Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Nông nghiệp

pdf 88 trang hongtran 04/01/2023 10540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Nông nghiệp

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2022 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lĩnh vực: Nông nghiệp Số STT Tên văn bản trang 1 Luật Trồng trọt năm 2018 (Điều 1-85) 34 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ 2 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây 13 trồng và canh tác (Điều 1-17) Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về 3 18 Khuyến nông (Điều 1-39) Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách 4 6 khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 về việc ban hành Quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ- 5 HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách 15 khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh Tổng 86
  2. 1 QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 31/2018/QH14 LUẬT TRỒNG TRỌT Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Trồng trọt. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Trồng trọt là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người. 2. Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng. 3. Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau. 4. Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn. 5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn. 6. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng. 7. Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ. 8. Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc. 9. Cây trồng lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
  3. 2 10. Tính khác biệt của giống cây trồng là khả năng phân biệt rõ ràng của một giống cây trồng với các giống cây trồng được biết đến rộng rãi. 11. Tính đồng nhất của giống cây trồng là sự biểu hiện giống nhau của giống cây trồng về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. 12. Tính ổn định của giống cây trồng là sự biểu hiện ổn định của các tính trạng liên quan như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ. 13. Khảo nghiệm giống cây trồng là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng theo phương pháp nhất định. 14. Khảo nghiệm có kiểm soát là khảo nghiệm giống cây trồng trong môi trường nhân tạo để giống cây trồng thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận. 15. Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón. 16. Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được khảo nghiệm. 17. Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được khảo nghiệm. 18. Cây đầu dòng là cây tốt nhất được bình tuyển và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng. 19. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây do tổ chức, cá nhân thiết lập được thẩm định và công nhận. 20. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. 21. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng. 22. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trồng trọt 1. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân. 2. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.
  4. 3 3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. 4. Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới. 5. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu. 6. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 4. Chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động trồng trọt 1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây: a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt; b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt; c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này; d) Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. 2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: a) Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc; b) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Luật này; c) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng; d) Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế; đ) Sản xuất lúa theo quy hoạch; e) Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát
  5. 4 triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng; g) Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng; h) Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh; i) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt. 3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây: a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt; b) Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp; c) Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt; d) Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn; đ) Sử dụng phân bón hữu cơ. Điều 5. Chiến lƣợc phát triển trồng trọt 1. Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan. 2. Chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi toàn quốc. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt. Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt 1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. 2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm: a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch; b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng; c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
  6. 5 Điều 7. Hợp tác quốc tế về trồng trọt 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế. 2. Nội dung ưu tiên hợp tác quốc tế về trồng trọt bao gồm: a) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình và công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, trao đổi thông tin và nguồn gen cây trồng; b) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trồng trọt; c) Hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng; d) Xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong trồng trọt. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt. Điều 8. Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt 1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt là hệ thống thông tin liên quan đến trồng trọt, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật, khai thác và quản lý bằng công nghệ thông tin. 2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt bao gồm: a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến trồng trọt; b) Cơ sở dữ liệu sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại về trồng trọt; c) Cơ sở dữ liệu về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; dữ liệu về dinh dưỡng đất, sử dụng đất trồng trọt; dữ liệu giống cây trồng, phân bón, nước tưới; d) Cơ sở dữ liệu khác về trồng trọt. 3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt theo quy định của pháp luật. 4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt. Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt 1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 2. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài. 3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
  7. 6 4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc. 5. Cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố. 6. Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón. 7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng. 8. Xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu. 9. Canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học. 10. Khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp. Chƣơng II GIỐNG CÂY TRỒNG Mục 1 NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG Điều 10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng 1. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, đa dạng sinh học. 2. Ưu tiên nghiên cứu trong chọn, tạo về nguồn gen giống cây trồng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này. Điều 11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng 1. Nguồn gen giống cây trồng bao gồm nguồn gen từ giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; giống cây trồng đã tồn tại phổ biến trong sản xuất, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng nhập khẩu chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành. 2. Việc khai thác, sử dụng, nguồn gen giống cây trồng thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đa dạng sinh học. Điều 12. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng 1. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng bao gồm các hoạt động sau đây: a) Điều tra, thu thập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng; b) Giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng nguồn gen giống cây trồng;
  8. 7 c) Thiết lập và chia sẻ dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu và nguồn gen giống cây trồng. 2. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và ban hành Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu. Mục 2 CÔNG NHẬN LƢU HÀNH VÀ TỰ CÔNG BỐ LƢU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG Điều 13. Yêu cầu chung về việc công nhận lƣu hành và tự công bố lƣu hành giống cây trồng 1. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu. 2. Giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và sản xuất hạt lai để xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam có quyền đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng. 4. Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng đề nghị và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 5. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính phải được khảo nghiệm do tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện (sau đây gọi là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng) thực hiện trước khi cấp hoặc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng, trừ trường hợp giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này. Giống cây cảnh thuộc loài cây trồng chính không phải thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này. 6. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng chính. Điều 14. Tên giống cây trồng 1. Tên giống cây trồng không được chấp nhận trong trường hợp sau đây:
