Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thư viện

pdf 88 trang hongtran 04/01/2023 11200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thư viện

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2022 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lĩnh vực: Thƣ viện Số STT Nội dung trang 1 uật Thƣ viện năm 2019 23 Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/08/2020 của Chính phủ Quy 2 18 định chi tiết một số điều của Luật Thƣ viện. Thông tƣ số 05/2020/TT-BVHTTDL ngày 28/8/2020 của Bộ Văn 3 4 hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về đánh giá hoạt động Thƣ viện. Thông tƣ số 09/2021/TT-BVHTTDL ngày 22/09/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hƣớng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, 4 4 quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thƣ viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng Thông tƣ số 13/2016/TT-BVHTTDL ngày 09/12/2016 của Bộ Văn 5 hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy chế mẫu hoạt động của Thƣ 11 viện công cộng cấp tỉnh, huyện, xã. Thông tƣ số 18/2014/TT-BVHTTDL ngày 08/12/2014 của Bộ Văn 6 hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp 8 vụ của Thƣ viện. Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh Quảng 7 Ninh về thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai 11 đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND tỉnh về 8 Chuyển đổi số ngành thƣ viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến 8 năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 Tổng 87
  2. QUỐC HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc uật số: 46/2019/QH14 Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2019 LUẬT THƢ VIỆN Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Thư viện. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh uật này quy định về thành lập, hoạt động thƣ viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thƣ viện; quản lý nhà nƣớc về thƣ viện. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng uật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hoạt động thƣ viện hoặc có liên quan đến hoạt động thƣ viện trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong uật này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lƣu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng. 2. Thư viện số là thƣ viện hoặc bộ phận của thƣ viện có tài nguyên thông tin đƣợc xử lý, lƣu giữ dƣới dạng số mà ngƣời sử dụng thƣ viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng. 3. Tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho ngƣời khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác. 4. Tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà ngƣời sử dụng thƣ viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật. 5. Tiện ích thư viện là trang thiết bị phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng, ngƣời làm công tác thƣ viện trong việc thu thập, xử lý, lƣu giữ, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin và phát huy giá trị của thƣ viện. 1
  3. 6. Dịch vụ thư viện là hoạt động do thƣ viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng thƣ viện. 7. Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thƣ viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thƣ viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thƣ viện và dịch vụ thƣ viện. Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện 1. Xây dựng, xử lý, lƣu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với ngƣời sử dụng thƣ viện. 2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thƣ viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của ngƣời sử dụng thƣ viện. 3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thƣ viện. 4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trƣờng học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con ngƣời Việt Nam toàn diện. Điều 5. Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển sự nghiệp thƣ viện 1. Nhà nƣớc đầu tƣ cho thƣ viện công lập các nội dung sau đây: a) Ƣu tiên đầu tƣ cho Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, thƣ viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi là thƣ viện cấp tỉnh) và thƣ viện có vai trò quan trọng; b) Hiện đại hóa thƣ viện; xây dựng thƣ viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; c) Sƣu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sƣu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; d) Tổ chức dịch vụ thƣ viện lƣu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đ) Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thƣ viện; e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thƣ viện. 2. Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ các nội dung sau đây: a) Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thƣ viện, phát triển văn hóa đọc; b) Duy trì và phát triển thƣ viện cộng đồng, thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận; c) Cƣớc vận chuyển tài liệu thƣ viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; 2
  4. d) Hợp tác quốc tế về thƣ viện. 3. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Chính phủ quy định chi tiết về thƣ viện có vai trò quan trọng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sƣu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Điều 6. Xã hội hóa trong hoạt động thƣ viện 1. Cộng đồng dân cƣ, tổ chức, cá nhân đƣợc tạo điều kiện để đầu tƣ, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp phát triển sự nghiệp thƣ viện, văn hóa đọc, xây dựng và phát huy không gian đọc, phòng đọc cơ sở. 2. Cộng đồng dân cƣ, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thƣ viện đƣợc hƣởng ƣu đãi theo quy định của pháp luật. 3. Cộng đồng dân cƣ, tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thƣ viện; tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp để phát triển sự nghiệp thƣ viện và phát triển văn hóa đọc đƣợc ghi nhận và vinh danh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thƣởng. 4. Chính phủ quy định chi tiết về không gian đọc, phòng đọc cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 7. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thƣ viện 1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thƣ viện bao gồm: a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nƣớc, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc, tiếp cận thông tin, lƣu trữ; c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa đang lƣu giữ trong thƣ viện; d) Bản gốc tài liệu bị hƣ hỏng. 2. Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thƣ viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thƣ viện. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thƣ viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thƣ viện. Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thƣ viện 1. ợi dụng hoạt động thƣ viện để xuyên tạc chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chống lại Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các 3
