Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thiết bị thí nghiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thiết bị thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- danh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2021_mon_n.pdf
Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Thiết bị thí nghiệm
- UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2022 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lĩnh vực: Thiết bị thí nghiệm Số STT Nội dung trang Công văn số 1356/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 19/3/2010 về việc 1 3 hƣớng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH cấp THPT Thông tƣ số 08/2019/TT-BGDĐT ngày 02/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 2 5 và xếp lƣơng nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trƣờng trung học và trƣờng chuyên biệt công lập Thông tƣ số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo 3 dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định phòng học bộ môn của 10 cơ sở giáo dục phổ thông Công văn số 120 /HD-SGD&ĐT ngày 14/1/2014 của Sở Giáo dục 4 và Đào tạo Hƣớng dẫn Thực hiện trang bị, quản lý và khai thác sử 6 dụng thiết bị dạy học và phòng học bộ môn từ năm học 2013-2014 Công văn số 295/SGDĐT-DGTrH ngày 31/01/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Về việc quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả thiết 5 8 bị, phần mềm, phòng học, phòng điều hành của Dự án ứng dụng CNTT tiên tiến và Dự án trƣờng học thông minh. Công văn số 1500/SGDĐT-GDPT ngày 31/05/2021 của Sở Giáo 6 dục và Đào tạo về việc tăng cƣờng quản lý, sử dụng hiệu quả thiết 4 bị, phần mềm dạy học. Quyết định số 1158/QĐ-SGDĐT ngày 29/07/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý, sử dụng thiết bị giáo 7 9 dục trong trƣờng mầm non, trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công văn số 2772/ SGDĐT-GDPT ngày 29/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn quy trình sử dụng hiệu quả thiết 8 3 bị phòng học, phòng điều hành của dự án ứng dụng CNTT và dự án trƣờng học thông minh. Tổng 48 Lƣu ý: Ngoài các tài liệu trên thí sinh cần ôn tập phần kiến thức chuyên ngành về thiết bị, thí nghiệm (tài liệu tự sưu tầm) để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 1356/BGDĐT- Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2010 CSVCTBTH V/v hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH cấp THPT Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới Chƣơng trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2006 – 2007 đến 2008 – 2009, các lớp ở cấp Trung học phổ thông đƣợc cung cấp mới và cung cấp bổ sung thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu bằng nguồn kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Từ năm học 2009 – 2010, việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học cho các đơn vị trƣờng học đƣợc thực hiện chủ yếu bằng kinh phí chi thƣờng xuyên của các cơ sở giáo dục và bằng kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Để việc mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cấp Trung học phổ thông, cụ thể nhƣ sau: I. CÁC CĂN CỨ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chƣơng trình Giáo dục phổ thông; Thông tƣ liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010. Thông tƣ số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông. II. MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu về số lƣợng, chất lƣợng (mô tả chi tiết) của các thiết bị mà mỗi đơn vị trƣờng học cần phải có. Khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, mỗi đơn vị trƣờng học phải tổ chức rà soát các thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học, số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị hiện có của trƣờng để mua sắm đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng để phục vụ giảng dạy và tránh lãng phí. 1
- 2. Đối với mỗi nội dung dạy học có thể lựa chọn thiết bị thuộc một trong các chủng loại khác nhau để mua sắm nhƣ: tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, tiêu bản, các phần mềm dạy học, bản trong, thiết bị dạy học điện tử . Khuyến khích các trƣờng mua sắm các thiết bị tiên tiến, có tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao hoặc tổ chức tự làm thiết bị dạy học nhƣng phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học và tính sƣ phạm để phục vụ giảng dạy. 3. Các đơn vị trƣờng học đã trang bị đủ thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị, có thể mua sắm thêm các thiết bị dạy học khác (ngoài Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) để nâng cao chất lƣợng phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trƣờng học phối hợp với các Công ty Sách – Thiết bị trƣờng học để tổ chức việc mua sắm thiết bị, vật tƣ tiêu hao và sửa chữa, bảo dƣỡng thiết bị dạy học đã trang bị. 5. Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học cần thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc. 6. Hiệu trƣởng các trƣờng Trung học phổ thông và Giám đốc các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chịu trách nhiệm về số lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị trƣờng học. 7. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho các trƣờng đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và kịp tiến độ phục vụ cho mỗi năm học. III. TẬP HUẤN, BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN – SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức tập huấn việc nghiệm thu thiết bị dạy học và bồi dƣỡng để giáo viên đứng lớp, viên chức làm công tác thiết bị dạy học sử dụng đƣợc thiết bị dạy học theo yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình tập huấn, nghiệm thu có thể tham khảo thêm các thiết bị dạy học mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong các năm trƣớc để đánh giá chất lƣợng thiết bị sẽ mua sắm hoặc tự làm. 2. Sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học Để việc bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, các sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức thực hiện các công việc sau: 2.1. Tham mƣu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố để chỉ đạo, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tƣ của Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng, lớp học, đồng thời huy động các nguồn kinh phí để xây mới, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất (phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn ) để bảo quản và triển khai sử dụng thiết bị dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập ở các nhà trƣờng. 2
