Đề cương hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự tuyển Giáo viên tiểu học môn Âm nhạc

pdf 20 trang myvan 24/10/2022 11600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự tuyển Giáo viên tiểu học môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_huong_dan_on_tap_cho_thi_sinh_du_tuyen_giao_vien_ti.pdf

Nội dung text: Đề cương hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự tuyển Giáo viên tiểu học môn Âm nhạc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN: ÂM NHẠC PHẦN I: NỘI DUNG THI KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀ GIẢNG DẠY CẤP TIỂU HỌC A- Lý thuyết âm nhạc phổ thông 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: + Bạn xác định đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, vai trò và tác dụng của nghệ thuật âm nhạc đối với đời sống nói chung và học đường nói riêng. + Bạn giải thích các đặc tính âm thanh: cao độ ,trường độ, cường độ, âm sắc. + Bạn phân tích ý nghĩa thực hành của các kí hiệu thường dùng trong các bài hát. +Bạn so sánh được các Giọng - Điệu trưởng, thứ. Phân định rõ phương pháp xác định giọng, dịch giọng. + Bạn giải thích sơ lược về thể loại và đặc điểm các hình thức âm nhạc đơn giản. * Kỹ năng: + Bạn sử dụng kiến thức về qui luật tổ chức âm thanh, các kí hiệu thường dùng trong các bài hát để đọc - ghi nhạc, đàn và hát một số bài hát trong chương trình tiểu học. + Bạn xác định đúng Giọng - Điệu bài hát trong chương trình tiểu học. + Bạn phân biệt thể loại và hình thức của các bài hát trong Chương trình Tiểu học. + Bạn sử dụng kiến thức môn học để dạy nhạc lý sơ giản trong Chương trình Tiểu học. * Thái độ: - 1 -
  2. + Bạn quan tâm đến những nội dung, tư tưởng , giá trị nghệ thuật trong các bài hát, đặc biệt là âm nhạc dân tộc. + Bạn thể hiện sự tháo vát năng động , tìm hiểu các sách lý thuyết âm nhạc để bổ sung nâng cao kiến thức cho bản thân. 2. Âm nhạc - Các thuộc tính của âm thanh âm nhạc *Định nghĩa: Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện những ấn tượng về cuộc sống, tình cảm và tư tưởng. Đây là định nghĩa về âm nhạc tương đối đầy đủ và gọn ghẽ hơn cả do Rê - in - gôn Glie( 1874 - 1956) nhạc sĩ sáng tác, nghệ sĩ nhân dân Nga đưa ra (1938) và được Va - khra - mê - ép dùng làm định nghĩa âm nhạc cho cuốn " Lý thuyết âm nhạc cơ bản " của mình. *Các thuộc tính của âm nhạc gồm có : Độ cao, độ mạnh, độ ngân dài của âm thanh và âm sắc. +Độ cao của âm thanh khác nhau là do tần số ( dao động của vật thể rung) của các âm thanh khác nhau. Dao động càng nhiều âm thanh càng cao, và ngược lại, dao động càng ít thì âm thanh càng trầm. + Độ mạnh của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động. Biên độ dao động càng rộng thì âm thanh càng mạnh, và ngược lại. + Độ ngân dài của âm thanh, âm thanh vang lên, có nốt nhanh, nốt ngân dài ( nghĩa là độ ngân dài của âm thanh có sự dài ngắn khác nhau) + Âm sắc còn gọi là màu âm. Mỗi loại đàn, cũng như giọng hát của mỗi người khác nhau có âm sắc khác nhau. Tất cả các yếu tố của âm thanh âm nhạc nói trên cấu tạo nên tác phẩm âm nhạc. Nội dung âm nhạc là sự tổng hợp về sự nhận thức của con người qua âm thanh âm nhạc. Có thể nói, âm nhạc tuy rất trừu tượng nhưng cũng rất cụ thể, có nhiều điều không thể diễn tả bằng lời được mà chỉ có thể diễn tả bằng âm nhạc mới đầy đủ và cụ thể. 2.1 Cách ký âm - Định nghĩa cách ghi âm thanh, tập hợp những nốt nhạc thành từng phách, cách ghi độ dài âm thanh. * Định nghĩa: Để ghi lại âm thanh người ta dùng những ký hiệu đặc biệt - Khuông nhạc - Nốt nhạc - Khóa nhạc ( khóa son, khóa pha, khóa đô). Người ta còn gọi là ký âm pháp. + Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song đều nhau, các dòng và các khe đếm từ dưới lên ( ngoài 5 dòng và 4 khe chính người ta còn sử dụng thêm dòng kẻ phụ trên và dưới) để ghi những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn. - 2 -
