Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Văn hóa cấp Tiểu học

pdf 73 trang hongtran 04/01/2023 11620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Văn hóa cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2020_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Văn hóa cấp Tiểu học

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2020 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Vị trí việc làm: Giáo viên văn hóa - cấp Tiểu học PHẦN I: PHẦN CHUNG STT Nội dung Trang Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ 1 Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 17 Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (mục II, III, IV, V) Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ 2 GDĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 18 cấp tiểu học Văn bản số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ Giáo 3 dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 31 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục 4 3 phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018
  2. PHẦN II: TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM - Tình huống giữa giáo viên với học sinh. - Tình huống giáo viên với cha mẹ học sinh. - Tình huống giữa giáo viên với đồng nghiệp; giáo viên với truyền thông. PHẦN III: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN 1. Kiến thức môn học và các vấn đề trọng tâm Vận dụng kiến thức chuyên môn, phương pháp, kĩ thuật dạy học để hướng dẫn học sinh giải toán trong Chương trình môn Toán lớp 3, 4, 5 (lưu ý: có nội dung hướng dẫn và có bài giải). 2. Thiết kế Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh * Giới hạn nội dung 20 tiết soạn theo Kế hoạch bài dạy (giáo án) trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh lớp 5 (Học kì I) Thực hiện soạn 20 Kế hoạch bài dạy (giáo án) đối với các môn Toán, môn Tiếng Việt (soạn bài giảng các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trong chương trình học kì I của lớp 5 (từ tuần 1 đến tuần 18) chương trình giáo dục cấp Tiểu học theo Hướng dẫn tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3799/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2021 về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018, cụ thể: 3.1. Môn Toán lớp 5 (Học kì I) Tuần Tên bài dạy 6 Héc ta Số thập phân bằng nhau 8 So sánh hai số thập phân 10 Cộng hai số thập phân. Trừ hai số thập phân. 11 Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
  3. 12 Nhân một số thập với 10, 100, 1000 13 Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Hình tam giác 17 Diện tích hình tam giác 3.2. Môn Tiếng Việt lớp 5 (các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn) (Học kì I: 18 tuần) Tuần Phân môn Tên bài Tập đọc Thư gửi các học sinh 1 Luyên từ và câu Từ đồng nghĩa Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả cảnh 2 Luyên từ và câu Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc 4 Tập đọc Những con sếu bằng giấy 8 Tập đọc Kì diệu rừng xanh 5 Luyên từ và câu Mở rộng vốn từ: Hòa Bình 11 Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ 12 Tập làm văn Cấu tạo của một bài văn tả người 16 Tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền * Khung mẫu soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án): Theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học, như sau: Môn học/hoạt động giáo dục ; lớp Tên bài học: ; số tiết: Thời gian thực hiện: ngày tháng năm (hoặc từ / / đến / / )
  4. 1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì. 2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: - Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối. - Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới). - Hoạt động Luyện tập, thực hành. - Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có). 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018
  6. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 5 II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 6 III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 7 IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 7 V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC 14 VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 32 VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 33 VIII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 35 IX. GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH 35 2
  7. LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” 3
  8. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua. 4
  9. I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. 3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. 4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung 5
  10. giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 6