- 2.2. Giao trách nhiệm cho Hiệu trƣởng các trƣờng, Giám đốc các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí. 2.3. Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng giáo dục. 2.4. Chỉ đạo các đơn vị trƣờng học tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự làm viên chức thiết bị dạy học và tạo điều kiện để viên chức làm công tác thiết bị dạy học đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ theo Chƣơng trình đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007. IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA 1. Căn cứ vào Thông tƣ hƣớng dẫn về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và điều kiện thực tế của cấp học, sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành chức năng tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc mua sắm thiết bị dạy học về số lƣợng, chất lƣợng, tiến độ và công tác tập huấn, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học trong các đơn vị trƣờng học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ, ban ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra đánh giá việc triển khai công tác thiết bị dạy học của các địa phƣơng theo từng năm học. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện công tác thiết bị dạy học đƣợc sử dụng từ nguồn: kinh phí chi thƣờng xuyên; kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; các nguồn kinh phí hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phổ biến đến Hiệu trƣởng các trƣờng Trung học phổ thông, Giám đốc các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và các đơn vị liên quan để thực hiện nghiêm túc nội dung của văn bản này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vƣớng mắc, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trƣờng học, đồ chơi trẻ em) để giải quyết kịp thời. Nơi nhận: KT. BỘ TRƢỞNG - Nhƣ kính gửi; THỨ TRƢỞNG - Bộ Tài chính (để phối hợp chỉ đạo); - UBND các tỉnh/thành phố (để phối hợp chỉ đạo); - Bộ trƣởng (để báo cáo); - Các Thứ trƣởng; - Vụ GDTrH, Vụ GDTX, Cục CSVCTBTH, Vụ KHCNMT, Vụ KHTC, Vụ TCCB, Cục Nguyễn Vinh Hiển NGCBQLGD, T.tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan; - Website của Bộ GD&ĐT; - Hiệp hội TBGD Việt Nam; - Lƣu: VT, Cục CSVCTBTH. 3
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 08/2019/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2019 THÔNG TƢ QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ XẾP LƢƠNG NHÂN VIÊN THIẾT BỊ, THÍ NGHIỆM TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC VÀ TRƢỜNG CHUYÊN BIỆT CÔNG LẬP Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Thông tƣ này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lƣơng nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trƣờng trung học và trƣờng chuyên biệt công lập, bao gồm: Trƣờng trung học cơ sở; trƣờng phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trƣờng phổ thông dân tộc nội trú huyện; trƣờng trung học phổ thông; trƣờng trung học phổ thông chuyên; trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trƣờng phổ thông có nhiều cấp học; trƣờng dự bị đại học và trƣờng dành cho ngƣời khuyết tật. 4
- 2. Thông tƣ này áp dụng đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trƣờng trung học và trƣờng chuyên biệt công lập. Điều 2. Mã số chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm Nhân viên thiết bị, thí nghiệm - Mã số: V.07.07.20 Chƣơng II TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƢƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Điều 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm 1. Nhiệm vụ a) Tổ chức quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị; lƣu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị; sửa chữa những thiết bị đơn giản; b) Lập kế hoạch sử dụng, mua sắm, sửa chữa thiết bị của nhà trƣờng; thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng; c) Chuẩn bị các thiết bị, hóa chất và vật liệu cần thiết theo yêu cầu của từng môn học, bài học có sử dụng thiết bị; hƣớng dẫn sử dụng thiết bị cho giáo viên và học sinh trong các bài thực hành, thí nghiệm; phối hợp với giáo viên hƣớng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm; thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm; d) Tham gia tổ chức, đánh giá các cuộc thi khoa học kỹ thuật của học sinh có liên quan đến thí nghiệm từ cấp trƣờng trở lên; đ) Khai thác phần mềm ứng dụng quản lý thiết bị; e) Chủ trì các nội dung sinh hoạt chuyên đề về thiết bị, thí nghiệm ở trƣờng; g) Tổ chức làm đồ dùng dạy học, thiết bị đơn giản với vật liệu dễ kiếm ở địa phƣơng; h) Lập báo cáo định kỳ, thƣờng xuyên về công tác thiết bị, thí nghiệm; i) Hoàn thành các chƣơng trình bồi dƣỡng; tự học, tự bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trƣởng phân công. 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp a) Chấp hành các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc và các quy định của ngành; b) Trung thực, khách quan, có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của viên chức; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh; c) Thực thi nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng 5