  3. + Nốt nhạc là một ký hiệu hình bồ dục rỗng hoặc đặc, dùng để ghi âm thanh. Nốt nhạc có hai chức năng tùy vào vị trí đặt trên khuông ( ở dòng kẻ hay trong khe) mà nốt nhạc biểu thị cao độ từ thấp lên cao hoặc ngược lại, tùy vào hình dạng nốt tròn; trắng; đen; móc đơn nốt nhạc biểu thị giá trị độ dài, ngắn khác nhau của âm thanh. Mỗi âm thanh được ghi bằng một nốt nhạc ( ví dụ) + Khóa Son là kí hiệu dùng để xác định cao độ các nốt nhạc nằm trên khuông nhạc. khóa son đặt ở đầu khuông nhạc, nét vẽ khóa son ( nguồn gốc từ chữ G) bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai do vậy bạn ghi nhớ nốt nhạc đặt ở dòng thứ hai là nốt son từ đó suy ra các nốt còn lại trên các dòng kẻ và khe của khuông nhạc khóa son. * Độ dài của âm thanh: Để ký hiệu độ ngân dài của âm thanh, người ta thêm vào các nốt nhạc những vạch thẳng đứng ( ta thường gọi là đuôi của nốt nhạc) cùng những nét cong. ( ví dụ) ngoài ra , để ghi chép âm nhạc cho gọn ghẽ, người ta còn dùng những ghạch ngang gộp các nốt nhạc có trường độ nhỏ thành từng nhóm. 2.2 Nhịp - Phách - Tiết tấu *Nhịp là những đơn vị thời gian chia đều trong một bản nhạc. Nhịp được biểu hiện bằng Ô nhịp( còn gọi là khuông nhịp) mỗi Ô nhịp được phân chia bằng vạch nhịp. vạch nhịp là những đường thẳng đứng từ dòng kẻ 1 đến dòng kẻ 5 trên khuông nhạc. khi chấm dứt bản nhạc hay có sự thay đổi trtong bài người ta dùng vạch đôi. * Phách là đơn vị thời gian chia đều trong mỗi nhịp, tạo nên sự chuyển động nhịp nhàng. Trong sự chuyển động nhịp nhàng của âm nhạc, có những âm được nhấn mạnh hơn gọi là trọng âm. những phách thứ nhất đầu nhịp luôn có trọng âm được gọi là phách mạnh, các phách có trọng âm đứng sau phách thứ nhất gọi là phách mạnh vừa, các phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ, giá trị trường độ của phách tùy theo từng loại nhịp có thể khác nhau. * Tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau. Có thể nói trong âm nhạc có sự luân phiên các độ dài âm thanh, nói cách khác đi, đó là sự phối hợp của các âm thanh có độ ngân dài. * Tiết nhịp được tạo bởi sự nối tiếp đều đặn của phách mạnh và phách nhẹ. tiết nhịp có phách mạnh lặp lại cách một phách nhẹ gọi là tiết nhịp hai phách; cách hai phách nhẹ gọi là tiết nhịp ba phách. tiết nhịp hai và ba phách chỉ có một phách mạnh gọi là tiết nhịp đơn. * Loại nhịp được ghi bằng hai chữ số trên dưới ( còn gọi là hiệu nhịp hay số chỉ nhịp) đặt ở đầu bài nhạc, sau khóa và hóa biểu. Chữ số trên cho biết số phách trong mỗi nhịp. Chữ số dưới cho biết giá trị trường độ của mỗi phách bằng hình nốt nào ( lấy hình nốt tròn làm đơn vị chia cho chữ số dưới; ví dụ) 2.3 Dấu hóa: * Có ba loại dấu hóa thường dùng như sau: - 3 -
  4. + Dấu thăng ( # ) là kí hiệu dùng nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung. ( ví dụ) + Dấu giáng ( b ) là kí hiệu dùng hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung.( ví dụ) + Dấu bình ( ) Là kí hiệu dùng xóa bỏ hiệu lực của các dấu thăng dáng.( ví dụ) * Dấu hóa bất thường là loại dấu hóa đặt trước mỗi nốt nhạc, có hiệu lực với các nốt đó và các nốt đứng sau có cùng cao độ với nó trong phạm vi một ô nhịp.( ví dụ) * Hệ thống hóa biểu dấu thăng và dấu giáng ( chỉ tính đến 4 dấu - ví dụ) 2.4 Quãng: * Khái niệm: Quãng là sự kết hợp của 2 âm vang lên cùng lúc hay lần lượt. Tùy theo khoảng cách số cung và số bậc của 2 âm mà sự kết hợp vang lên tạo nên hiệu quả âm nhạc * Quãng hòa âm là quãng tạo bởi 2 âm vang lên cùng một lúc. Quãng giai điệu là quãng tạo bởi 2 âm vang lên lần lượt. Âm dưới của quãng gọi là âm gốc, âm trên gọi là âm ngọn. * Ghi bảng liệt kê những quãng cơ bản. * Bạn trình bày một số kí hiệu diễn tấu âm nhạc thường gặp: dấu nhắc lại; dấu hồi tấu; dấu hoàn; dấu Coda; dấu luyến ( ví dụ) 2.5 Một số thuật ngữ chỉ sắc thái trong biểu diễn âm nhạc: * Nêu một số trạng từ để thể hiện sắc thái to, nhỏ trong tác phẩm âm nhạc. 3. Thang âm - Điệu thức - Giọng. * Thang âm là một chuỗi sắp xếp theo