  11. III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. 7
  12. 1. Giai đoạn giáo dục cơ bản 1.1. Cấp tiểu học a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). b) Thời lượng giáo dục Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8
  13. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Môn học bắt buộc Tiếng Việt 420 350 245 245 245 Toán 105 175 175 175 175 Ngoại ngữ 1 140 140 140 Đạo đức 35 35 35 35 35 Tự nhiên và Xã hội 70 70 70 Lịch sử và Địa lí 70 70 Khoa học 70 70 Tin học và Công nghệ 70 70 70 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70 Ngoại ngữ 1 70 70 Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) 875 875 980 1050 1050 Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 25 25 28 30 30 9
  14. 1.2. Cấp trung học cơ sở a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. b) Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10
  15. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Môn học bắt buộc Ngữ văn 140 140 140 140 Toán 140 140 140 140 Ngoại ngữ 1 105 105 105 105 Giáo dục công dân 35 35 35 35 Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 Khoa học tự nhiên 140 140 140 140 Công nghệ 35 35 52 52 Tin học 35 35 35 35 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105 Ngoại ngữ 2 105 105 105 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 29 29,5 29,5 11
  16. 2. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 2.1. Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: – Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật. – Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học. – Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 2.2. Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 12
  17. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông Nội dung giáo dục Số tiết/năm học/lớp Ngữ văn 105 Toán 105 Môn học bắt buộc Ngoại ngữ 1 105 Giáo dục thể chất 70 Giáo dục quốc phòng và an ninh 35 Môn học lựa chọn Lịch sử 70 Nhóm môn khoa học xã hội Địa lí 70 Giáo dục kinh tế và pháp luật 70 Vật lí 70 Nhóm môn khoa học tự nhiên Hoá học 70 Sinh học 70 Công nghệ 70 Tin học 70 Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật Âm nhạc 70 Mĩ thuật 70 Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 Ngoại ngữ 2 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 13
  18. định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 1. Định hướng về phương pháp giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. 32
  19. BO GIAO DIX VA DA° TAO CONG BOA XA 110I CHIJ NGHiA VIVI' NAM Di)c lap - Tv do - II4nh phtic S6: /BGDDT-GDTH V/v huong clan xay dung ke hoach Ha ngay thong nom 2021 gido duc nha tnremg cap tieu hoc Kith giri: - So Gido duc va Dao tao cac tinh/thanh phii; - Se( Gido duc — Khoa h9c va Cong nghe tinh Bac Lieu. Thuc hien Thong to so 32/2018/TT-BGDDT ngay 26/12/2018, Quyet Binh so 16/2006/QD-BGDDT ngay 05/5/2006 dm BO tnxemg Bo Gido due va Dao too (GDDT) ve viec ban hanh Chuang trinh giao duc ph6 thong cap tieu h9c, Thong to so 28/2020/TT-BGDDT ngay 04/9/2020 dm BO truong13() GDDT ban hanh DiL le truang tieu h9c, Bo GDDT huong dAn xay dtrng ke hoach gido due cua nha tnxemg nhu sau: I. MIJC DICK YEU CAU 1. Muc dich a) Phat huy tinh chu dOng, linh hog dm nha truong va nang hrc to cha, sang too cua to chuyen mon, gido vien trong viec thuc hien chuong trinh gido due pile, thong cap tieu hoc; khai thac, sir dung sach gido khoa, cac nguon h9c lieu, thiet bi day h9c hieu qua, phu h9p thuc tien; van dung linh hog cac phuong phap, hinh thirc to chirc day h9c nham phat trien nang luc, pham chat h9c sinh. b) Nang cao hieu luc, hieu qua quan tri hog dOng gido due nha tnxemg; dam boo tinh dan ding khai, thong nhat giaa cac to chile trong nha truang; phoi hop giaa nha trueng, cha me h9c sinh va cac co quan, to chirc c6 lien quan tai dla phuong trong viec to chirc thuc hien ke hoach gido duc cua nha tnrong. 2. Yeu cAu a) Xay.dung ke hoach gido duc nha throng boo dam thuc hien Chuang trinh gido due ph6 thong cap tieu hoc linh hog, chi' dOng, hieu qua, phii h9p veri hoan canh thuc to caa tirng dla phuong, dieu kien thuc hien cua m6i nha truong. b) Ke hoach gido due cua nha trueng boo dam dap irng yeu cau thuc hien nhiem vu nam hoc; ke hoach thai gian nom hoc dm dla phuang va cac chi dao cua ca quan quan 1y nha nuorc ve gido due. II. NOI DUNG 1. Kt hoach giao duc ciia nha truirng a) Ke hoach gido due cua nha twang la ke hoach to chirc cac hoat d(ing gido due ciia co see gido due thuc hien chuang trinh gido due do BO tnrong Bo GDDT ban hanh.