  5. dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lƣợc; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo ngƣời sử dụng thƣ viện vào tệ nạn xã hội. 2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nƣớc, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. 3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của ngƣời sử dụng thƣ viện trái với quy định của pháp luật. 4. Cung cấp thông tin về ngƣời sử dụng thƣ viện, trừ trƣờng hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. 5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hƣ hỏng tài nguyên thông tin. 6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thƣ viện, cơ sở dữ liệu thƣ viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thƣ viện, cơ sở dữ liệu thƣ viện. Chƣơng II THÀNH LẬP THƢ VIỆN Mục 1. MẠNG LƢỚI THƢ VIỆN Điều 9. Các loại thƣ viện 1. Thƣ viện bao gồm các loại sau đây: a) Thƣ viện Quốc gia Việt Nam; b) Thƣ viện công cộng; c) Thƣ viện chuyên ngành; d) Thƣ viện lực lƣợng vũ trang nhân dân; đ) Thƣ viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thƣ viện đại học); e) Thƣ viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; g) Thƣ viện cộng đồng và thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng; h) Thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam. 2. Thƣ viện đƣợc tổ chức theo các mô hình sau đây: a) Thƣ viện công lập do Nhà nƣớc đầu tƣ, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu đƣợc tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản; b) Thƣ viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, cộng đồng dân cƣ đầu tƣ, bảo đảm điều kiện hoạt động và đƣợc tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác. Điều 10. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 1. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam là thƣ viện trung tâm của cả nƣớc. 4
  6. 2. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Tiếp nhận, bảo quản, lƣu giữ vĩnh viễn xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí đƣợc xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; luận án tiến sĩ của ngƣời nƣớc ngoài bảo vệ tại Việt Nam; b) Bổ sung và phổ biến tài liệu về Việt Nam, tài liệu tiêu biểu của nƣớc ngoài; c) Xây dựng hệ thống thông tin thƣ mục quốc gia; chủ trì, phối hợp với thƣ viện của các Bộ, ngành và thƣ viện khác trong nƣớc xây dựng Tổng mục lục Việt Nam; công bố, chia sẻ thông tin thƣ mục quốc gia, tài nguyên thông tin số cho thƣ viện có nhu cầu, trừ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của uật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc, tiếp cận thông tin, lƣu trữ; d) Nghiên cứu khoa học thông tin thƣ viện; đ) Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các thƣ viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thƣ viện số; e) Hợp tác, trao đổi tài nguyên thông tin với thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; tham gia diễn đàn, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thƣ viện theo quy định của pháp luật; g) Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thƣ viện trong cả nƣớc theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao. Điều 11. Thƣ viện công cộng 1. Thƣ viện công cộng là thƣ viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân. 2. Thƣ viện cấp tỉnh là thƣ viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của ngƣời dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phƣơng và về địa phƣơng; b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thƣ viện số về địa phƣơng; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng; c) Hỗ trợ, hƣớng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho ngƣời sử dụng thƣ viện; d) Tổ chức khu vực đọc phục vụ trẻ em, ngƣời khuyết tật; đ) Tham gia xây dựng thƣ viện công cộng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi là thƣ viện cấp huyện), thƣ viện công cộng xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi là thƣ viện cấp xã); 5
  7. e) Tổ chức thƣ viện lƣu động, luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thƣ viện; g) Tổ chức triển lãm và hoạt động khác nhằm phát triển văn hóa đọc; h) Thực hiện liên thông với thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; i) Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thƣ viện trên địa bàn theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao. 3. Thƣ viện cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thƣ viện từ thƣ viện cấp tỉnh; b) uân chuyển tài nguyên thông tin đến thƣ viện trên địa bàn; c) Tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân trên địa bàn; d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao. 4. Thƣ viện cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thƣ viện từ thƣ viện cấp tỉnh, thƣ viện cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác; b) uân chuyển tài nguyên thông tin đến thƣ viện cộng đồng, thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn; c) Tham gia xây dựng văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc cho Nhân dân trên địa bàn; d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao. Điều 12. Thƣ viện chuyên ngành 1. Thƣ viện chuyên ngành là thƣ viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản. Thƣ viện chuyên ngành gồm thƣ viện của cơ quan nhà nƣớc; thƣ viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thƣ viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thƣ viện của tổ chức kinh tế. 2. Thƣ viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản; b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thƣ viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nƣớc ngoài; c) Thực hiện liên thông với thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; 6