thứ tự liền bậc, hoặc các bậc từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp. Trong đó những âm tựa để giai điệu bài nhạc tạm dừng hoặc kết thúc là những âm ổn định. Trong các âm ổn định âm chủ có cảm giác ổn định hơn , thường dùng kết thúc bài nhạc. * Điệu thức là một thang âm sắp xếp liền bậc theo thứ tự từ thấp đến cao , trong phạm vi từ âm chủ đến âm chủ quãng 8 trên. Hệ thống các mối tương quan giữa các âm không ổn định hút về các âm ổn định hình thành nên các điệu thức . Có rất nhiều điệu thức, phổ biến nhất là điệu thức trưởng và điệu thức thứ 7 âm, điệu thức 5 âm. + Điệu thức trưởng tự nhiên là điệu thức có mối quan hệ từ âm chủ đến các âm khác đều là những quãng trưởng ( 2T, 3T, 6T và 7T), gồm có 3 âm ổn định tạo thành hợp âm 3 trưởng. hợp âm này thành lập trên âm chủ nên gọi là hợp âm ba chủ. + Điệu thức thứ tự nhiên là điệu thức có mối quan hệ từ âm chủ đến các âm khác ( trừ âm ở bậc II ) đều là những quãng thứ ( quãng 3t; q6t; q7t) gồm có ba âm ổn định tạo thành hợp âm ba thứ . Hợp âm này thành lập trên âm chủ nên gọi là hợp âm ba chủ. - 4 -
  5. + Âm ổn định của điệu thức trưởng và thứ gồm các âm ở bậc I ( âm chủ) bậc III và bậc V . Những âm còn lại ở các bậc II - IV - VI - VII là các âm không ổn định. So sánh các bậc ổn định và không ổn định của điệu trưởng và điệu thứ , ta thấy có số cung và nửa cung phân bổ khác nhau. Đó chính là hệ thống mối tương quan giữa các âm không ổn định hút về âm ổn định - cơ sở hình thành điệu thức. * Giọng ( Tone) là độ cao mà trên đó người ta sắp xếp các bậc của một điệu thức. Tên của giọng là tên âm chủ kết hợp với tên điệu thức. Bạn cần phân biệt khái niệm về điệu thức chỉ giới hạn là thang âm từ âm chủ đến âm chủ quãng 8 trên , còn khái niệm về Giọng bao gồm giai điệu của một tác phẩm âm nhạc. Giọng thường dùng để chỉ bản nhạc được viết với giọng nào, chứ không nói bản nhạc viết ở điệu thức nào. + Ghi nhớ: Giọng trưởng và giọng thứ có cùng hóa biểu gọi là hai giọng song song. * Nêu các Giọng trưởng và thứ có hóa biểu thăng. * Nêu các Giọng thứ và trưởng có hóa biểu Giáng. * Điệu thức 5 âm: + Trong âm nhạc dân gian Việt Nam, có những bài hát chỉ có 3 âm, 4 âm nhưng đa số dân ca được xây dựng bằng điệu thức 5 âm, có nhiều dạng điệu thức 5 âm : Điệu Bắc 1; Điệu Nam; Điệu Xuân; Điệu Bắc 2; Điệu Oán; với đặc điểm không có nửa cung giữa các bậc riêng Điệu thức 5 âm "Tây nguyên" có 2 nửa cung. 4. Xác định giọng và dịch giọng * Muốn xác định giọng của một bản nhạc ( theo hệ thống ghi âm nhạc phương Tây - điệu thức 7 âm) dùng các phương pháp đơn giản như sau: + Nhìn hóa biểu để biết giọng trưởng và thứ, nhìn âm kết thúc xác định âm chủ để xác định giọng của bài nhạc ( trừ những trường hợp ngoại lệ) * Phương pháp xác định giọng theo hóa biểu và âm chủ là cách xác định giọng đơn giản áp dụng phổ biến cho ca khúc. Nếu bản nhạc hóa biểu không có dấu thăng, dấu giáng sẽ là giọng Đô trưởng hoặc La thứ. Nếu bản nhạc có một dấu thăng ( Pha thăng) sẽ là giọng Son trưởng hoặc Mi thứ ( hóa biểu dấu thăng và giọng trưởng hoặc thứ tiếp theo thứ tự cách nhau 5 bậc tính lên). Nếu bản nhạc hóa biểu có một dấu Giáng ( Si giáng ) sẽ là giọng Pha trưởng hoặc Rê thứ ( hóa biểu dấu giáng và giọng trưởng hoặc thứ tiếp theo thứ tự cách nhau 5 bậc tính xuống). * Khi xác định giọng của bài ca khúc, nếu âm kết thúc không phải là âm chủ ( bậc I) mà hóa biểu đã ấn định thì âm kết thúc sẽ như các trường hợp sau: + Âm kết thúc là âm bậc V của điệu thức, đây là kiểu kết lửng ( kết không hoàn toàn) vì ý tưởng tác giả chưa kết thúc. - 5 -
