Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

pdf 79 trang hongtran 04/01/2023 10500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2020_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2020 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Vị trí việc làm: Giáo viên Tiếng Anh - cấp Tiểu học PHẦN I: PHẦN CHUNG STT Nội dung Trang Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ 1 Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 17 Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (mục II, III, IV, V) Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ 2 GDĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 18 cấp tiểu học Văn bản số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ Giáo 3 dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 31 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục 4 3 phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018
  2. PHẦN II: TÌNH HUỐNG SƢ PHẠM - Tình huống giữa giáo viên với học sinh. - Tình huống giáo viên với cha mẹ học sinh. - Tình huống giữa giáo viên với đồng nghiệp; giáo viên với truyền thông. PHẦN III: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN KIẾN THỨC MÔN HỌC Khung trình độ: Trình độ tƣơng đƣơng với trình độ B2 hoặc bậc 4. I. KIẾN THỨC NGÔN NGỮ: 1. Ngữ âm: Lưu ý: phát âm (pronunciation) và trọng âm của từ (word stress) 2. Từ vựng: Tập trung các chủ đề: Family/ Friends Education and learning House/ School Weather/ Environment Food/ Drink Health and fitness Hobbies Entertainment Sports/ Games Holidays Travel and transport Clothes/ Fashion Jobs Nationalities 3. Ngữ pháp: 3.1. Tenses (Các thì trong tiếng Anh): - Present time: present simple, present continuous, present perfect simple, present perfect continuous - Past time: past simple, past continuous, past perfect simple, past perfect continuous, used to, get used to - Future time: future simple, future continuous, future perfect simple, future perfect continuous 3.2. Articles (Mạo từ): A, an, the 3.3. Nouns: (Danh từ ) - Countable and uncountable nouns (DT đếm được và không đếm được) - Singular and plural nouns (DT số ít và số nhiều) 3.4. Quantifiers (Lượng từ):
  3. Many, much, a lot of, a few, a little, 3.5. Adjectives (Tính từ) - Kinds of adjectives (Các dạng tính từ) - Position of adjectives (Vị trí của tính từ) - Order of adjective (Thứ tự của các loại tính từ trong câu) 3.6. Adverbs (Trạng từ) - Types of adverbs (Các loại trạng từ) - Form and use of adverbs (Cấu tạo và cách dùng trạng từ) - Position of adverbs (Vị trí trạng từ) 3.7. Conditionals (Câu điều kiện) - The zero (Câu điều kiện loại không) - The first (Câu điều kiện loại một) - The second (Câu điều kiện loại hai) - The third (Câu điều kiện loại ba) - The mixed (Câu điều kiện hỗn hợp) - In case, as/so long as, provided(that) 3.8. Comparision (Các dạng so sánh) - Positive (So sánh bằng) - Comparative (So sánh hơn/kém) - Superlative (So sánh hơn nhất) - Double comparative (So sánh kép) 3.9. So/such/enough/too 3.10. Prefer/would rather/had better 3.11. Modal verbs (Các động từ khuyết thiếu: can, will, should, ) - Ability (Khả năng) - Permission (Sự cho phép) - Advice (Lời khuyên) - Obligation and necessity (Nghĩa vụ và sự cần thiết) - Criticism (Sự phê bình) 3.12. Passive voice (Thể bị động) - Form (Cấu tạo) - Use (Cách sử dụng) - Prepositions with passive verbs (Giới từ và động từ bị động) 3.13. Indirect speech (Nói gián tiếp) - Tense and modal changes (Các thay đổi về thì và động từ khuyết thiếu) - Pronoun and determiner changes (Các thay đổi về đại từ và từ hạn định)