  20. 2 b) Hang ham, tren co so ke hoach thOi gian nam hoc do Uy ban nhan dan tinh, thanh pito true thu0c,Trung uong quyet dinh va huong clan nhi0m v9 gido d9c tieu hoc ciia cac cap có tham quyen, Hi0u. truang to chic xay dgng ke hoach gido dtic cua nha twang theo Ph9 19c 1 va dam bao cac not dung sau: - Ke hoach thai gian to chirc day hoc cac mon h9c, boat Ong gido d9c bat bu0c, mon hoc to chon, dam bao tong so tiet/nam h9c dugc quy dinh trong chuong trinh cap tieu hoc; bo hi thii gian thgc hi0n chuong trinh dam, bao tinh khoa h9c, six pham, kh8ng gay ap It,xc doi vai hoc sinh; linh hog trong to chirc thgc hi0n day hoc cac mon hoc, hoat dOng gido d9cspha hop voi dieu kin thgc to tai nha truing, dam bao cued ham h9c dugc yeu cau can dat theo quy dinh cua chuong trinh. - voi cac hog Ong giao dgc cling c0, tang cuong, hog Ong theo nhu cau nguii h9c dirge to chic theo hinh thic trai nghi0m, tham quan, hog dung xa hOi, tim hien van hoa dia phucmg, , Hi0u throng to chic xay dgng ke hoach thai gian thgc hi0n phi hop voi ke hoach thOi gian thgc hi0n chuong trinh cac mon hoc, boat dOng gido d9c va dieu kien. cu the caa nha truing; tao moi truing cho hoc sinh dugc trai nghi0m, van d9ng cac kien thirc dal h9c, pilaf buy nang lgc dal dat dugc trong chuong trinh cac mon h9c, hog Ong gido d9c vao thgc tign. - Ke hoach gido d9c coa,nha throng dugc ban hanh va bao coo cap có tham quyen throe ngay 31 thing 8 hang nam. 2. Ke hoach day h9c cac mon h9c, host dung giao duc a) K6 hoach day h9c cac mon h9c, boat Ong giao d9c la k6 hoach thgc hien chuong trinh mon h9c, hoat,dOn*s giao,d9c Cy moi khoi lap dam bao hi0u qua theo nhic tier, yeu cau can dat ye pham chat va hang 19c dugc quy dinh trong chuong trinh mon hoc, hoat Ong gido d9c; phi hop vai dieu kin thgc to cua dia phuong, nha truing va doi thong hoc sinh. b) Hang ham, Hi0u truong ban hanh ke hoach tiled gian to chirc thgc bin cac mon hoc va hog dOng gido d9c dirge quy dinh trong chuong trinh gido d9c pho thong cap tieu h9c; to chuyen mon can dr vao ke hoach thai gian nay de to chirc xay dgng ke hoach day hoc cac mon hoc, boat Ong gido d9c theo Ph9 19c 2; dam bao giao vien nam viIng mach not dung, yeu cau can dat cua chuong trinh mon hoc, boat Ong gido dixc va not dung bai hoc, chi de hoc tap dugc thiet ke trong sach gib.) khoa; dac diem dia phucmg, ca so' vat chat, thiet bi day hoc cua nha truing va 4c diem doi tugng h9c sinh. Tren ca sOr do, gido vien chi dOng de xuat nhimg not dung can dieu chinh hoac bo sung, tich hop; dieu chinh thai luting thgc hi0n; nguon h9c lieu va thief bi day hoc; hinh thic to chirc va phuong phap day hoc; hinh thic to chile va phuong phap danh gia; xay Ong phan phoi chuong trinh day hoc phi' hop voi tinh hinh thuc te. 3. Ke ho3ch bai d9y a) K6 hoach bai day do giao vien thi6t ke bao gom cac boat Ong cua h9c sinh va giao vien hong qua trinh day h9c mot tiet hoc/bai hoc/chi de nham giup h9c sinh
  21. 3 chi6m linh dugc kien thirc va dat dugc cac nang ltrc, pham chit can thiet. b) Can ca ,vao ke hoach day h9c cac mon hoc, hoat dOng gido doe dugc t o' chuyen,mon th6ng nhat de xuat va da dugc Hieu truang phe duyet, gido vien xay dung ke hoach bai day theo Phu loc 3. III. TO CHITC THI1C HItN 1. Se( GDDT ban hanh van ban chi dao, huong din, 118 trg, kiem tra, danh gia viec thuc hien xay dung va to chirc thuc hien ke hoach gido doc cua nha tnx?mg phu hop vai dieu kien &la dia phuong; kip thai khen thuong, bieu throng tap the, ca nhan thuc hien tot nham tao str lan toa tich ctrc viec xay dung va to chirc thuc hien Ice hoach gido doe cna nha truang tai dia phuong. 2. Phong GDDT chi ciao, huong din, 118 trg, kiem tra, danh gia qua trinh thuc hien xay dung va to chirc thuc hien ke hoach gido doe cua nha truemg tai cac ca sa gido due tieu hoc teen dia ban; kip thai c6 hinh thirc khen thuemg, Neu ducmg tap the, ca nhan thuc hien,tot, &rig thai phat hien khO khan va c6 cac bien phap ho trg, huong dan phil hop de thuc hien hieu qua; tong hop y kien cua cac co sa gian doe tieu hoc ve cac not dung lien quan va bao cao So GDDT trong qua trinh thuc hien. 3. Co sa gido doc lieu h9c xay dung va to chirc thtrc hien ke hoach gido doe cila nha truang; phe duyet ke hoach day hoc cac mon h9c, hoat d(ing gido doc; ho trg, kiem tra, danh gia hieu qua viec xay dung Va thtic hien ke hoach gido doc cua nha truang; kip thai phat hien kilo khan va c6 cac bien pita') xir ly phii hop, linh hoat de thuc hien hieu qua, tong hop ST kien cua cac to chuyen mon va bao cao Phong GDDT trong qua trinh thuc hien tai don vi. BO GDDT yeu cau cac See GDDT chi dap Phong GDDT va the co sa gido doc pito thong thtrc hien chuong trinh cap tieu hoc trien khai thuc hien day,dii, nghiem tuc huong din nay tir nam h9c 2021-2022; bao cao ket qua thuc hien ye B6 GDDT (Vu Gido doc Tieu hoc, email: vugdth@moet.gov.vn) -fru& ngay 30 thong 6 hang namE KT. BO TRIXONG Noi nhan: - Nhu tren; TH15 TR1U'ONG - BO truang (de b/c);, - Cac Thu truong (de p/h c/d); - Cac Cnc, Vu, Vien KHGDVN; - Luu: VT, Vu GDTH. Nguyen Hen DO