  6. + Âm kết thúc là âm của bậc khác vì bài nhạc thuộc điệu thức 5 âm, hoặc đã chuyển sang giọng điệu khác. * Mục đích dịch giọng nhằm thay đổi cho phù hợp với tầm cữ giọng hát hoặc nhạc cụ biểu diễn. Vận dụng phương pháp dịch giọng theo quãng và theo nút chức năng Transpose trên đàn phím điện tử. 5. Hợp âm * Nêu hợp âm ba. * Nêu hợp âm ba chính. * Nêu hợp âm bảy. B - Học hát 1. Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức: + Khái niệm cơ bản về ca hát + Mô tả cách đánh nhịp các loại nhịp 2 phách, 3 phách, 4 phách. + Phân tích phương pháp dàn dựng một số bài hát trong chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học. * Kỹ năng: + Nắm được một số kỹ năng cơ bản về ca hát + Hát đúng các bài hát trong chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học và một số bài hát ngoại khóa + Phân loại và thao tác đánh nhịp các loại nhịp 2 phách, 3 phách, 4 phách. + Tổ chức việc thực hiện giảng dạy môn Hát trong trường Tiểu học. * Thái độ: + Hình thành thị hiếu thẩm mĩ âm nhạc đúng đắn, lành mạnh, khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong các bài hát cho học sinh + Giúp học sinh yêu thích môn học, có hứng thú và tự giác học hát. + Chủ động tiếp nhận và sáng tạo khi thể hiện giá trị nghệ thuật của các bài hát trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học. - 6 -
  7. + Trân trọng giá trị nghệ thuật của các bài hát, đặc biệt là giá trị nghệ thuật truyền thống của các bài dân ca Việt Nam. 2. Khái niệm ca hát - Cơ quan phát âm - Tư thế - Hơi thở trong ca hát * Khái niệm về ca hát: Ca hát là một môn nghệ thuật được phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa ca hát và cuộc sống: + Ca hát là một hoạt động âm nhạc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Ca hát tồn tại song song với quá trình trưởng thành, xây dựng, đấu tranh và phát triển cuộc sống của xã hội loài người. + Ca hát giúp con người thể hiện tình cảm của mình trong cuộc sống một cách tích cực chủ động ( vui hát, buồn hát ). + Ca hát chính là phương tiện giao lưu giữa con người với con người để bộc lộ, trao đổi tâm tư tình cảm và cũng là để thổ lộ tâm tư tình cảm với chính mình. + Ca hát là phương tiện truyền cảm, giáo dục tư tưởng đạo đức thẩm mĩ vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Ca hát là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong mọi xã hội. + Ca hát là niềm vui là nguồn hạnh phúc và là bạn đồng hành của con người trên mọi chặng đường trong cuộc sống. + Ca hát đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cũng như phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Tiểu học. *Cấu tạo cơ quan phát âm của con người: + Bộ phận phát ra âm thanh. + Bộ phận tăng âm lượng. + Bộ phận hô hấp là động lực phát thanh. + Nguyên ký phát thanh: Hơi thở tác động lên dây thanh đới làm rung hai dây thanh phát ra âm thanh. Âm thanh được truyền âm và phát ra âm lượng nhờ các bộ phận khuyêch đại âm thanh rồi đi ra ngoài qua miệng kết hợp với bộ phận nhả chữ , nhả lời tạo thành tiếng nói, tiếng hát. * Luyện tập tư thế ca hát + Nghệ thuật ca hát có nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, mỗi hình thức yêu cầu một tư thế biểu diễn phù hợp. - 7 -
  8. + Tư thế ca hát đúng là tư thế tự tin, vững vàng, tự nhiên thoải mái tạo hình dáng đẹp mắt. + Dù ngồi hay đứng hát tư thế thân mình phải ngay ngắn , nét mặt tự nhiên, linh hoạt, diễn cảm bằng ánh mắt, nụ cười giao lưu với khán giả. + Tư thế đứng hát là tư thế được sử dụng nhiều nhất. Khi đứng hát thường hai bàn chân hơi tách theo hình chữ V, một chân đưa lên trước một chút so với chân kia để có thể dồn trọng tâm cơ thể vào một chân thuận. Không nên để trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân như lúc đứng nghiêm hoặc dạng hai chân ra làm cho cơ thể căng cứng không đẹp mắt. Trọng lượng phần trên cơ thể gần như dựa vào chỗ sau phía thắt lưng. Thân người như vươn thắng về phía trước, hai tay buông lỏng bàn tay để tự nhiên, mắt nhìn thẳng giao lưu với khán giả. + Tư thế ca hát là vấn đề được chú ý ngay từ khi bắt đầu học hát. Tư thế ca hát đúng, là tư thế đáp ứng được các yêu cầu: Thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện tốt tình cảm của tác phẩm và hình dáng cơ thể hài hòa đẹp mắt. + Người xem biểu diễn ca hát không chỉ nghe tiếng hát mà còn rất thích thú khi được thưởng thức diễn xuất của người hát thể hiện bằng nét mặt, bằng những động tác của tay, của dáng người + Tư thế ca hát phải được chú ý luyện tập thường xuyên một cách công phu và sáng tạo để có được sự hoàn thiện, hài hòa khi biểu hiện những cảm xúc nội tâm cũng như diễn xuất ngoại hình phù hợp với từng tác phẩm âm nhạc. * Luyện tập hơi thở trong ca hát: + Hơi thở là yếu tố đặc biệt quan trọng trong ca hát. Có hơi thở tốt mới có âm thanh tốt + Hơi thở trong ca hát góp phần vào làm rõ ý nghĩa câu hát khi ta biết ngắt câu để lấy hơi đúng chỗ. + Hơi thở trong ca hát có sự khác biệt với hơi thở sinh lý bình thường. + Hơi thở trong ca hát tích cực và chủ động hơn nhiều so với hơi thở bình thường bởi vì nó phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất lượng âm thanh và độ dài của từng câu hát cũng như của toàn bộ bài hát. + Hơi thở trong ca hát đòi hỏi phải hít hơi vào sâu, nhanh hơn hơi thở bình thường ( có thể hít hơi vào bằng cả mũi và miệng) sau khi hít hơi và phải giữ hơi lại rồi đẩy hơi ra một cách đều đặn, từ từ khống chế hơi sao cho hơi thở đầy đủ trọn vẹn cho từng câu hát. + Trong ca hát hoạt động lấy hơi, đẩy hơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có sự tác động qua lại lẫn nhau: Lấy hơi tốt tạo cho việc đẩy hơi tốt và ngược lại. + Yêu cầu chung về hơi thở trong ca hát với hai hoạt động đó là: Hít hơi vào nhanh, nhiều, sâu. Sau khi lấy hơi và giữ lại một vài giây sau đó trên cơ sở được giữ lại phát ra - 8 -
  9. âm thanh bằng cách đẩy hơi ra đều đặn từ từ điều khiển hơi thở ( nén, giữ, khống chế hơi) sao cho đến cuối câu hát hơi thở vẫn đầy đặn và nếu còn dư hơi một chút trước khi hít hơi tiếp theo thì càng tốt. + Bài tập thở: Hít hơi vào nhanh, nhiều, sâu, sau đó giữ hơi lại khoảng vài giây rồi đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng sít lại có kẽ hở nhỏ và xì hơi ra đều đặn. Đẩy hơi từ từ ra ngoài khe hở của hai hàm răng, cố gắng kéo dài thời gian xì hơi, trong lúc đó phải khống chế hơi không để bụng xẹp xuống đột ngột. Khi cảm giác hơi thở đã đuối, xả hết hơi để tập lại lần kế tiếp. + Hơi thở trong ca hát phải được luyện tập duy trì thường xuyên để trở thành thói quen tốt. 3. Một số kỹ thuật ca hát cơ bản - bài tập luyện thanh * Luyện tập hát liền giọng: + Hát liền giọng là cách hát cơ bản trong kỹ thuật ca hát. + Hát liền giọng âm thanh phải mềm mại, đều đặn, trong sáng không được hát rời rạc, không được gằn tiếng. trong các bài hát khi hát với cách hát liền giọng yêu cầu phải nhả chữ, nhả lời rõ ràng, mềm mại và tự nhiên. + Hát liền giọng phù hợp để thể hiện với các bài hát trữ tình, dân ca, hát ru nhẹ nhàng êm ái. * Hát âm nẩy: + Hát âm nẩy là cách hát bật âm thanh gọn gàng, trong sáng, tách bạch rời từng âm một. + Hát âm nẩy phải đặt vị trí âm thanh nông và cao, miệng mở rộng (giống như cười) và buông lỏng hàm dưới. + Hát âm nẩy thường được hát bằng nguyên âm A và hát với âm thanh vừa phải không nên hát to. + Hát âm nẩy phù hợp với các bài hát vui, rộn ràng, sôi động náo nhiệt. * Hát nhanh: + Hát nhanh là cách hát với âm thanh linh hoạt, rõ ràng, trong sáng, với tốc độ nhanh. + Hát nhanh yêu cầu lấy hơi nhanh, nhẹ nhàng, hàm dưới buông lỏng đặt vị trí âm thanh cao. + Đầu tiên nên tập hát với tốc độ vừa phải khi đã thuộc bài nâng tốc độ cho đúng yêu cầu ở tốc độ nhanh. 4. Động tác đánh nhịp và các loại nhịp thường gặp - 9 -