  4. - Time and place changes (Các thay đổi về thời gian, địa điểm) - Reported questions (Các câu hỏi gián tiếp) 3.14. Relative clauses (Mệnh đề quan hệ) - Defining clauses (Mệnh đề quan hệ xác định ) - Non – defining clauses (Mệnh đề quan hệ không xác định) 3.15. Participles (Các dạng Phân từ): - The present participle (Phân từ hiện tại – dạng ing) - The perfect participle (phân từ hoàn thành – dạng Have done) - The past participle (phân từ bị động – dạng ed) 3.16. Inversions (Các dạng đảo ngữ) - Với các trạng từ/cụm trạng từ mang nghĩa phủ định: Never, Rarely, Hardly, Under no circumstances, - Các dạng đảo ngữ khác: + Dùng với so, neither, nor + Dùng với so, as, such + Dùng trong câu điều kiện: Were , Had 3.17. Prepositions (Giới từ) In, on, at, next to, between, 3.18. Conjunctions (Liên từ) And, but, while, when, 3.19. Questions (Các dạng câu hỏi) - Yes-No questions, Wh-questions - Questions tags (Câu hỏi đuôi) - Indirect questions (Câu hỏi gián tiếp): Do you know ? / I wonder if/whether .) 3.20. Phrasal verbs (Cụm động từ) II. KĨ NĂNG NGÔN NGỮ: 1. Kĩ năng đọc: Ôn luyện các dạng bài: - Read and complete a sentence, a passage or a dialogue. - Read a passage and answer the questions or write T (true) or F (false). - Read and choose the correct answers to complete a sentence or a passage. 2. Kĩ năng viết: Ôn luyện các dạng bài viết: - Identify the mistakes (and correct) in a sentence or a passage. - Rewrite a sentence with the word given without changing the meaning of the sentence.
  5. - Complete the sentences or a passage using the words given. III. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Cần nắm vững các kĩ năng/ kĩ thuật giảng dạy với từng dạng bài: - Phương pháp dạy bài nghe - Phương pháp dạy bài nói. - Phương pháp dạy bài đọc. - Phương pháp dạy bài viết. - Phương pháp dạy bài từ vựng. - Phương pháp dạy bài ngữ pháp - Phương pháp dạy bài ngữ âm. ( Tham khảo sách “Kĩ thuật dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học – tác giả Nguyễn Quốc Hùng, MA – Nhà xuất bản Giáo dục). 2. Thiết kế Kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh * Giới hạn nội dung 20 tiết soạn bài theo Kế hoạch dạy học môn học hiện hành TIẾT GHI STT THEO ĐƠN VỊ BÀI HỌC CHÚ PPCT UNIT 1: NICE TO SEE YOU AGAIN Lesson 3 1 5 1.Listen and repeat. Lớp 4 2. Listen and circle.Then write and say aloud. 3. Let’s chant. UNIT 1: NICE TO SEE YOU AGAIN Lesson 3 2 6 4.Read and answer Lớp 4 5. Write about you. 6. Project. UNIT 2: I ALWAYS GET UP EARLY. HOW ABOUT YOU? Lesson 1 3 7 1.Look, listen and repeat. Lớp 5 2.Point and say. 3.Let’s talk. UNIT 2: I ALWAYS GET UP EARLY. HOW ABOUT YOU? Lesson 2 4 10 4.Listen and number. Lớp 5 5.Write about your daily routines. 6.Let’s play.
  6. UNIT 3: WHAT DAY IS IT TODAY? Lesson 1 5 13 1.Look, listen and repeat. Lớp 4 2.Point and say. Work in pairs.Asks your partners what day is it today. UNIT 3: WHAT DAY IS IT TODAY? Lesson 1 6 14 3.Listen and tick. Lớp 4 4. Look and write. 5.Let’s sing UNIT 4: DID YOU GO TO THE PARTY? Lesson 1 7 19 1.Look, listen and repeat. Lớp 5 2.Point and say. 3. Let’s talk. UNIT 4: DID YOU GO TO THE PARTY? Lesson 1 8 22 4.Listen and tick Yes (Y) or No (N). Lớp 5 5. Look and complete. 6.Let’s sing. UNIT 5: CAN YOU SWIM? Lesson 1 9 26 3.Listen and tick. Lớp 4 4. Look and write. 5.Let’s play. UNIT 5: CAN YOU SWIM? Lesson 3 10 29 1.Listen and repeat. Lớp 4 2. Listen and number.Then say aloud. 3. Let’s chant. UNIT 6: HOW MANY LESSONS DO YOU HAVE TODAY? Lesson 1 11 36 1. Look, listen and repeat. Lớp 5 2. Point and say. 3. Let’s talk. UNIT 6: HOW MANY LESSONS DO YOU HAVE TODAY? Lesson 2 12 39 4. Listen and tick a or b. Lớp 5 5. Write about you. 6. Let’s play. UNIT 6: HOW MANY LESSONS DO YOU HAVE TODAY? 13 41 Lesson 3 Lớp 5 4. Read and complete.
