằng giấy: o Niêm phong bằng chì hải quan o Niêm phong điện tử (e-seal) 4.3 Kiểm tra sau thông quan (bài giảng) 7