- a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Công nghệ thiết bị trƣờng học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trƣờng trung học) trở lên; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dƣỡng tiếng dân tộc đối với những địa phƣơng yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm. 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc, quy định và yêu cầu của ngành, địa phƣơng về giáo dục cấp học đang công tác; b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng; c) Có năng lực quản lý, sử dụng, bảo quản thiết bị; phòng chống cháy nổ và chữa cháy trong trƣờng hợp xảy ra cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm; d) Có khả năng sửa chữa, tự làm và phối hợp với giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh làm đồ dùng dạy học, thiết bị đơn giản; đ) Có khả năng vận dụng linh hoạt và hƣớng dẫn giáo viên sử dụng có hiệu quả thiết bị, thí nghiệm vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh; e) Có kỹ năng phối hợp với giáo viên trong việc hƣớng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm; g) Có kỹ năng giao tiếp với giáo viên và học sinh trong thực thi nhiệm vụ. Điều 4. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lƣơng theo chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm 1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm quy định tại Thông tƣ này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ của viên chức. 2. Khi bổ nhiệm từ các ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm không đƣợc kết hợp nâng bậc lƣơng viên chức. Điều 5. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm (mã số V.07.07.20) đối với viên chức đƣợc tuyển dụng hoặc đang làm công tác thiết 6
- bị, thí nghiệm trong các trƣờng trung học và các trƣờng chuyên biệt công lập, đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tƣ này. Điều 6. Cách xếp lƣơng 1. Viên chức đƣợc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm (mã số V.07.07.20) quy định tại Thông tƣ này đƣợc áp dụng bảng lƣơng viên chức loại A0 tại bảng 3 (Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). 2. Việc xếp lƣơng thực hiện nhƣ sau: a) Trƣờng hợp có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm nhân viên thiết bị, thí nghiệm thì đƣợc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm, nếu đang xếp lƣơng theo viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lƣơng theo viên chức loại A0 đó; b) Trƣờng hợp đang xếp lƣơng theo viên chức loại A1 trở lên hoặc theo viên chức loại B thì đƣợc xếp lại lƣơng theo hƣớng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tƣ số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ hƣớng dẫn xếp lƣơng khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức. Chƣơng III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Thông tƣ này là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trƣờng trung học và các trƣờng chuyên biệt công lập. 2. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập đƣợc vận dụng quy định tại Thông tƣ này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên thiết bị, thí nghiệm tại cơ sở. 3. Ngƣời đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập trực tiếp quản lý và sử dụng viên chức có trách nhiệm: a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phƣơng án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp; b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phƣơng án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm: 7
- a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm; b) Phê duyệt phƣơng án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý từ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm quy định tại Thông tƣ này; giải quyết theo thẩm quyền những vƣớng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng; c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng đối với viên chức thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm theo thẩm quyền; d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng đối với nhân viên thiết bị, thí nghiệm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 8. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 6 năm 2019 2. Chánh Văn phòng, Cục trƣởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; Vụ trƣởng Vụ Tổ chức cán bộ; thủ trƣởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tƣ này./. KT.BỘ TRƢỞNG THỨ TRƢỞNG Nguyễn Hữu Độ 8
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 14/2020/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2020 THÔNG TƢ Ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tƣ này Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 2. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2020. Thông tƣ này thay thế Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trƣờng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về phòng học bộ môn. Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trƣởng Cục Cơ sở vật chất, Thủ trƣởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo; Thủ trƣởng các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tƣ này./. Nơi nhận: KT.BỘ TRƢỞNG - Văn phòng Trung ƣơng và các Ban của Đảng THỨ TRƢỞNG - Văn phòng Chủ tịch nƣớc; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ; - Ủy ban Quốc gia đổi mới GDĐT; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tƣ pháp); Phạm Ngọc Thƣởng - Bộ trƣởng (để báo cáo); - Nhƣ Điều 3; - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GDĐT; - Lƣu: VT, Vụ PC, Cục CSVC. 9