  7. 5. Write about your school and lessons. 6. Project. 7. Colour the stars UNIT 7: WHAT DO YOU LIKE DOING? Lesson 1 14 42 1.Look, listen and repeat. Lớp 4 2.Point and say. Work in pairs.Tell your partners what you like doing. UNIT 7: WHAT DO YOU LIKE DOING? Lesson 2 15 44 1.Look, listen and repeat. Lớp 4 2.Point and say. 3. Let’s talk. UNIT 8: WHAT SUBJECTS DO YOU HAVE TODAY? Lesson 1 16 48 1. Look, listen and repeat. Lớp 4 2. Point and say. 3. Let’s talk. UNIT 8: WHAT SUBJECTS DO YOU HAVE TODAY? Lesson 3 17 52 1. Listen and repeat. Lớp 4 2. Listen and tick. Then write and say aloud. 3. Let’s chant. UNIT 9: WHAT DID YOU SEE AT THE ZOO? Lesson 1 18 55 4. Listen and tick. Lớp 5 5. Read and complete. 6. Let’s sing. UNIT 9: WHAT DID YOU SEE AT THE ZOO? Lesson 3 1. Listen and repeat. 19 58 Lớp 5 2. Listen and underline the stressed words. Then say the sentences aloud. 3. Let’s chant. UNIT 10:WHERE WERE YOU YESTERDAY? Lesson 1 20 60 1.Look, listen and repeat. Lớp 4 2.Point and say. Work in pairs.Asks your partners where they were yesterday.
  8. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG GIÁO ÁN. - Giáo án cần thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được của tiết dạy ( về ngôn ngữ: từ vựng cấu trúc ngữ pháp, ngữ âm; kỹ năng, tình cảm, thái độ) căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học. Mục tiêu của học sinh khuyết tật (nếu có) cần được thể hiện cụ thể. - Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những nội dung dạy học khác nhau. Ở từng nội dung học cần có sự vận dụng PPDH một cách phù hợp sao cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn vừa đảm bảo cả mục tiêu phát triển những năng lực chung. - Liệt kê các phương tiện dạy học cần sử dụng trong tiết dạy và các phương pháp dạy học cơ bản sẽ sử dụng trong tiết dạy. - Thể hiện rõ thời gian cho từng phần bài học, từng hoạt động. Phân bố thời gian cho các hoạt động linh hoạt và hợp lý. - Hoạt động của thầy cần thể hiện rõ, cụ thể các bước lên lớp; các câu hỏi khai thác bài; ví dụ và các đáp án cho các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. - Thể hiện các cách thức đánh giá theo thông tư 22 một cách thích hợp trong tiết học. - Có các hoạt động mở rộng, nâng cao hợp lý. - Các hoạt động game cần ghi rõ các bước cơ bản tổ chức game chứ không nêu tên game không. *Mẫu soạn Kế hoạch dạy học một tiết dạy trên lớp trong chƣơng trình theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. DẠNG BÀI DẠY KIẾN THỨC NGÔN NGỮ: Week: Date of preparing: Period: UNIT : Lesson Part (Page ) I. Objectives (Mục đích yêu cầu) 1. Knowledge (Về kiến thức): 2. Language skills (Về kỹ năng): 3. Attitudes (virtue): (Về thái độ): 4. Development of other skills (competence): II. Methods (Phương pháp giảng dạy):
  9. III. Preparation (Chuẩn bị) 1. Teacher’s preparation (Chuẩn bị của thầy/cô): 2. Student’s preparation (Chuẩn bị của học trò): IV. Class organization: (1’) Class Number of Ss Date of teaching Absent Ss V. Procedure (34’) 1. Warm-up and lead in. (Time) - Aim: - Methods: - Procedure: Teacher’s activities Students’ activities Contents required 2. New lesson. 2.1: (Time) - Aims: - Methods: - Procedures: Teacher’s activities Students’ activities Contents required - Conclusion: What students learn (knowing what) and what can be applied to solve problems in life (knowing how). 2.2: (Time) - Aims: - Methods: - Procedures: Teacher’s activities Students’ activities Contents required - Conclusion: What students learn (knowing what) and what can be applied to solve problems in life (knowing how). 2.3: (Time) - Aims: - Methods: - Procedures: Teacher’s activities Students’ activities Contents required