  9. 8 a) Chỉ bao gồm chữ số; b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm; d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; đ) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó; e) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả; g) Trùng với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ. 2. Tổ chức, cá nhân mua bán vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng. 3. Khi sử dụng tên giống cây trồng kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được công nhận lưu hành hoặc công bố lưu hành để sản xuất, mua bán thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng. Điều 15. Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lƣu hành giống cây trồng 1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm: a) Có tên giống cây trồng; b) Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định; c) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng; d) Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này; đ) Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn. 2. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hằng năm có thời hạn là 10 năm, giống cây trồng lâu năm có thời hạn là 20 năm và được gia hạn. 3. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp sau đây: a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị mất hoặc hư hỏng; b) Thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. 4. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được gia hạn khi đáp ứng điều kiện sau đây: a) Khi tổ chức, cá nhân yêu cầu; b) Có kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
  10. 9 5. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị đình chỉ hiệu lực khi giống cây trồng không duy trì được tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc giá trị canh tác hoặc giá trị sử dụng như tại thời điểm cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng. 6. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đã bị đình chỉ hiệu lực được phục hồi khi tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. 7. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây: a) Gian lận hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng; b) Không duy trì được tính khác biệt của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; c) Không khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về giống cây trồng mà còn tái phạm; đ) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải hủy bỏ. 8. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Điều 16. Cấp Quyết định công nhận lƣu hành đặc cách giống cây trồng 1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bao gồm: a) Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị; b) Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng; c) Có mẫu lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này. 2. Đối với Quyết định công nhận lưu hành đặc cách quy định tại khoản 1 Điều này, không áp dụng quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 15 của Luật này. 3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. Điều 17. Tự công bố lƣu hành giống cây trồng 1. Điều kiện tự công bố lưu hành giống cây trồng bao gồm: a) Có tên giống cây trồng; b) Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với loài cây trồng tự công bố lưu hành; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; c) Có thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn. 2. Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin đã công bố. 3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng.
  11. 10 Mục 3 KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG Điều 18. Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng 1. Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng. 2. Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng bao gồm: a) Khảo nghiệm có kiểm soát; b) Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng; c) Khảo nghiệm diện rộng trên đồng ruộng. Điều 19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng 1. Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này chỉ được tiến hành tại 01 địa điểm cố định. 2. Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng khảo nghiệm ở vùng nào thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng ở vùng đó. 3. Phương pháp khảo nghiệm và phân vùng khảo nghiệm giống cây trồng được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm. 4. Vườn cây của giống cây trồng lâu năm do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành thiết lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu cần thiết. 5. Khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng được tiến hành đồng thời. 6. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng giống. 7. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Điều 20. Lƣu mẫu giống cây trồng 1. Mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý. 2. Việc lưu mẫu giống cây trồng được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây: a) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng; b) Lưu giải trình tự gen của giống cây trồng; c) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng và giải trình tự gen của giống cây trồng. 3. Mẫu lưu được sử dụng trong trường hợp sau đây: a) Làm giống khảo nghiệm, giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm; b) Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng; c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng. 4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
  12. 11 Điều 21. Cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng 1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng bao gồm: a) Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về cây trồng, bảo vệ thực vật, sinh học; b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp để thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng đối với loài cây trồng được khảo nghiệm. 2. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp sau đây: a) Bị mất, hư hỏng; b) Thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến tổ chức khảo nghiệm trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng. 3. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây: a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; c) Tổ chức khảo nghiệm có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; d) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng mà còn tái phạm. 4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng. Mục 4 SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN GIỐNG CÂY TRỒNG Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng; b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. 2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
  13. 12 Điều 23. Sản xuất giống cây trồng 1. Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. 2. Cây, vườn cây cung cấp vật liệu phục vụ nhân giống vô tính, hạt lai đa dòng đối với cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm phải được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo quy định tại Điều 24 của Luật này. Điều 24. Cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vƣờn cây đầu dòng 1. Cây được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng sau khi được bình tuyển theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng cây đầu dòng. Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia, cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt ban hành tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng. 2. Vườn cây được cấp Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng sau khi được thẩm định theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng vườn cây đầu dòng. Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia, cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt ban hành tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng. 3. Chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng được quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng bị đình chỉ hiệu lực khi cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng không còn đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. 5. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng được phục hồi hiệu lực khi chất lượng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. 6. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng bị hủy bỏ khi đã bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều này mà không được phục hồi hiệu lực theo quy định tại khoản 5 Điều này. 7. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. Mục 5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG Điều 25. Yêu cầu chung về quản lý chất lƣợng giống cây trồng 1. Quản lý chất lượng giống cây trồng bao gồm quản lý chất lượng giống và quản lý chất lượng vật liệu nhân giống theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.