  8. d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao. Điều 13. Thƣ viện lực lƣợng vũ trang nhân dân 1. Thƣ viện lực lƣợng vũ trang nhân dân là thƣ viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sở giam giữ, trƣờng giáo dƣỡng. 2. Thƣ viện lực lƣợng vũ trang nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh trong nƣớc và nƣớc ngoài; tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của lực lƣợng vũ trang nhân dân theo quy định; b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thƣ viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành quốc phòng, an ninh; c) Thực hiện liên thông giữa các thƣ viện trong cùng hệ thống, chia sẻ tài nguyên thông tin với thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan chủ quản giao. Điều 14. Thƣ viện đại học 1. Thƣ viện đại học là thƣ viện có tài nguyên thông tin phục vụ ngƣời học và ngƣời dạy trong cơ sở giáo dục đại học. 2. Thƣ viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của ngƣời học và ngƣời dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở; c) Tổ chức không gian đọc; hƣớng dẫn sử dụng sản phẩm thƣ viện và dịch vụ thƣ viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho ngƣời học, ngƣời dạy và cán bộ quản lý; d) Thực hiện liên thông với thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao. Điều 15. Thƣ viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác 1. Thƣ viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thƣ viện có tài nguyên thông tin phục vụ ngƣời học và ngƣời dạy trong cơ sở giáo dục. 7
  9. 2. Thƣ viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của ngƣời dạy, cán bộ quản lý và chƣơng trình giáo dục của cơ sở giáo dục; b) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho ngƣời dạy và cán bộ quản lý; c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao. 3. Thƣ viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của ngƣời học, ngƣời dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chƣơng trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chƣơng trình học; b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của ngƣời học; hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho ngƣời học, ngƣời dạy và cán bộ quản lý; c) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác; d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao. 4. Thƣ viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của ngƣời học, ngƣời dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo của cơ sở giáo dục; b) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho ngƣời học, ngƣời dạy và cán bộ quản lý; c) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao. Điều 16. Thƣ viện cộng đồng và thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng 1. Thƣ viện cộng đồng là thƣ viện, có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cƣ thành lập tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phƣờng, thị trấn; điểm bƣu điện văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc; khu chung cƣ; nơi sinh hoạt chung của cộng đồng. 2. Thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng là thƣ viện có tài nguyên thông tin tổng hợp hoặc chuyên ngành do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. 3. Thƣ viện cộng đồng và thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: 8
  10. a) Cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thƣ viện công cộng các cấp để phục vụ Nhân dân; b) Tổ chức hoạt động thƣ viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; c) Xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn. Điều 17. Thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam 1. Thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam là thƣ viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của uật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của uật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây: a) Tổ chức hoạt động thƣ viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; b) Tham gia phát triển văn hóa đọc. Mục 2. THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ THƢ VIỆN Điều 18. Điều kiện thành lập thƣ viện 1. Thƣ viện đƣợc thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Mục tiêu, đối tƣợng phục vụ xác định; b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tƣợng phục vụ của thƣ viện; c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thƣ viện; d) Ngƣời làm công tác thƣ viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thƣ viện; đ) Ngƣời đại diện theo pháp luật của thƣ viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Điều 19. Thành lập thƣ viện công lập 1. Đối với thƣ viện là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thƣ viện thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Đối với thƣ viện không thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thƣ viện thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thƣ viện. 9
  11. Điều 20. Thành lập thƣ viện ngoài công lập 1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có quyền thành lập thƣ viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của uật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Đối với thƣ viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thƣ viện thực hiện theo quy định của uật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 21. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thƣ viện 1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thƣ viện phải có phƣơng án bảo toàn tài nguyên thông tin đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thƣ viện. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thƣ viện có quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thƣ viện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc pháp luật điều chỉnh cơ quan, tổ chức chủ quản của thƣ viện. Điều 22. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động thƣ viện 1. Thƣ viện bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trƣờng hợp sau đây: a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của uật này; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣ viện mà không chấm dứt hành vi vi phạm. 2. Thƣ viện chấm dứt hoạt động trong trƣờng hợp sau đây: a) Tự chấm dứt hoạt động; b) Bị buộc chấm dứt hoạt động do hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này mà không khắc phục hành vi vi phạm. 3. Thẩm quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động thƣ viện đƣợc quy định nhƣ sau: a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thƣ viện có quyền chấm dứt hoạt động thƣ viện đối với trƣờng hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thƣ viện theo quy định của pháp luật, có quyền buộc chấm dứt hoạt động thƣ viện đối với trƣờng hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Quyết định ánh chỉ, chấm dứt hoạt động thƣ viện phải nêu rõ lý do và công bố công khai tại trụ sở thƣ viện. Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ thời hạn đình chỉ. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu thƣ viện khắc phục đƣợc vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thƣ viện quyết định cho phép thƣ viện hoạt động trở lại. 5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thƣ viện. 10