  10. - Conclusion: What students learn (knowing what) and what can be applied to solve problems in life (knowing how). 3. Summary. (Time) 4. Homework: VI. Evaluation. (if any) - Good points: - Points should be improved: GIÁO VIÊN LƢU Ý: - Trong bài có thể có nội dung 1, nội dung 2, nội dung 3 Ở mỗi nội dung lại có hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3 . Mỗi nội dung, hoạt động đều có mục đích, tiến trình với hoạt động của thầy, của học sinh, nội dung kiến thức cần đạt. Tùy theo nội dung của từng bài học, giáo viên linh hoạt thiết kế cho phù hợp với đối tượng học sinh của trường/lớp). - Về tiến trình, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng 2 hoặc 3 cột đều được (cột hoạt động của thầy/cô và hoạt động của trò có thể gộp thành 01 cột, tuy nhiên 02 cột hay 03 cột đều cần có nội dung cần đạt của tiến trình giảng dạy đối với các hoạt động. * Tham khảo nội dung cụ thể của từng bài dạy, các hoạt động, trò chơi ngôn ngữ trong Sách giáo viên – Tiếng Anh 4 và Tiếng Anh 5 của NXB Giáo Dục Việt Nam.
  11. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018
  12. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 5 II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 6 III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 7 IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 7 V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC 14 VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 32 VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 33 VIII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 35 IX. GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH 35 2
  13. LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” 3
  14. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua. 4
  15. I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. 3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. 4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung 5
  16. giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 6
  17. III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. 7
  18. 1. Giai đoạn giáo dục cơ bản 1.1. Cấp tiểu học a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). b) Thời lượng giáo dục Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8
  19. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Môn học bắt buộc Tiếng Việt 420 350 245 245 245 Toán 105 175 175 175 175 Ngoại ngữ 1 140 140 140 Đạo đức 35 35 35 35 35 Tự nhiên và Xã hội 70 70 70 Lịch sử và Địa lí 70 70 Khoa học 70 70 Tin học và Công nghệ 70 70 70 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70 Ngoại ngữ 1 70 70 Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) 875 875 980 1050 1050 Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 25 25 28 30 30 9
  20. 1.2. Cấp trung học cơ sở a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. b) Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10
  21. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Môn học bắt buộc Ngữ văn 140 140 140 140 Toán 140 140 140 140 Ngoại ngữ 1 105 105 105 105 Giáo dục công dân 35 35 35 35 Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 Khoa học tự nhiên 140 140 140 140 Công nghệ 35 35 52 52 Tin học 35 35 35 35 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105 Ngoại ngữ 2 105 105 105 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 29 29,5 29,5 11
  22. 2. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 2.1. Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: – Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật. – Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học. – Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 2.2. Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 12
  23. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông Nội dung giáo dục Số tiết/năm học/lớp Ngữ văn 105 Toán 105 Môn học bắt buộc Ngoại ngữ 1 105 Giáo dục thể chất 70 Giáo dục quốc phòng và an ninh 35 Môn học lựa chọn Lịch sử 70 Nhóm môn khoa học xã hội Địa lí 70 Giáo dục kinh tế và pháp luật 70 Vật lí 70 Nhóm môn khoa học tự nhiên Hoá học 70 Sinh học 70 Công nghệ 70 Tin học 70 Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật Âm nhạc 70 Mĩ thuật 70 Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 Ngoại ngữ 2 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 13
  24. định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 1. Định hướng về phương pháp giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. 32