Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Công tác xã hội

pdf 68 trang hongtran 04/01/2023 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2022_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2022 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Lĩnh vực: Công tác xã hội

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2022 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lĩnh vực: Công tác xã hội Số TT Văn bản trang Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy 1 định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở 21 trợ giúp xã hội Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ Quy 2 24 định chính sác trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tƣớng Chính 3 phủ ban hành chƣơng trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 8 2021-2030 Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân 4 dân tỉnh quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ 7 và các đối tƣợng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh thực 5 hiện Chƣơng trình phát triển Công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 7 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Tổng 67
  2. CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 103/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ VÀ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động; giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở). 1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nƣớc thành lập, quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. 2. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Điều 3. Chính sách khuyến khích xã hội hóa 1. Nhà nƣớc khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tƣợng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân, tổ chức đầu tƣ xây dựng cơ sở đƣợc hƣởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật. 1
  3. Điều 4. Tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tƣợng và trụ sở của cơ sở 1. Cơ sở có tƣ cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. 2. Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài, biểu tƣợng riêng (nếu có). Tên và biểu tƣợng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tƣợng của cơ sở khác đã đƣợc đăng ký trƣớc đó; b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 3. Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể. Điều 5. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội 1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc ngƣời cao tuổi. 2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc ngƣời khuyết tật. 4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí. 5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tƣợng bảo trợ xã hội hoặc đối tƣợng cần trợ giúp xã hội. 6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tƣ vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tƣợng cần trợ giúp xã hội. 7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật. Chƣơng II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Điều 6. Đối tƣợng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội 1. Đối tƣợng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội. 2. Đối tƣợng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm: a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cƣỡng bức lao động; b) Trẻ em, ngƣời lang thang xin ăn trong thời gian chờ đƣa về nơi cƣ trú. 3. Ngƣời chƣa thành niên không có nơi cƣ trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn. 2
  4. 4. Những ngƣời không thuộc diện đối tƣợng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nhƣng có nhu cầu đƣợc trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có ngƣời thân, ngƣời nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tƣợng tự nguyện). 5. Các đối tƣợng khác theo chƣơng trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định. Điều 7. Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội Cơ sở có một số hoặc các nhiệm vụ sau: 1. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp a) Tiếp nhận đối tƣợng cần sự bảo vệ khẩn cấp; b) Đánh giá các nhu cầu của đối tƣợng; sàng lọc và phân loại đối tƣợng. Trƣờng hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tƣợng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tƣ pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác; c) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tƣợng nhƣ: Nơi cƣ trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại. 2. Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tƣợng. 3. Tƣ vấn và trợ giúp đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tƣợng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc. 4. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tƣợng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch. 5. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng các đối tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo đƣợc cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng. 6. Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu. 7. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tƣợng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tƣợng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật. 8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hƣớng nghiệp nhằm giúp đối tƣợng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng. 9. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tƣợng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tƣợng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và ngƣời chƣa thành niên; b) Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; 3
  5. c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tƣợng có nhu cầu. 10. Quản lý đối tƣợng đƣợc cung cấp dịch vụ công tác xã hội. 11. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tƣợng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngƣợc đãi. 12. Phát triển cộng đồng a) Liên hệ với ngƣời dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chƣơng trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng; b) Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền; c) Xây dựng mạng lƣới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội. 13. Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức. 14. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phƣơng đƣa đối tƣợng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tƣợng ổn định cuộc sống. 15. Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. 16. Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và nƣớc ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở. 17. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định. Điều 8. Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội 1. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho ngƣời có nhu cầu theo quy định. 2. Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tƣợng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trƣờng hợp có quyết định của cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền. 3. Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tƣợng theo quy định của pháp luật, 4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 9. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội 1. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập, bao gồm: a) Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp; b) Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tƣợng tự nguyện; c) Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội; d) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài; đ) Nguồn khác theo quy định của pháp luật. 2. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, bao gồm: a) Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội; 4