  12. Điều 23. Thông báo việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thƣ viện 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thƣ viện phải thông báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này. 2. Hồ sơ thông báo bao gồm: a) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thƣ viện theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập quy định tại khoản 1 Điều 18 của uật này đối với thƣ viện cộng đồng, thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng, thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam. 3. Thời hạn thông báo đƣợc quy định nhƣ sau: a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thƣ viện công lập; b) Trƣớc 30 ngày, tính đến ngày thƣ viện thực hiện việc mở cửa hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thƣ viện ngoài công lập. 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản; trƣờng hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ. 5. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo đƣợc quy định nhƣ sau: a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thƣ viện chuyên ngành ở trung ƣơng, thƣ viện cấp tỉnh; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thƣ viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thƣ viện cấp huyện, thƣ viện đại học, thƣ viện của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có phục vụ ngƣời Việt Nam có trụ sở trên địa bàn; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thƣ viện cấp xã; thƣ viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thƣ viện tƣ nhân có phục vụ cộng đồng có trụ sở trên địa bàn; d) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thƣ viện cộng đồng có trụ sở trên địa bàn. Chƣơng III HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN Điều 24. Nguyên tắc hoạt động thƣ viện 11
  13. 1. ấy ngƣời sử dụng thƣ viện làm trung tâm; tạo lập môi trƣờng thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thƣ viện của tổ chức, cá nhân. 2. Tài nguyên thông tin đƣợc thu thập, xử lý, lƣu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thƣ viện. 3. Thƣờng xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thƣ viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. 4. Thực hiện liên thông thƣ viện. 5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 25. Xây dựng tài nguyên thông tin 1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin. 2. Phát triển tài nguyên thông tin đƣợc quy định nhƣ sau: a) Xác định phƣơng thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp vớ chức năng, nhiệm vụ, đối tƣợng phục vụ của thƣ viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện đƣợc quy định tại uật này; b) Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số; c) Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác; d) iên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; hợp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số; đ) Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lƣu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp. 3. Thanh lọc tài nguyên thông tin đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 26. Xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin 1. Xử lý tài nguyên thông tin đƣợc quy định nhƣ sau: a) Tài nguyên thông tin sau khi bổ sung vào thƣ viện phải đƣợc xử lý theo quy trình nghiệp vụ; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng; 12
  14. b) Thực hiện biên mục sao chép, áp dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin có vai trò quan trọng để bảo đảm chính xác, thống nhất và tiết kiệm. 2. Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin đƣợc quy định nhƣ sau: a) Hệ thống tra cứu thông tin phản ánh toàn bộ tài nguyên thông tin bằng các hình thức mục lục, cơ sở dữ liệu; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của thƣ viện; b) Bảo đảm lƣu trữ an toàn kết quả xử lý tài nguyên thông tin; c) Bảo đảm cập nhật, dễ sử dụng; d) Bảo đảm liên thông trong tra cứu thông tin giữa các thƣ viện. Điều 27. Bảo quản tài nguyên thông tin 1. Bảo quản tài nguyên thông tin đƣợc quy định nhƣ sau: a) Thực hiện đối với toàn bộ tài nguyên thông tin trong quá trình lƣu giữ, phục vụ; b) Bảo đảm an toàn thông tin phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và sử dụng; c) Thực hiện các hình thức bảo quản dự phòng, phục chế hoặc chuyển dạng tài liệu phù hợp với điều kiện của thƣ viện; d) Tài nguyên thông tin số phải đƣợc sao lƣu định kỳ và có cơ chế khôi phục dữ liệu khi cần thiết; phải đƣợc bảo quản bảo đảm tƣơng thích về mặt công nghệ cho định dạng dữ liệu; đ) Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài nguyên thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc phải đƣợc bảo quản theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, lƣu trữ, bảo vệ bí mật nhà nƣớc. 2. Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này. Điều 28. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thƣ viện và dịch vụ thƣ viện 1. Tạo lập, cung cấp sản phẩm thông tin thƣ viện và dịch vụ thƣ viện đƣợc quy định nhƣ sau: a) Bảo đảm khoa học, hiện đại, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện và nhu cầu của ngƣời sử dụng thƣ viện; b) Bảo đảm sự đa dạng về hình thức, phƣơng thức cung cấp sản phẩm thông tin thƣ viện và dịch vụ thƣ viện. 2. Sản phẩm thông tin thƣ viện bao gồm: a) Hệ thống tra cứu thông tin, cơ sở dữ liệu thƣ mục, dữ kiện và toàn văn; b) Thƣ mục, thông tin chuyên đề; c) Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; d) Sản phẩm thông tin thƣ viện khác đƣợc hình thành trong quá trình xử lý tài nguyên thông tin của thƣ viện. 3. Dịch vụ thƣ viện bao gồm: 13