  10. * Các loại nhịp 2 phách, 3 phách, 4 phách. + Nhịp 2 phách: - Loại nhịp 2 phách gồm cấc bản nhạc có số chỉ nhịp : 2/4; 2/8 ; 2/2. - Trong các bài hát phổ thông loại nhịp 2 phách được các tác giả sử dụng nhiều để thể hiện các bài hát, trong đó có nhiều bài hát mang tính chất hành khúc với sắc thái tình cảm hùng mạnh, vui tươi, trong sáng - Trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học, hầu hết các bài hát đều được viết ở nhịp 2 phách. - Nhịp 2 phách có một phách mạnh và một phách nhẹ trong một ô nhịp. Phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ - Động tác đánh nhịp 2 phách là: phách thứ nhất đánh từ trên xuống dưới, phách thứ hai vuốt lên về vị trí ban đầu. Điểm kết thúc của phách mạnh cũng là điểm bắt đầu của phách nhẹ. Điểm kết thúc của phách nhẹ ô nhịp trước là điểm bắt đầu cho phách mạnh ô nhịp kế tiếp. ( vẽ sơ đồ đánh nhịp 2 phách) + Nhịp 3 phách: - Loại nhịp 3 phách gồm các bản nhạc có số chỉ nhịp: 3/4 ; 3/8 ; 3/2 - Trong các bài hát phổ thông loại nhịp 3 phách được các tác giả dùng để thể hiện giai điệu mềm mại du dương mang tính chất êm dịu , duyên dáng, tha thiết, trữ tình - Trong chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học, các bài hát được viết ở nhịp 3 phách không nhiều, ví dụ ở lớp 2 có bài Chúc mừng sinh nhật- nhạc Anh, lớp 3 có bài Đếm sao - nhạc và lời Văn Chung, bài hát Con chim non - nhạc Pháp, bài Cùng múa hát dưới trăng - nhạc và lời Hoàng Lân. - Nhịp 3 phách có một phách mạnh và 2 phách nhẹ trong một ô nhịp. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai và ba là phách nhẹ. - Động tác đánh nhịp 3 phách là: Phách thứ nhất đánh từ trên xuống , phách thứ hai đánh sang ngang, phách thứ ba đi lên về vị trí ban đầu. Điểm kết thúc của phách thứ nhất cũng là điểm bắt đầu của phách thứ hai. Điểm kết thúc của phách thứ hai cũng là điểm bắt đầu của phách thứ ba ( cuối ô nhịp). Điểm kết thúc của phách thứ ba cũng là điểm bắt đầu của phách thứ nhất ô nhịp kế tiếp.( vẽ sơ đồ đánh nhịp 3 phách) + Nhịp 4 phách: - Loại nhịp 4 phách bao gồm những bản nhạc có số chỉ nhịp: 4/4 ( C ) ; 4/8 - Các bài hát được viết ở loại nhịp 4 phách thường được các tác giả sáng tác với tính chất trang nghiêm, hùng tráng mang sắc thái tình cảm tự hào ca ngợi tha thiết. - 10 -
  11. - Trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học chỉ có một số ít bài được viết ở nhịp 4 phách, ví dụ ở lớp 2 có bài hát Chú chim nhỏ dễ thương - nhạc Pháp, bài hát Quốc ca Việt Nam - nhạc và lời Văn Cao, bài hát Em yêu trường em - nhạc và lời Hoàng Vân. - Nhịp 4 phách có một phách mạnh, một phách mạnh vừa và 2 phách nhẹ trong một ô nhịp. Phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ, phách thứ ba mạnh vừa, phách thứ tư nhẹ. - Động tác đánh nhịp 4 là: phách thứ nhất mạnh đánh từ trên xuống theo đường thẳng, phách thứ hai nhẹ tay hướng vào trong. Phách thứ ba mạnh vừa tay hướng ra ngoài. Phách thứ tư nhẹ tay hướng đi lên về vị trí ban đầu. ( vẽ sơ đồ đánh nhịp 4 phách) * Luyện tập cách đánh nhịp + Bắt đầu vào bài hát có động tác lấy đà. Động tác lấy đà phải dứt khoát để bắt nhịp cho cả tập thể hát. có hai loại lấy đà: lấy đà có chuẩn bị và lấy đà không chuẩn bị. + Lấy đà có chuẩn bị. + Lấy đà không chuẩn bị. + Động tác đánh nhịp kết thúc bài hát. 5. Dàn dựng bài hát * Dàn dựng bài hát đơn ca + Hát đơn ca là hình thức hát biểu diễn ca nhân nam hoặc nữ. + Hát đơn ca cần hát thật rõ lời. Trong các bài hát cần chú ý đến cao trào của bài hát để thể hiện kỹ năng ca hát một cách hoàn thiện, + Hát đơn ca yêu cầu người hát không những phải có giọng hát tốt mà còn phải bỏ công sức luyện tập kỹ bài hát để có thể truyền tải được trọn vẹn nội dung bài hát đến với người thưởng thức. * Hát tốp ca. + Hát tốp ca là hình thức hát có trên dưới 10 người tham gia. có thể hát tốp ca nam, tốp ca nữ hoặc tốp ca nam nữ. + Hát đồng ca là hình thức hát có đông người tham gia . + Hát tốp ca và hát đồng ca có thể sử dụng thủ pháp hát đuổi, hát luân phiên, hát có bè hoặc không có bè. + Hát tốp ca và hát đồng ca yêu cầu phải có sự luyện tập có tổ chức, có kỷ luật và phải được tập luyện công phu cả về nội dung và hình thức biểu diễn. 6. Các bài hát trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học. - 11 -