  6. b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài; c) Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tƣợng tự nguyện; d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội. Điều 10. Quản lý tài chính, tài sản 1. Cơ sở thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật. 2. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí phải thực hiện công khai, minh bạch và theo Quy chế hoạt động, Quy chế chi tiêu của cơ sở. 3. Cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật. Chƣơng III THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP Mục 1. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP Điều 11. Thành lập, tổ chức lại và giải thể Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị cơ sở trợ giúp xã hội công lập; phân loại cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP). Điều 12. Hồ sơ thành lập Hồ sơ thành lập cơ sở quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và đƣợc bổ sung gồm: 1. Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 13. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đƣợc quy định tại Điều 15 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và đƣợc bổ sung gồm: 1. Tờ trình tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 04a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Đề án tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Mục 2. THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP 5
  7. Điều 14. Quyền thành lập và quản lý cơ sở 1. Tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ thành lập và quản lý cơ sở theo quy định của Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở. 3. Cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập) chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trƣớc và sau đăng ký thành lập. 4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. Điều 15. Hồ sơ đăng ký thành lập 1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Phƣơng án thành lập cơ sở. 3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mƣợn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở. 5. Phiếu lý lịch tƣ pháp của các sáng lập viên. 6. Bản sao các giấy tờ sau đây: a) Thẻ căn cƣớc công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nƣớc ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tƣơng đƣơng khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cƣớc công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của ngƣời đại diện theo ủy quyền của tổ chức. Đối với sáng lập viên là tổ chức nƣớc ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tƣơng đƣơng phải đƣợc hợp pháp hóa lãnh sự. Điều 16. Quy chế hoạt động của cơ sở 1. Quy chế hoạt động của cơ sở phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax. b) Các nhiệm vụ của cơ sở; c) Vốn điều lệ; d) Họ và tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số thẻ căn cƣớc công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp 6
  8. khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập; đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g) Ngƣời đại diện theo pháp luật của cơ sở; h) Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; i) Căn cứ và phƣơng pháp xác định thù lao, tiền lƣơng và thƣởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở; k) Những trƣờng hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp; l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ; m) Các trƣờng hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở; n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở. 2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên. 3. Quy chế hoạt động của cơ sở đƣợc sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên. Điều 17. Đăng ký thành lập 1. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập. 2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trƣờng hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải thông báo bằng văn bản cho ngƣời thành lập cơ sở biết và nêu rõ lý do. 3. Cơ sở đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và cơ sở trợ giúp xã hội dƣới 10 đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chƣơng III Nghị định này. Điều 18. Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập 1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập a) Tên của cơ sở đƣợc đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này; b) Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này. 2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax; 7
  9. b) Họ và tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số thẻ căn cƣớc công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; c) Loại hình cơ sở; d) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này); đ) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tƣ); e) Thông tin đăng ký thuế. Điều 19. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở 1. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phƣơng. 2. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phƣơng. 3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở. Điều 20. Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập 1. Khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở phải đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập. 2. Hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở, gồm: a) Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập; b) Bản chính đăng ký thành lập cơ sở đã đƣợc cấp; c) Giấy tờ có liên quan chứng minh sự thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhƣ sau: a) Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập; b) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới theo đề nghị của cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị đăng ký. Trƣờng hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị đăng ký thay đổi biết và phải nêu rõ lý do hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Điều 21. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập 8
  10. 1. Cơ sở bị thu hồi giấy chứng, nhận đăng ký thành lập trong các trƣờng hợp sau: a) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đƣợc cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật; b) Sau 12 tháng, kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhƣng cơ sở chƣa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền; c) Các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tƣợng, ngƣời lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập. Điều 22. Giải thể 1. Cơ sở bị giải thể trong các trƣờng hợp sau: a) Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập; b) Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội địa phƣơng; c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đơn đề nghị giải thể; d) Trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ đề nghị giải thể gồm: a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở, trong đó có nêu rõ lý do đề nghị giải thể theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phƣơng án xử lý; c) Danh sách đối tƣợng và phƣơng án giải quyết khi cơ sở giải thể; d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có); đ) Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có). 3. Trình tự, thủ tục giải thể: a) Đối với các trƣờng hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định này, cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội địa phƣơng phối hợp với cơ sở có văn bản đề nghị giải thể cơ sở gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể kèm theo hồ sơ đề nghị giải thể quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này. Đối với trƣờng hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này, tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ giải thể cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể. b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định giải thể. Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể cơ sở thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ sở trợ giúp xã hội không đƣợc tự động giải thể khi chƣa nhận đƣợc quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Chƣơng IV 9