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Văn bản này quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: Phòng học bộ môn; thiết bị phòng học bộ môn; yêu cầu kỹ thuật phòng học bộ môn; quản lý và sử dụng phòng học bộ môn. 2. Văn bản này áp dụng đối với trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong quy định này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Phòng học bộ môn là phòng học đặc thù đƣợc trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chƣơng trình giáo dục. 2. Phòng chuẩn bị là phòng để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học có tổ chức dạy học tại phòng học bộ môn. 3. Phòng thiết bị giáo dục là phòng để cất giữ, bảo quản, chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn và các thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục khác. 4. Phòng đa chức năng là phòng học bộ môn đƣợc lắp đặt các thiết bị học, âm thanh, trình chiếu và các thiết bị khác để sử dụng chung cho nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác. 5. Diện tích làm việc tối thiểu là diện tích bên trong phòng, không kể diện tích hành lang, lối vào và diện tích bị chiếm bởi kết cấu tƣờng, vách, cột trên mặt bằng. 6. Thiết bị nội thất chuyên dùng là các thiết bị có cấu tạo và tính năng chuyên biệt đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành phù hợp với yêu cầu của môn học. Điều 3. Mục đích, yêu cầu 10
- 1. Thống nhất trên phạm vi toàn quốc về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng định mức, dự toán khi lập dự án đầu tƣ xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đã có. 3. Làm căn cứ để kiểm định chất lƣợng, công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục phổ thông. 4. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo các giai đoạn giáo dục cơ bản và định hƣớng nghề nghiệp; hình thành, phát triển cho học sinh về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học. 5. Đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành của chƣơng trình môn học. Nâng cao hiểu quả sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh. Chƣơng II QUY CÁCH PHÕNG HỌC BỘ MÔN Điều 4. Phòng học bộ môn 1. Loại phòng học bộ môn a) Trƣờng tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng; b) Trƣờng trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí); c) Trƣờng trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Ầm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); d) Trƣờng phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học đƣợc bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học. 2. Số lƣợng phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông đƣợc thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Tên phòng học bộ môn đƣợc đặt theo tên môn học hoặc theo công năng sử dụng. Cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt. Điều 5. Quy cách phòng học bộ môn 1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn đƣợc tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh 11
- a) Trƣờng tiểu học Đối với phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2; Đối với phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2. b) Trƣờng trung học cơ sở Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2; Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏhơn 60m2; Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2. c) Trƣờng trung học phổ thông Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiếu cho một học sinh là 2,00m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2; Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiếu cho một học sinh là 2,45m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2; Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2. d) Trƣờng phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn. 2. Kích thƣớc phòng học bộ môn a) Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20m; b) Chiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng; c) Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30m trở lên. Trong trƣờng hợp sử dụng nền/sàn giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80m. 12
- 3. Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học và một số môn học có nhiều thiết bị thực hành phải có phòng chuẩn bị. Phòng chuẩn bị đƣợc bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn có diện tích làm việc từ 12m2 đến 27m2. Điều 6. Phòng thiết bị giáo dục 1. Cơ sở giáo dục phổ thông có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn. 2. Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục đƣợc bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp. 3. Diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2. Chƣơng III THIẾT BỊ PHÕNG HỌC BỘ MÔN Điều 7. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn 1. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn, bao gồm: Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thiết bị khác. 2. Yêu cầu thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn a) Đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học tƣơng ứng với từng loại phòng học bộ môn theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Khuyến khích trang bị các thiết bị khác nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới phƣơng pháp dạy học, ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh; hỗ trợ chuyên đề dạy học, nghiên cứu khoa học và định hƣớng giáo dục nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông; c) Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn đƣợc bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học, phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, công năng sử dụng, nội dung môn học nhằm bảo đảm thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và không làm giảm tính năng của từng phòng học bộ môn; d) Các loại hóa chất đƣợc bố trí, sắp xếp, bảo quản riêng biệt không gây ảnh hƣởng, phá hủy các thiết bị dạy học khác. Điều 8. Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn 1. Thiết bị nội thất chuyên dùng, bao gồm: a) Bàn, ghế, bảng viết, tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng; b) Tủ sấy; tủ hút; hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc; c) Hệ thống chậu rửa, vòi nƣớc chuyên dùng; d) Hệ thống điện chuyên dùng; 13