  12. * Các bài hát trong Chương trình âm nhạc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 hiện nay là 55 bài, mỗi khối lớp có từ 10 đến 12 bài hát. * Các bài hát trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học có nội dung khá phong phú bao gồm các bài hát dân ca, ca khúc Việt Nam và một số bài hát nước ngoài. * Các bài hát ngoại khóa trong Chương trình giáo dục Âm nhạc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm các bài hát dân ca, bài hát thiếu niên nhi đồng trong nước và nước ngoài phù hợp với tâm sinh lý và khả năng âm nhạc của trẻ em lứa tuổi tiểu học. C - Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học 1.Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ. * Kiến thức: + Xác định vai trò giáo dục của âm nhạc, nêu được những đặc điểm về khả năng cảm thụ và hoạt động âm nhạc của học sinh tiểu học. + Phân tích, đánh giá được những phương pháp dạy học âm nhạc, hiểu biết về nội dung chương trình và cấu trúc của sách giáo khoa bộ môn ở trường Tiểu học. * Kỹ năng: + Soạn kế hoạch bài học + Sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc để tổ chức các giờ học và các hoạt động âm nhạc ngoài giờ học ở trường Tiểu học. * Thái độ: + Có lòng yêu nghề và trách nhiệm với công việc dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học. + Thể hiện sự năng động sáng tạo trong việc sưu tầm, lựa chọn, tiếp nhận những thông tin mới. 2. Một số vấn đề chung. * Xác định vai trò giáo dục của âm nhạc đối với học sinh tiểu học. + Vai trò của giáo dục âm nhạc: Giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất. * Mục đích của môn học âm nhạc ở Tiểu học là: - 12 -
  13. + Ở trường Tiểu học, thông qua môn học Âm nhạc mà trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc và trang bị cho các em một số kiến thức về văn hóa âm nhạc phổ thông, góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách cho học sinh. * Đặc điểm khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học: + Về tâm sinh lý: Tai các em khá tinh, tay chân mềm mại thuận lợi cho làn động tác múa. Sự hứng thú, năng lực tiếp thu và hoạt động âm nhạc của các em trong cùng một lớp không hoàn toàn giống nhau. Ca hát là một nhu cầu hoàn toàn không thể thiếu được của các em. Điểm nổi bật là các em dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. + Về giọng hát: Bộ phận phát thanh phát triển còn chậm cho đến 10 tuổi, dung lượng không khí chứa trong phổi các em nam và nữ tương đương nhau. Tầm cữ giọng hát các em nam nữ gần giống nhau. + Về phẩm chất giọng hát của các em tạm chia ra các loại: Giọng vang, sáng, khỏe đôi khi hơi chói; Giọng vang, êm, nhẹ, âm sắc dễ chịu; Giọng tối, mờ, nhỏ, hay rung; Giọng khè, khàn kém chuẩn xác. * Cấu trúc Chương trình sách giáo khoa âm nhạc ở Tiểu học: + Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) bao gồm có 35 tuần học trong một năm học. + Mỗi tuần học 1 tiết âm nhạc và 1 tiết là 35 phút. + Học hát: học sinh học các bài hát quy định và một số bài có thể bổ sung thay thế. (Đây là nội dung quan trọng của chương trình) + Phát triển khả năng âm nhạc: Học sinh được nghe những bài hát chọn lọc, những trích đoạn nhạc không lời. Nghe và phân biệt những âm thanh cao thấp, dài ngắn. Tập sử dụng một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản, nghe và nhận biết được màu sắc âm thanh, hình dáng của một số loại nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra học sinh còn được nghe những câu chuyện kể về âm nhạc, những bài viết về âm nhạc và đời sống + Chương trình lớp 4, lớp 5 vẫn học hát theo các bài qui định, ngoài ra học sinh còn được học Tập đọc nhạc. Nhận biết các kí hiệu ghi chép nhạc thông dụng và luyện đọc xướng âm các bài nhạc ngắn gọn, dễ thể hiện trong phạm vi cao độ từ Đô 1 đến Đô 2 của giọng Đô trưởng ở các loại nhịp thông dụng như: 2/4; 3/4 ; 4/4. + Phát triển khả năng nghe nhạc bao gồm: Nghe nhạc: Nghe các bài hát chọn lọc, các bài dân ca và một số trích đoạn nhạc không lời. Một số nội dung khác như: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các loại nhạc cụ, các hình thức biểu diễn âm nhạc, một số sinh hoạt âm nhạc truyền thống và những bài viết về âm nhạc và đời sống. - 13 -