  11. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP Mục 1. ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NHÂN LỰC Điều 23. Môi trƣờng và vị trí Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trƣờng học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tƣợng; có điện, nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt. Điều 24. Cơ sở vật chất Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau: 1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tƣợng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tƣợng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tƣợng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tƣợng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tƣợng ở khu vực miền núi. 2. Diện tích phòng ở của đối tƣợng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tƣợng. Đối với đối tƣợng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tƣợng. Phòng ở phải đƣợc trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tƣợng. 3. Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nƣớc, điện, đƣờng đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện). 4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện. Điều 25. Nhân viên trợ giúp xã hội 1. Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây: a) Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tƣợng; b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; c) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tƣợng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích; d) Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tƣợng. 2. Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lƣợng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở. Mục 2. HOẠT ĐỘNG Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động Cơ sở đƣợc cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập đƣợc thành lập theo quy định tại Mục 1 Chƣơng III Nghị định này; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chƣơng III Nghị định này hoặc cơ sở trợ giúp xã hội đƣợc thành lập hợp pháp theo quy định của pháp 10
  12. luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 2. Ngƣời đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tƣợng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích. 3. Có nhân viên trực tiếp tƣ vấn, chăm sóc đối tƣợng. 4. Trƣờng hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dƣỡng đối tƣợng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chƣơng IV Nghị định này. Điều 27. Giấy phép hoạt động 1. Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax; b) Họ và tên ngƣời đứng đầu cơ sở; c) Loại hình cơ sở; d) Địa bàn hoạt động, các nhiệm vụ của cơ sở đƣợc cấp phép hoạt động. 2. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, ngƣời đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, cơ sở phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép. Trƣờng hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động. 3. Khi giấy phép hoạt động bị mất, bị hƣ hỏng thì cơ sở phải đề nghị cấp lại giấy phép. Điều 28. Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động 1. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trƣờng hợp sau đây: a) Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ƣơng của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ƣơng của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phƣơng; b) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập. 2. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phƣơng do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Điều 29. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm: a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 11
  13. b) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép; b) Giấy phép hoạt động; c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, ngƣời đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động. Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động 1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này thực hiện theo quy định sau: a) Cơ sở nộp 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. 2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này đƣợc thực hiện theo quy định sau: a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trƣờng hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở đƣợc cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở. Điều 31. Công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập 1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở về các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài (nếu có); b) Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có); c) Đối tƣợng phục vụ của cơ sở; d) Loại hình cơ sở; đ) Các nhiệm vụ của cơ sở; e) Địa bàn hoạt động; g) Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản; 12
  14. h) Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cƣớc công dân hoặc hộ chiếu của ngƣời đại diện theo pháp luật; i) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập. 2. Trƣờng hợp thay đổi quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phƣơng thức quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 32. Tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động 1. Trong quá trình hoạt động, cơ sở không bảo đảm đủ một trong các điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này thì bị tạm đình chỉ hoạt động trong thời gian tối đa 6 tháng để kiện toàn các điều kiện hoạt động. 2. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trƣờng hợp sau đây: a) Giấy phép hoạt động đƣợc cấp cho cơ sở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật; b) Sau 12 tháng, kể từ ngày đƣợc cấp giấy phép hoạt động nhƣng cơ sở không hoạt động; c) Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động không theo quy định của pháp luật; d) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà cơ sở vẫn không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định; đ) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng các hoạt động đƣợc ghi trong giấy phép hoạt động. 3. Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của đối tƣợng khi cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Điều 33. Trách nhiệm tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động 1. Khi phát hiện cơ sở không còn bảo đảm các điều kiện quy định, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động theo quy định trong giấy phép đã cấp. 2. Khi phát hiện một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thu hồi giấy phép hoạt động đã cấp. Mục 3. TIÊU CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI Điều 34. Quy trình trợ giúp xã hội Cơ sở thực hiện quy trình trợ giúp đối tƣợng theo các bƣớc: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của đối tƣợng; tổ chức sàng lọc và phân loại đối tƣợng; đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe và các nhu cầu của đối tƣợng; xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp; phân tích, đánh giá sự tiến triển của đối tƣợng; lập kế hoạch dừng trợ giúp và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các đối tƣợng. Điều 35. Tiêu chuẩn về môi trƣờng, khuôn viên và nhà ở 13