  14. 3. Phương pháp dạy học hát * Mục đích yêu cầu Mục đích dạy hát: + Học sinh thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. + Khả năng âm nhạc của các em được phát triển: về tai ngha âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. + Hát tập thể trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó giữa các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. Yêu cầu dạy hát: + Dạy cho các em trình bày tự nhiên, diễn cảm các bài hát trên cơ sở rung cảm thực sự với nội dung tác phẩm bằng những kỹ năng ca hát nhất định. + Thông qua việc học hát rèn luyện cho các em những kỹ năng ca hát thông thường như: Tư thế hát, cách lấy hơi và giữ hơi thở trong khi hát, hát rõ lời, cách hát đồng đều tập thể trong lớp + Dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm: luyện giọng, học bài hát, luyện tai nghe và ghi nhớ âm điệu, có hát kết hợp vận động phụ họa hoặc làm động tác biểu diễn. * Phương pháp dạy hát ( các bước dạy hát cho học sinh tiểu học) Sau đây là một số phương pháp cơ bản để dạy hát cho học sinh tiểu học: + Phương pháp dùng lời. + Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp làm mẫu. + Phương pháp luyện tập. + Phương pháp ôn tập. * Tiến trình dạy hát + Giới thiệu bài hát. + Hát mẫu. + Dạy hát từng câu. - 14 -
  15. + Ôn luyện , củng cố theo tổ, nhóm, cá nhân. + Tập biểu diễn trước lớp. * Thiết bị dạy và học + Thiết bị dành cho giáo viên: Đàn phím điện tử, kèn Meelodion ; băng đĩa nhạc các bài hát trong chương trình; máy nghe băng đĩa; tranh ảnh đồ dùng minh họa cho các bài hát. + Thiết bị cho học sinh: Một số loại nhạc cụ gõ được cấp và một số loại nhạc cụ tự tạo. * Phương pháp dạy phát triển khả năng nghe nhạc + Mục đích: Giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. mở rộng sự hiểu biết về tác phẩm âm nhạc của những tác giả tên tuổi. Định hướng thẩm mĩ âm nhạc đúng đắn. + Phương pháp: Giới thiệu tên tác phẩm, tên tác giả, nói sơ qua về nội dung, cách trình diễn tác phẩm. Cho học sinh nghe trọn vẹn tác phẩm một lần, gợi ý cho học sinh tự phát biểu về cảm nhận của mình sau khi được nghe tác phẩm. Giáo viên cho học sinh nghe lại và vận động nhẹ nhàng theo âm nhạc. 4. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc * Mục đích yêu cầu: + Giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc, làm quen và biết phân biệt được các âm thanh với độ cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm + Tập thể hiện những âm thanh đã được " ký hiệu hóa" và tập " giải mã " các ký hiệu đó tức là tập đọc đúng cao độ và độ dài của chúng. + Việc tập đọc nhạc nhằm hỗ trợ cho việc ca hát đúng và chuẩn xác. + Yêu cầu các em luyện tập nhớ vị trí nốt trên khuông, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu, tiến tới đọc bài nhạc trên khuông nhạc với phần giai điệu và sau đó đọc ghép lời ca. + Bài tập đọc nhạc nên là những khúc nhạc ngắn, không quá phức tạp, thường là các trích đoạn trong bài hát. * Các bước dạy học sinh Tập đọc nhạc: + Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài. + Bước 2: Cho học sinh xác định tên nốt, hình nốt. + Bước 3: Tập tiết tấu của bài tập đọc nhạc. - 15 -
  16. + Bước 4: Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ âm chủ đi lên ( đọc thang âm của bài). + Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài tập đọc nhạc( từng câu ngắn) và học sinh tập đọc theo sau khi nghe đàn ( chú ý đọc kết hợp gõ phách). + Bước 6: Đọc ghép cao độ với lời ca. + Bước 7: kiểm tra nhóm, cá nhân. Phần II: THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN Sau đây là một bản mẫu tóm tắt về cách trình bày kế hoạch bài học ( Chỉ soạn giáo án khối lớp 4; khối lớp 5 ) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Tên bài dạy: Lớp: Tên giáo viên: Trường: Ngày dạy: I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kỹ năng - 16 -